Toán 12 Bài 1 (Chân trời sáng tạo): Nguyên hàm
Với giải bài tập Toán lớp 12 Bài 1: Nguyên hàm sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 12 Bài 1.
Giải Toán 12 Bài 1: Nguyên hàm
Hoạt động khởi động trang 6 Toán 12 Tập 2: Khi được thả từ độ cao 20 m, một vật rơi với gia tốc không đổi a = 10 m/s2. Sau khi rơi được t giây thì vật có tốc độ bao nhiêu và đi được quãng đường bao nhiêu?
Lời giải:
Sau khi học xong bài này, ta sẽ giải quyết bài toán này như sau:
Kí hiệu v(t) là tốc độ của vật, s(t) là quãng đường vật đi được cho đến thời điểm t giây kể từ khi vật bắt đầu rơi.
Vì a(t) = v'(t) với mọi t ≥ 0 nên v(t)=∫a(t)dt=∫10dt=10t+C.
Vì v(0) = 0 nên C = 0. Vậy v(t) = 10t (m/s).
Vì v(t) = s'(t) với mọi t ≥ 0 nên s(t)=∫v(t)dt=∫10tdt=5t2+C.
Ta có s(0) = 0 nên C = 0. Vậy s(t) = 5t2 (m).
Vật rơi từ độ cao 20 m nên s(t) ≤ 20, suy ra 0 ≤ t ≤ 2.
Vậy sau khi vật rơi được t giây (0 ≤ t ≤ 2) thì vật có tốc độ v(t) = 10t m/s và đi được quãng đường s(t) = 5t2 mét.
Hoạt động khám phá 1 trang 6 Toán 12 Tập 2: Cho hàm số f(x) = 2x xác định trên ℝ. Tìm một hàm số F(x) sao cho F'(x) = f(x).
Lời giải:
Ta có F(x) = x2 vì (x2)' = 2x.
Hoạt động khám phá 2 trang 6 Toán 12 Tập 2: Cho hàm số f(x) = 3x2 xác định trên ℝ.
a) Chứng minh rằng F(x) = x3 là một nguyên hàm của f(x) trên ℝ.
b) Với C là hằng số tùy ý, hàm số H(x) = F(x) + C có là nguyên hàm của f(x) trên ℝ không?
c) Giả sử G(x) là một nguyên hàm của f(x) trên ℝ. Tìm đạo hàm của hàm số G(x) – F(x). Từ đó, có nhận xét gì về hàm số G(x) – F(x)?
Lời giải:
a) Ta có F'(x) = (x3)' = 3x2 = f(x).
Do đó F(x) = x3 là một nguyên hàm của f(x) trên ℝ.
b) Có H(x) = F(x) + C = x3 + C.
Có H'(x) = (x3 + C)' = 3x2 = f(x).
Do đó hàm số H(x) = F(x) + C cũng là nguyên hàm của f(x) trên ℝ.
c) Có (G(x) – F(x))' = G'(x) – F'(x) = f(x) – f(x) = 0.
Vì (G(x) – F(x))' = 0 nên G(x) – F(x) là một hằng số.
Hay G(x) = F(x) + C, C là hằng số bất kì.
Thực hành 1 trang 7 Toán 12 Tập 2: Chứng minh rằng F(x) = e2x + 1 là một nguyên hàm của hàm số f(x) = 2e2x + 1 trên ℝ.
Lời giải:
Có F'(x) = (e2x + 1)' = e2x + 1.(2x + 1)' = 2e2x + 1 = f(x).
Vậy F(x) = e2x + 1 là một nguyên hàm của hàm số f(x) = 2e2x + 1 trên ℝ.
Hoạt động khám phá 3 trang 8 Toán 12 Tập 2:
a) Giải thích tại sao ∫0dx=C và ∫1dx=x+C.
b) Tìm đạo hàm của hàm số F(x)=xα+1α+1(α≠−1). Từ đó, tìm ∫xαdx.
Lời giải:
a) Vì (C)' = 0 nên ∫0dx=C.
Vì (x + C)' = 1 nên ∫1dx=x+C.
b) Có F'(x)=(xα+1α+1)'=(α+1)xαα+1=xα.
Do đó ∫xαdx=xα+1α+1+C,(α≠−1).
Thực hành 2 trang 8 Toán 12 Tập 2: Tìm:
a) ∫x4dx; b) ∫1x3dx; c) ∫√xdx (x>0).
Lời giải:
a) ∫x4dx=x55+C
b) ∫1x3dx=∫x−3dx=−12x−2+C=−12x2+C
c) ∫√xdx=∫x12dx=23x32+C=23x√x+C
Hoạt động khám phá 4 trang 8 Toán 12 Tập 2: Cho hàm số F(x) = ln|x| với x ≠ 0.
a) Tìm đạo hàm của F(x).
b) Từ đó, tìm ∫1xdx.
Lời giải:
a) Với x > 0 thì F(x) = lnx Þ F'(x) = 1x.
Với x < 0 thì F(x) = ln(−x) ⇒F'(x)=(−x)'−x=1x.
Vậy F'(x)=1x,x≠0.
b) Có ∫1xdx=ln|x|+C.
Hoạt động khám phá 5 trang 9 Toán 12 Tập 2:
a) Tìm đạo hàm của các hàm số y = sinx, y = −cosx, y = tanx, y = −cotx.
b) Từ đó, tìm ∫cosxdx,∫sinxdx,∫1cos2xdx và ∫1sin2xdx
Lời giải:
a) Ta có (sinx)' = cosx, (−cosx)' = sinx, (tanx)'=1cos2x , (−cotx)'=1sin2x.
b) ∫cosxdx=sinx+C,∫sinxdx=−cosx+C,
∫1cos2xdx=tanx+C , ∫1sin2xdx=−cotx+C.
Thực hành 3 trang 9 Toán 12 Tập 2: Tìm nguyên hàm F(x) của hàm số f(x) = cosx thỏa mãn F(0)+F(π2)=0.
Lời giải:
Có F(x)=∫cosxdx=sinx+C.
Vì F(0)+F(π2)=0 nên sin0+C+sinπ4+C=0⇔2C=−√22⇔C=−√24.
Vậy F(x)=sinx−√24.
Hoạt động khám phá 6 trang 9 Toán 12 Tập 2:
a) Tìm đạo hàm của các hàm số y = ex, y=axlna với a > 0, a ≠ 1.
b) Từ đó, tìm ∫exdx và ∫axdx (a > 0, a ≠ 1).
Lời giải:
a) Có (ex)' = ex, (axlna)'=ax.lnalna=ax, a > 0, a ≠ 1.
b) ∫exdx=ex+C.
∫axdx=axlna+C , (a > 0, a ≠ 1).
Thực hành 4 trang 9 Toán 12 Tập 2: Tìm:
a) ∫3xdx
b) ∫e2xdx
Lời giải:
a) Ta có ∫3xdx=3xln3+C
b) Ta có ∫e2xdx=12e2x+C
Hoạt động khám phá 7 trang 10 Toán 12 Tập 2: Ta có (x33)'=x2 và (x3)' = 3x2.
a) Tìm ∫x2dx và 3∫x2dx.
b) Tìm ∫3x2dx.
c) Từ các kết quả trên, giải thích tại sao ∫3x2dx=3∫x2dx.
Lời giải:
a) ∫x2dx=x33+C'; 3∫x2dx=3(x33+C')=x3+3C'=x3+C.
b) ∫3x2dx=x3+C.
c) ∫3x2dx=3∫x2dx=x3+C.
Thực hành 5 trang 10 Toán 12 Tập 2: Tìm:
a) ∫(−cosx4)dx.
b) ∫22x+1dx
Lời giải:
a) ∫(−cosx4)dx=−14∫cosxdx=−14sinx+C
b) ∫22x+1dx=∫4x.2dx=2∫4xdx=2.4xln4+C
Hoạt động khám phá 8 trang 10 Toán 12 Tập 2: Ta có (x33)'=x2, (x2)' = 2x và (x33+x2)'=x2+2x.
a) Tìm ∫x2dx,∫2xdx và ∫x2dx+∫2xdx.
b) Tìm ∫(x2+2x)dx.
c) Từ các kết quả trên, giải thích tại sao ∫(x2+2x)dx=∫x2dx+∫2xdx.
Lời giải:
a) ∫x2dx=x33+C1,∫2xdx=x2+C2.
∫x2dx+∫2xdx=x33+C1+x2+C2=x33+x2+C.
b) ∫(x2+2x)dx=x33+x2+C.
c) ∫(x2+2x)dx=∫x2dx+∫2xdx=x33+x2+C.
Thực hành 6 trang 11 Toán 12 Tập 2: Tìm:
a) ∫(3x3+25√x3)dx (x>0); b) ∫(3cos2x−1sin2x)dx
Lời giải:
a) ∫(3x3+25√x3)dx=∫3x3dx+∫25√x3dx =3∫x3dx+2∫x−35dx =3x44+5x25+C.
b) ∫(3cos2x−1sin2x)dx=3∫1cos2xdx−∫1sin2xdx=3tanx+cotx+C
Thực hành 7 trang 11 Toán 12 Tập 2: Một ô tô đang chạy với tốc độ 19 m/s thì hãm phanh và chuyển động chậm dần với tốc độ v(t) = 19 – 2t (m/s). Kể từ khi hãm phanh, quãng đường ô tô đi được sau 1 giây, 2 giây, 3 giây là bao nhiêu?
Lời giải:
Kí hiệu s(t) là quãng đường ô tô đi được.
Ta có s(t)=∫v(t)dt=∫(19−2t)dt=19t−t2+C.
Vì s(0) = 0 => C = 0.
Do đó s(t) = 19t – t2.
Quãng đường ô tô đi được sau 1 giây là: s(1) = 19.1 – 12 = 18 m.
Quãng đường ô tô đi được sau 2 giây là: s(2) = 19.2 – 22 = 34 m.
Quãng đường ô tô đi được sau 3 giây là: s(3) = 19.3 – 32 = 48 m.
BÀI TẬP
Bài 1 trang 11 Toán 12 Tập 2: Tính đạo hàm của hàm số F(x) = xex, suy ra nguyên hàm của hàm số f(x) = (x + 1)ex
Lời giải:
Có F'(x) = (xex)' = ex + xex = (1 + x)ex.
Do đó ∫f(x)dx=∫(x+1)exdx=xex+C.
Bài 2 trang 11 Toán 12 Tập 2: Tìm:
a) ∫x5dx; b) ∫13√x2dx(x>0); c) ∫7xdx; d) ∫3x5xdx
Lời giải:
a) ∫x5dx=x66+C.
b) ∫13√x2dx=∫x−23dx=3x13+C=33√x+C.
c) ∫7xdx=7xln7+C.
d) ∫3x5xdx=∫(35)xdx=(35)xln35.
Bài 3 trang 11 Toán 12 Tập 2: Tìm nguyên hàm F(x) của hàm số f(x)=1sin2x thỏa mãn F(π2)=1
Lời giải:
Có F(x)=∫1sin2xdx=−cotx+C.
Vì F(π2)=1 nên −cotπ2+C=1⇔C=1.
Vậy F(x)=−cotx+1.
Bài 4 trang 11 Toán 12 Tập 2: Tìm:
a) ∫(2x5+3)dx; b) ∫(5cosx−3sinx)dx;
c) ∫(√x2−2x)dx; d)∫(ex−2−2sin2x)dx
Lời giải:
a) ∫(2x5+3)dx=2∫x5dx+3∫dx=x63+3x+C.
b) ∫(5cosx−3sinx)dx=5∫cosxdx−3∫sinxdx=5sinx+3cosx+C.
c) ∫(√x2−2x)dx=12∫x12dx−2∫1xdx=13x32−2ln|x|+C=13x√x−2ln|x|+C.
d) ∫(ex−2−2sin2x)dx=1e2∫exdx−2∫1sin2xdx=exe2+2cotx+C=ex−2+2cotx+C.
Bài 5 trang 12 Toán 12 Tập 2: Tìm:
a) ∫x(2x−3)2dx; b) ∫sin2x2dx;
c) ∫tan2xdx; d) ∫23x.3xdx
Lời giải:
a) ∫x(2x−3)2dx=∫x(4x2−12x+9)dx=∫(4x3−12x2+9x)dx
=x4−4x3+92x2+C.
b) ∫sin2x2dx=∫1−cosx2dx=12∫dx−12∫cosxdx=12x−12sinx+C.
c) ∫tan2xdx=∫(1cos2x−1)dx=∫1cos2xdx−∫dx=tanx−x+C
d) ∫23x.3xdx=∫8x.3xdx=∫24xdx=24xln24+C
Bài 6 trang 12 Toán 12 Tập 2: Kí hiệu h(x) là chiều cao của một cây (tính theo mét) sau khi trồng x năm. Biết rằng sau năm đầu tiên cây cao 2 m. Trong 10 năm tiếp theo, cây phát triển với tốc độ h'(x)=1x(m/năm).
a) Xác định chiều cao của cây sau x năm (1 ≤ x ≤ 11).
b) Sau bao nhiêu năm cây cao 3 m?
Lời giải:
a) Chiều cao của cây sau x năm là:
h(x)=∫h'(x)dx=∫1xdx=lnx+C (1 ≤ x ≤ 11).
Có h(1) = 2 nên ln1 + C = 2 => C = 2.
Do đó h(x)=lnx+2, (1≤x≤11).
b) Cây cao 3 m tức là lnx+2=3⇔lnx=1⇔x=e≈2,72.
Vậy sau khoảng 2,72 năm thì cây cao 3 m.
Bài 7 trang 12 Toán 12 Tập 2: Một chiếc xe đang chuyển động với vận tốc v0 = 10 m/s thì tăng tốc với gia tốc không đổi a = 2 m/s2. Tính quãng đường xe đó đi được trong 3 giây kể từ khi bắt đầu tăng tốc.
Lời giải:
Kí hiệu v(t) là tốc độ của xe, s(t) là quãng đường xe đi được cho đến thời điểm t giây kể từ khi xe tăng tốc.
Vì a(t) = v'(t) với mọi t ≥ 0 nên v(t)=∫a(t)dt=∫2dt=2t+C.
Mà v(0) = 10 nên C = 10.
Do đó v(t) = 2t + 10.
Có s(t)=∫(2t+10)dt=t2+10t+C.
Vì s(0) = 0 => C = 0.
Do đó s(t) = t2 + 10t.
Quãng đường xe đó đi được trong 3 giây kể từ khi bắt đầu tăng tốc là:
s(3) = 32 + 10.3 = 39 (m).
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn 12 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Văn mẫu 12 - Chân trời sáng tạo
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 12 – Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 12 - Chân trời sáng tạo
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 12 – Chân trời sáng tạo
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Anh 12 - Friends Global
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh lớp 12 Friends Global đầy đủ nhất
- Trọn bộ Ngữ pháp Tiếng Anh lớp 12 Friends Global đầy đủ nhất
- Giải sbt Tiếng Anh 12 – Friends Global
- Giải sgk Lịch sử 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Lịch sử 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Địa lí 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tin học 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Tin học 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tin học 12 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Tin học 12 - Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Công nghệ 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Kinh tế pháp luật 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Kinh tế pháp luật 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Vật lí 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Vật lí 12 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Vật lí 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Vật lí 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hóa học 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Hóa 12 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Hóa 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Hóa 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Sinh học 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Sinh học 12 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Sinh học 12 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Sinh học 12 – Chân trời sáng tạo