Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 (Chân trời sáng tạo) Tuần 35 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 35 sách Chân trời sáng tạo có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 4.

1 772 05/03/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo Tuần 35

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 35 - Đề số 1

Đề bài:

Câu 1: Bài học nào sau đây không thuộc chủ điểm Khám phá thế giới?

a) Đường đi Sa Pa

b) Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất

c) Con chim chiền chiện

d) Con chuồn chuồn nước

e) Vương quốc vắng nụ cười

f) Ăng-co Vát

Câu 2: Bài học nào sau đây không thuộc chủ điểm Tình yêu cuộc sống?

a) Tiếng cười là liều thuốc bổ

b) Ăn “mầm đá”

c) Trăng ơi …từ đâu đến?

d) Ngắm trăng. Không đề

e) Dòng sông mặc áo

Câu 3: Phát hiện lỗi sai trong những câu sau và sửa lại cho đúng

a. Làm vỡ lộ hoa, Thảo vô cùng lô lắng. Em không biết phải nói như thế nào để mẹ hiểu em không hề cố ý.

b. Những ngôi nhà cỏ kính nổi bật trên nền cỏ xanh xanh.

Câu 4: Phát hiện lỗi sai trong những câu sau và sửa lại cho đúng

a. Để chuẩn bị cho đợt cắm trại lần này, cô giáo đã sắm một cái liều vừa to vừa đẹp.

b. Dáng vẻ diệu dàng, yêu kìu của cô ấy khiến ai cũng phải chú ý.

Câu 5: Xác định các trạng ngữ có trong các câu sau

a. Để có nhiều cây bóng mát, trường em trồng thêm mấy hàng phượng vĩ trên sân trường.

b. Với sự tự tin vào bàn tay và khối óc của mình, Mai An Tiêm cùng với vợ con đã duy trì được cuộc sống ở nơi hoang đảo.

c. Nhờ có sự cần cù, chăm chỉ, Lan đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Câu 6: Trong các từ đã cho dưới đây, từ nào thuộc về chủ đề du lịch, thám hiểm?

a) Hướng dẫn viên

b) Lều trại

c) Bảng đen, phấn trắng

d) La bàn

e) Va li

f) Hiệu trưởng

Câu 7: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào là biểu hiện của người mang tính cách lạc quan?

a) Lo lắng khi phải ở nhà một mình

b) Suy nghĩ tích cực trước những khó khăn

c) Thay vì than trách bản thân, luôn tìm cách giải quyết vấn đề

d) Suy sụp khi nhận được bài kiểm tra bị điểm kém

e) Sợ hãi việc phải gặp gỡ những người lạ

Câu 8: Gạch dưới trạng ngữ của các câu sau và chỉ rõ đó là trạng ngữ gì.

a. Trong chuyến hành trình sang Ấn Độ, nhà vua đã cho mua nhiều loại lụa khác nhau đem về nước.

b. Vì tình yêu dành cho công chúa, vị vua xứ Ba Tư không tiếc công sức đi tìm những món quà giá trị nhất để tặng con.

c. Bằng trái tim yêu thương, mọi điều tốt đẹp đã đến với công chúa.

Câu 9: Nhiệm vụ của mỗi phần trong một bài văn miêu tả là gì?

1. Mở bài

a. Nêu cảm nghĩ đối với con vật

2. Thân bài

b. Tả hình dáng và hoạt động của con vật

3. Kết bài

c. Giới thiệu về con vật sẽ tả

Câu 10: Viết một đoạn văn miêu tả về đặc điểm ngoại hình của con vật mà em yêu thích nhất.

Đáp án :

Câu 1:

Những bài học không thuộc chủ điểm Khám phá thế giới đó là:

- Con chim chiền chiện

- Vương quốc vắng nụ cười

Câu 2:

Bài học không thuộc chủ điểm Tình yêu cuộc sống:

- Trăng ơi …từ đâu đến?

- Dòng sông mặc áo

Câu 3:

a. Làm vỡ lộ hoa, Thảo vô cùng lắng. Em không biết phải nói như thế nào để mẹ hiểu em không hề ý.

Sửa lại lỗi sai: lộ -> lọ, lô -> lo, có -> cố

b. Những ngôi nhà cỏ kính nổi bật trên nền cỏ xanh xanh.

Sửa lại lỗi sai: cỏ -> cổ

Câu 4:

a. Để chuẩn bị cho đợt cắm trại lần này, cô giáo đã sắm một cái liều vừa to vừa đẹp.

sửa lại lỗi sai: liều -> lều

b. Dáng vẻ diệu dàng, yêu kìu của cô ấy khiến ai cũng phải chú ý.

Sửa lại lỗi sai: diệu -> dịu, kìu -> kiều

Câu 5:

a. Để có nhiều cây bóng mát, trường em // trồng thêm mấy hàng phượng vĩ trên sân trường.

TrN CN VN

b. Với sự tự tin vào bàn tay và khối óc của mình, Mai An Tiêm // cùng với vợ con đã duy trì

TrN CN VN

được cuộc sống ở nơi hoang đảo.

c. Nhờ có sự cần cù, chăm chỉ,Lan // đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

TrN CN VN

Câu 6:

Các từ ngữ thuộc về hoạt động du lịch, thám hiểm đó là:

- Hướng dẫn viên

- Lều trại

- La bàn

- Va li

Câu 7:

Trường hợp là biểu hiện của người mang tính cách lạc quan đó là:

- Suy nghĩ tích cực trước những khó khăn

- Thay vì than trách bản thân, luôn tìm cách giải quyết vấn đề

Câu 8:

a. Trong chuyến hành trình sang Ấn Độ, nhà vua đã cho mua nhiều loại lụa khác nhau đem về nước.

-> Trạng ngữ chỉ thời gian - địa điểm

b. Vì tình yêu dành cho công chúa, vị vua xứ Ba Tư không tiếc công sức đi tìm những món quà giá trị nhất để tặng con.

-> Trạng ngữ chỉ nguyên nhân

c. Bằng trái tim yêu thương, mọi điều tốt đẹp đã đến với công chúa.

-> Trạng ngữ chỉ phương tiện

Câu 9:

1 – c: Mở bài – Giới thiệu về con vật sẽ tả

2 – b: Thân bài – Tả hình dáng và hoạt động của con vật

3 – a: Kết bài – Nêu cảm nghĩ đối với con vật

Câu 10:

Mi lu có một đôi mắt đen, long lanh như hai hòn bi ve, chiếc mũi cũng màu đen và rất thính, bên cạnh là những chiếc râu ngắn. Hàm răng có những chiếc nhọn hoắt, thêm một thời gian ngắn nữa thì hàm răng đó có thể khiến những ai bị nó cắn chảy máu, thậm chí những vết cắn sâu có thể rất nguy hiểm. Hai tai rất ngắn, cụp xuống mặt. Thân hình tròn vo với bộ lông mặc dù không được óng mượt nhưng em vẫn rất thích vuốt ve bộ lông ấy. Chiếc đuôi ngắn tũn, màu đen có những sợi lông trắng ở phần cuối. Mẹ em thường trêu: “đốm đầu thì nuôi, đốm đuôi thì thịt”, những lúc ấy em lại xị mặt ra và kêu mẹ không được thịt nó. Bốn chân Mi lu có màu trắng, đầu mỗi ngón chân là những móng vuốt sắc. Đặc biệt cũng giống như loài mèo, dưới mỗi ngón chân có một lớp đệm dày, chính những lớp đệm ấy giúp nó đi lại nhẹ nhàng.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 35 - Đề số 2

Đề bài:

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng: 3 điểm.

II. Đọc thầm và làm bài tập: 7 điểm.

ĐƯỜNG ĐI SA PA

QUẢNG CÁO

Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.

Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé Hmông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hang. Hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt.

Hôm sau chúng tôi đi Sa Pa. Phong cảnh ở đây thật đẹp. Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung quý hiếm.

Sa Pa quả là món quà tặng diệu kì mà thiên nhiên dành cho đất nước ta.

Nguyễn Phan Hách

Khoanh vào trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Sa Pa là một địa danh thuộc vùng nào của đất nước? (0,5đ)

a) Vùng núi

b) Vùng đồng bằng

c) Vùng biển

d) Thành phố

Câu 2: Những bức tranh phong cảnh bằng lời trong bài thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả. Em hãy cho biết chi tiết nào thể hiện sự quan sát tinh tế ấy? (0,5đ)

a) Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.

b) Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo khiến du khách tưởng như đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời.

c) Nắng phố huyện vàng hoe.

d) Tất cả các câu trên đều đúng.

Câu 3: Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “món quà kì diệu của thiên nhiên” (0,5đ)

a) Vì phong cảnh của Sa Pa rất đẹp.

b) Vì Sa Pa có phong cảnh đẹp và sự đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng, hiếm có.

c) Vì Sa Pa có núi non hùng vĩ.

d) Vì Sa Pa ở thành phố

Câu 4: Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào? (0,5đ)

a) Tác giả thể hiện sự ngưỡng mộ, háo hức trước cảnh đẹp Sa Pa và ngợi Sa Pa là món quà kì diệu thiên nhiên dành cho đất nước ta.

b) Tác giả ca ngợi vẻ đẹp của Sa Pa.

c) Tác giả thể hiện tình cảm yêu quý thiên nhiên khi đến Sa Pa.

d) Tác giả quê ở Sa Pa.

Câu 5: Em hãy cho biết câu nào trong bài có sử dụng biện pháp so sánh?(1đ)

Câu 6: Câu: “Nắng phố huyện vàng hoe” là kiểu câu kể nào? (0,5đ)

QUẢNG CÁO

a) Câu kể Ai là gì?

b) Câu kể Ai làm gì?

c) Câu kể Ai thế nào?

d) Tất cả các câu kể trên.

Câu 7: Những con ngựa ăn cỏ trong vườn đào có những màu sắc nào? (1,5đ)

Câu 8: Những hoạt động nào sau đây được gọi là du lịch? (0,5đ)

a) Đi chơi ở công viên gần nhà.

b) Đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh.

c) Đi làm việc xa nhà.

d) Đi học

Câu 9: Viết tiếp vào chỗ trống bộ phận vị ngữ, chủ ngữ còn thiếu để câu dưới đây cho hoàn chỉnh. (1đ)

a)Buổi chiều, xe……………………………………

b) … vàng hoe.

Câu 10: Phong cảnh ở Sa Pa thật đẹp có những mùa nào trong ngày. (0,5đ)

a) Mùa thu, mùa thu

b) Mùa thu, mùa đông, mùa xuân.

c) Mùa xuân, mùa hè.

d) Mùa hè, mùa thu.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả (nghe – viết 15-20 phút) (2 điểm)

Giáo viên đọc cho học sinh (nghe viết) một đoạn trong bài “Con chuồn chuồn nước” (SGK TV4 – T2 trang 127).

Con chuồn chuồn nước

Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung như còn đang phân vân.

Nguyễn Thế Hội

II. Viết đoạn, bài (Khoảng 35-40 phút) (8 điểm)

Đề bài: Tả một con vật nuôi trong gia đình mà em yêu thích.

Đáp án:

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng: (3 điểm).

- Đọc đúng tiếng, từ: 1điểm.

(Đọc sai 2 từ trở lên trừ 0,25 điểm.)

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1điểm. (Đọc sai 2 từ trở lên trừ 0 điểm.)

- Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1điểm.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm).

Câu

Đáp án

Điểm

1

A

0,5

2

D

0,5

3

B

0,5

4

A

0,5

6

A

0,5

8

B

0,5

10

B

0,5

Câu 5: Em hãy cho biết câu nào trong bài có sử dụng biện pháp so sánh?

“Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa” (1đ)

Câu 7: Những con ngựa ăn cỏ trong vườn đào có những màu sắc nào?

“Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son” (1,5đ)

Câu 9: Viết tiếp vào chỗ trống bộ phận vị ngữ còn thiếu để câu dưới đây cho hoàn chỉnh.

a) Buổi chiều, xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. (0,5đ)

b) Nắng phố huyệnvàng hoe. (0,5đ)

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả (nghe – viết 15-20 phút) (2 điểm)

Giáo viên đọc cho học sinh (nghe viết) một đoạn trong bài “Con chuồn chuồn nước” (SGK TV4 – T2 trang 127).

Con chuồn chuồn nước

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 2

điểm.

- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh không

viết hoa đúng qui định trừ: 0,25 điểm.

Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, hoặc trình bày bẩn,… bị trừ 0,5 điểm toàn bài (nếu phạm 1 nội dung trừ 0,25 điểm).

II. Viết đoạn, bài (khoảng 35-40 phút) (8 điểm)

Đề bài: Tả một con vật nuôi trong gia đình mà em yêu thích.

1. Nội dung: (3,5 điểm).

a. Mở bài: (1 điểm).

Giới thiệu được con vật (được nuôi ở nhà em hay em được nhìn thấy).

b. Thân bài: (1,5 điểm).

- Tả hình dáng: đầu, mắt, tai, mõm, lông…(1 điểm).

- Tả thói quen sinh hoạt và các hoạt động chính: lúc ăn, ngủ…(0,5 điểm).

* Lưu ý: trong phần thân bài, học sinh có thể không làm rạch ròi từng phần mà có thể lồng ghép, kết hợp các ý trên.

c. Kết luận: (1 điểm)

- Ích lợi của con vật và suy nghĩ của bản thân.

2. Kỹ năng: (1,5 điểm)

3. Cảm xúc: (1 điểm)

4. Sáng tạo: (1 điểm)

5. Hình thức: (1 điểm).

- Chữ viết, chính tả: (0,5 điểm).

- Dùng từ, đặt câu: (0,5 điểm).

Xem thêm các bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 chọn lọc, hay khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 30

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 31

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 32

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 33

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 34

1 772 05/03/2024
Mua tài liệu