Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 5 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Tri thức ngữ văn trang 5 Tập 2 Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.

1 259 24/03/2024


Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 5

* Truyện ngắn

- Định nghĩa:

Định nghĩa

Là thể loại tự sự hư cấu có dung lượng nhỏ, thường phù hợp để đọc hết trong một lần. Với quy mô hạn chế, số lượng nhân vật và sự kiện ít, truyện ngắn chỉ tập trung miêu tả một khía cạnh hoặc trạng thái cụ thể của đời sống xã hội.

Cốt truyện

Thường đơn giản, cô đúc; tập trung xoay quanh một tình huống. Các sự kiện trong câu chuyện được sắp xếp theo hướng tập trung vào một vài biến cố chính, dồn nén mâu thuẫn trong một khoảng thời gian ngắn.

Điểm nhìn ngôi thứ ba

Điểm nhìn ngôi thứ ba toàn tri

Tầm hiểu biết của người kể chuyện bao trùm toàn bộ thế giới nhân vật, không bị giới hạn trong cái nhìn của nhân vật nào, thấu suốt tất cả suy nghĩ và cảm xúc của các nhân vật, tất cả mọi thời điểm, địa điểm và sự kiện.

Điểm nhìn ngôi thứ ba hạn tri

Tầm hiểu biết của người kể chuyện chỉ giới hạn trong cái nhìn của một nhân vật trung tâm, chỉ thấu suốt suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật đó và các sự kiện mà nhân vật đó biết.

Sự thay đổi điểm nhìn

sự di chuyển điểm nhìn kể chuyện (từ ngôi thứ nhất sang ngôi thứ ba, từ ngôi thứ ba hạn tri sang toàn tri, hoặc giữa nhiều ngôi thứ nhất khác nhau). Thủ pháp giúp thể hiện ý đồ nghệ thuật của tác giả dẫn dắt độc giả vào thế giới tinh thần của nhân vật; quan sát, thể hiện sự việc, con người từ nhiều góc nhìn...

Nhân vật

Truyện ngắn hiện đại thường chỉ có 1 – 2 nhân vật chính – tức nhân vật hiện lên như một chủ thể độc lập, giữ vai trò chủ đạo trong việc thể hiện chủ đề và tư tưởng của tác phẩm – được khắc họa qua ngoại hình, hành động đối thoại, độc thoại nội tâm và qua đánh giá của các nhân vật khác người kể chuyện.

* Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng

Hiện tượng đảo trật tự từ ngữ

Đảo trật tự từ ngữ so với trật tự từ ngữ thông thường được dùng với mục đích nhấn mạnh, tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt. (VD: SGK - tr. 6)

Hiện tượng mở rộng khả năng kết hợp của từ

Ở hiện tượng này, từ ngữ được cung cấp thêm những khả năng kết hợp mới tạo ra những kết hợp từ vô cùng độc đáo, nhằm tăng hiệu quả diễn đạt. (VD: SGK - tr.6)

Hiện tượng tách biệt

Tách biệt là hiện tượng tách các thành phần câu thành những câu độc lập với dụng ý nhấn mạnh hoặc bộc lộ cảm xúc. (VD: SGK - tr.6)

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Chiều sương

Muối của rừng

Tảo phát Bạch Đế thành

Thực hành tiếng Việt trang 23

Kiến và người

1 259 24/03/2024


Xem thêm các chương trình khác: