Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 (Chân trời sáng tạo) Tuần 26 có đáp án
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 26 sách Chân trời sáng tạo có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 4.
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo Tuần 26
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 26 - Đề số 1
Đề bài:
Câu 1. Điền vào chỗ trống l hoặc n:
Từ xa nhìn ...ại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng ...ồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn ...ửa hồng tươi. Hàng ngàn búp ...õn là hàng ngàn ánh ...ến trong xanh. Tất cả đều ...óng ...ánh ...ung ...inh trong ...ắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen, đàn đàn ...ũ ...ũ bay đi bay về, lượn ...ên ...ượn xuống.
Câu 2. Điền vào chỗ trống tiếng có vần in hoặc inh:
- lung ..............
- thầm ..........
- giữ ................
- lặng ..........
- bình ..............
- học.............
- nhường ...........
- gia.............
- rung ................
- thông..........
Câu 3. Đánh dấu X vào □ trước câu kể Ai là gì?. Xác định tác dụng của mỗi câu (dùng để giới thiệu hay nêu nhận định về sự vật).
Câu |
Dùng để giới thiệu |
Dùng để nêu nhận định |
x Nguyễn Tri Phương là người Thừa Thiên. □ Hoàng Diệu quê ở Quảng Nam. □ Cả hai ông đều không phải là người Hà Nội. □ Nhưng các ông đã anh dũng hi sinh bảo vệ thành Hà Nội trong hai cuộc chiến đấu giữ thành nâm 1873 và 1882 □ Ở trung tâm Hà Nội ngày nay có hai đưòng phố đẹp mang tên hai ông. |
X ... |
... |
□ Ông Năm là dân ngụ cư của làng này □ Hồi ông mới ra chòi vịt, ông trầm lặng như một chiếc bóng. |
... |
... |
□ Tàu nào có hàng cần bốc lên là cần trục vươn tới. □ Cần trục là cánh tay kì diệu của các chú công nhân. |
... |
... |
Câu 4. Gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ, gạch hai gạch dưới bộ phận vị ngữ trong mỗi câu Ai là gì? em vừa tìm được.
Câu 5. Có lần, em cùng một số bạn trong lớp đến thăm bạn Hà bị ốm. Em giới thiệu với bố mẹ bạn Hà từng người trong nhóm. Hãy viết một đoạn văn ngắn kể lại chuyện đó, trong đoạn văn có sử dụng câu kể Ai là gì?.
Đáp án:
Câu 1.
Điền vào chỗ trống l hoặc n
Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen, đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống.
Câu 2.
Điền vào chỗ trống tiếng có vần in hoặc inh
- lung linh
- thầm kín
- giữ gìn
- lặng thinh
- bình minh
- học sinh
- nhường nhịn
- gia đình
- rung rinh
- thông minh
Câu 1. Đánh dấu X vào trước câu kể Ai là gì?. Xác định tác dụng của mỗi câu (dùng để giới thiệu hay nhận định về sự vật).
Câu |
Dùng để giới thiệu |
Dùng để nêu nhận định |
x Nguyễn Tri Phương là người Thừa Thiên. x Hoàng Diệu quê ở Quảng Nam. x Cả hai ông đều không phải là người Hà Nội. □ Nhưng các ông đã anh dũng hi sinh bảo vệ thành Hà Nội trong hai cuộc chiến đấu giữ thành nâm 1873 và 1882 □ Ở trung tâm Hà Nội ngày nay có hai đưòng phố đẹp mang tên hai ông. |
X X |
X |
x Ông Năm là dân ngụ cư của làng này □ Hồi ông mới ra chòi vịt, ông trầm lặng như một chiếc bóng. |
X |
|
□ Tàu nào có hàng cần bốc lên là cần trục vươn tới. x Cần trục là cánh tay kì diệu của các chú công nhân. |
X |
Câu 2. Gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ, gạch hai gạch dưới bộ phận vị ngữ trong mỗi câu Ai là gì? em vừa tìm được.
a) (CN) Nguyễn Tri Phương là người Thừa Thiên. (VN)
(CN) Cả hai ông đều không phải là người Hà Nộ. (VN)
b) (CN) Ông Năm là dân ngụ cư của làng này. (VN)
c) (CN) Cần trục là cánh tay kì diệu của các chú công nhân. (VN)
Câu 3. Có lần, em cùng một số bạn trong lớp đến thăm bạn Hà bị ốm. Em giới thiệu với bố mẹ bạn Hà từng người trong nhóm. Hãy viết một đoạn văn ngắn kể lại chuyện đó, trong đoạn văn có sử dụng câu kể Ai là gì?
Khi chúng tôi đến, Hà đang nằm trong phòng. Ba mẹ Hà mở cửa đón chúng tôi. Chúng tôi lễ phép chào hai bác. Thay mặt nhóm bạn, tôi nói với hai bác:
Thưa hai bác, hôm nay nghe tin Hà bị ốm, chúng cháu đến thăm Hà. Cháu xin giới thiệu với hai bác: Đây là bạn Dũng. Bạn Dũng là lớp trưởng lớp cháu. Bạn Dũng học giỏi lắm đấy ạ! Còn đây là bạn Dung - chim sơn ca của lớp cháu. Còn cháu là Lê, cháu ngồi cùng bàn và là bạn thân của Hà ạ.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 26 - Đề số 2
Đề bài:
I - Bài tập về đọc hiểu
Thanh gươm báu
Hồi ấy, ở Thanh Hóa có một người làm nghề đánh cá tên là Thận. Một đêm nọ, Thận thả lưới ở bến vắng. Tự nhiên trong một lần kéo lưới, chàng thấy nằng nặng, trong bụng mừng thầm chắc có cá to. Nhưng chỉ là một thanh sắt! Chàng vứt xuống nước rồi đi thả lưới ở chỗ khác. Lần này cất lưới, Thận cũng thấy nặng tay. Vẫn thanh sắt ấy mắc vào lưới! Thận bực quá, lại ném xuống sông, đi đến một khúc sông khác xa hơn. Lần thứ ba, kéo lưới lại thấy thanh sắt ấy! Đưa mồi lửa lại gần xem thì ra là một lưỡi gươm.
Về sau, anh chàng kéo lưới ấy gia nhập nghĩa quân Lam Sơn. Một hôm, chủ soái Lê Lợi đến chơi nhà Thuận. Trong gian nhà tối om, thanh sắt hôm ấy tự nhiên phát sáng. Lê Lợi cầm thanh săt lên xem, nhận ra hai chữ Thuận Thiên có nghĩa là thuận theo lòng trời, khắc chìm. Nhưng cũng chưa biết là vật báu.Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi chạy trốn vào một khu rừng. Bỗng thấy ánh sáng le lói trên cây đa, trèo lên xem, thì ra đó là một chiếc chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ tới lưỡi gươm ở nhà Thận, Lê Lợi lấy chiếc chuôi gươm giắt vào lưng. Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại Thận và tất cả nghĩa quân. Lắp lưỡi gươm vào chuôi gươm thì vừa như in. Mọi người hết sức phấn chấn. Thận nâng thanh gươm lên ngang đầu, nói:
- Đó là thần có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện dâng thanh gươm thần này, cùng nhau báo đền nợ nước.
(Theo Nguyễn Anh)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
1. Chuyện gì xảy ra khi anh Thận kéo lưới 3 lần ở ba khúc sông khác nhau?
a- Chỉ được một lưỡi gươm sắt
b- Chỉ được thanh sắt to nặng
c- Không được một con cá nào
2. Lê Lợi phát hiện ra thanh sắt của Thận có điểm gì đặc biệt?
a- Phát ra ánh sáng, lấp lánh như viên ngọc
b- Rất to và nặng, phải cầm lên bằng cả hai tay
c- Phát ra ánh sáng, khắc chìm hai chữ Thuận Thiên
3. Chuyện gì xảy ra khi Lê Lợi chạy vào rừng trốn giặc?
a- Được một người dân cứu thoát
b- Được cành cây đa che chở, ngụy trang
c- Được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa
4.. Chi tiết “Lắp lưỡi gươm vào chuôi gươm thì vừa như in” có ý nghĩa gì?
a- Lưỡi gươm và chuôi gươm bị rời ra từ một chiếc gươm làm từ trước
b- Ý trời muốn trao gươm báu cho Lê Lơi làm việc lớn, cứu dân cứu nước
c- Lê Lợi và anh Thận cùng chung một ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc
II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Câu 1. Điền vào chỗ trống
a) l hoặc n
Cây….a ra hoa, thứ hoa đặt biệt mang màu xanh của….á…on. Hoa….ẫn trong….á cành, thả vào vườn hương thơm dịu ngọt ấm cúng. Cây…a mảnh dẻ, phóng khoáng. Lá không…ớn, cành chẳng um tùm …ắm, nhưng toàn thân…ó toát ra không khí mát dịu, êm ả, khiến ta chìm ngợp giữa một điệu ra thấp thoáng mơ hồ.
(Theo Phạm Đức)
b) in hoặc inh
Đã đến mùa ổi ch… Từ lúc b…m…., khắp vườn đã ríu rít tiếng chim. Những chú chim sâu x….x…. có bộ lông m… mượt thoăn thoắt chuyên cành. Mấy cô chào mào khoác trên m….chiếc áo nâu đua nhau v…cành, riả quả. Hương ổi ch….ngọt lựng, nồng nàn phủ k….cả khu vườn.
Câu 2. a) Gạch dưới những câu không thuộc kiểu câu Ai là là? và chuyển chúng thành câu kiểu Ai là gì? (ghi vào chỗ trống ở dưới):
(1) Đà Lạt có những vườn hoa và đồi thông rất thơ mộng
(2) Đà Lạt là một thành phố nghỉ mát nổi tiếng của nước ta
(3) Đà Lạt được nhiều người xem là thành phố mộng mơ
b) Gạch dưới câu đã được phân cách đúng bộ phận chủ ngữ vị ngữ của câu:
(1) Cô gái / đang múa trên sân khấu kia là chị của bạn Linh
(2) Cô gái đang múa / trên sân khấu kia là chị của bạn Linh
(3) Cô gái đang múa trên sân khấu kia / là chị của bạn Linh
c) Viết đoạn văn (khoảng 5 câu) giới thiệu về một loài cây mà em biết, trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 1 câu kể Ai là gì?
Gợi ý: Cây đó có tên gọi là gì? Đó là loài cây ăn quả hay cây lấy gỗ, cây lương thực…? Cây đó có đặc điểm gì nổi bật (hoặc có tác dụng gì đối với con người)?..
Câu 3. Chép các thành ngữ sau vào 2 dòng (a, b): gan vàng dạ sắt, run như cầy sấy, vào sinh ra tử, nhát như thỏ đế, lạy như tế sao, gan lì tướng quân
a) Nói về lòng can đảm, vững vàng:……………………………..
b) Nói về sự nhút nhát, sợ hãi:…………………………………
Câu 4. Viết đoạn kết bài mở rộng cho bài văn tả một cây hoa (hoặc cây bóng mát, cây ăn quả..) mà em thích
Gợi ý: Em có thể viết kết bài mở rộng cho bài văn tả cây bằng cách nêu lợi ích của cây, sự gắn bó, tình cảm, sự chăm sóc của mình đối với cây
Đáp án:
I - Bài tập về đọc hiểu
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
1. a- Chỉ được một lưỡi gươm sắt
2. c- Phát ra ánh sáng, khắc chìm hai chữ Thuận Thiên
3. c- Được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa
4. b- Ý trời muốn trao gươm báu cho Lê Lơi làm việc lớn, cứu dân cứu nước
II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Câu 1. Điền như sau:
a) Cây na ra hoa, thứ hoa đặt biệt mang màu xanh của lá non Hoa lẫn trong lá cành, thả vào vườn hương thơm dịu ngọt ấm cúng. Cây na mảnh dẻ, phóng khoáng. Lá không lớn, cành chẳng um tùm lắm, nhưng toàn thân nó toát ra không khí mát dịu, êm ả, khiến ta chìm ngợp giữa một điệu ra thấp thoáng mơ hồ.
b) Đã đến mùa ổi chín Từ lúc bình minh, khắp vườn đã ríu rít tiếng chim. Những chú chim sâu xinh xinh có bộ lông mịn mượt thoăn thoắt chuyên cành. Mấy cô chào mào khoác trên mình chiếc áo nâu đua nhau vin cành, riả quả. Hương ổi chín ngọt lựng, nồng nàn phủ kín cả khu vườn.
Câu 2.
a. Gạch chân vào những kiểu câu Ai là gì sau?
(1) Đà Lạt là thành phố có những vườn hoa và đồi thông rất thơ mộng
(3) Đà Lạt là nơi được nhiều người xem là thành phố mộng mơ
b) Gạch dưới câu đã được phân cách đúng bộ phận chủ ngữ vị ngữ của câu như sau:
(3) Cô gái đang múa trên sân khấu kia / là chị của bạn Linh
c. VD:
Loài cây em được biết đó chính là cây sầu riêng. Sầu riêng có gai nhọn như mít. Bên trong đó là những múi quả vàng rộm. Ai mới ăn lần đầu có thể chưa quen nhưng dần dà thấy vị thơm bùi làm cho ta nhớ mãi. Chẳng trách có nhiều người rất thích ăn sầu riêng
Câu 3.
a) Nói về lòng can đảm, vững vàng: gan vàng dạ sắt: vào sinh ra tử, gan lì tướng quân
b) Nói về sự nhút nhát, sợ hãi: run như cầy sấy, nhát như thỏ đế, lạy như tế sao
Câu 4:
Tham khảo:
Giữa mùa thu, hoa phượng đã tàn, những chiếc lá vàng úa rụng đầy dưới sân trường. Học sinh buồn, không được nghe thấy, nhìn thấy và ngắm hoa phượng nhiều. Hoa phượng chỉ nở vào mùa hè thì biết cho ai ngắm? Hoa phượng như một người bạn vô hình, để lại những kỷ niệm thời áo trắng. Tôi yêu hoa phượng - loài hoa học trò thân thương.
Xem thêm các bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 chọn lọc, hay khác:
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 27
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 28
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 29
Xem thêm các chương trình khác: