Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 (Chân trời sáng tạo) Tuần 17 có đáp án
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 17 sách Chân trời sáng tạo có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 4.
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo Tuần 17
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 17 - Đề số 1
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM - Đọc hiểu: Đọc và hiểu văn bản, trả lời được những câu hỏi liên quan đến nội dung, ý nghĩa của văn bản. - Luyện từ và câu: Luyện tập sử dụng từ ngữ - Viết: Luyện tập viết đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện. |
BÀI TẬP I. ĐỌC HIỂU CON GẤU ĐÃ NÓI GÌ VỚI ANH Một hôm, hai người bạn đang đi trong rừng, thì họ thấy có một con gấu to đi ngang qua. Một người liền chạy trốn ngay, anh ta trèo lên cây nấp. Người còn lại không chạy kịp, anh ta phải đối mặt với con gấu đang đến gần. Anh ta đành nằm xuống, nín thở giả vờ chết. Con gấu lại gần và ngửi vào mặt anh ta, nhưng thấy anh như chết rồi nên nó bỏ đi, không làm hại anh ta. Khi con gấu đã bỏ đi xa, người bạn ở trên cây tụt xuống. Anh ta hỏi bạn: - Con gấu nói thầm gì vào tai bạn đấy?. Người kia nghiêm trang trả lời: - Nó đã cho tôi một lời khuyên: đừng bao giờ đồng hành cùng một người bỏ rơi anh trong lúc hoạn nạn. Người kia xấu hổ quá, xin lỗi bạn vì mình đã bỏ bạn lại chạy trốn. (Nguồn Internet) Câu 1: Khi gặp con gấu to, hai người bạn đã có hành động như thế nào A. Cả hai người chạy trốn không kịp nên đành đối mặt với con gấu. B. Một người chạy nhanh nên trèo lên cây nấp, người còn lại chạy không kịp nên đành đối mặt với con gấu. C. Một người trèo lên cây nấp, người còn lại chạy nhanh bỏ trốn. Câu 2: “Anh” đã làm gì để thoát chết khỏi con gấu? A. Giấu mình trong nhánh cây rậm rạp B. Nằm xuống, nín thở giả vờ chết C. Rón rén bước, núp vào sau bụi cây. Câu 3: Vì sao người bạn núp trên cây lại cảm thấy xấu hổ với bạn của mình A. Vì đã không trung thực với bạn của mình B. Vì đã bỏ rơi bạn của mình trong lúc gặp hoạn nạn C. Vì đã nghi ngờ lòng tốt của bạn. Câu 4: Trong câu “Người kia xấu hổ quá, xin lỗi bạn vì mình đã bỏ bạn lại chạy trốn.”, có thể thay từ xấu hổ bằng từ nào? A. Hổ thẹn B. Chê trách C. Gượng ngạo |
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 17 - Đề số 2
Bài 1:Dùng gạch dọc (/) để tách bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu sau:
a. Thấy mặt trăng, công chúa ra khỏi giường bệnh, chạy tung tăng khắp vườn.
b. Ông bố dắt con đến gặp thầy giáo để xin họàn tán
c. Không thấy Ma-ri-a đâu, anh trai cô bé chạy vội đi tìm.
d. Những con voi về đích trước tiên, huơ vòi chào khán giả.
Bài 2: Nối từ ngữ ở cột A với các từ ngữ ở cột B để tạo thành các câu kể: Ai làm gì?
A | B |
---|---|
Chú nhái bén Công nhân Tôi Hai anh em |
khởi công xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La. ngắt một chiếc lá sồi thả xuống dòng nước. đang tranh luận, bàn tán rất sôi nổi thì cha đến. nhảy phốc lên ngồi chễm chệ trên cành lá khoai nước. |
Bài 3: Gạch dưới bộ phận vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? và cho biết vị ngữ đó có động từ nào
Câu: | Động từ trong vị ngữ |
---|---|
a. Các em bé ngủ khì trên lưng mẹ. b. Rồi ông mua xưởng sửa chữa tàu, thuê kĩ sư giỏi trông nom. c. Qua nhiều lần thí nghiệm, ông đã tìm ra cách chế khí cầu. d. Mẹ em và em cùng đi đến cửa hiệu đồ chơi. |
............................................ ............................................. ............................................. ............................................. |
Bài 4: Điền tiếp vị ngữ vào chỗ chấm để tạo thành câu kể có mẫu : Ai làm gì?
a) Sáng nào mẹ em......................……………………………………………………………
b) Mỗi khi đi học về, em lại……………………………………………………………
c) Trên cây, lũ chim………………………………………………………………...........
d) Làn mây trắng…………………………………………………………………............
e) Cô giáo cùng chúng em ………………………………………………………............
Bài 5: Điền chủ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu dưới đây:
a. Từ sáng sớm, ........................................................... đã dậy cho lợn, cho gà ăn và thổi cơm, đun nước.
b. Cày xong gần nửa đám ruộng, ................................................ mới nghỉ giải lao.
c. Sau khi ăn cơm xong, .......................................................... quây quần sum họp trong căn nhà ấm cúng.
d. Trong giờ học sáng nay, ................................................... đều hăng hái xây dựng bài.
Bài 6: Đặt 3 câu kể có mẫu: Ai làm gì?
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 17 - Đề số 3
Đề bài:
Câu 1. Đánh dấu X vào ☐ trước câu kể Ai làm gì ?. Viết lại vị ngữ của mỗi câu đó và nêu ý nghĩa của vị ngữ.
Câu |
Vị ngữ |
Ý nghĩa của vị ngữ |
☐ Hàng trăm con voi đang tiến về bãi. |
||
☐ Người các buôn làng kéo về nườm nượp. |
||
☐ Mấy anh thanh niên khua chiêng rộn ràng. |
||
☐ Các bà đeo nhũng vòng bạc, vòng vàng. |
||
☐ Các chị mặc nhũng chiếc váy thêu rục rỡ. |
||
☐ Hôm nay, Tây Nguyên thật tưng bừng |
Câu 2. Cho biết vị ngữ trong các câu trên do từ ngữ nào tạo thành. Ghi dấu X vào □ thích hợp.
☐ Do danh từ và các từ kèm theo nó (cụm danh từ) tạo thành.
☐ Do động từ và các từ kèm theo nó (cụm động từ) tạo thành
☐ Do tính từ và các từ kèm theo nó (cụm tính từ) tạo thành
Câu 3. Đánh dấu X vào ☐ trước câu kể Ai làm gì?. Viết lại vị ngữ của mỗi câu đó.
Câu |
Vị ngữ |
☐ Cả thung lũng giống như một bức tranh thuỷ mặc. |
|
☐ Những sinh hoạt của ngày mới bắt đầu. |
|
☐ Thanh niên đeo gùi vào rừng. |
|
☐ Phụ nữ giặt giũ bên những giếng nước. |
|
☐ Em nhỏ đùa vui trước nhà sàn. |
|
☐ Các cụ già chụm đầu bên những ché rượu cần |
|
☐ Các bà, các chị sửa soạn khung cửi |
Câu 4. Nối các từ ngữ ở cột A với các từ ngữ ở cột B để tạo thành câu kể Ai làm gì?
A |
B |
Đàn cò trắng |
kể chuyện cổ tích |
Bà em |
giúp dân gặt lúa |
Bộ đội |
bay lượn trên cánh đồng |
Đáp án:
Câu 1. Đánh dấu X vào ô trước câu kể Ai làm gì ?. Viết lại vị ngữ của mỗi câu đó và nêu ý nghĩa của vị ngữ.
Câu |
Vị ngữ |
Ý nghĩa của vị ngữ |
x Hàng trăm con voi đang tiến về bãi. |
đang tiến về bãi |
Nêu hoạt động của con vật. |
x Người các buồn làng kéo về nườm nượp. |
kéo về nườm nượp |
Nêu hoạt động của con người. |
x Mấy anh thanh niên khua chiêng rộn ràng. |
khua chiêng rộn ràng |
Nêu hoạt động của con người. |
☐ Các bà đeo những vòng bạc, vòng vàng. |
||
☐ Các chị mặc những chiếc váy thêu rực rỡ. |
||
☐ Hôm nay, Tây Nguyên thật tưng bừng. |
Câu 2. Cho biết vị ngữ trong các câu trên do từ ngữ nào tạo thành. Ghi dấu X vào ô thích hợp.
x Do động từ và các từ kèm theo nó (cụm động từ) tạo thành.
Câu 3. Đánh dấu X vào ô trước câu kể Ai làm gì?. Viết lại vị ngữ của mỗi câu đó.
Câu |
Vị ngữ |
☐ Cả thung lũng giống như một bức tranh thuỷ mặc. |
|
☐ Những sinh hoạt của ngày mới bắt đầu. |
|
x Thanh niên đeo gùi vào rừng. |
đèo gùi vào rừng |
x Phụ nữ giặt giũ bên những giếng nước. |
giặt giũ bên những giếng nước |
x Em nhỏ đùa vui trước nhà sàn. |
đùa vui trước nhà sàn |
x Các cụ già chụm đầu bên những ché rượu cần |
chụm đầu bên những ché rượu cần |
x Các bà, các chị sửa soạn khung cửi |
sửa soạn khung cửi |
Câu 4. Nối các từ ngữ ở cột A với các từ ngữ ở cột B để tạo thành câu kể Ai làm gì ?
Câu nối như sau:
- Đàn cò trắng bay lượn trên cánh đồng
- Bà em kể chuyện cổ tích
- Bộ đội giúp dân giặt lúa
Xem thêm các bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 chọn lọc, hay khác:
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 18
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 19
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 20
Xem thêm các chương trình khác: