Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (bài thơ) hoặc tác phẩm nghệ thuật (bức tranh, pho tượng) trang 68 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (bài thơ) hoặc tác phẩm nghệ thuật (bức tranh, pho tượng) trang 68 Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.

1 907 24/03/2024


Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (bài thơ) hoặc tác phẩm nghệ thuật (bức tranh, pho tượng)

* Tri thức về kiểu bài:

Khái niệm

Nghị luận về một tác phẩm văn học (bài thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bức tranh, pho tượng) là kiểu bài nghị luận dùng lí lẽ, bằng chứng để làm rõ giá trị nội dung và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của một bài thơ hoặc một bức tranh, pho tượng.

Yêu cầu đối với kiểu bài

Về nội dung

+ Nêu được một số nét đặc sắc về nội dung của tác phẩm (từ ngữ, hình ảnh, chủ đề tư tưởng, cảm hứng, thông điệp...) và nghệ thuật của tác phẩm (từ ngữ, hình ảnh, bố cục, thể thơ, vần, nhịp, các biện pháp nghệ thuật trong bài thơ; chất liệu, bố cục, màu sắc, chi tiết nghệ thuật... của bức tranh/ pho tượng).

+ Có những lí lẽ xác đáng, hợp lí dựa trên các bằng chứng tiêu biểu từ tác phẩm.

Về hình thức

Đảm bảo các yêu cầu của kiểu bài nghị luận: lập luận chặt chẽ; kết hợp các thao tác nghị luận; diễn đạt mạch lạc; sử dụng các phương tiện liên kết hợp lí để giúp người đọc nhận ra mạch lập luận.

Bố cục

Đảm bảo 3 phần:

- Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận (tên tác phẩm, tác giả, khái quát nội dung, ý nghĩa của tác phẩm hoặc nêu định hướng của bài viết).

- Thân bài: Lần lượt trình bày các luận điểm về những nét đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật; đưa ra lí lẽ và bằng chứng đa dạng, thuyết phục để làm sáng tỏ luận điểm; các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí.

- Kết bài: Khẳng định giá trị của tác phẩm hoặc nếu ý nghĩa của tác phẩm đối với bản thân/ người đọc.

* Hướng dẫn phân tích tác phẩm:

* Văn bản 1: Con chào mào, một thông điệp đa nghĩa (Theo Đỗ Lai Thúy)

Câu 1 (trang 70 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):Cách mở bài của văn bản trên có gì đặc sắc?

Trả lời:

Cách mở bài đã dẫn dắt từ việc hủy hoại môi trường sang hình ảnh chim chào mào, đồng thời nêu được tác giả, tác phẩm.

Câu 2 (trang 70 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Các luận điểm trong văn bản bàn về vấn đề gì? Những câu nào là câu chủ đề của mỗi luận điểm?

Trả lời:

Luận điểm

Câu chủ đề

Luận điểm 1: bàn v nét đặc sắc của nội dung.

“Về nội dung, bài thơ gợi ra những thông điệp đa nghĩa.”

Luận điểm 2: bàn vẽ nét đặc sắc của nghệ thuật.

“Về hình thức nghệ thuật, bài thơ có nhiều nét đặc sắc.”

Câu 3 (trang 70 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Tác giả đã sử dụng những lí lẽ, bằng chứng nào để làm sáng tỏ luận điểm?

Trả lời:

Luận điểm

Lí lẽ

Bằng chứng

Luận điểm 1

+ Câu chuyện về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên;

+ Giúp người đọc phân biệt được cái đẹp và cái có ích.

Các bằng chứng được lấy từ bài thơ: khung nắng, khung gió, nhành cây xanh; con chào mào đầm trắng mũ đỏ; tôi ôm khung nắng, khung gió…

Luận điểm 2

+ Hình ảnh tượng trưng, giàu ý nghĩa;

+ Ngôn ngữ thơ giản dị, gần gũi, có sức gợi cảm, kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm.

* Văn bản 2: Thiếu nữa chơi đàn nguyệt - tranh lụa của Mai Trung Thứ

Câu 1 (trang 71 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Nội dung luận điểm thứ nhất và luận điểm thứ hai là gì?

Trả lời:

- Luận điểm 1: Nội dung bức tranh

- Luận điểm 2: Kĩ thuật vẽ tranh

Câu 2 (trang 71 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Tác giả đã dùng những lí lẽ, bằng chứng nào để làm sáng tỏ luận điểm?

Trả lời:

Luận điểm

Lí lẽ, bằng chứng

Luận điểm 1

Trọng tâm bức tranh, sự hoà quyện đầy uyển chuyển và trữ tình giữa hình ảnh và âm thanh, mời gọi người xem trải nghiệm khoảnh khắc được lưu lại trong bức tranh.

Luận điểm 2

Bố cục bức tranh, hướng nhìn của cô gái và phông nền bức tranh.

Câu 3 (trang 71 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Cách kết luận của bài viết này có điểm gì khác với cách kết luận của bài viết “Con chào mào”, một thông điệp đa nghĩa?

Trả lời:

Kết luận của bài viết “Con chào mào”, một thông điệp đa nghĩa

Kết luận của "Thiếu nữ chơi đàn nguyệt” – tranh lụa của Mai Trung Thứ

Tóm tắt nội dung nghệ thuật của bài thơ.

Khẳng định giá trị cũng như vai trò của bức tranh trong việc mở ra một chương mới trong lịch sử nghệ thuật Việt Nam.

* Hướng dẫn quy trình viết

Đề bài (trang 71 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Hãy viết bài văn nghị luận về một bài thơ hoặc một bức tranh/ pho tượng mà bạn yêu thích.

Bước 1: Chuẩn bị viết

Xác định để tài

• Tìm bài thơ hay tên bức tranh/ pho tượng mà bạn yêu thích hoặc có ấn tượng mạnh mẽ.

• Liệt kê một vài lí do khiến bạn thích hoặc có ấn tượng về tác phẩm đó.

Xác định mục đích viết, đối tượng người đọc

Để bài viết đạt được hiệu quả giao tiếp, bạn hãy tự hỏi: Tôi viết bài này nhằm mục đích gì? Người đọc bài này có thể là những ai? Họ mong chờ điều gì từ bài viết của tôi?

Thu thập tư liệu

• Để có ý tưởng viết bài nghị luận về một bài thơ, bạn hãy:

– Thu thập thông tin về tác giả, thời đại, chủ đề và cảm hứng sáng tác.

– Tìm hiểu thể thơ, bố cục, cấu tứ, từ ngữ, hình ảnh, cách gieo vần, ngắt nhịp, các biện pháp tu từ giọng điệu.... và hiệu quả của các yếu tố này đối với việc thể hiện nội dung bài thơ.

– Ghi chép những suy nghĩ của bản thân về tác phẩm.

– Tìm đọc các bài viết về bài thơ (nếu có), tham khảo các ý kiến nhận xét, đánh giá của người viết về tác phẩm, ghi chép những ý kiến sâu sắc, những ý kiến trái chiều về tác phẩm.

• Để có ý tưởng viết bài nghị luận về một bức tranh/ pho tượng bạn hãy:

– Thu thập thông tin về tác giả, thời đại, chủ đề và cảm hứng sáng tác; xác định thể loại (tranh chân dung lịch sử/ tĩnh vật/ phong cảnh/...; tượng đài/ tượng tròn).

- Quan sát kĩ bức tranh/ pho tượng trên những phương diện như: kích thước (khổ tranh, kích cỡ tượng); chất liệu tranh (sơn dầu hay sơn mài, màu nước,...)/ chất liệu tượng (cẩm thạch, đồng gỗ, thạch cao,...); hình ảnh con người/ sự vật (được thể hiện theo bút pháp tả thực hay trừu tượng); màu sắc (sáng hay tối, nóng hay lạnh, rực rỡ hay êm dịu); đường nét và hình khối (thô ráp hay mượt mà, có ranh giới rõ ràng hay mờ nhoè); bố cục; không gian được thể hiện (rộng lớn hay nhỏ hẹp, sâu hay nông, khoáng đạt, tự do hay chật chội, ngột ngạt,...).

– Tác động của các thành tố đó đối với việc thể hiện nội dung bức tranh/ pho tượng. – Tìm đọc các bài viết về bức tranh pho tượng (nếu có), tham khảo các ý kiến nhận xét, đánh giá của người viết về tác phẩm, ghi chép những ý kiến sâu sắc, những ý kiến trái chiều về tác phẩm.

• Xác định các yếu tố của bài thơ, bức tranh/ pho tượng đã kết hợp với nhau như thế nào để tạo ra một tổng thể toàn vẹn và tổng thể đó có tác động như thế nào đối với bạn.

Lưu ý: Khi ghi chép thông tin về bài thơ/ bức tranh/ pho tượng, bạn cần ghi đầy đủ nguồn tài liệu: tên tác giả, tên bài viết, tên sách/ tạp chí/ trang web, năm công bố bài viết. Nếu thông tin được tìm trên trang web thì cần ghi rõ thời điểm bạn truy cập trang web đó.

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

Tìm ý

PHIẾU TÌM Ý

Nghị luận về một bài thơ

Tên bài thơ: ................................................................Thể loại: .................................

Tên tác giả: ..............................................................................................................

Nội dung

Một số nét đặc sắc về nghệ thuật

Nêu nội dung

Nhận xét

Nét đặc sắc

Nhận xét

Đề tài

Kết cấu/ bố cục

Chủ đề

Từ ngữ, hình ảnh

Cảm hứng chủ đạo

Vần, nhịp

Thông điệp

...

PHIẾU TÌM Ý

Nghị luận về một bức tranh/ pho tượng

Tên bức tranh/ pho tượng: ....................................Chất liệu: .................................

Tên tác giả: .........................................................Thể loại: .....................................

Nội dung

Một số nét đặc sắc về nghệ thuật

Nêu nội dung

Nhận xét

Nét đặc sắc

Nhận xét

Đề tài

Kết cấu/ bố cục

Chủ đề

Đường nét, hình khối

Cảm hứng chủ đạo

Màu sắc

Thông điệp

...

Lưu ý: Bạn không cần nêu tất cả các yếu tố về nội dung và hình thức của tác phẩm mà chỉ cần nêu một số nét mà bạn cho là đặc sắc nhất để bàn luận.

Lập dàn ý

Sắp xếp các ý đã tìm thành một dàn ý.

• Giới thiệu tên tác phẩm, tác giả, khái quát nội dung ý nghĩa của tác phẩm.

• Lần lượt nêu từng luận điểm (ít nhất là hai luận điểm).

• Luận điểm thứ nhất: nêu và nhận xét về nội dung tác phẩm.

• Luận điểm thứ hai: nêu và nhận xét một số nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm.

• Mỗi luận điểm cần được làm sáng tỏ bằng lí lẽ và bằng chứng.

Lưu ý: Có thể hoán đổi vị trí của luận điểm thứ nhất và thứ hai.

• Khẳng định giá trị của tác phẩm hoặc nêu ý nghĩa của tác phẩm đối với bản thân/ người đọc.

Bước 3: Viết bài

Từ dàn ý đã lập, bạn hãy viết bài văn theo một số gợi ý:

• Nêu rõ luận điểm trong câu chủ đề.

• Sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lí.

Ví dụ: Nếu những nét đặc sắc về nghệ thuật được xếp là luận điểm thứ nhất thì bạn cần làm rõ những nét đặc sắc đó đã góp phần làm rõ nội dung tác phẩm như thế nào (luận điểm thứ hai).

• Có thể trích dẫn một số ý kiến đánh giá về tác phẩm của các nhà phê bình văn học/nghệ thuật để tăng sức thuyết phục cho lí lẽ và bằng chứng.

Lưu ý: Cách triển khai luận điểm khi nghị luận về một bài thơ và nghị luận về một bức tranh/ pho tượng có sự khác nhau (xem lại "Con chào mào”, một thông điệp đa nghĩa và "Thiếu nữ chơi đàn nguyệt” – tranh lựa của Mai Trung Thứ) để thấy rõ sự khác biệt này.

Bài viết tham khảo:

Mona Lisa là bức tranh nổi tiếng của họa sĩ Lê ô na - đờ vanh xi vẽ vào khoảng năm 1503. Bức tranh vẽ nàng Mona Lisa - một thành viên của gia đình Gherardini ở Florence và Tuscany.

Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (bài thơ)  hoặc tác phẩm nghệ thuật (bức tranh, pho tượng) trang 68 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Đánh giá của mọi người về “Mona” Lisa là cực kỳ cao, coi đó là một mô hình chân dung điển hình thời Phục Hưng. Nghệ sỹ kiêm nhà viết tiểu sử Vasari tin rằng “Mona Lisa” là sản phẩm của tả thực đạt đến trình độ cao nhất. Thật vậy, từ quan điểm kỹ thuật, sự mô tả đặc điểm nhân vật của Da Vinci là hoàn hảo và không có kẽ hở.

Biểu cảm nụ cười trong các tác phẩm của Da Vinci không phải là hiếm; nhưng trong thời đầu, ngoại trừ bức “Benois Madonna“, hầu hết các biểu cảm đó đều được giấu đi, nghĩa là nụ cười bị tan biến trong ánh sáng tinh tế và bóng tối của cơ mặt. Ví dụ, trong các chi tiết và khuôn mặt của Thánh mẫu và các Thiên thần trong “The Madonna of the Rocks“, nụ cười ẩn hiện cộng với sự tường hòa trên gương mặt thể hiện được tình mẫu tử từ ái.

Bức tranh “Mona Lisa” đã mang lại cho người xem những cảm xúc khác nhau. Nhân vật nhìn thẳng vào khán giả. Khi khán giả và nhân vật “bốn mắt nhìn nhau”, sẽ mang lại cảm giác như đang đối mặt với một ánh mắt rất sống động, cũng thể hiện một trong những màn trình diễn kỹ thuật tuyệt vời của Da Vinci, đặc biệt là trong không khí u ám của bức tranh, biểu cảm như vậy vô tình khiến đối phương bất an.

Có lẽ vì ánh sáng và bóng tối trong bức tranh rất khó phân biệt rõ ràng, nên mọi thứ đều có vẻ không ổn định. Từ các góc độ khác nhau, dưới ánh sáng khác nhau hoặc từ các phiên bản in khác nhau, biểu hiện của “Mona Lisa” là khác nhau. Thoạt nhìn, tưởng rằng đó là một gương mặt an tường, dễ gần. Nhưng khi nhìn kỹ lại cho thấy sự mơ hồ và tham vọng, thái độ cao quý, lại tựa hồ như lộ ra vẻ chế giễu với sự khinh miệt… Vì vậy, trong nhiều thế kỷ, nụ cười của “Mona Lisa” được cho là “độc nhất”, “tà khí” và “mê hoặc”. Có lẽ Da Vinci đã hợp nhất tất cả những tính cách trái ngược, đem dung hợp vào một nơi, khiến đó trở thành phần làm người xem khó hiểu nhất trong toàn bộ bức tranh.

Tranh góp phần tạo ra nguồn du lịch lớn lao cho nước Pháp và gián tiếp làm ra lợi nhuận không kém gì một nhà máy loại lớn nhất. Về mặt chuyên môn, danh họa Leonardo da Vinci để lại cho hậu thế một số bài học kỹ thuật kỳ diệu như hiệu quả và độ bền 5 thế kỷ của chất sơn tự chế, sự đột phá khi dám tả cảnh thiên nhiên làm nền cho chân dung, quái chiêu tạo ra các ảo giác… và trên hết, các khán giả đến xem tranh mà không biết rằng: ngược lại, chính họ luôn bị nhân vật nhìn như thấu vào tâm can bằng một cái nhìn lúc nào cũng dịu dàng, đằm thắm.

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa

• Sau khi viết xong hãy kiểm tra lại bài viết của mình theo mẫu bảng kiểm ở Bài 3. Khát khao đoàn tụ (Ngữ văn 11, tập một), lưu ý đến một số khác biệt về đặc điểm của kiểu bài.

• Sau khi chỉnh sửa những điểm chưa đạt, hãy chia sẻ bài viết của mình với các bạn trong lớp.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Gai

Giới thiệu về một bài thơ hoặc một bức tranh/ pho tượng theo lựa chọn cá nhân

Nghe và phản hồi về bài giới thiệu một tác phẩm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật

Ôn tập trang 76

Tri thức ngữ văn trang 77

1 907 24/03/2024


Xem thêm các chương trình khác: