HĐ 4 trang 97 Toán 10 Tập 1 | Kết nối tri thức Giải Toán lớp 10

Lời giải HĐ 4 trang 97 Toán 10 Tập 1 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán lớp 10 Tập 1.

1 903 lượt xem


Giải Toán lớp 10 Mạng xã hội: lợi và hại

HĐ 4 trang 97 Toán 10 tập 1: Thời gian sử dụng mạng xã hội

a) Hãy tính số trung bình, trung vị, tứ phân vị của thời gian sử dụng mạng xã hội trên hai nhóm học sinh nữ và học sinh nam để so sánh thời gian sử dụng mạng xã hội của hai nhóm.

Thời gian sử dụng mạng xã hội,  Hãy tính số trung bình, trung vị (ảnh 1)

b) Hãy tính một vài số đo độ phân tán để so sánh sự biến động của thời gian sử dụng mạng xã hội trên hai nhóm học sinh.

Thời gian sử dụng mạng xã hội,  Hãy tính số trung bình, trung vị (ảnh 1)

Lời giải

a) * Ta có bảng tần số về thời gian sử dụng mạng xã hội của học sinh nữ như sau:

Thời gian sử dụng mạng xã hội,  Hãy tính số trung bình, trung vị (ảnh 1) 

Số trung bình của mẫu số liệu là:

X1¯=30.1+60.4+120.2+150.1+180.1+240.1+250.2+260.2+290.1+300.116=168,125

Vì n = 16 là số chẵn nên trung vị là trung bình cộng hai số ở vị trí thứ 8 và 9 trong dãy số liệu được xếp theo thứ tự không giảm: Q2 = (150 + 180) : 2 = 165.

Tứ phân vị thứ nhất là trung vị của mẫu gồm 8 số liệu trước của mẫu số liệu đã cho nên Q1 = 60.

Tứ phân vị thứ ba là trung vị của mẫu gồm 8 số liệu sau của mẫu số liệu đã cho nên Q3 = (250 + 260) : 2 = 255.

* Ta có bảng tần số về thời gian sử dụng mạng xã hội của học sinh nam như sau:

Thời gian sử dụng mạng xã hội,  Hãy tính số trung bình, trung vị (ảnh 1)

Số trung bình của mẫu số liệu là:

X2¯=60.3+150.6+240.2+250.1+300.1+360.114=176,429

Vì n = 14 là số chẵn nên trung vị là trung bình cộng hai số ở vị trí thứ 7 và 8 trong dãy số liệu được xếp theo thứ tự không giảm: Q'2 = (150 + 150) : 2 = 150.

Tứ phân vị thứ nhất là trung vị của mẫu gồm 7 số liệu trước của mẫu số liệu đã cho nên Q'1 = 150.

Tứ phân vị thứ ba là trung vị của mẫu gồm 7 số liệu sau của mẫu số liệu đã cho nên Q'3 = 240.

Khi đó ta có bảng sau

Thời gian sử dụng mạng xã hội,  Hãy tính số trung bình, trung vị (ảnh 1)

Nhận xét:

- Về trung bình, các bạn nam dùng mạng xã hội với thời gian nhiều hơn các bạn nữ.

- Về trung vị, các bạn nữ dùng mạng xã hội với thời gian nhiều hơn các bạn nam.

b) * Với mẫu số liệu thời gian sử dụng mạng xã hội của học sinh nữ, ta có:

Giá trị nhỏ nhất là 30 và giá trị lớn nhất là 300, khi đó khoảng biến thiên R = 300 – 30 = 270.

Khoảng tứ phân vị: ∆Q = Q3 – Q1 = 255 – 60 = 195.

Ta lại có: X1¯=168,125.

Thời gian sử dụng mạng xã hội,  Hãy tính số trung bình, trung vị (ảnh 1)

* Với mẫu số liệu thời gian sử dụng mạng xã hội của học sinh nam, ta có:

Giá trị nhỏ nhất là 60 và giá trị lớn nhất là 360, khi đó khoảng biến thiên R' = 360 – 60 = 300.

Ta có khoảng tứ phân vị ∆'Q = 240 – 150 = 90.

Ta lại có: X2¯=176,429.

Thời gian sử dụng mạng xã hội,  Hãy tính số trung bình, trung vị (ảnh 1)

Khi đó, ta có bảng sau:

Thời gian sử dụng mạng xã hội,  Hãy tính số trung bình, trung vị (ảnh 1)

Nhận xét:

Tuy khoảng biến thiên của mẫu số liệu học sinh nữ nhỏ hơn mẫu số liệu học sinh nam nhưng khoảng tứ phân vị, độ lệch chuẩn của mẫu số liệu học sinh nữ đều lớn hơn mẫu số liệu học sinh nam, do đó thời gian sử dụng mạng xã hội của các bạn nữ có độ phân tán nhiều hơn so với các bạn nam hay các bạn nam dùng mạng xã hội với thời gian ổn định hơn.

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Mở đầu trang 96 Toán 10 tập 1: Ngày nay cùng với Internet, mạng xã hội đã trở nên quen thuộc với nhiều người...

HĐ 1 trang 97 Toán 10 tập 1: Hãy dùng phiếu khảo sát theo mẫu trên, tiến hành thu thập dữ liệu...

HĐ 2 trang 97 Toán 10 tập 1: Lợi ích và bất lợi của mạng xã hội. Để biết các bạn học sinh tham gia..

HĐ 3 trang 97 Toán 10 tập 1: Thời gian sử dụng mạng xã hội. Hãy tính một số số đo thống kê mô tả...

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Bài 1: Mệnh đề

Bài 2: Tập hợp và các phép toán trên tập hợp

Bài tập cuối chương 1

Bài 3: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn

Bài 4: Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn

1 903 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: