Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 (Chân trời sáng tạo) Tuần 18 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 18 sách Chân trời sáng tạo có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 4.

1 827 lượt xem
Mua tài liệu


Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo Tuần 18

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 18 - Đề số 1

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

- Đọc hiểu: Đọc và hiểu văn bản, trả lời được những câu hỏi liên quan đến nội dung, ý nghĩa của văn bản.

- Luyện từ và câu: ôn luyện tổng hợp kiến thức cả kì.

- Viết: ôn luyện tổng hợp kiến thức cả kì.

BÀI TẬP

I. ĐỌC HIỂU

NHÀ RÔNG

Đến Tây Nguyên, từ xa nhìn vào các buôn làng, ta dễ nhận ra ngôi nhà rông có đôi mái dựng đứng, vươn cao lên trời như một cái lưỡi rìu lật ngược. Nước mưa đổ xuống chảy xuôi tuồn tuột. Buôn làng nào có mái rông càng cao, nhà càng to, hẳn là nơi đó dân đông, làm ăn được mùa, cuộc sống no ấm.

Nhà rông là nơi thờ cúng chung, hội họp chung, tiếp khách chung, vui chung của tất cả dân làng. Kiến trúc bên trong nhà rông khá đặc biệt: nhà trống rỗng, chẳng vướng víu một cây cột nào, có nhiều bếp lửa luôn đượm khói, có nơi dành để chiêng trống, nông cụ,...Đêm đêm, bên bếp lửa bập bùng, các cụ già kể lại cho con cháu nghe biết bao kỉ niệm vui buồn ngôi nhà rông đã từng chứng kiến. Vì vậy, nhà rông đối với tuổi trẻ Tây Nguyên thân thương như cái tổ chim êm ấm.

Người Tây Nguyên nào cũng yêu thích nhà rông, ngôi nhà chung có sự góp sức xây dựng của tất cả mọi người.

(Theo Ay Dun và Lê Tấn)

Câu 1: Đặc điểm nổi bật về hình dạng của nhà rông ở Tây Nguyên là gì?

A. Có đôi mái dựng đứng, vươn cao lên trời và thẳng tuột xuống hai bên.

B. Có đôi mái dựng xòe sang hai bên, cong cong như con tôm.

C. Có đôi mái dựng đứng, vươn cao lên trời như cái lưỡi rìu lật ngược.

Câu 2: Buôn làng có mái nhà rông cao, to mang ý nghĩa gì?

A. Dân làng làm ăn được mùa, cuộc sống ấm no.

B. Dân làng tránh được những điều xui rủi, cuộc sống ấm no.

C. Buôn làng đó sẽ được thần linh phù trợ.

Câu 3: Những thông tin sau được nêu ở đoạn văn nào? Nối đúng:

a) Tình cảm của người dân Tây Nguyên đối với nhà rông 1) Đoạn 1

b) Hình dạng bên ngoài của nhà rông 2) Đoạn 2

c) Kiến trúc bên trong và những sinh hoạt cộng đồng ở nhà rông 3) Đoạn 3

Câu 4: Vì sao người dân Tây Nguyên yêu thích nhà rông?

A. Vì nhà rông là ngôi nhà chung, nơi đây có sự góp sức xây dựng của tất cả mọi người trong buôn làng.

B. Vì nhà rông có kiến trúc đặc biệt do chính người trong buôn làng xây nên.

C. Vì nhà rông là nơi sinh sống và làm việc của tất cả mọi người trong buôn làng.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 18 - Đề số 2

Đề bài:

A. Kiểm tra Đọc

I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)

Bài đọc: Thưa chuyện với mẹ

(SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 85)

Đọc diễn cảm toàn bài.

Trả lời câu hỏi sách giáo khoa trang 86.

II. Đọc hiểu: (5 điểm)

Bài đọc: Điều ước của vua Mi-đát

(SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 90)

Chọn câu trả lời đúng nhất bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu.

Câu 1: Vua Mi-đát xin thần Đi-ô-ni-dốt điều gì?

A. Xin được hạnh phúc.

B. Xin được sức khỏe.

C. Xin mọi vật vua chạm đến đều hóa thành vàng.

D. Các ý trên đều sai.

Câu 2: Thoạt đầu, điều ước được thực hiện tốt đẹp như thế nào?

A. Vua bẻ cành sồi thì cành sồi đó biến thành vàng; vua ngắt một quả táo thì quả táo đó biến thành vàng.

B. Vua rất giàu sang, phú quý.

C. Vua rất vui sướng, hạnh phúc.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 3: Tại sao vua Mi-đát phải xin thần lấy lại điều ước?

A. Vua đã quá giàu sang.

B. Vua đã được hạnh phúc.

C. Vua rất đói khát vì biết mình đã xin một điều ước khủng khiếp: các thức ăn, thức uống khi vua chạm tay vào đều biến thành vàng.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 4: Vua Mi-đát đã hiểu ra được điều gì?

A. Hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam.

B. Hạnh phúc không thể xây dựng bằng điều ước.

C. Hạnh phúc không thể xây dựng bằng tiền của.

D. Các ý trên đều sai.

Câu 5: Từ nào không thể thay thế cho từ “ước muốn”?

A. Ước mơ.

B. Mơ màng.

C. Mong ước.

D. Mơ tưởng.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả (Nghe – viết): (5 điểm)

Sau trận mưa rào

(trích)

Một giờ sau cơn dông, người ta hầu như không nhận thấy trời hè vừa ủ dột. Mùa hè, mặt đất cũng chóng khô như đôi má em bé.

Không gì đẹp bằng cây lá vừa tắm mưa xong, đang được mặt trời lau ráo, lúc ấy trông nó vừa tươi mát, vừa ấm áp. Khóm cây, luống cành trao đổi hương thơm và tia sáng. Trong tán lá mấy cây sung, chích chòe huyên náo, chim sẻ tung hoành, gõ kiến leo dọc thân cây dẻ, mổ lách cách trên vỏ …

V. Huy Gô

(trích Những người khốn khổ)

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Tả chiếc áo sơ mi của em.

Đáp án:

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)

- Đọc đúng tiếng, từ: 2 điểm (Đọc sai dưới 3 tiếng: 1,5 điểm; đọc sai từ 3 đến 5 tiếng: 1 điểm; đọc sai từ 6 đến 10 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai trên 10 tiếng: không cho điểm).

- Ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu (có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 dấu câu): 1 điểm; (không ngắt nghỉ hơi đúng ở 3 đến 4 dấu câu: 0,5 điểm; không ngắt nghỉ hơi đúng ở 5 dấu câu trở lên: không có điểm).

- Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm (đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút, phải đánh vần nhẩm: không có điểm).

- Trả lời đúng ý câu hỏi: 1 điểm (trả lời chưa đủ ý hoặc hiểu câu hỏi nhưng diễn đạt còn lúng túng, chưa rõ ràng: 0,5 điểm; không trả lời được hoặc trả lời sai ý: không có điểm).

II. Đọc hiểu: (5 điểm). Học sinh thực hiện đúng mỗi câu được 1 điểm.

Câu 1: C

Câu 2: A

Câu 3: C

Câu 4: A

Câu 5: B

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả: (5 điểm)

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn (thơ): 5 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai phụ âm đầu, vần, thanh hoặc viết hoa không đúng quy định): trừ 0,5 điểm.

- Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn,…. thì bị trừ 1 điểm toàn bài.

Lưu ý: Tất cả các đề còn lại cũng chấm theo thang điểm trên.

II. Tập làm văn: (5 điểm)

- Viết đủ ý, diễn đạt mạch lạc, viết câu đúng ngữ pháp: 5 điểm

Bài mẫu:

Tôi có một người bạn đồng hành quý báu. Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa.

Chiếc áo sờn vai của ba, nhờ bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành chiếc áo xinh xinh, trông rất oách của tôi. Những đường khâu đều đặn như khâu máy, thoáng nhìn qua khó mà biết được đây chỉ là một chiếc áo may bằng tay. Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh. Cái cổ áo trông như hai cái lá non trông thật dễ thương. Mẹ còn may hai cái cầu vai y như một cái áo quân phục thật sự. Cái măng – sét ôm khít lấy cổ tay tôi, khi cần, tôi có thể mở khuy và xắn tay áo lên một cách gọn gàng. Mặc áo vào, tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, tôi như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba… Lúc tôi mặc chiếc áo này đến trường, các bạn và cô giáo tôi đều gọi tôi là chú bộ đội. Có bạn hỏi: “Cậu có cái áo thích thật! Mua ở đâu thế?. “Mẹ tớ may đấy!” – Tôi hãnh diện trả lời.

Ba đã hi sinh trong một lần tuần tra biên giới, chưa kịp thấy tôi chững chạc như một anh lính tí hon trong cái áo mẹ may lại từ cái áo quân phục cũ của ba.

Chiếc áo vẫn còn y nguyên như ngày nào, mặc dù cuộc sống của tôi đã có nhiều thay đổi. Chiếc áo đã trở thành kỉ vật thiêng liêng của tôi và cả gia đình tôi.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 18 - Đề số 3

Đề bài:

A. Kiểm tra Đọc

I. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói: (3 điểm)

Học sinh đọc một đoạn văn khoảng 70 chữ thuộc các bài tập đọc đã học (GV chọn các đoạn văn trong SGK Tiếng Việt Tập 1 - ở các tuần từ tuần 11 đến tuần 17 ghi tên bài, số trang trong SGK vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn văn đã được đánh dấu; trả lời 1 câu hỏi do GV yêu cầu.)

II. Phần đọc hiểu và làm bài tập: (7 điểm)

Bánh khúc

Vào những ngày đầu năm, tiết trời ấm áp, trên những thửa ruộng tạm bỏ hoang mọc đầy cây tầm khúc. Lá nhỏ, thân gầy có mầu trắng đục, pha chút xanh lục nên gọi là tầm khúc trắng hay tầm khúc tuyết. Loại cây dại này lại có thể chế biến thành thứ bánh rất hấp dẫn.

Rau khúc hái về rửa sạch rồi luộc chín. Rút hết cọng già (bỏ xương), sau đó cho vào cối giã nhuyễn. Mẻ rau khúc lúc này khi quết, dẻo quánh, mầu xanh đậm và có mùi đặc trưng quyến rũ, được đem trộn lẫn với bột gạo. Những chiếc bánh thường nặn thành hình mặt trăng, trong có nhân là thịt băm, hành mỡ xào. Có nhà làm nhân bằng sườn. Sau đó những chiếc bánh được lăn một lớp gạo nếp đã được ngâm kỹ, thường gọi là áo bánh. Sau khi đồ xong, như đồ xôi, bánh bốc mùi thơm của nếp hoa vàng quyện với mùi nhân hành mỡ, thịt… Cũng có nhà không đi lấy được rau thì dùng rau diếp luộc lên trộn lẫn với bột làm bánh. Nhưng không dễ gì đánh lừa được người sành ăn. Bánh khúc là loại bánh bột nếp độn rau tầm khúc, nhưng dẻo quánh, để hai ngày vẫn mềm. Bánh có mùi thơm không thể lẫn với bất kỳ một loại rau nào độn vào.

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất (Từ câu 1 đến câu 3):

Câu 1: (0.5đ) Cây tầm khúc thường mọc vào thời điểm nào?

A. Cuối năm

B. Giữa năm

C. Đầu năm, tiết trời mát mẻ

Câu 2: (0.5đ) Món bánh khúc gồm những nguyên liệu gì?

A. Bột nếp, rau khúc, thịt băm, hành mỡ xào, gạo nếp

B. Rau diếp, bột nếp

C. Lá gai, bột nếp

Câu 3: (1đ) Rau khúc sau khi giã nhuyễn có đặc điểm gì?

A. Thơm, có màu trắng

B. Sánh như nước, màu xanh nhạt

C. Dẻo quánh, màu xanh đậm đen, mùi thơm đặc trưng của lá khúc.

Câu 4: (1đ) Để làm bánh, người ta chế biến lá khúc như thế nào?

Câu 5: (1đ) Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu sau: “Vào những ngày đầu năm, tiết trời ấm áp, trên những thửa ruộng tạm bỏ hoang mọc đầy cây tầm khúc.”

- Chủ ngữ là: …………………………

- Vị ngữ là: …………………………..

Câu 6: (1đ) Tìm và ghi ra các động từ, tính từ có trong câu sau:

“Rau khúc hái về rửa sạch rồi luộc chín.”

- Động từ: ………………………

- Tính từ: …………………………

Câu 7: (1đ) Em hãy viết một câu kể để kể về một hoạt động của em ở trường.

Câu 8: (1đ) Câu hỏi sau đây dùng để làm gì?

“Cậu có thể cho mình mượn cây bút máy được không?”

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả (nghe - viết)

Nghe - viết: Bài Cánh diều tuổi thơ (Từ đầu... đến những vì sao sớm.)

(Tiếng Việt lớp 4, tập 1, trang 146)

II. Tập làm văn: (8 điểm)

Đề: Hãy tả một đồ chơi mà em yêu thích.

Đáp án:

A. Kiểm tra Đọc

I. Đọc thành tiếng :

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng từ (Không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm

II. Phần đọc hiểu và làm bài tập: (7 điểm)

Câu 1: C (0.5 điểm)

Câu 2: A (0.5 điểm)

Câu 3: C (1 điểm)

Câu 4: Rau khúc hái về rửa sạch, luộc chín, rút hết cọng già, cho vào cối giã nhuyễn. (1 điểm)

Câu 5: CN: Trên những thửa ruộng tạm bỏ hoang; VN: mọc đầy cây tầm khúc; (1 điểm)

Câu 6: + ĐT: hái về, rửa, luộc;

+ TT: sạch, chín; (1 điểm)

Câu 7:VD: Giờ ra chơi, em cùng bạn đá cầu. (1 điểm)

Câu 8: Câu hỏi dùng để nêu đề nghị (hoặc yêu cầu) (1 điểm)

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả (nghe - viết):

- Tốc độ viết đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cữ chữ; trình bày đúng quy định, bài viết sạch, đẹp: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,… bị trừ 0,25 điểm toàn bài

II. Tập làm văn

- Mở bài: 1 điểm

- Thân bài: 4 điểm

+ Nội dung: 1,5 điểm ;

+ Kỹ năng: 1,5 điểm; Cảm xúc: 1 điểm

- Kết bài: 1 điểm

- Chữ viết: 0,5 điểm

Sáng tạo: 1 điểm

Bài mẫu:

Vào ngày sinh nhật lần thứ 9 của em, em đuơc tặng rất nhiều đồ chơi. Nào là thú bông, xếp hình, đồng hồ,...Nhưng trong số đó em thích nhất là cô búp bê barbie mà bố em đã tặng. Em đặt tên cho nó là Li sa - cái tên nghe rất tây.

Li sa có mái tóc xoăn màu vàng óng ả, cái môi thì đỏ chon chót chúm chím cười. Nước da của cô búp bê này trắng hồng và được làm bằng nhựa cứng. Khuôn mặt tròn bầu bĩnh. Cái má phinh phính, lúc nào cũng ửng hồng, ánh lên một màu trái đào mới nở. Đôi mắt to tròn, xanh biếc, với hàng lông mi cong vút, và chiếc mũi nhỏ xinh, trông Li sa thật là ngộ nghĩnh và dễ thương. Li sa được khoác trên mình một chiếc váy dạ hội màu đỏ lộng lẫy, lấp lánh nhưng sợi kim tuyến nhiều màu.

Dưới chân cô là một đôi giầy cao gót cũng màu đỏ được gắn rất nhiều hạt kim sa lấp lánh. Li sa là cô búp bê xinh đẹp nhất trong số những con búp bê của em. Li sa là người bạn tâm sự mỗi khi em vui hay buồn vì khi được ngắm nhìn Li sa làm em cảm thấy phấn chấn hơn.

Em dành rất nhiêu tình cảm của mình cho Li sa nên luôn giữ gìn và chơi với bé cẩn thận để mãi mãi món quà của bố tặng nhân ngày sinh nhật lúc nào cũng như mới.

Xem thêm các bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 chọn lọc, hay khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 19

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 20

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 21

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 22

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 23

1 827 lượt xem
Mua tài liệu