Soạn bài Giới thiệu về một bài thơ hoặc một bức tranh/ pho tượng theo lựa chọn cá nhân trang 74 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Giới thiệu về một bài thơ hoặc một bức tranh/ pho tượng theo lựa chọn cá nhân trang 74 Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.

1 475 24/03/2024


Soạn bài Giới thiệu về một bài thơ hoặc một bức tranh/ pho tượng theo lựa chọn cá nhân

Đề bài (trang 74 sgk Ngữ văn 11 tập 2): Hãy giới thiệu một bài thơ hoặc bức tranh/ pho tượng mà em yêu thích.

Bạn thực hiện bài giới thiệu theo quy trình ba bước: 1. Chuẩn bị nói, 2. Trình bày bài nói; 3. Trao đổi, đánh giá (đã học ở bài trước). Riêng ở bài này, cần lưu ý thêm một số điểm dưới đây:

Bước 1: Chuẩn bị nói

Lập dàn ý giới thiệu một tác phẩm dựa trên phiếu sau:

Phiếu giới thiệu về một tác phẩm văn học/ nghệ thuật

Tên tác phẩm văn học/ nghệ thuật: .......................... Thể loại: ..................................

Tên tác giả: ..............................................................

1. Giới thiệu về đặc điểm nội dung và hình thức của tác phẩm:

- Đối với bài thơ: giới thiệu mạch cảm xúc của bài thơ, sự triển khai mạch cảm xúc qua các khổ thơ, đoạn thơ; một số điểm nổi bật về nghệ thuật; …

- Đối với tác phẩm hội hoạ hoặc điêu khắc: giới thiệu về kích thước, tỉ lệ, chất liệu; cách sắp xếp bố cục không gian, sử dụng màu sắc, hình khối, nét vẽ; …

2. Giới thiệu về chủ đề, thông điệp của tác phẩm: ................................................

3. Trình bày một số ý kiến nhận xét, đánh giá về tác phẩm; tình cảm, cảm xúc khi đọc/ xem tác phẩm: ...........................................................................................

Bước 2: Trình bày bài nói (xem Bài 1. Thông điệp từ thiên nhiên, Ngữ Văn 11 tập một)

Bước 3: Trao đổi, đánh giá

Dùng bảng kiểm tra kĩ năng giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật đã học ở Bài 1.

Thông điệp từ thiên nhiên (Ngữ Văn 11, tập một) để tự kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh bài giới thiệu của bản thân.

* Bài nói tham khảo:

Xin chào thầy cô và các bạn, trong buổi học nói và nghe hôm nay, em sẽ giới thiệu đến thầy cô và các bạn một bài thơ em vô cùng yêu thích. Bài thơ giúp ta cảm nhận sâu sắc khí phách và vẻ đẹp đậm chất hào khí Đông A của người anh hùng vệ quốc thời nhà Trần. Và đó là bài thơ “Thuật hoài” - “Tỏ lòng” của nhà thơ Phạm Ngũ Lão.

Trong dòng chảy của văn học trung đại Việt Nam, chủ nghĩa yêu nước là một nội dung lớn, bao trùm và xuyên suốt văn học giai đoạn này với nhiều tác giả, tác phẩm nổi tiếng và bài thơ “Thuật hoài” (Tỏ lòng) của tác giả Phạm Ngũ Lão là một trong số những tác phẩm tiêu biểu. Ra đời sau chiến thắng Mông - Nguyên của quân đội nhà Trần, bài thơ đã thể hiện vẻ đẹp của hào khí Đông A, sức mạnh của con người và quân đội thời Trần.

Đọc bài thơ, người đọc có thể nhận thấy hai câu thơ mở đầu bài thơ đã khắc họa một cách rõ nét, chân thực hình tượng của con người và quân đội thời trần. Trước hết đó chính là hình tượng con người thời Trần được khắc họa qua câu thơ đầu tiên:

Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu
(Múa ngang ngọn giáo trải mấy thu)

Câu thơ đã vẽ lên hình ảnh con người tay cầm ngang ngọn giáo mà bảo vệ, trấn giữ quê hương, đất nước. “Cầm ngang ngọn giáo” là một hành động rất mạnh mẽ, nó gợi lên tư thế hiên ngang, hùng dũng, sẵn sàng chiến đấu của người chiến sĩ. Thêm vào đó, tác giả còn đặt hình ảnh người tráng sĩ trong không gian “giang sơn” rộng lớn của núi rừng, của Tổ quốc và thời gian chiến đấu dài đằng đẵng, suốt từ năm này qua năm khác - “kháp kỉ thu” đã thêm một lần nữa tô đậm thêm tư thế tư thế hiên ngang, bất khuất của người tráng sĩ trong công cuộc đấu tranh bảo vệ quê hương, đất nước.

Thêm vào đó, hình tượng quân đội nhà Trần tràn đầy sức mạnh và khí thế cũng được tác giả Phạm Ngũ Lão tái hiện thật sống động, rõ nét.

Tam quân tì hổ khí thôn ngưu
(Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu)

“Tam quân” chính là ba quân trong được quân đội nhà Trần xây dựng, đó là tiền quân, trung quân và hậu quân. Thêm vào đó, câu thơ với việc sử dụng hàng loạt các hình ảnh so sánh và lối nói phóng đại khi so sánh quân đội nhà Trần với “tì hổ” - sức mạnh của loài hổ báo, nó có thể át đi cả sao Ngưu trên trời đã cho thấy khí thế dũng mãnh, hào hùng của quân đội nhà Trần. Đó cũng chính là sức mạnh, là khí thế của hào khí Đông A được cả dân tộc tự hào.

Như vậy, hai câu thơ mở đầu bài thơ, với hình ảnh so sánh, phóng đại và giọng điệu hào hùng đã khắc họa một cách rõ nét tư thế hiên ngang, bất khuất của các tráng sĩ thời Trần cùng sức mạnh, tầm vóc mạnh mẽ của quân đội nhà Trần.

Nếu hai câu thơ mở đầu bài thơ đã thể hiện hình tượng con người và quân đội thời Trần thì trong hai câu thơ còn lại tác giả đã tập trung làm bật nổi nỗi lòng của chính mình.

Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu

(Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu.)

Theo quan niệm của Nho giáo, công danh chính là lập công, ghi danh sử sách để tiếng thơm còn vương lại đến muôn đời sau, đây cũng chính là một món nợ lớn đối với mỗi trang nam nhi. “Công danh” dường như đã trở thành lí tưởng đối với nam nhi dưới thời đại phong kiến. Là một người văn võ song toàn, từng ghi được nhiều chiến công, nhưng với ông, mình vẫn còn mắc nợ - món nợ “công danh”. Hai chữ “vương nợ” trong bản dịch thơ như khắc sâu thêm nỗi niềm da diết trong lòng tác giả, ông vẫn luôn tự ý thức một cách sâu sắc về trách nhiệm của mình với quê hương, với đất nước.

Không dừng lại ở đó, hai câu thơ còn cho chúng ta thấy được vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn của Phạm Ngũ Lão. Vẻ đẹp ấy được thể hiện qua nỗi “thẹn” của ông với Vũ Hầu. Như chúng ta đã biết, Vũ Hầu tức là Gia Cát Lượng, một nhân vật lịch sử lỗi lạc và là một con người tài năng, một bề tôi trung thành, đã từng nhiều lần giúp đỡ Lưu Bị khôi phục nhà Hán. Nhắc đến tích chuyện về Vũ Hầu, Phạm Ngũ Lão cảm thấy “thẹn”, thấy xấu hổ, thua kém. Nỗi “thẹn” ấy của Phạm Ngũ Lão xét đến cùng là biểu hiện của một nhân cách cao đẹp, nó đánh thức chí làm trai đàn cuồn cuộn trong ông và đồng thời cũng thể hiện lí tưởng, hoài bão của tác giả.

Như vậy, hai câu thơ khép lại bài thơ với âm hưởng trầm lắng, đã cho người đọc thấy được vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách cao cả của Phạm Ngũ Lão cùng quan điểm tiến bộ về chí làm trai của ông.

Tóm lại, bài thơ “Thuật hoài’ với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt hàm súc, ngôn ngữ cô đọng đã thể hiện được hình tượng, khí thế hiên ngang, dũng mãnh của con người và quân đội thời Trần. Đồng thời, qua đó cũng giúp người đọc thấy được vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của nhà thơ Phạm Ngũ Lão.

Trên đây là toàn bộ phần giới thiệu của em về bài thơ “Thuật hoài” của nhà thơ Phạm Ngũ Lão. Rất cảm ơn thầy cô và các bạn đã chú ý lắng nghe. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp để bài thuyết trình được hoàn thiện hơn.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Gai

Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (bài thơ) hoặc tác phẩm nghệ thuật (bức tranh, pho tượng)

Nghe và phản hồi về bài giới thiệu một tác phẩm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật

Ôn tập trang 76

Tri thức ngữ văn trang 77

1 475 24/03/2024


Xem thêm các chương trình khác: