Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 (Chân trời sáng tạo) Tuần 15 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 15 sách Chân trời sáng tạo có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 4.

1 829 lượt xem
Mua tài liệu


Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo Tuần 15

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 15 - Đề số 1

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

- Đọc hiểu: Đọc và hiểu văn bản, trả lời được những câu hỏi liên quan đến nội dung, ý nghĩa của văn bản.

- Luyện từ và câu: Luyện tập về nhân hóa.

- Viết: luyện tập viết đoạn văn tưởng tượng; viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc.

BÀI TẬP

I. ĐỌC HIỂU

CÂU CHUYỆN VỀ MÙA ĐÔNG VÀ CHIẾC ÁO KHOÁC

Mùa đông đã tới, những cơn gió rét buốt rít ngoài cửa sổ. Ngoài đường, ai cũng bước vội vàng để tránh cái lạnh đang làm cứng đờ đôi bàn tay. Những khuôn mặt vui tươi, hớn hở biến đi đâu mất, thay vào đó là tái đi vì lạnh. Mùa rét năm nay, mẹ mua cho An một chiếc áo khoác mới, vì áo cũ của cậu đa phần đã bị rách do sự hiếu động của An. Khi nhận chiếc áo từ mẹ, An vùng vằng vì kiểu dáng và màu sắc của chiếc áo không đúng ý thích của cậu. Về phòng, cậu ném chiếc áo xuống đất, cả ngày lầm lì không nói gì.

Chiều tối hôm đó, bố rủ An ra phố. Mặc dù trời đang rất lạnh nhưng An háo hức đi ngay. Sau khi mua đồ xong, bố chở An ra khu chợ, nơi các gian hàng bắt đầu thu dọn. Bố chỉ cho An thấy những cậu bé không có nhà cửa, không có người thân, trên người chỉ có một tấm áo mỏng manh đang co ro, tím tái. Trong khi mọi người đều về nhà quây quần bên bữa tối ngon lành, bên ánh đèn ấm áp thì các cậu vẫn phải lang thang ở ngõ chợ, nhặt nhạnh những thứ người ta đã bỏ đi.

Bất giác, An cảm thấy hối hận vô cùng. An nhớ lại ánh mắt buồn của mẹ khi cậu ném chiếc áo khoác xuống đất. Bố chỉ nhẹ nhàng: “Con có hiểu không? Cuộc đời này còn nhiều người thiệt thòi lắm. Hãy biết trân trọng thứ mà mình đang có.”

Câu 1. Vì sao An không thích chiếc áo mới mà mẹ mua cho?

A. Vì chiếc áo quá rộng so với cơ thể của cậu.

B. Vì mẹ tự đi mua áo mà không hỏi cậu trước.

C. Vì chiếc áo bị may lỗi ở phần cánh tay.

D. Vì cậu không thích kiểu dáng và màu sắc của chiếc áo.

Câu 2. An có thái độ và hành động như thế nào khi nhận chiếc áo mới?

A. Cậu ném chiếc áo xuống đất, cả ngày lầm lì không nói.

B. Cậu bảo mẹ mang trả lại chiếc áo cho cửa hàng.

C. Cậu không nhận chiếc áo cũng không nói gì với mẹ.

D. Cậu không chịu mặc chiếc áo mới mẹ mua cho.

Câu 3. Vì sao bố muốn An cùng đi ra phố?

A. Bố muốn An hiểu được giá trị của đồng tiền và việc lao động.

B. Bố muốn đưa An đi mua một chiếc áo khác đúng với sở thích của cậu.

C. Bố muốn An chứng kiến cảnh nhiều bạn nhỏ còn không có áo để mặc.

D. Bố muốn An quên đi chuyện chiếc áo để tập trung học tập.

Câu 4. Ba ý nào sau đây nêu đúng lí do An cảm thấy hối hận với hành động của mình?

A. Vì An thấy mình hạnh phúc hơn nhiều bạn nhỏ khác.

B. Vì An cảm động trước câu nói của bố.

C. Vì An cảm thấy mình có lỗi với mẹ.

D. Vì An sợ bố mẹ sẽ giận và không mua áo mới cho mình nữa.

Câu 5. Câu chuyện có ý nghĩa gì?

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 15 - Đề số 2

Đề bài:

Câu 1: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Niềm tin

Ở làng quê nọ, trời đã hạn hán trong khoảng thời gian rất lâu. Các cánh đồng đều khô hạn, cỏ cây héo úa, cuộc sống trở nên vô cùng khó khăn. Hàng tháng đã trôi qua và mọi người dường như đã mất hết phần kiên nhẫn. Nhiều gia đình đã rời khỏi làng, còn những gia đình khác chỉ còn biết chờ đợi trong tuyệt vọng. Cuối cùng, ông trưởng làng quyết định tổ chức một buổi cầu nguyện tập thể trên ngọn đồi cao nhất vùng. Ông thuyết phục tất cả mọi người trong làng đến dự và mọi người phải mang theo một vật thể hiện lòng tin của mình.

Chiều thứ bảy, những người dân làng với vẻ mặt mệt mỏi tập trung trên ngọn đồi và đều không quên mang theo những đồ vật thể hiện lòng tin. Có người mang theo một cái móng ngựa may mắn, có người mang theo chiếc mũ bảo vật của gia đình… Mặc dù chẳng ai tin chúng ta có thể thay đổi điều gì nhưng họ cũng đã mang theo rất nhiều thứ quý giá. Tất cả những người tham dự bắt đầu cầu nguyện và giơ cao những vật tượng trưng cho niềm tin. Như thể có phép màu, mây đen kéo tới và trời đổ mưa - những giọt mưa đầu tiên sau bao tháng trời khô hạn. Mọi người đều hân hoan vui sướng và ngay lập tức nổ ra một cuộc tranh cãi xem đồ vật nào đã mang lại may mắn cho ngôi làng. Ai cũng cho rằng đồ vật của mình là thiêng liêng nhất. Bỗng người ta nghe thấy tiếng một em bé gái reo lên:

- Con đã biết thế nào trời cũng đổ mưa mà. Mẹ thấy không, con đã mang theo chiếc ô này,bây giờ thì mẹ con mình về nhà mà không bị ướt!

Em bé giơ cao chiếc ô và cùng mẹ đi về nhà trong niềm hân hoan. Những người còn lại nhìn theo và hiểu rằng chính em bé mới là người có niềm tin lớn nhất. Niềm tin ấy đã mang mưa đến.

(Theo Quà tặng cuộc sống)

a. Vì sao những người dân trong làng đều mang đến vật tượng trưng cho niềm tin?

b. Vì sao em bé mang theo chiếc ô?

c. Theo em niềm tin là gì?

Câu 2: Gạch dưới tên các trò chơi trong đoạn văn sau:

Trong các ngày hội, ngày Tết, ông cha ta đã sáng tạo ra rất nhiều trò chơi như: Đánh đu, kéo co, bịt mắt bắt dê, vật, đánh cờ tướng, hô bài chòi... Đồng bào các dân tộc thiểu số cũng có các trò chơi khá phong phú như: Ném còn, đẩy gậy, đi cà kheo... Trò chơi dân gian mang tính giải trí lành mạnh, rèn luyện thể lực, kích thích trí thông minh, tài khéo léo của con người, mang tính cộng đồng rất cao, lôi cuốn mọi người cùng vui chơi và ai cũng có thể tham gia.

Câu 3: Gạch dưới từ ngữ trong câu hỏi cho thấy thái độ lễ phép của Sọ Dừa :

Ngày hôm sau, Sọ Dừa lễ phép thưa với cha mẹ:

- Thưa cha mẹ, con xin phép đi chăn trâu cho nhà phú ông được không ạ?

Cha mẹ sửng sốt nhìn Sọ Dừa, thương con trào nước mắt.

Câu 4: Những câu sau là câu hỏi thiếu lịch sự. Em hãy thay từ ngữ để chúng trở thành các câu hỏi lịch sự.

a. Hôm nay con phải trực nhật, có cho con đi học sớm không?

b. Nếu hôm nay được điểm 10, có được đi xem phim không mẹ?

Câu 5: Hãy thêm từ ngữ để tạo được câu hỏi lịch sự.

a. Hà hỏi mẹ: - chiều nay mẹ nhớ đón con sớm

b. Tuấn hỏi Sơn: - Cậu có đi đá bóng

c. Thu hỏi bố: Bố ơi, bố đã được đọc cuốn Truyện cổ tích Việt Nam

Câu 6: Lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả chiếc áo đồng phục của em.

Đáp án:

Câu 1:

a. Vì họ tin rằng những vật đó sẽ mang lại điều may mắn khi cầu nguyện và có thể trời sẽ có mưa.

b. Vì em bé tin rằng sau buổi cầu nguyện trời chắc chắn sẽ có mưa nên em mang theo ô để khi trở về nhà sẽ không bị ướt.

c. Niềm tin là sự tin tưởng vào một điều gì đó và coi nó là có thật.

Câu 2:

Trong các ngày hội, ngày Tết, ông cha ta đã sáng tạo ra rất nhiều trò chơi như: Đánh đu, kéo co, bịt mắt bắt dê, vật, đánh cờ tướng, hô bài chòi... Đồng bào các dân tộc thiểu số cũng có các trò chơi khá phong phú như: Ném còn, đẩy gậy, đi cà kheo... Trò chơi dân gian mang tính giải trí lành mạnh, rèn luyện thể lực, kích thích trí thông minh, tài khéo léo của con người, mang tính cộng đồng rất cao, lôi cuốn mọi người cùng vui chơi và ai cũng có thể tham gia.

Câu 3:

Ngày hôm sau, Sọ Dừa lễ phép thưa với cha mẹ:

- Thưa cha mẹ, con xin phép đi chăn trâu cho nhà phú ông được không ạ?

Cha mẹ sửng sốt nhìn Sọ Dừa, thương con trào nước mắt.

Câu 4:

a. Hôm nay con phải trực nhật, có cho con đi học sớm không?

- Hôm nay con phải trực nhật, bố mẹ cho con đi học sớm được không ạ?

b. Nếu hôm nay được điểm 10, có được đi xem phim không mẹ?

- Nếu hôm nay được điểm 10, con có được đi xem phim không mẹ?

Câu 5:

a. Hà hỏi mẹ: - chiều nay mẹ nhớ đón con sớm được không ạ?

b. Tuấn hỏi Sơn: - Cậu có đi đá bóng cùng tớ không?

c. Thu hỏi bố: Bố ơi, bố đã được đọc cuốn Truyện cổ tích Việt Nam chưa ạ?

Câu 6:

Dàn ý:

a) Mở bài :

Giới thiệu chiếc áo đồng phục của em : Chiếc áo đó có từ bao giờ ? Đó là chiếc áo đồng phục của trường nào ?

b) Thân bài :

- Tả bao quát chiếc áo :

+ Áo có màu gì ?

+ Đó là áo sơ mi hay áo cộc tay (hoặc áo khoác) ?

+ Vải áo được may bằng chất liệu gì ?

- Tả chi tiết :

+ Hình dáng cổ áo trông như thế nào ?

+ Thân áo rộng rãi hay vừa vặn ?

+ Hàng cúc áo có đặc điểm gì ?

+ Tay áo trông ra sao ?

+ Huy hiệu trường nằm vị trí nào và có gì đẹp ?

c) Kết bài :

- Sau khi đi học về, ai sẽ giặt áo? Em gấp áo hoặc treo áo ở đâu ?

- Nêu tình cảm của em với chiếc áo : gắn bó, yêu thương và tự hào hơn về mái trường, …

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 15 - Đề số 3

Đề bài:

Đọc bài văn sau:

Cánh diều tuổi thơ

Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.

Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ muc đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè, … như gọi thấp xuống những vì sao sớm.

Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác như diều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một tấm thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đó là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin : "Bay đi diều ơi ! Bay đi !’

Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo bao nỗi khát khao của tôi.

I. Tập đọc:

Câu 1: Bài văn được chia làm mấy đoạn?

2 đoạn b. 3 đoạn c. 4 đoạn

Câu 2:

a) Chọn ý đúng nhất nêu nội dung đoạn 1:

Miêu tả cánh diều tuổi thơ

Cánh diều được miêu tả bằng nhiều giác quan khác nhau: mắt nhìn, tai nghe…

Miêu tả cánh diều bằng các giác quan và niềm vui sướng của trẻ em với trò chơi thả diều thi.

b) Chọn ý đúng nhất nêu nội dung đoạn 2:

Vẻ đẹp của bầu trời ban đêm trên bãi thả diều.

Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những khát khao, ước mơ cao đẹp.

Tác giả mong được gặp nàng tiên áo xanh bay đến từ trời.

Câu 3: Ghi lại các từ ghép miêu tả:

- cánh diều: …………………………………………………………………………

- tiếng sáo diều: ……………………………………………………………………..

- bãi thả diều: ………………………………………………………………

Câu 4: Chọn cách giải nghĩa đúng cho từ : huyền ảo

rất đẹp, cái đẹp có thể nhìn rất rõ ràng.

đẹp một cách kì lạ, nửa thực, nửa hư.

đẹp khó tả, khó có thể thấy rõ ràng, thỉnh thoảng mới xuất hiện.

Câu 5: Qua câu mở bài và kết bài, tác giả muốn nói gì về cánh diều tuổi thơ?

Cánh diều là kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ.

Cánh diều đem lại niểm vui sướng và khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ.

Cánh diều đem đến bao niềm vui cho tuổi thơ.

II. Luyện từ và câu:

Câu 1: Tìm trong bài và viết lại:

- 5 danh từ:

……………………………………………………………………………….

- 5 động từ:

…………………………………………………………………………….

- 5 tính từ:

…………………………………………………………………………...

Câu 2: Trong câu “Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng” em có thể thay bằng từ “vi vu” bằng từ nào sau đây?

a. ngân nga b. du dương c. líu lo

Câu 3: Trong bài văn tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

Biện pháp so sánh

Biện pháp nhân hoá.

Cả hai biện pháp trên.

Câu 4: Trong câu: “Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.” bộ phận nào giữ chức vụ chủ ngữ:

Tuổi thơ b. Tuổi thơ của tôi c. Tuổi thơ của tôi được nâng lên

III. Tập làm văn:

Quyển sách, cây bút, thước kẻ, cái gọt bút chì, … là những đồ vật từng gắn bó thân thiết với em trong học tập. Hãy miêu tả, kết hợp nêu kỉ niệm đáng nhớ về một trong những đồ vật thân thiết đó.

Đáp án:

Đọc bài văn sau:

Cánh diều tuổi thơ

Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.

Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ muc đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè, … như gọi thấp xuống những vì sao sớm.

Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác như diều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một tấm thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đó là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin : "Bay đi diều ơi ! Bay đi !’

Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo bao nỗi khát khao của tôi.

I. Tập đọc:

Câu 1: B

Câu 2:

a. Miêu tả cánh diều tuổi thơ

b. Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những khát khao, ước mơ cao đẹp.

Câu 3: Ghi lại các từ ghép miêu tả:

- cánh diều: mềm mại, cánh bướm

- tiếng sáo diều: vi vu, trầm bổng

- bãi thả diều: huyền ảo

Câu 4: Chọn cách giải nghĩa đúng cho từ :

Huyền ảo: đẹp một cách kì lạ, nửa thực, nửa hư.

Câu 5: Qua câu mở bài và kết bài, tác giả muốn nói gì về cánh diều tuổi thơ?

Cánh diều là kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ.

II. Luyện từ và câu:

Câu 1: Tìm trong bài và viết lại:

- 5 danh từ: Tuổi thơ, tôi, cánh diều, cánh bướm, trời

- 5 động từ: Hò hét, thả, nhìn, gọi, bay

- 5 tính từ: Mềm mại, huyền ảo, khổng lồ, tha thiết, nhung.

Câu 2: Trong câu “Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng” em có thể thay bằng từ “vi vu” bằng từ nào sau đây?

b. du dương

Câu 3: Trong bài văn tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

Cả hai biện pháp trên.

Câu 4: Trong câu: “Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.” bộ phận nào giữ chức vụ chủ ngữ:

b. Tuổi thơ của tôi

III. Tập làm văn:

Quyển sách, cây bút, thước kẻ, cái gọt bút chì, … là những đồ vật từng gắn bó thân thiết với em trong học tập. Hãy miêu tả, kết hợp nêu kỉ niệm đáng nhớ về một trong những đồ vật thân thiết đó.

Bài mẫu tham khảo

Đầu năm lớp 5, mẹ mới mua cho em một chiếc bút mực mới. Em rất vui mừng và ríu rít cảm ơn mẹ !

Chiếc bút được làm bằng nhựa và có màu xanh dương trông rất đẹp mắt !? Ngòi bút nhìn như một chiếc là tre nhỏ được khắc thêm hình chữ H . Ở phần bơm mực được thiết kế một cách giản dị mà đặc biệt ! Nó rất dễ bơm chỉ cần kéo lên kéo xuống là bơm được mực ngay . Có một lần em quên không cất bút vào trong hộp mà lại cất nó vào ngăn nhỏ của cặp , không may ngăn đó đã bị rách và chiếc bút của em đã bị rơi mất . Đi được một đoạn bạn Linh đưa cho em một nắm kẹo . Em cma rơn Linh và cất kẹo vào ngăn em đựng bút và phát hiện em đã làm rơi mất bút ! Mẹ em boa rbút đó phải giữ thật cẩn thận từ giờ đến lướp 7 lớp 8 là mẹ không mua cho ! Em rất sợ nên thả vội kẹo vào giỏ xe và quay lại tìm chiếc bút đó ! Loay hoay mãi đến tận nhá nhem tối em mới tìm thấy nó ở chậu cây hoa của trường .

Em lo sợ về nhà muộn sẽ bị mẹ đánh nên kể cho mẹ nghe cả câu chuyện ! Mẹ cười với em và nói : " Lần sau phải biết giữ gìn nhớ chưa . Đừng có về muộn như thế nữa mẹ lo cho con lắm đấy ! " Thật may là mẹ không đánh em . Nói gì đi nữa thì đây cũng là kỷ niệm đáng nhớ của em !

Xem thêm các bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 chọn lọc, hay khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 14

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 16

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 17

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 18

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 19

1 829 lượt xem
Mua tài liệu