Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 (Chân trời sáng tạo) Tuần 8 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 8 sách Chân trời sáng tạo có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 4.

1 1,689 05/03/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo Tuần 8

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 8 - Đề số 1

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

- Đọc hiểu: Đọc và hiểu văn bản, trả lời được những câu hỏi liên quan đến nội dung, ý nghĩa của văn bản.

- Luyện từ và câu: Tính từ.

- Viết: Luyện tập về bài văn trần thuật về một sự việc.

BÀI TẬP

I. ĐỌC HIỂU

Sầu riêng là loại trái quý hiếm của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xin, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét nữa mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chính quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ.

Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhuy li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa là một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến. Mùa trái rộ vào dạo tháng tư tháng năm ta.

Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn... Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như héo. Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 8 Chân trời sáng tạo (có đáp án) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 4

Câu 1. Sầu riêng là loại quả đặc sản của miền nào?

A. Miền Bắc.

B. Miền Trung.

C. Miền Nam.

D. Cả 3 ý trên.

Câu 2. Mùa trái sầu riêng rộ vào tháng mấy?

A. Tháng 2, 3

B. Tháng 3, 4

C. Tháng 4, 5

D. Tháng 3, 4,5

Câu 3. Những cụm từ miêu tả hương vị đặc biệt của trái sầu riêng là:

A. Thân nó khẳng khiu, cao vút; hương tỏa ngọt ngào, vị ngọt đến đam mê.

B. Mùi thơm đậm, bay rất xa; thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái ngọt của mật ong già hạn; hương vị quyến rũ đến kì lạ.

C. Hoa đậu từng chùm, hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi; hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê.

D. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà.

Câu 4. Những từ ngữ tả hoa của cây sầu riêng là:

A. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như héo.

B. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cảnh ngang thẳng đuột….

C. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa.

D. Cả A và B

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 8 - Đề số 2

Đề bài:

Phần 1. Bài tập về đọc hiểu

Xe chúng tôi lao chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.

Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé H’mông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng.

(trích Đường đi Sa Pa - Nguyễn Phan Hách)

Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng

1. Tác giả di chuyển lên Sa Pa bằng phương tiện gì?

A. Ô tô

B. Xe đò

C. Thuyền

2. Những đám mây trắng sà xuống cửa kính của xe đem lại cảm giác gì cho tác giả?

A. Cảm giác ngột ngạt khó thở

B. Cảm giác bồng bềnh huyền ảo

C. Cảm giác lâng lâng khó tả

3. Đâu không là cảnh sắc mà xe đã đi ngang qua trên đường đến Sa Pa?

A. Những thác trắng xóa

B. Rừng cây âm âm

C. Cánh đồng lúa lớn

4. Những chú ngựa mà tác giả nhìn thấy trong vườn đào có màu gì?

A. Màu đỏ, màu đen, mà vàng

B. Màu đen, màu trắng, màu đỏ

C. Màu trắng, màu đỏ, màu tía

5. Tác giả đã gặp những em bé dân tộc nào trước cửa hàng?

A. H’mông, Tu Dí, Phù La

B. H’mông, Tu Dí, Phù Lá

C. H’mông, Tu Di, Phù Lá

6. Trong đoạn văn trên có xuất hiện bao nhiêu từ láy. Đó là những từ nào?

A. 6 từ

B. 7 từ

C. 8 từ

(Đó là …………………………………………………………………………)

7. Đoạn văn trên xuất hiện bao nhiêu hình ảnh so sánh. Đó là những hình ảnh nào?

A. 1 hình ảnh so sánh

B. 2 hình ảnh so sánh

C. 3 hình ảnh so sánh

(Đó là …………………………………………………………………………)

Phần 2. Bài tập chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn

Câu 1. Chính tả

1. Nghe - viết

Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé H’mông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng.

2. Bài tập

Điền vào chỗ trống l hoặc n

Một thiếu …iên ghì cương ngựa trước cửa hàng cơm. Chằng ăn mặc gọn gàng, đầu đội mũ đen, cổ quấn một cái khăn …ụa trắng thăt …ỏng, mối bỏ rủ sau …ưng. Con ngựa của chàng sắc …âu sẫm, dáng nhỏ thon. Trời …ạnh buốt căm căm mà mình …ó ướt đẫm mồ hôi, đủ đoán biết chủ …ó từ xa …ại.

Câu 2. Luyện từ và câu

1. Tìm và viết lại cho đúng các tên riêng bị viết sai chính tả trong đoạn văn sau:

Rủ nhau chơi khắp long thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai:
Hàng bồ, Hàng bạc, Hàng gai
Hàng buồm, Hàng thiếc , Hàng hài, Hàng khay
Mã Vĩ, hàng điếu, hàng giày
Hàng lờ, hàng cót, hàng mây, hàng Đàn.

….……………………………………………………………

….……………………………………………………………

….……………………………………………………………

2. Những từ ngữ và câu được đặt trong dấu ngoặc kép dưới đây là lời của ai. Dấu ngoặc kép được dùng trong các trường hợp đó để làm gì.

Ngoài vườn, những quả na đã “mở mắt”. Quả nào quả nấy nung núc, thơm phức. Mẹ bảo Mai: “Con hãy hái một rổ na chín, lựa những quả to, đẹp mang sang biếu bà”. Nghe mẹ dặn, Mai ngoan ngoãn mang rổ ra vườn ngay.

….……………………………………………………………

….……………………………………………………………

….……………………………………………………………

….……………………………………………………………

Câu 3. Tập làm văn

Em hãy viết mở bài gián tiếp và mở bài trực tiếp cho bài văn kể về người bạn thân của em.

….……………………………………………………………

….……………………………………………………………

….……………………………………………………………

….……………………………………………………………

….……………………………………………………………

….……………………………………………………………

….……………………………………………………………

….……………………………………………………………

Đáp án:

Phần 1. Bài tập đọc hiểu

1. A

2. B

3. C

4. B

5. B

6. B (chênh vênh, bồng bềnh, âm âm, lim dim, dịu dàng, lướt thướt, sặc sỡ)

7. B (thác trắng xóa tựa mây trời, bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa)

Phần 2. Bài tập chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn

Câu 1. Chính tả

1. Nghe - viết

Yêu cầu: HS trình bày sạch đẹp, chép đúng, đủ chữ.

2. Bài tập

Một thiếu niên ghì cương ngựa trước cửa hàng cơm. Chằng ăn mặc gọn gàng, đầu đội mũ đen, cổ quấn một cái khăn lụa trắng thăt lỏng, mối bỏ rủ sau lưng. Con ngựa của chàng sắc nâu sẫm, dáng nhỏ thon. Trời lạnh buốt căm căm mà mình nó ướt đẫm mồ hôi, đủ đoán biết chủ nó từ xa lại.

Câu 2. Luyện từ và câu

1.

Rủ nhau chơi khắp long thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai:
Hàng bồ, Hàng bạc, Hàng gai
Hàng buồm
, Hàng thiếc , Hàng hài, Hàng khay
Mã Vĩ, hàng điếu, hàng giày
Hàng lờ
, hàng cót, hàng mây, hàng Đàn.

→ Sửa lại: Long Thành, Hàng Bồ, hàng Bạc, hàng Gai, Hàng Buồm, hàng Thiếc, hàng Hài, hàng Khay, hàng Điếu, hàng Giày, Hàng Lờ, hàng Cót, hàng Mây.

2.

- Dấu ngoặc kép trích lời của mẹ Mai.

- Tác dụng của các dấu ngoặc kéo trong bài:

“mở mắt”: dùng để đánh dấu từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt, ở đây là được + dùng với nghĩa chuyển.

+ “Con hãy hái một rổ na chín, lựa những quả to, đẹp mang sang biếu bà”: được dùng để trích dẫn trọn vẹn câu nói của mẹ.

Câu 3.

Bài làm tham khảo:

- Mở bài trực tiếp: Trong những người bạn mà em quen biết thì Diệu Nhi là người bạn mà em yêu quý nhất.

- Mở bài gián tiếp: Cuộc đời học sinh của mỗi người, ai cũng cần có một người bạn. Một người bạn để cùng nhau học tập, vui chơi, để cùng nhau tâm sự, sẻ chia những vui buồn trong cuộc sống. Và bản thân em đã rất may mắn khi được gặp một người bạn tuyệt vời như thế. Đó chính là Diệu Nhi.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 8 - Đề số 3

Đề bài:

Bài 1: Gạch chân vào chữ cái trước câu nêu nội dung đúng nhất của bài “Nếu chúng mình có phép lạ”

Bài thơ nói lên ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc.

Bài thơ nói lên ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để cuộc sống của trẻ em được đầy đủ và hạnh phúc hơn.

Bài thơ nói lên ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để thế giới trở nên tốt đẹp hơn.

Bài 2 : Tìm các từ cùng nghĩa hoặc gần nghĩa với từ ước mơ” để điền vào bảng :

Các từ ghép bắt đầu bằng tiếng “ước”:

Các từ ghép bắt đầu bằng tiếng “mơ”:

Bài 3: Dùng gạch chéo để phân cách các từ trong mỗi câu văn sau:

Mỗi lần về đến đầu phố nhà mình, Hằng lại được ngửi thấy mùi hương hoa sữa quen thuộc.

Bài 4: Tìm trong câu văn trên:

4 danh từ: …………………………………………………………………………………

3 từ ghép có nghĩa phân loại; …………………………………………………………..

Bài 5: Hãy điền thành ngữ hoặc tục ngữ tương ứng với nghĩa trong bảng:

Nghĩa thành ngữ, tục ngữ:

- Thương yêu mọi người như yêu bản thân mình.

- Đùm bọc, cưu mang, giúp đỡ nhau trong hoạn nạn, khó khăn.

- Tính thẳng thắn, bộc trực.

- Mong ước điều gì được đáp ứng như ý.

Thành ngữ hoặc tục ngữ tương ứng:

- ………………………………………………

……………………………………………

-

Tập làm văn: Em hãy viết một bức thư cho bạn cũ để thăm hỏi và nói cho bạn nghe về ước mơ của em.

Đáp án:

Bài 1: Gạch chân vào chữ cái trước câu nêu nội dung đúng nhất của bài “Nếu chúng mình có phép lạ”

Bài thơ nói lên ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc.

Bài thơ nói lên ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để cuộc sống của trẻ em được đầy đủ và hạnh phúc hơn.

Bài thơ nói lên ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để thế giới trở nên tốt đẹp hơn.

Bài 2 : Tìm các từ cùng nghĩa hoặc gần nghĩa với từ ước mơ” để điền vào bảng :

Các từ ghép bắt đầu bằng tiếng “ước”:

Ước muốn, ước vọng.

Các từ ghép bắt đầu bằng tiếng “mơ”:

Mơ ước, mơ mộng

Bài 3: Dùng gạch chéo để phân cách các từ trong mỗi câu văn sau:

Mỗi/ lần/về/ đến/ đầu/ phố/ nhà mình, Hằng/ lại/ được/ ngửi/ thấy/ mùi hương/ hoa sữa/ quen thuộc.

Bài 4: Tìm trong câu văn trên:

4 danh từ: Quê, phố, Hằng, hoa sữa

3 từ ghép có nghĩa phân loại: Nhà mình, mùi hương, hoa sữa

Bài 5: Hãy điền thành ngữ hoặc tục ngữ tương ứng với nghĩa trong bảng:

Nghĩa thành ngữ, tục ngữ:

- Thương yêu mọi người như yêu bản thân mình.

- Đùm bọc, cưu mang, giúp đỡ nhau trong hoạn nạn, khó khăn.

- Tính thẳng thắn, bộc trực.

- Mong ước điều gì được đáp ứng như ý.

Thành ngữ hoặc tục ngữ tương ứng:

- Thương người như thế thương thân

- Lá lành đùm lá rách

- Thẳng như ruột ngựa

- Cầu được ước thấy

Tập làm văn: Em hãy viết một bức thư cho bạn cũ để thăm hỏi và nói cho bạn nghe về ước mơ của em.

Bài mẫu tham khảo

….., ngày …. tháng… năm….

Thịnh thân mến!

Lâu rồi, tớ không nhận được thư của cậu. Cậu có khỏe không? Việc học của cậu tốt chứ? Công việc của bố mẹ cậu ổn phải không?

Thịnh à, hôm qua, tớ xem ti vi và biết: có một bạn đạt danh hiệu học sinh giỏi toán, được đi thi trên quận. Tớ cũng thích môn toán lắm, tớ ước được trở thành học sinh giỏi toán đi thi trên quận. Tớ biết, muốn đạt được điều này thì thật là khó, nhưng tớ đã cố gắng: tớ làm thêm bài ở nhà và học hỏi nhiều ở các bạn trong lớp. Tớ mong với sự cố gắng hiện nay điều của tớ sẽ trở thành hiện thực trong tương lai!

Bạn thân

Quang Minh

Xem thêm các bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 chọn lọc, hay khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 7

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 9

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 10

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 11

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 12

1 1,689 05/03/2024
Mua tài liệu