Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 23 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 23 Tập 2 Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.

1 230 24/03/2024


Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 23

Câu 1 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Tìm hiện tượng đảo trật tự từ ngữ trong các trường hợp sau và phân tích tác dụng của hiện tượng này

a.

Cây bưởi nhà mình đãng trí

Bỏ quên năm ngoái mùa hoa

Năm nay bưởi chừng hối tiếc

Ra hoa nhiều gấp đôi ba

(Trần Lê Văn, Hơi sức của cây)

b. Nhưng trên mặt biển, ùn ùn từ đâu đến – dân chài bảo từ Thủy phủ đùn lên – một đám suơng mù dày đặc, mang vị mặn và hơi lạnh thấm thía.

(Bùi Hiển, Chiều sương)

Trả lời:

Câu

Hiện tượng đảo ngữ

Tác dụng

a

“Bỏ quên năm ngoái mùa hoa” (trật tự thông thường là “Bỏ quên mùa hoa năm ngoái”)

Làm cho cách diễn đạt giàu sức biểu cảm hơn, đồng thời cũng giàu nhạc tính hơn.

b

“ùn ùn từ đâu đến – dân chài bảo từ Thuỷ phủ đùn lên – một đám sương mù dày đặc, mang vị mặn và hơi lạnh thấm thía” (trật tự thông thường là “một đám sương mù dày đặc, mang vị mặn và hơi lạnh thấm thía từ đầu ùn ùn đến – dẫn chài bảo từ Thủy phủ đùn lên”).

Nhấn mạnh sự xuất hiện đột ngột, dữ dội và không biết từ đâu đến của đám sương mù dày đặc; cách diễn đạt này làm tăng sức biểu cảm cho câu văn.

Câu 2 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):Chỉ ra hiện tượng mở rộng khả năng kết hợp của từ trong các đoạn trích sau và phân tích tác dụng biểu đạt của những cách diễn đạt này.

a.

Nắng đã vàng hanh như phấn bay,

Đã nghe tiếng sếu vọng sông gày...

Trước sân mây trắng về đông lắm.

Em ở xa nhà, em có hay

(Vũ Quần Phương, Nắng đã hanh rồi)

b. Vào một chiều trung tuần tháng Giêng, chàng trai ấy lang thang trong những ngõ hẻm làng. Chàng đi không mục đích, hồn lặng thấm cái êm ả lắng tự vòm trời trắng hơi biêng biếc như dát bạc, cái êm ả của những cuối ngày thôn dã.

(Bùi Hiển, Chiều sương)

Trả lời:

Câu

Hiện tượng mở rộng khả năng kết hợp của từ

Tác dụng biểu đạt

a

“sông”, “mây trắng” được hình dung như con người nên có cách kết hợp “sông gày”, “mây trắng về đông lắm”

Những cách kết hợp từ này phá vỡ quy tắc kết hợp từ thông thường, tạo ra hình ảnh thơ độc đáo, mới lạ, gây ấn tượng và khơi gợi cảm xúc cho người đọc.

b

“hơi biêng biếc”

Phá vỡ quy tắc kết hợp từ thông thường, làm cho cách diễn đạt độc đáo, mới lạ và gây ấn tượng cho người đọc.

Câu 3 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):Phân tích hiệu quả của hiện tượng tách biệt trong các trường hợp sau:

a. Ào một cái, từ trong rừng đâu ra bỗng như có tiếng quẫy động của một con vật khổng lồ. Ông Diểu biết là con đầu đàn đã đến. Còn khỉ này cũng gớm lắm đây. Nó xuất hiện với một nghi lễ vương chủ. Tự tin đến thô bạo. Ông Diểu mỉm cười và chăm chú nhìn.

(Nguyễn Huy Thiệp, Muối của rừng)

b. Ông Diểu bỗng thấy bị xúc phạm ghê gớm. Tựa như ông bị theo dõi, bị đòi ăn vạ.

(Nguyễn Huy Thiệp, Muối của rừng)

Trả lời:

Câu

Hiện tượng tách biệt

Hiệu quả

a

Tách thành phần “tự tin đến thô bạo” thành câu độc lập.

Nhấn mạnh sự xuất hiện đột ngột, mạnh dạn, oai vệ của con khỉ đầu đàn, đồng thời bộc lộ cảm xúc thích thú của nhân vật ông Diểu trong khi quan sát con vật.

b

Tách thành phần “tựa như ông bị theo dõi, bị đòi ăn vạ” thành câu độc lập.

Nhấn mạnh cảm giác “bị xúc phạm ghê gớm” của ông Diểu, làm tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt.

Câu 4 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Nhận xét về sự độc đáo của những kết hợp từ được in đậm trong đoạn thơ sau:

Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên,

Cây me ríu rít cặp chim chuyền.

Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá,

Thu đến - nơi nơi động tiếng huyền.

(Xuân Diệu, Thơ duyên)

Trả lời:

Kết hợp từ

Sự độc đáo

“Nhánh duyên”

“duyên” là khái niệm trừu tượng, vô hình nhưng “nhánh” là một sự vật hữu hình, có thể nhìn thấy được, thường kết hợp với các sự vật hữu hình khác (nhánh cây, nhánh hoa,...). Kết hợp “nhánh duyên” phá vỡ quy tắc kết hợp từ thông thường, tạo nên hình ảnh thơ độc đáo, gợi nên một tình cảm thơ mộng của chủ thể trữ tình.

“Đổ trời xanh ngọc”:

“đổ” là động từ có nghĩa là “làm cho vật được chứa đựng ra khỏi ngoài vật đựng”. “đổ trời xanh ngọc, màu xanh ngọc của bầu trời được hình dung như một vật thể/ một dòng chảy đổ tràn qua muôn lá, tạo nên hình ảnh chiều thu huyền ảo và lãng mạn.

* Từ đọc đến viết

Câu hỏi (trang 24 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bạn về vai trò của thiên nhiên đối với đời sống con người.

Trả lời:

Thiên nhiên là món quà vô giá mà tạo hóa đã ban tặng cho chúng ta. Nhờ có thiên nhiên, đất nước ta mới phát triển và tiến bộ đến ngày hôm nay. Thiên nhiên bao gồm những thứ quý giá như đất, nước, rừng và tài nguyên tự nhiên. Vai trò của thiên nhiên đối với cuộc sống của con người là hết sức quan trọng. Đầu tiên, thiên nhiên cung cấp nước và nuôi sống chúng ta. Nếu không có nước, chúng ta sẽ không thể sống và cuộc sống của chúng ta sẽ không đầy đủ và ấm no. Ngoài ra, thiên nhiên còn cung cấp đất để trồng trọt và xây dựng nhà cửa. Nếu không có đất, chúng ta sẽ không có nhà cửa và thức ăn. Tuy nhiên, mặc dù thiên nhiên vô cùng quan trọng, vẫn có những người phá hủy nó. Họ phá rừng, chặt cây hoang phá để khai thác gỗ, làm ruộng hoặc sử dụng chất cấm, thuốc nổ để đánh bắt thủy sản. Điều này rất đáng lên án và bị chỉ trích. Các nhà chức trách cần phải mạnh tay hơn và thực hiện những biện pháp mang tính răn đe, xử lý kịp thời để bảo vệ thiên nhiên. Thiên nhiên chính là vàng bạc của chúng ta, mỗi người đều cần nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Kiến và người

Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học

Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học

Ôn tập trang 32

Tri thức ngữ văn trang 33

1 230 24/03/2024


Xem thêm các chương trình khác: