Soạn văn 11 Ôn tập cuối học kì 2 | Ngắn nhất Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo

Bài soạn văn 11 Ôn tập cuối học kì 2 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 11 dễ dàng hơn.

1 272 24/03/2024


Soạn văn 11 Ôn tập cuối học kì 2

Câu 1 (trang 105 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Kẻ vào vở hai cột A, B theo mẫu dưới đây, sau đó nối tên thể loại ở cột A với đặc điểm phù hợp ở cột B; giải thích lí do bạn tạo ra các đường nối giữa hai cột A và B

A. THỂ LOẠI/

KIỂU VĂN BẢN

B. ĐẶC ĐIỂM

1. Truyện thơ Nôm bình dân

a. những sáng tác không có cốt truyện; giàu tình trữ tình và tính nhạc;...

2. Truyện ngắn

b. những sáng tác tự sự hư cấu có dung lượng nhỏ, thường phù hợp để đọc hết trong một lần; quy mô hạn chế, số lượng nhân vật và sự kiện ít, chỉ tập trung miêu tả một khía cạnh hoặc trạng thái cụ thể của đời sống xã hội;...

3. Truyện thơ Nôm bác học

c. những tác phẩm do các tác giả là trí thức Nho học (thường có tên tuổi, lai lịch rõ ràng) sáng tác, lưu hành rộng rãi nhưng chủ yếu vẫn trong giới trí thức tinh hoa, có nội dung phản ánh số phận và nhu cầu của giới trí thức, có chất lượng nghệ thuật cao;...

4. Truyện thơ dân gian

d. những sáng tác trung gian giữa truyện và kí; kết hợp hư cấu và phi hư cấu;...

5. Thơ có yếu tố tượng trưng

e. những sáng tác dưới hình thức văn vần, thường xoay quanh đề tài tình yêu, hôn nhân; kết hợp tự sự với trữ tình, rất gần gũi với ca dao, dân ca; phát triển nhiều ở các dân tộc miền núi;...

6. Truyện kí

f. những tác phẩm diễn tả thế giới nội tâm của chủ thể trữ tình thông qua những chi tiết, hình ảnh cụ thể, gợi cảm, kết hợp sự cảm nhận của nhiều giác quan; nhiều khi còn đi sâu vào những vấn dề triết học,...

g. những sáng tác (thường là khuyết danh) chủ yếu lưu hành trong dân gian, nội dung phản ánh cuộc sống và khát vọng của người dân tầng lớp dưới, ngôn ngữ giản dị, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân.

Trả lời:

1 - g

2 - b

3 - c

4 - e

5 - f

6 - d

Câu 2 (trang 105 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Nêu một số điểm khác biệt giữa truyện thơ dân gian và truyện thơ Nôm, minh họa bằng các dẫn chứng lấy từ các văn bản đã học.

Trả lời:

Một số điểm khác biệt giữa truyện thơ dân gian và truyện thơ Nôm:

Truyện thơ dân gian

Truyện thơ Nôm

Viết bằng ngôn ngữ thông thường, dễ hiểu, phổ biến

Viết bằng chữ Nôm, từ ngữ phong phú, phức tạp hơn.

Hình thức đơn giản, thường bao gồm một số câu thơ ngắn.

Cấu trúc phức tạp, nhiều câu thơ, cốt truyện dài.

Kể các câu chuyện tình cảm, tâm linh, tình bạn,...

Kể các chủ đề lịch sử, nhân vật lịch sử, tín ngưỡng dân gian.

Sử dụng để giải trí, thư giãn trong các dịp lễ, hội.

Mang tính giáo dục, truyền bá giá trị lịch sử, văn hóa dân tộc.

Câu 3 (trang 106 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Nêu một số điểm nổi bật về con người, cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du. Theo bạn, với Truyện Kiểu, Nguyễn Du đã có những đóng góp gì trong việc phát triển thể loại truyện thơ Nôm của dân tộc?

Trả lời:

Một số điểm nổi bật về con người, cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du:

- Nguyễn Du (1766? –1820) tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Ông được người Việt kính trọng tôn xưng là "Đại thi hào dân tộc" và được UNESCO vinh danh là "Danh nhân văn hóa thế giới". Ông có một cuộc đời vô cùng gian truân và cực khổ.

- Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – XIX. Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hai đặc điểm nổi bật là chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng và phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn. Yếu tố thời đại đã ảnh hưởng sâu sắc đến ngòi bút của ông.

- Sự nghiệp văn chương:

+ Tác phẩm chữ Hán: "Thanh Hiên thi tập" (78 bài thơ), Nam trung tạp ngâm (40 bài), Bắc hành tạp lục (131 bài thơ).

+ Tác phẩm chữ Nôm: "Đoạn trường tân thanh" (Truyện Kiều), được viết bằng chữ Nôm, gồm 3.254 câu thơ theo thể lục bát; "Văn chiêu hồn" (tức Văn tế thập loại chúng sinh, dịch nghĩa: Văn tế mười loại chúng sinh).

- Với Truyện Kiều, Nguyễn Du đã đưa thể loại truyện thơ Nôm lên một tầm cao mới. Tác phẩm của ông kết hợp giữa văn học phương Đông và phương Tây, từ đó tạo ra một thể loại mới mang tính cách riêng biệt và độc đáo. Truyện Kiều đã trở thành bản mẫu cho các tác phẩm truyện thơ Nôm sau này và là một trong những tác phẩm tiên phong trong việc phát triển văn học dân tộc Việt Nam.

Câu 4 (trang 106 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Bạn hiểu thế nào là yếu tố tượng trưng trong thơ trữ tình? Theo bạn, đoạn thơ sau có yếu tố tượng trưng không? Dựa vào những dấu hiệu nào để khẳng định như vậy?

Này lắng nghe em khúc nhạc thơm

Sau người như rượu tối tân hôn;

Như hương thấm tận qua xương tủy,

Âm điệu, thần tiên, thấm tận hồn.

Hãy tự buông cho khúc nhạc hường

Dẫn vào thế giới của Du Dương

Ngừng hơi thở lại, xem trong ấy

Hiển hiện hoa và phảng phất hương...

(Xuân Diệu, Huyền diệu)

Trả lời:

- Yếu tố tượng trưng trong thơ trữ tình là sử dụng các từ, các hình ảnh để truyền tải những cảm xúc, suy tư, tình cảm một cách ẩn ý, không trực tiếp.

- Đoạn thơ trên có yếu tố tượng trưng.

+ Dấu hiệu: Sử dụng các từ ngữ tượng trưng để miêu tả tình cảm.

Ví dụ: "khúc nhạc" biểu tượng cho tình cảm, "âm điệu, thần tiên" diễn tả tình cảm. "hương thấm tận qua xương tủy" và "phảng phất hương" cũng là một hình thức sử dụng tượng trưng để miêu tả tình cảm một cách tinh tế và ẩn ý.

Câu 5 (trang 106 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Nêu một số điểm khác biệt chính giữa truyện và truyện kí.

Trả lời:

Truyện

Phần lớn đều sử dụng nhiều trí tưởng tượng, óc sáng tạo của tác giả trên cơ sở quan sát, tìm hiểu cuộc sống và thiên nhiên (nội dung trong truyện không hoàn toàn giống hệt như trong thực tế); có nhân vật, cốt truyện và lời kể.

Chú trọng đến việc ghi chép, tái hiện hình ảnh, sự việc của đời sống, con người theo sự cảm nhận, đánh giá của tác giả từ những điều mắt thấy, tai nghe (chân thực với thực tế cuộc sống). Kí thường không có cốt truyện rõ ràng, thậm chí có khi không có cả nhân vật.

Câu 6(trang 106 sgk Ngữ văn lớp 11Tập 2):Nhận xét về cách sử dụng ngôi kể, điểm nhìn trong tác phẩm Tôi đã học tập như thế nào? (M. Go-rơ-ki) hoặc Xà bông “Con Vịt” (Trần Bảo Định).

Trả lời:

* Tác phẩm Tôi đã học tập như thế nào? (M. Go-rơ-ki):

- Ngôi kể thứ nhất dùng để miêu tả hành trình học tập của bản thân.

- Đặt điểm nhìn vào nhân vật chính - tác giả, kể lại những kinh nghiệm, cảm nhận của mình trong quá trình học tập.

=> Tác giả chia sẻ kinh nghiệm và khuyến khích mọi ngượi tự học, tự đọc.

Câu 7 (trang 106 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Theo bạn, nhìn từ mối quan hệ với tác giả, người kể chuyện trong truyện ngắn khác với người kể chuyện trong truyện kí như thế nào? Chia sẻ cảm nhận hoặc ấn tượng sâu sắc nhất của bạn khi đọc một trong ba truyện ngắn: Chiều sương (Bùi Hiển), Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp), Kiến và người (Trần Duy Phiên).

Trả lời:

* Sự khác nhau giữa người kể chuyện trong truyện ngắn và truyện kí.

Người kể chuyện trong truyện ngắn

Người kể chuyện trong truyện kí

thường tập trung vào một câu chuyện cụ thể và phát triển các nhân vật và sự kiện trong câu chuyện đó.

thường ghi lại các sự kiện và hiện tượng một cách khách quan hơn, không tập trung vào việc xây dựng nhân vật và câu chuyện.

* Em ấn tượng nhất với truyện “Chiều sương” vì câu chuyện ánh lên ngọn lửa hi vọng về sự sống và hi vọng giản đơn của những người dân chài. Tác giả đã mô tả một cách tinh tế những xúc cảm của nhân vật, tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp về cuộc sống của những người dân chài và hy vọng của họ trong cuộc sống.

Câu 8 (trang 106 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Lập bảng so sánh và chỉ ra những điểm tương đồng, khác biệt về yêu cầu trong cách viết giữa hai kiểu văn bản:

- Văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học và văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học.

- Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội và thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.

Trả lời:

- Văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học và văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học.

Nội dung

Văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học

Văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học

Giống nhau

- Đều có mục đích thuyết phục và đưa ra lập luận để chứng minh quan điểm của tác giả.

- Đều sử dụng các phương tiện văn học, lí lẽ và bằng chứng để chứng minh quan điểm.

- Cần sử dụng cách suy nghĩ logic và cấu trúc rõ ràng để thuyết phục người đọc.

Khác nhau

- Thuyết phục người đọc đồng ý với quan điểm của tác giả về vấn đề xã hội.

- Đưa ra lập luận về vấn đề có liên quan đến tác phẩm văn học và vấn đề xã hội.

- Sử dụng lí lẽ và bằng chứng để bày tỏ thái độ.

- Thuyết phục người đọc đồng ý với giá trị của tác phẩm.

- Đưa ra lập luận về giá trị văn học và cách tác giả sử dụng các phương tiện văn học.

- Sử dụng các phân tích cụ thể để chỉ ra giá trị tác phẩm.

- Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội và thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.

Nội dung

Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội

Thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận

Giống nhau

- Đều đề cập đến vấn đề cụ thể.

- Có tính khách quan, ngôn ngữ trang trọng.

- Yêu cầu sử dụng các thông tin xác thực, đáng tin cậy.

Khác nhau

- Yêu cầu sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học, dữ liệu thống kê,...

- Sử dụng lời văn khoa học, trang trọng.

- Tập trung để đưa ra kết quả nghiên cứu.

- Không cần sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học, các dữ liệu thống kê,...

- Không bắt buộc sử dụng lời văn trang trọng, cấu trúc khoa học,...

Câu 9 (trang 106 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Lập bảng tổng hợp những điểm đáng lưu ý về các tri thức tiếng Việt liên quan đến:

- Đặc điểm, tác dụng của một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường;

- Đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc.

- Cách nhận biết và cách sửa một số kiểu lỗi về thành phần câu.

Trả lời:

Nội dung

Đặc điểm

Tác dụng

Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường

Đảo trật tự từ, mở rộng khả năng kết hợp của từ và tách biệt

- Tạo ra sự sáng tạo và mới mẻ trong ngôn ngữ

- Tăng cường tính linh hoạt và đa dạng trong việc sử dụng ngôn ngữ

- Tạo ra sự chú ý và ấn tượng nhất định

- Thể hiện giá trị cá nhân và chủ quan của người sử dụng ngôn ngữ

Biện pháp tu từ đối

- Sử dụng từ ngữ đối lập, trái ngược nhau

- Số lượng âm tiết của hai vế đối phải bằng nhau;

- Các từ ngữ đối nhau phải cùng từ lợi với nhau (danh từ đối với danh từ, động từ đối với động từ, tính từ đối với tính từ;

- Các từ đối nhau hoặc là đồng nghĩa với nhau, hoặc là trái nghĩa với nhau, hoặc là cùng trường nghĩa với nhau để gây hiệu quả bổ sung, hoàn chỉnh về nghĩa.

Việc sử dụng phép đối, tác giả muốn tạo hiệu quả về sự giống nhau hoặc trái ngươc nhau nhằm gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh, hài hòa trong diễn đạt để hướng đến làm nổi bật một nội dung ý nghĩa nào đó.

Biện pháp tu từ lặp cấu trúc

Dùng sự trùng điệp về âm hưởng bằng cách lặp đi lặp lại những thanh điệu cùng nhóm bằng hoặc nhóm trắc

- Tăng nhạc tính, tăng tính tạo hình và biểu cảm của câu thơ.

- Nhằm nhấn mạnh nội dung, tạo sự nhịp nhàng cân đối cho văn bản.

Một số kiểu lỗi về thành phần câu

Cách nhận biết

Cách sửa

Câu thiếu thành phần chủ ngữ

Câu không có thành phần chủ ngữ, chỉ có thành phần vị ngữ và trạng ngữ,...

Thêm thành phần chủ ngữ cho câu

Câu thiếu thành phần vị ngữ

Câu không có thành phần vị ngữ mà chỉ có thành phần chủ ngữ và trạng ngữ,...

Thêm thành phần vị ngữ cho câu

Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ

Câu chỉ có thành phần trạng ngữ

Thêm thành phần chủ ngữ và vị ngữ cho câu

Câu thiếu một vế của câu ghép

Câu ghép chỉ có một vế, bị thiếu mất vế sau

Thêm vế sau cho câu ghép

Câu không xác định được thành phần

Trong câu có quá nhiều chủ ngữ, vị ngữ hoặc trạng ngữ nhưng không được phân cách bởi các dấu câu một cách rõ ràng

Phân cách các vế trong câu bằng dấu câu.

Câu sắp xếp sai vị trí các thành phần

Câu không mang trọn vẹn ý nghĩa, khó hiểu, các thành phần trong câu được sắp xếp một cách lộn xộn

Sắp xếp lại thành phần câu theo công thức: Trạng ngữ, chủ ngữ - vị ngữ.

Câu 10(trang 106 sgk Ngữ văn lớp 11Tập 2): Viết đoạn văn (khoảng 200 - 300 chữ) về một trong hai nội dung sau:

- Con người sẽ được gì, mất gì khi trở thành bạn với muôn loài?

- Phải chăng “cái tôi” là một thế giới?

Trả lời:

Nội dung 1:

Con người là một phần của hệ sinh thái trên Trái đất và chúng ta có mối quan hệ tương tác rất chặt chẽ, gắn bó trực tiếp với các loài khác trong tự nhiên. Khi trở thành bạn với muôn loài, chúng ta có thể hưởng nhiều lợi ích và đồng thời phải chịu mất mát. Đầu tiên, để trở thành bạn với muôn loài, chúng ta cần phải hiểu được các loài khác và cách chúng tương tác với môi trường xung quanh. Điều này có thể giúp chúng ta tăng cường kiến thức về tự nhiên và hiểu rõ hơn về các vấn đề môi trường. Ngoài ra, việc tương tác với các loài khác cũng giúp chúng ta phát triển tính cảm thông, có tinh thần chăm sóc, hỗ trợ và cộng đồng. Tuy nhiên, khi trở thành bạn với muôn loài, chúng ta cũng phải chịu một số hạn chế. Đôi khi, việc bảo vệ môi trường sẽ yêu cầu chúng ta phải hy sinh một số tiện nghi và tiện ích của cuộc sống. Ví dụ như, phải giảm thiểu việc sử dụng hóa chất, nước sạch và động vật hoang dã. Ngoài ra, việc giảm bớt tác động của con người cũng sẽ làm cho chúng ta phải thích nghi với môi trường sống mới với nhiều hạn chế hơn. Trở thành bạn với muôn loài sẽ đem lại cho chúng ta nhiều lợi ích và đồng thời yêu cầu chúng ta phải thực hiện nhiều thay đổi trong cuộc sống. Sau cùng, con người và muôn loài luôn có sợi dây liên kết, gắn bó mật thiết, chúng ta cần phải cổ vũ và thực hiện những hành động tích cực để đem lại kết quả tốt đẹp nhất cho bản thân và môi trường tự nhiên.

Nội dung 2:

Con người từ khi ra đời đã tồn tại “cái tôi”. Cái tôi được hình thành từ bản ngã và là phạm trù phản ánh cái riêng có được của một con người. Cái tôi cũng có hai mặt giống như một tấm huy chương. Vì thế, chúng ta phải chịu trách nhiệm về suy nghĩ và hành vi của mình, hay-dở và tốt-xấu. Cái tôi trong mỗi người được phát triển theo thời gian. Khi còn nhỏ, người ta ít bị các yếu tố xã hội tác động vào, nói cách khác-cái tôi được phát triển tương đối độc lập. Một em bé sẽ ít bị tổn thương như người lớn khi bị phê bình hay khiển trách. Trong khi đó người lớn có thể tức giận rất lâu và phản ứng rất nặng nề nếu bị chạm sâu vào lòng tự trọng. Quan niệm về cái tôi thường được hiểu theo hai khía cạnh: Về mặt tích cực, đó là sự hãnh diện phù hợp về những giá trị, nhân phẩm của chính bản thân. Về mặt tiêu cực, là sự nhận định sai về những giá trị, nhân phẩm của mình dần đưa đến sự tự ti và mặc cảm. Bởi lẽ, nếu như ai đó không nhìn thấy được giá trị thật của chính mình thì sẽ bộc lộ sự bi quan và dễ bị tổn thương. Mỗi người chúng ta, ai cũng có thể tạo thêm giá trị “thương hiệu” cho mình. Chẳng hạn bằng những việc làm đơn giản nhưng thiết thực như: thể hiện sự quan tâm, chia sẻ công việc với đồng nghiệp; sống chân thành, hòa nhã với mọi người; giúp đỡ cộng đồng khi gặp khó khăn hay hoạn nạn… Mọi nỗ lực dù nhỏ nhoi thôi nhưng đều mang lại những kết quả đáng kể. Hiểu được giá trị thật về cái tôi của mình, người ta có thể “là chính mình” và sống thật với mình hơn.

1 272 24/03/2024


Xem thêm các chương trình khác: