Soạn bài Kiến và người trang 24 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo
Với soạn bài Kiến và người trang 24 Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.
Soạn bài Kiến và người
* Hướng dẫn đọc
Nội dung chính: Văn bản kể về là hành trình đấu tranh môi trường sống giữa một gia đình và loài kiến. Con người sẽ không thể chiến thắng nếu như xâm chiếm môi trường sống của các loài trong tự nhiên.
Câu 1 (trang 27 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Liệt kê các sự kiện chính trong văn bản và cho biết những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết Kiến và người là một truyện ngắn.
Trả lời:
- Những dấu hiệu giúp nhận biết văn bản là một truyện ngắn:
+ Dung lượng nhỏ, có thể đọc hết trong 1 lần, số lượng nhân vật và sự kiện ít và chỉ tập trung miêu tả một khía cạnh của cuộc sống (con người phá hủy môi trường và nhận hậu quả).
+ Cốt truyện đơn giản, cô đúc; tập trung xoay quanh tình huống gia đình “cháu” chiến đấu với loài kiến.
Câu 2 (trang 27 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Câu chuyện được kể từ ngôi kể nào, qua điểm nhìn của ai? Theo bạn, việc sử dụng ngôi kể, điểm nhìn như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề, thông điệp của tác phẩm?
Trả lời:
- Câu chuyện được kể ở ngôi thứ nhất số ít, xưng “cháu”.
- Điểm nhìn thì có khi là qua “cháu” - người con trai, có khi là qua "bố cháu”, nhưng đa phần là qua “cháu”.
- Tác dụng: giúp cho việc thể hiện chủ đề, thông điệp của tác phẩm được khách quan và đa diện hơn.
Câu 3 (trang 27 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt trong cách ứng xử của “bố cháu” so với “mẹ cháu”, “cháu”, “em cháu”,... trước cuộc tấn công của bầy kiến.
Trả lời:
Điểm tương đồng |
Cùng nghĩ cách thoát khỏi đàn kiến |
|
Điểm khác biệt |
Bố cháu |
Lo lắng và buồn bực, tìm đủ mọi cách để tiêu diệt chúng, sửng sốt khi thấy kiến gây ảnh hưởng tới các con vật nuôi, cách làm bạo liệt, đầy cực đoan. |
Mẹ cháu |
Lo lắng đến tái cả mặt, hoảng hốt, bất lực, khẩn trương nhưng vẫn cố tỉnh táo để nấu cơm cho cả nhà. |
|
Cháu |
Sợ hãi khi thấy đàn kiến xâm chiếm ngôi nhà và luôn theo sát bố, cùng tìm cách bịt kín ngõ ngách kiến có thể chui vào. |
|
Em cháu |
Cùng anh trai tìm cách chống lại lũ kiến xâm nhập. |
Câu 4 (trang 27 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Phân tích ý nghĩa của hình tượng bầy kiến và nhận xét về cách đặt nhan đề của tác giả.
Trả lời:
- Ý nghĩa của hình tượng bầy kiến: là đại diện cho các sinh vật tự nhiên bị đưa ra khỏi cuộc sống thuận tự nhiên, trái với quy luật thì sẽ phản kháng, quay lại chống đối và tiêu diệt những gì làm hại đến đời sống của chúng.
- Cách đặt nhan đề Kiến và người: tác giả muốn đặt tự nhiên và con người ở hai vị trí ngang nhau, “cộng sinh” (dựa vào nhau cùng sống). “Kiến” được đặt trước “Người” là dụng ý ưu tiên. Chúng ta phải quan tâm hơn đến tự nhiên, con người không phải trung tâm để có thể hành xử với tự nhiên theo kiểu áp đặt, tấn công, chống đối.
Câu 5 (trang 27 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Nhận xét vai trò của tưởng tượng, hư cấu trong truyện ngắn Kiến và người.
Trả lời:
Vai trò của tưởng tượng, hư cấu trong truyện ngắn Kiến và người:
- Phát triển tình huống, nội dung truyện. Nhờ những chi tiết tưởng tượng, hư cấu, nội dung truyện trở nên kịch tính, gây ấn tượng mạnh cho người đọc về sự kinh hoàng, sửng sốt trước sức mạnh của tự nhiên.
- Tác giả gửi gắm thông điệp ý nghĩa ý nghĩa về việc bảo vệ và sống hòa hợp với tự nhiên.
=> Làm tăng độ xác thực của câu chuyện, tác động mạnh đến nhận thức của người đọc, giúp chúng ta thức tỉnh.
Câu 6 (trang 27 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Truyện đã mang lại thay đổi gì trong nhận thức của bạn về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên?
Trả lời:
- Con người không phải trung tâm của vũ trụ, muôn loài. Con người và các sinh vật sống khác đều bình đẳng như nhau.
- Con người và tự nhiên gắn bó chặt chẽ trong quá trình tồn tại trên Trái đất. Khi con người xâm chiếm môi trường sinh thái tự nhiên, con người sẽ phải gánh hậu quả rất nặng nề.
=> Truyện gửi gắm hi vọng có thể hạn chế những dục vọng quá lớn cùng những hành động phi lí của con người với tự nhiên.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:
Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học
Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 11 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Toán 11 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Toán 11 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Toán 11 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Anh 11 – Friends Global
- Giải sbt Tiếng Anh 11 - Friends Global
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 11 Friends Global đầy đủ nhất
- Bài tập Tiếng Anh 11 Friends Global theo Unit có đáp án
- Giải sgk Vật lí 11 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Vật lí 11 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Vật lí 11 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Vật lí 11 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hóa học 11 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Hóa học 11 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Hóa 11 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Hóa học 11 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Sinh học 11 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Sinh học 11 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Sinh học 11 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Sinh học 11 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Kinh tế pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Kinh tế pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 11 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Lịch sử 11 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Lịch sử 11 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 11 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 11 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Địa lí 11 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Địa lí 11 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 11 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 – Chân trời sáng tạo