Soạn bài Ôn tập trang 32 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Ôn tập trang 32 Tập 2 Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.

1 219 24/03/2024


Soạn bài Ôn tập trang 32

Câu 1 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Lập bảng tóm tắt hệ thống nhân vật, người kể chuyện và điểm nhìn chính của các văn bản truyện đã đọc trong bài học.

Trả lời:

Văn bản

Nhân vật

Người kể chuyện

Điểm nhìn chính

Chiều sương

Chàng trai, lão Nhiệm Bình, ngư dân tàu ông Phó Nhụy và Xin Kính

Tác giả

- Đoạn đầu: nhân vật “chàng trai”

- Phần sau: Nhân vật “lão Nhiệm Bình”

Muối của rừng

Ông Diểu và gia đình nhà khỉ: khỉ đực, khỉ cái, khỉ con

Tác giả

Người kể chuyện - ngôi thứ ba

Kiến và người

Bố cháu, mẹ cháu, cháu, em cháu, kiến

Tác giả

Người kể chuyện - ngôi thứ ba

Câu 2 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Nêu nhận xét của bạn về một nhân vật trong văn bản Chiều sương (Bùi Hiển) hoặc Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp).

Trả lời:

Nhận xét về nhân vật lão Nhiệm Bình trong Chiều sương (Bùi Hiển):

- Nhân vật Lão Nhiệm Bình được miêu tả là một người già có cuộc sống đầy trải nghiệm và thấu hiểu sâu sắc về con người. Ông là một người luôn hiểu rõ tâm tư của người khác và có khả năng giúp đỡ họ trong những khoảnh khắc khó khăn.

- Nhân vật Lão Nhiệm Bình cũng được miêu tả là một người sáng suốt, có kiến thức rộng và luôn dành thời gian để tìm hiểu về cuộc sống và con người. Nhờ đó, ông có thể truyền đạt những lời khuyên đầy ý nghĩa cho những người trẻ tuổi. Tuy nhiên, Lão Nhiệm Bình cũng có một phần tâm trạng buồn và sâu sắc nhưng vẫn giữ được sự lạc quan với cuộc sống. Nhân vật này rất đáng quý trong văn bản "Chiều sương" vì ông mang đến một màu sắc đặc biệt của niềm tin và hi vọng vào cuộc sống.

Câu 3 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Tìm ví dụ minh hoạ cho các hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đảo trật tự từ ngữ, mở rộng khả năng kết hợp của từ và tách biệt.

Trả lời:

Các ví dụ minh họa cho các hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường:

- Đảo trật tự từ ngữ:

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

Con thuyền xuôi mái nước song song.

Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;

Củi một cành khô lạc mấy dòng.

(Huy Cận, Tràng giang)

- Mở rộng khả năng kết hợp của từ

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

(Phạm Tiến Duật, Bài thơ về tiểu đội xe không kính)

- Tách biệt:

Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời, có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: Đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!". Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ồ thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế thì có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này! A ha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo? Mà có trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết.

(Nam Cao, Chí Phèo)

Câu 4 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Bạn rút ra được những lưu ý gì khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học?

Trả lời:

Yêu cầu đối với kiểu bài

- Có luận điểm rõ ràng, thể hiện quan điểm của người viết về vấn đề.

- Có hệ thống lí lẽ, bằng chứng thuyết phục để làm sáng tỏ luận điểm.

- Nêu và phân tích, trao đổi về các ý kiến trái chiều.

- Có mở đầu và kết thúc ấn tượng.

Bố cục bài viết

Mở bài

- Giới thiệu vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm.

- Nêu quan điểm của người viết về vấn đề.

Thân bài

- Trình bày hệ thống luận điểm, lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ cho quan điểm.

- Bình luận về cách tác giả đặt ra vài giải quyết vấn đề.

- Phản hồi các ý kiến trái chiều.

- Đánh giá đóng góp của tác phẩm trong việc giải quyết vấn đề xã hội.

Kết bài

- Khẳng định lại quan điểm của người viết về vấn đề.

- Rút ra bài học/ đưa ra những đề xuất, giải pháp phù hợp.

Câu 5 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Khi trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học, bạn cần lưu ý những điều gì?

Trả lời:

- Tổ chức bài nói thành ba phần: có mở đầu và kết thúc gây ấn tượng.

- Tóm tắt hệ thống luận điểm bằng sơ đồ.

- Dự kiến các ý kiến trái chiều, câu hỏi của người nghe và chuẩn bị câu trả lời.

- Chuẩn bị các phương tiện phi ngôn ngữ để hỗ trợ.

- Tương tác tích cực và có thái độ tôn trọng đối với người nghe.

- …

Câu 6 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Theo bạn, vì sao chúng ta cần chung sống hòa hợp với thiên nhiên và có thể chung sống bằng cách nào?

Trả lời:

- Chúng ta cần chung sống hòa hợp với thiên nhiên vì: Thiên nhiên vừa là bạn đồng hành gắn bó và cũng là tạo ra nguồn sống cho con người tồn tại

+ Thiên nhiên mang lại nhiều lợi ích cho con người và các loài vật khác trên Trái Đất: cung cấp khí oxi, thực phẩm, điều hòa khí hậu,…

+ Thiên nhiên ảnh hưởng và tác động rất nhiều trong đời sống của con người chúng ta: cây cối, nước, năng lượng…

- Con người chung sống với thiên nhiên bằng nhiều cách:

+ Nâng cao nhận thức, mỗi cá nhân cần tự có ý thức bảo vệ thiên nhiên - môi trường sống của chính chúng ta.

+ Tuyên truyền cho mọi người về lợi ích và các cách để bảo vệ thiên nhiên; tổ chức các phong trào lớn để mọi người cùng thực hiện hành động bảo vệ thiên nhiên.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Tri thức ngữ văn trang 33

Trao duyên

Độc “Tiểu Thanh kí”

Kính gửi cụ Nguyễn Du

Thực hành tiếng Việt trang 45

1 219 24/03/2024


Xem thêm các chương trình khác: