Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 (Chân trời sáng tạo) Tuần 5 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 5 sách Chân trời sáng tạo có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 4.

1 2,257 05/03/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo Tuần 5

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 5 - Đề số 1

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

- Đọc hiểu: Đọc và hiểu văn bản, trả lời được những câu hỏi liên quan đến nội dung, ý nghĩa của văn bản.

- Luyện từ và câu: Động từ.

- Viết: Bài văn thuật lại một sự việc.

BÀI TẬP

I. ĐỌC HIỂU

HAI TIẾNG GIA ĐÌNH

Thiêng liêng hai tiếng gia đình

Nơi mọi người sống hết mình vì ta

Con cháu cha mẹ ông bà

Xung quanh tất cả đều là người thân

Cho ta cuộc sống tinh thần

Cho ta vật chất không cần nghĩ suy

Cha mẹ ta thật diệu kỳ

Yêu thương ta nhất từ khi lọt lòng

Mẹ cho ta bú ẵm bồng

Cha nuôi ta lớn tính công thế nào

Như là biển rộng trời cao

Cha làm bệ phóng dẫn vào tương lai

(Hai tiếng gia đình - Nguyễn Đình Huân)

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 5 Chân trời sáng tạo (có đáp án) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 4

Câu 1. Chủ đề trong đoạn thơ trên nói về gì?

A. Thiên nhiên

B. Gia đình

C. Tương lai

D. Cuộc sống

Câu 2. Đoạn thơ là lời bày tỏ cảm xúc của ai?

A. Người cha

B. Người mẹ

C. Người con

D. Người bà

Câu 3. Qua hai câu thơ cuối, em cảm nhận được điều gì về người cha?

A. Cha yêu thương con suốt cuộc đời

B. Cha chăm sóc con suốt cuộc đời

C. Cha an ủi con mọi nơi, mọi lúc

D. Cha là điểm tựa về mọi mặt cho con trong suốt cuộc đời

Câu 4. Tình cảm nào của ''con'' với gia đình được hiện trong bài thơ trên?

A. Thấu hiểu , tự hào, trân trọng

B. Tự hào, yêu thương, trân trọng

C. Tự hào, yêu thương, biết ơn, trân trọng

D. Thấu hiểu , yêu thương , biết ơn

Câu 5. Theo em qua đoạn thơ trên, tác giả muốn nhắn gửi tới mỗi chúng ta thông điệp gì?

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 5 - Đề số 2

Đề bài:

I. Bài tập về đọc hiểu

Ngày xưa, ở một ngôi làng kia, có rất nhiều chàng trai và cô gái. Mỗi tối sau khi dùng bữa xong, họ tụ tập quanh đống lửa và bắt đầu nhảy múa. Do đó, ngôi làng này có tên gọi là Ngôi làng nhảy múa.

Một đêm nọ, có một con khỉ đến gần nơi đang diễn ra lửa trại. Nó mặc quần áo, đeo kính giống như con người và mang theo một số món quà nhỏ để tặng cho các cô gái. Mọi người đang hòa mình vào âm nhạc và nhảy múa nên chẳng ai nhận ra nó là một con khỉ cả.

(trích Tại sao mông khỉ lại có màu đỏ?)

Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

1. Ngôi làng trong truyện có tên là gì?

A. Ngôi làng xinh đẹp

B. Ngôi làng ca hát

C. Ngôi làng nhảy múa

2. Ở ngôi làng, sau khi dùng bữa tối thì các chàng trai và cô gái thường làm gì?

A. Tụ tập quanh đống lửa và kể những câu chuyện thú vị

B. Tụ tập quanh đống lửa và bắt đầu nhảy múa

B. Tụ tập quanh đống lửa và tâm sự với nhau

3. Con khỉ đã ngụy trang thành người bằng cách nào?

A. Bằng cách mặc quần áo, đeo kính giống như con người

B. Bằng cách mặc chiếc váy hoa sặc sỡ

C. Bằng cách trang điểm thật đậm

4. Vì sao không ai nhận ra con khỉ đang giả làm người?

A. Vì con khỉ rất giống con người

B. Vì mọi người đang hòa mình vào âm nhạc

C. Vì mọi người chưa nhìn thấy khỉ bao giờ

II. Bài tập về chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn

Câu 1. Chính tả

1. Nghe - viết

Ngày xưa, ở một ngôi làng kia, có rất nhiều chàng trai và cô gái. Mỗi tối sau khi dùng bữa xong, họ tụ tập quanh đống lửa và bắt đầu nhảy múa. Do đó, ngôi làng này có tên gọi là Ngôi làng nhảy múa.

2. Bài tập: Điền vào chỗ trống ân hoặc âng

Ở nhà, Lan là đứa con ngoan, luôn v………. lời bố mẹ. Chủ nhật, em giúp mẹ quét s………. nhà. Giúp bố tưới cây. Giúp bà hái trầu. Buổi tối, em cùng bà và bố mẹ ra s………. ngắm v………. trăng sáng.

Câu 2. Luyện từ và câu

1. Em hãy tìm các từ:

- Trái nghĩa với thật thà:

….……………………………………………………………………………………………………………

- Đồng nghĩa với thật thà:

….……………………………………………………………………………………………………………

2. Cho đoạn văn sau:

Cậu mèo đã dậy từ lâu
Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng
Mụ gà cục tác như điên
Làm thằng gà trống huyên thuyên một hồi
Cái na đã tỉnh giấc rồi
Đàn chuối đứng vỗ tay cười, vui sao!
Chị tre chải tóc bên ao
Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương
Bác nồi đồng hát bùng boong
Bà chổi loẹt quẹt lom khom trong nhà.

(trích Buổi sáng nhà em - Trần Đăng Khoa)

Em hãy gạch chân dưới các từ chỉ sự vật trong đoạn thơ trên.

Câu 3. Tập làm văn

Em hãy viết thư thăm hỏi động viên bạn bè, người thân có chuyện buồn

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu

1. C

2. B

3. A

4. B

II. Bài tập về chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn

Câu 1. Chính tả

1. Nghe - viết

- Yêu cầu: HS trình bày sạch đẹp, chép đúng, đủ chữ.

2. Bài tập

Điền như sau:

Ở nhà, Lan là đứa con ngoan, luôn vâng lời bố mẹ. Chủ nhật, em giúp mẹ quét sân nhà. Giúp bố tưới cây. Giúp bà hái trầu. Buổi tối, em cùng bà và bố mẹ ra sân ngắm vầng trăng sáng.

Câu 2. Luyện từ và câu

1. Gợi ý

- Trái nghĩa với thật thà: dối trá, gian dối, gian lận, gian manh, gian ngoan, gian giảo, gian trá, lừa bịp, lừa dối, bịp bợm, lừa đảo, lừa lọc...

- Đồng nghĩa với thật thà: thẳng thắn, ngay thẳng, ngay thật, chân thật, trung thực, thành thật, thực lòng, thực tình, thực tâm, bộc trực, chính trực, trung trực…

2. Gạch chân như sau:

Cậu mèo đã dậy từ lâu
Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng
Mụ gà cục tác như điên
Làm thằng gà trống huyên thuyên một hồi
Cái na đã tỉnh giấc rồi
Đàn chuối đứng vỗ tay cười, vui sao!
Chị tre chải tóc bên ao
Nàng mâyáo trắng ghé vào soi gương
Bác nồi đồng hát bùng boong
Bà chổi loẹt quẹt lom khom trong nhà.

(trích Buổi sáng nhà em - Trần Đăng Khoa)

Câu 3. Tập làm văn

Bài tham khảo

Đà Lạt, ngày … tháng … năm …

Hùng thân mến!

Chiều hôm nay, xem tivi đưa tin, mình biết được nhà cậu ở Quảng Trị đang bị ngập nặng do mưa lũ kéo dài. Mình lo cho cậu và gia đình lắm. Vậy nên, vừa về đến nhà là mình viết thư gửi cậu ngay.

Mình biết là nước dâng cao lên đã đem lại rất nhiều khó khăn và nguy hiểm cho cậu và mọi người. Nhưng Hùng ạ, sau cơn mưa trời lại sáng. Mọi khó khăn rồi sẽ qua đi, nước rồi sẽ rút và cuộc sống cũng sẽ trở lại bình thường. Với lại, cậu và người dân Quảng Trị sẽ không cô đơn đâu, vì người dân cả nước và trên thế giới luôn dõi theo, và sẵn sàng giúp đỡ, sát cánh bên cậu mà. Vậy nên, Hùng hãy cứ yên tâm, cố gắng giữ gìn sức khỏe và an toàn của bản thân nhé. Mẹ mình và các cô chú đã gửi những hộp quà theo lá thư của mình gửi đến gia đình cậu. Chúc cậu và mọi người ở đó luôn mạnh khỏe và sớm vượt qua được những ngày tháng gian khổ này.

Khi nào mọi thứ ổn định trở lại, cậu hãy viết thư hồi âm cho mình nhé. Mình nhớ cậu rất nhiều!

Người viết thư

Tuấn

Đỗ Minh Tuấn

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 5 - Đề số 3

Đề bài:

Câu 1. Tìm những chữ bị bỏ trống để hoàn chỉnh các đoạn văn dưới đây. Biết rằng:

a) Những chữ đó bắt đầu bằng l hoặc n:

Hưng vẫn hí hoáy tự tìm ........ giải cho bài toán mặc dù em có thể nhìn bài của bạn Dũng ngồi ngay bên cạnh. Ba tiếng trống báo hiệu hết giờ, Hưng ........ bài cho cô giáo. Em buồn, vì bài kiểm tra lần ........ có thể ........ em mất danh hiệu học sinh tiên tiến mà ........ nay em vẫn giữ vững. Nhưng em thấy ........ thanh thản vì đã trung thực, tự trọng khi ........ bài.

b) Những chữ đó có vần en hoặc eng:

Ngày hội, người người ........ chân. Lan ........ qua đám đông để về nhà. Tiếng xe điện ........ keng. Lan lên xe, thấy ngay một chiếc ví nhỏ màu nâu rơi ra từ chiếc túi của một bà cụ mặc áo ........ ốm, choàng khăn nhung màu ........ Cụ già không hề hay biết. Lan nhặt ví đưa cho cụ. Cụ mừng rỡ cầm ví ........ em ngoan.

Câu 2. Đặt câu với một từ cùng nghĩa với trung thực hoặc một từ trái nghĩa với trung thực:

Câu 3. Đặt dấu X vào ☐ trước dòng nêu đúng nghĩa của từ tự trọng:

Tin vào bản thân mình.

Quyết định lấy công việc của mình.

Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình.

Đánh giá mình quá cao và coi thường người khác.

Câu 4. Mỗi thành ngữ, tục ngữ dưới đây nói về điều gì? Đánh dấu X vào ô thích hợp.

hành ngữ, tục ngữ

Nói về tính trung thực

Nói về lòng tự trọng

a) Thẳng như ruột ngựa.

b) Giấy rách phải giữ lấy lề.

c) Thuốc đắng dã tật.

d) Cây ngay không sợ chết đứng.

e) Đói cho sạch, rách cho thơm.

Câu 5: Chọn viết một lá thư theo một trong những đề bài gợi ý sau:

1. Nhân dịp năm mới, em viết thư cho một người thân (ông bà, cô giáo cũ, bạn cũ, ...) để thăm hỏi và chúc mừng năm mới.

2. Nhân dịp sinh nhật của một người thân đang ở xa, em viết thư thăm hỏi và chúc mừng người thân đó.

3. Nghe tin gia đình một người thân ở xa có chuyện buồn (có người đau ốm, người mới mất hoặc mới gặp tai nạn...), em viết thư thăm hỏi và động viên người thân đó.

Đáp án:

Câu 1. Tìm những chữ đó để hoàn chỉnh các đoạn văn dưới đây.

Biết rằng:

a) Những chữ đó bắt đầu bằng l hoặc n

Hưng vẫn hí hoáy tự tìm lời giải thích cho bài toán mặc dù em có thể nhìn bài của bạn Dũng ngồi ngay bên cạnh. Ba tiếng trống báo hiệu hết giờ, Hưng nộp bài cho cô giáo. Em buồn, vì bài kiểm tra lần này có thể làm em mất danh hiệu học sinh tiên tiến mà lâu nay em vẫn giữ vững. Nhưng em thấy lòng thanh thản vì đã trung thực, tự trọng khi làm bài.

b) Những chữ bị bỏ trống có vần en hoặc eng

Ngày hội, người người chen chân, Lan len qua đám đông để về nhà. Tiếng xe điện leng keng. Lan lên xe, thấy ngay một chiếc ví nhỏ màu nâu rơi ra từ chiếc túi của một bà cụ mặc áo len ấm, choàng khăn nhung màu đen. Cụ già không hề hay biết. Lan nhặt ví đưa cho cụ. Cụ mừng rõ cầm ví, khen em ngoan.

Câu 2. Đặt câu với một từ cùng nghĩa với trung thực hoặc một từ trái nghĩa với trung thực:

- Từ cùng nghĩa: Bạn Huy là người rất thẳng tính.

- Từ trái nghĩa: Cha mẹ và thầy cô ở trường vẫn dạy em rằng: cần phải sống trung thực, không nên gian dối.

Câu 3. Đặt dấu X vào ☐ dưới dòng nêu đúng nghĩa của từ tự trọng:

Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình

Câu 4. Mỗi thành ngữ, tục ngữ dưới đây nói về điều gì? Đánh dấu X vào ô thích hợp.

Thành ngữ, tục ngữ

Nói về tính trung thực

Nói về lòng tự trọng

a) Thẳng như ruột ngựa.

X

b) Giấy rách phải giữ lấy lề.

X

c) Thuốc đắng dã tật.

X

d) Cây ngay không sợ chết đứng.

X

e) Đói cho sạch, rách cho thơm.

X

Câu 5:

Bài tham khảo

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 02 năm 2012

Ông bà kính yêu!

Năm cũ sắp hết, mùa xuân đang về ông bà ạ. Tết này nhà cháu không về quê đón Tết cùng ông bà được nên cháu viết thư này thăm hỏi và chúc Tết ông bà.

Mùa đông năm nay ông bà có khỏe không? Ông bà có ăn được nhiều cơm không? Khi trời trở gió bấc nhiều. Bà nhớ đi tất cho chân đỡ nứt nẻ nhé! Cả ông cũng thế, ông cũng nhớ phải quàng thêm khăn cổ cho ấm để đỡ ho đấy ông ạ. Con Bê-tô bố cháu đem về quê dạo hè nay lớn nhiều chưa hả ông bà? Nó đã biết trông nhà chưa ạ? Ông bà nhớ nhắc em Phong tắm cho nó để kẻo bẩn mà rụng hết lông đấy ông bà ạ. Bê-tô có giúp chú Hưng được việc gì không hả ông bà? Cháu lo nó không biết làm gì thì khổ chú chăm nó mệt lắm đấy ạ. Cháu nghe bố cháu kể Bê-tô khôn lắm, chú Hưng dạy cho nó biết nhiều việc. Tiếc quá, Tết này cháu nghỉ có ít ngày nên về quê không tiện, bố mẹ cháu bảo để hè về được nhiều ngày hơn. Cháu nhớ ông bà, các cô chú và em Phong, cá con Bê-tô nữa.

Cả nhà cháu đều bình thường. Cháu và em Ngân đều được xếp loại học sinh giỏi học kì I. Mẹ cháu đang bận gói quà gửi về biếu Tết ông bà đấy ạ! Cháu xin thay mặt cả nhà kính chúc ông bà một năm mới được nhiều sức khỏe, bình an và luôn luôn vui tươi, sảng khoái. Cháu kính chúc chú thím Hưng và các em một năm mới mạnh khỏe, làm ăn phát đạt, các em đều giỏi giang và nhiều niềm vui. Khi nào ông bà nhận được thư này và quà Tết mẹ cháu gửi biếu, ông bà nhớ điện thoại cho cháu ông bà nhé!

Cháu xin phép dừng bút. Cháu thơm ông bà thật kêu!

Cháu của ông bà

Nguyễn Nhã Nghiêm

Xem thêm các bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 chọn lọc, hay khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 2

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 3

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 4

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 6

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 7

1 2,257 05/03/2024
Mua tài liệu