Soạn bài Ôn tập trang 103 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Ôn tập trang 103 Tập 2 Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.

1 208 lượt xem


Soạn bài Ôn tập trang 103

Câu 1 (trang 103 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2): Xác định đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật trong các văn bản chuyện – truyện kí đã học bằng cách hoàn thành bảng sau (làm vào vở):

Trả lời:

Văn bản

Đề tài

Câu chuyện

Sự kiện

Nhân vật

Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự

Câu chuyện về “chứng tích thời đại” là căn nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự và vẻ đẹp con người của cụ Phan Bội Châu.

Quỳnh và Tuấn đã có dịp tới thăm nhà cụ Phan Bội Châu, được tận mắt trông thấy cụ, được cụ trò chuyện, hỏi han, chỉ dạy về tinh thần yêu nước.

Tuấn và Quỳnh đến thăm ngôi nhà của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự, thành phố Huế, vào năm 1927

- Tuấn

- Quỳnh

- Cụ Phan Bội Châu.

Tôi đã học tập như thế nào?

Sự quan trọng của việc tự học và đọc sách.

Pê-xcốp hồi tưởng về quá khứ nghịch ngợm, bồng bột khi còn nhỏ của mình, sau đó trở về với thực tại, kể cho người đọc về động cơ khiến bản thân mình thay đổi tốt hơn từng ngày: đó là nhờ vào việc tự học và tự đọc sách.

- Nhân vật Pê-xcốp hồi tưởng về kí ức đi học của mình.

- Nhân vật Pê-xcốp khi trưởng thành, nhìn nhận lại bản thân mình và chia sẻ với người đọc suy nghĩ của mình

- Nhân vật Pê – xcốp.

- Đức giám mục Cri-xan-phơ

Xà bông “con vịt”

Tinh thần yêu nước, yêu quê hương, luôn muốn đất nước và cuộc sống trở nên tốt đẹp, phát triển hơn của nhân dân Nam Kỳ.

Ông Cai Tuất cùng với một số nhân sĩ yêu nước khác đã mở một xưởng sản xuất xà bông hiệu là “Con Vịt” để người Việt có thể dùng hàng Việt. Nhưng niềm vui chưa được bao lâu thì có người chỉ điểm của Pháp đã khiến cho những cơ sở sản xuất như ông Tuất bị đàn áp, không kinh doanh nổi.

- Cai Tuất trả lại chức vụ đang làm của mình, quyết định cùng với một số nhân sĩ trí thức cùng nhau mở một cơ sở sản xuất xà bông hiệu “Con Vịt”.

- Ông Tuất bắt đầu mở xưởng sản xuất kinh doanh.

- Ông cùng với chủ nhà máy Dương cùng trò chuyện về cuộc vận động Minh Tân. Cả hai ông đều có mong muốn canh tân lại đất nước.

- Những sản phẩm đầu tiên của hãng xà bông của ông Tuất đã ra lò.

- Trần Bá Thọ chính là chỉ điểm cho bọn Pháp, nên sau đó chúng đã đàn áp và thu lại tất cả những cơ sở sản xuất xà bông của hội Minh Tân.

- Trước khi bọn thực dân Pháp đến, ông Tuất đã đốt xưởng sản xuất của mình.

- Cai Tuất

- Trần Chánh Chiếu

Câu 2 (trang 104 sgk Ngữ văn lớp 11Tập 2): Yếu tố hư cấu có tác dụng như thế nào đối với việc khắc hoạ nhân vật trong các văn bản: Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự (Nguyễn Vỹ), Tôi đã học tập như thế nào? (M. Go-rơ-ki), Xà bông “Con Vịt" (Trần Bảo Định).

Trả lời:

Văn bản

Nhân vật

Tác dụng của yếu tố hư cấu trong việc khắc họa nhân vật

Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự

Cụ Phan Bội Châu

Khắc hoạ được chân dung phong thái của nhân vật lịch sử như một chứng tích; thể hiện được tầm ảnh hưởng của cụ Phan đối với thanh niên đương thời....

Tôi đã học tập như thế nào?

Cậu bé Pê – xcốp

Các trải nghiệm của nhân vật, tính cách, quá trình trưởng thành của nhân vật vừa sinh động, vừa mang tính khái quát cao: những bài học của nhân vật dễ trở thành bài học kinh nghiệm chung với mọi người.

Xà bông “con vịt”

Cai Tuất

Nhân vật trở nên thực và sinh động hơn.

Câu 3 (trang 104 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Trong phần đầu tác phẩmTôi đã học tập như thế nào? cuộc trò chuyện giữa Đức Giám mục Cri-xan-phơ và Pê-xcốp nhiều lần được thuật lại chỉ bằng một lời thoại dưới dạng những câu hỏi tiếp nối nhau:

- Con lên mấy? Có thế thôi à? Sao dài người thế, chú bé? Hay bêu mưu lắm, phải không?

- Con học theo thánh thi à? Ai dạy? Ông có hiểu không? Ác à? Lẽ nào? Nhưng con nghịch lắm phải không?

Khi đọc các lời thoại trên, bạn có thể nghe được giọng nói của những ai? Do đâu mà các lời thoại tạo được hiệu quả như vậy?

Trả lời:

- Khi đọc lời thoại trên, người đọc có thể nghe được cả câu hỏi của Giám mục và câu trả lời của nhân vật cậu bé Pê-xcốp.

- Tác dụng: Làm tăng nhịp độ đối thoại và làm nổi bật cách làm chủ tình hình và cách nói năng thân mật đi thẳng vào lòng người của nhân vật Giám mục Cri-xan-phơ, tạo bước chuyển trong các cư xử của mọi người với cậu bé.

Câu 4 (trang 104 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):Với những trải nghiệm trong quá trình đọc sách và học tập của mình, bạn có tin rằng: “Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏmà khi bước lên độc giả đang“tách khỏi con thú để lên tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống ấy" không? Vì sao?

Trả lời:

Em hoàn toàn đồng ý với quan điểm đó. Vì sách là tri thức, là vốn sống tích lũy từ những trải nghiệm, được viết nên để nhiều người cùng chiêm nghiệm, để hướng tới lẽ sống tích cực, biết yêu thương và hoàn thiện bản thân mình. Chính vì vậy, mặc dù không thể đi nhanh, nhưng sách và quá trình đọc sách là con đường đúng đắn để con người có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Câu 5 (trang 104 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Muốn cho một cuộc thảo luận, tranh luận về một vấn đề đời sống có hiệu quả, những người tham dự cần lưu ý những điều gì?

Trả lời:

Muốn cho một cuộc thảo luận, tranh luận về một vấn đề đời sống có hiệu quả, những người tham dự cần lưu ý:

- Hiểu rõ yêu cầu trong thảo luận/ tranh luận.

- Chấp hành sự phân công của người điều hành buổi thảo luận, tranh luận (về thứ tự, thời điểm, thời gian mỗi thành viên được cho phép phát biểu).

- Lắng nghe, ghi chép, chuẩn bị ý kiến để phát biểu bổ sung, phát triển ý kiến; thể hiện sự đồng tình hay phản bác khi cần.

- Thể hiện thái độ lịch sự, cầu thị, hợp tác.

- …

Câu 6 (trang 104 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại một hồi ức sâu sắc của bản thân hoặc tầm quan trọng của hồi ức tuổi thơ trong sáng tác của một nhà văn. Sau đó, kiểm tra đoạn văn (Của mình và bạn cùng nhóm), chỉ ra các câu sai và nêu cách sửa (nếu có).

Trả lời:

"Thời thơ ấu", mỗi khi nhắc đến ba từ ấy, trái tim em lại thổn thức. Bao nhiêu kỉ niệm tuôn trào nhưng chỉ có những cách diều là em nhớ mãi. Ôi! "những cánh diều" thuở nào. Nhớ những buổi trưa hè, lũ trẻ trong làng tụ tập lại thả diều thi. Chúng chạy lấy trớn để những cơn gió nồm nâng cánh diều lên. Ôi! Hạnh phúc biết bao khi thấy con diều của mình từ bay lên, đùa giỡn với cơn gió. Em cùng mấy đứa bạn trong xóm cùng nhau hò hét tranh đua. Có đứa diều tốt, bay cao nhất, nó cứ nổ mãi. Rồi khi có một con diều nào đó vươn lên đứng nhất thì mặt nó tức lắm, cố gắng đánh rớt con diều đáng ghét kia. Có anh không may sở hữu một chiếc diều dỏm. Vừa lên trời đã chống mũi xuống đất. Có chiếc chạy hụt hơi mà chỉ quay tròn. À, mà nói vậy chứ không phải thứ hạng cánh diều chỉ dựa vào điều tốt hay dỏm mà một phần còn nhờ tài nghệ của dân thả diều. Trong lúc thả với tay điêu nghệ, em đã được chúng bạn chỉ cho vài chiêu nâng diều. Nào là khi diều rơi thì giật giật đôi tay, nào là khi thả diều thì phải cầm theo keo và một ít dây diều. Nếu thấy hôm ấy gió mạnh thì gắn thêm một đoạn dây vào dây diều, còn nếu gió nhẹ diều bay không nổi thì gỡ một ít dây ra cho nó nhẹ... Nhờ những kinh nghiệm quý báu đó mà thi thoảng em cũng được biệt hiệu "vua thả diều". À, mà hình như em chưa nói cái chuyện này thì phải, chả là khi cuối buổi thả, diều nào bay cao nhất thì người thả sẽ được cái biệt hiệu quý báu ấy. Bây giờ, cánh diều thuở nào đã bị xếp xó để nhường thời gian cho những cua kèm liên hồi. Tuy rằng, em không còn được chạy nhảy trên cánh đồng đầy rơm rạ nữa. Những cảm giác bay bổng cùng cánh diều sẽ không bao giờ phai nhạt trong kí ức của em mãi mãi...

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Nhớ con sông quê hương

Thực hành tiếng Việt trang 92

Xà bông “con vịt”

Viết văn bản thuyết minh (về một đối tượng) có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận

Thảo luận, tranh luận về một vấn đề trong đời sống

1 208 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: