Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm nghệ thuật hoặc tác phẩm văn học trang 51 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm nghệ thuật hoặc tác phẩm văn học trang 51 Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.

1 365 24/03/2024


Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm nghệ thuật hoặc tác phẩm văn học

* Tri thức văn bản:

- Khái niệm:

Nghị luận về một vấn đề xã hội

Kiểu bài dùng lí lẽ, bằng chứng để bàn luận và làm sáng tỏ về một vấn đề xã hội (một ý kiến, một tư tưởng đạo lí hay một hiện tượng xã hội), giúp người đọc nhận thức đúng về vấn đề và có thái độ, giải pháp phù hợp đối với vấn đề đó.

Yêu cầu đối với kiểu văn bản

- Có luận điểm rõ ràng, chặt chẽ, thể hiện quan điểm của người viết về vấn đề.

- Đưa ra hệ thống lí lẽ, bằng chứng thuyết phục, chính xác, tin cậy, thích hợp, đầy đủ, để làm sáng tỏ luận điểm.

- Nêu và phân tích, trao đổi về các ý kiến trái chiều.

- Bố cục bài viết gồm ba phần:

Mở bài: Giới thiệu vấn đề xã hội cần bàn luận, thể hiện rõ quan điểm của người viết về vấn đề đó.

Thân bài: Trình bày hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ cho quan điểm của người viết, phản biện các ý kiến trái chiều.

Kết bài: Khẳng định lại quan điểm của người viết về vấn đề, đưa ra những đề xuất giải pháp phù hợp.

* Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản:

Văn bản: Bức tranh Đám cưới chuột và bài học về sự hòa nhập, gắn bó (Theo Hồng Minh)

Câu 1 (trang 54 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Đặc điểm nội dung, nghệ thuật của tác phẩm liên quan đến vấn đề xã hội được tóm tắt trong luận điểm thứ nhất và luận điểm thứ hai (2a - 2b).

Trả lời:

- Về nội dung:

+ “sự tương phản mèo - chuột” phản ánh mặt trái ở làng quê xưa như chuyện “mãi lộ”, “làm luật”, “lệ làng” ... của tầng lớp thống trị trong xã hội nông nghiệp thôn quê ngày xưa.

+ Hình ảnh phản ánh tích cực mối quan hệ của mèo - chuột, dù mèo là kẻ thù “không đội trời chung” của chuột nhưng đã tán đồng ngày lễ lớn của đôi vợ chồng chuột trẻ; chuyện thù hận đã lắng xuống, nhạt đi, phần nào được “hóa giải”.

+ Đó còn là lời khuyên về sự hòa giải, hòa nhập để “chung sống hòa bình” trong cộng đồng.

- Về nghệ thuật:

+ “...tác giả đã tối ưu hóa khả năng thể hiện trên bề mặt hạn hẹp của tờ giấy bằng một khung cảnh sinh hoạt hoành tráng” .

=> Vấn đề xã hội được tóm tắt: “một cảnh tượng vừa là nghi lễ trang nghiêm vừa là hội hè náo nhiệt, tưng bừng”.

Câu 2 (trang 54 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Vấn đề xã hội qua tranh Đám cưới chuột được nêu lên trong bài viết là vấn đề gì và được phân tích trên các khía cạnh nào?

Trả lời:

- Vấn đề xã hội được nêu lên trong bài viết: Thực trạng xã hội nông thôn Việt Nam thời phong kiến, phong tục cưới hỏi, không khí hội hè đình đám…

- Những vấn đề xã hội ấy được phân tích trên những khía cạnh: nghệ thuật hội họa dân gian, tinh hoa văn hóa dân gian và văn hóa.

Câu 3 (trang 54 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Mối quan hệ giữa luận điểm thứ ba với luận điểm thứ nhất và luận điểm thứ hai.

Trả lời:

- Giữa luận điểm thứ ba với luận điểm thứ nhất và luận điểm thứ hai là mối quan hệ không thể tách rời, chúng song hành và bổ trợ lẫn nhau.

Câu 4 (trang 54 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Với mỗi luận điểm, lí lẽ và bằng chứng có sự kết hợp như thế nào?

Trả lời:

- Sự kết hợp giữa luận điểm, lí lẽ và bằng chứng được thể hiện thông qua cách trình bày và lập luận của người đưa ra.

Luận điểm

Lí lẽ

Bằng chứng

Luận điểm 1: vấn đề xã hội mà người viết quan tâm “con người trong cuộc sống cộng đồng”.

việc “con người không bao giờ có thể sống riêng lẻ, đơn độc”

trong đại dịch Covid 19, mọi người cùng hợp sức chiến thắng đại dịch.

Luận điểm 2: “khát vọng về sự hòa nhập, chung sống hòa bình cũng gắn liền với mong muốn buông bỏ thù hận”

“cuộc đời đa sự, con người đa đoan, khó tránh khỏi những xung đột….”

thông qua câu nói của A-thơ Uy-li-am U-a-rơ.

Luận điểm 3: Bản sắc văn hóa của cộng đồng như là một giải pháp hiệu quả.

trích dẫn từ giá trị nội dung, nghệ thuật đặc sắc của bức tranh Đám cưới chuột đã làm sáng tỏ luận điểm đưa ra.

Câu 5 (trang 54 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Bạn rút ra được những điểm tương đồng, khác biệt nào trong cách viết về một vấn đề xã hội và một vấn đề xã hội trong tác phẩm nghệ thuật hoặc trong tác phẩm văn học?

Trả lời:

Kiểu bài viết

về một vấn đề xã hội

Kiểu bài viết về một vấn đề xã hội trong tác phẩm nghệ thuật hoặc trong tác phẩm văn học

Điểm tương đồng

- Tập trung vào việc phân tích, trình bày, đánh giá các vấn đề xã hội.

- Sử dụng các lí lẽ, bằng chứng, thống kê, số liệu, điều tra để minh chứng cho quan điểm của tác giả.

- Đều có thể sử dụng các kỹ thuật như ví dụ, trích dẫn, gián tiếp để truyền đạt thông điệp.

Điểm khác biệt

+ Vấn đề xã hội mang tính chất cá nhân, lựa chọn vấn đề theo bản thân mình muốn.

+ Tập trung vào khai thác, triển khai luận đề xung quanh các mặt đời sống.

+ Có tính chất khách quan, dành cho mọi người đọc và có thể dễ dàng tiếp cận

+ Vấn đề xã hội xoay quanh thông điệp truyền tải một tác phẩm nghệ thuật hoặc tác phẩm văn học.

+ Có tính chất chuyên môn, đòi hỏi kiến thức về lĩnh vực đó và chỉ dành cho đối tượng đọc hẹp hơn.

Văn bản 2: Tính chất phi thường trong con người bình thường Thúy Kiều (Vũ Hạnh)

Câu 1 (trang 56 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Tác giả bài viết đã nêu và giải quyết vấn đề gì trong tác phẩm Truyện Kiều? Theo bạn, đó là một vấn đề văn học hay một vấn đề xã hội?

Trả lời:

- Tác giả bài viết đã nêu và giải quyết vấn đề: tính chất phi thường trong con người bình thường.

- Đây là một vấn đề xã hội.

Câu 2 (trang 56 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Với mỗi luận điểm, lí lẽ và bằng chứng có sự kết hợp với nhau như thế nào? Những ví dụ nào có thể giúp bạn làm rõ điều đó?

Trả lời:

- Với mỗi luận điểm, lí lẽ và bằng chứng có sự kết hợp tương trợ, bổ sung làm rõ nội dung lẫn nhau.

- Ví dụ:

Luận điểm

Lí lẽ

Bằng chứng

Không ai sinh ra như một kẻ phi thường hoặc tầm thường mà cuộc sống bên ngoài phối hợp với những phản ứng bên trong của nội giới làm ta trở thành người phi thường hay tầm thường.

Con người bình thường chính là con người đông đảo, con người phổ biến, ai cũng giống ai. Nhưng nhờ những khó khăn, phức tạp của đời sống đã tôi luyện nên tính chất phi thường trong con người bình thường…

Nội dung Truyện Kiều: Dù Kiều có trải qua biết bao thử thách, vùi dập, khốn đốn của cuộc sống dành cho mình nhưng nàng vẫn giữ được lẽ kinh nguyền, đó chính là kẻ phi thường.

→ Tác giả muốn đưa những lí lẽ và bằng chứng để chứng minh quan điểm về những con người nhỏ bé, bình thường nhưng lại mang tính chất phi thường.

Câu 3 (trang 56 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Điểm giống nhau, khác nhau trong cách nêu lí lẽ và đưa bằng chứng khi nghị luận về một vấn đề xã hội trong bài viết về tranh Đám cưới chuột (tác phẩm hội hoạ) và về nhân vật Thuý Kiều trong Truyện Kiều (tác phẩm văn học).

Trả lời:

Nghị luận về một vấn đề xã hội trong bài viết về tranh Đám cưới chuột

Nghị luận về một vấn đề xã hội về nhân vật Thúy Kiều trong Truyện Kiều

Điểm giống nhau

Những lí lẽ và bằng chứng đều được khai thác dựa vào nét đặc sắc từ nội dung của tác phẩm.

Điểm khác nhau

- Tác giả bài viết sử dụng những hình ảnh, màu sắc, kí hiệu để truyền tải thông điệp về vấn đề xã hội

- Tác giả sử dụng những hình ảnh biểu tượng và trừu tượng để đưa ra các lí lẽ và bằng chứng.

- Các bằng chứng thường được đưa ra qua các hình ảnh và ký hiệu trực quan

- Tác giả bài viết sử dụng văn phong và diễn đạt ngôn ngữ để truyền tải thông điệp về vấn đề xã hội.

- Tác giả sử dụng các tình tiết và hành động của nhân vật để đưa ra các lí lẽ và bằng chứng.

- Các bằng chứng thường được đưa ra qua các tình tiết và lời thoại của nhân vật.

* Thực hiện viết theo quy trình

Đề bài (trang 56 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Hãy viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội gợi ra từ một tác phẩm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật mà bạn quan tâm.

Bài viết tham khảo:

Nhà văn Nguyễn Khải tên thật là Nguyễn Mạnh Khải, ông sinh ra tại Hà Nội. Là một nhà văn sớm nhận được giải thưởng Hồ Chí Minh, nhà văn Nguyễn Khải đã để lại nhiều dấu ấn trong lòng người đọc qua các tác phẩm như Mùa lạc, Đường trong mây, Ra đảo, Một người Hà Nội. Trong đó, Một người Hà Nội đã thể hiện những cái nhìn rất tinh tế của tác giả về những nét văn hóa rất riêng của người Hà Nội. Tuy nhiên nó cũng bao hàm sự nuối tiếc, xót xa về sự mai một của những nét văn hóa xưa kia để lại trong chúng ta nhiều suy ngẫm về vai trò của việc giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc trong thế hệ trẻ ngày nay.

Có thể nói, “Một người Hà Nội" là một truyện ngắn thành công của Nguyễn Khải. Tác phẩm xoay quanh nhân vật chính là bà Hiền trong mối quan hệ với sự biến đối của thời cuộc. Những nét đẹp tính tuý nhất của người Tràng An dường như đã được hội tụ ở nhân vật này. Một trong những nét đặc sắc của tác phẩm là ở chỗ tác giả không đi sâu vào những sự kiện lớn, ngược lại ông dùng ngòi bút của mình vào những điều hết sức bình thường, giản dị hằng ngày của cuộc sống nhưng qua đó vẫn làm nổi bật được những nét tính cách độc đáo của nhân vật. Những nét đẹp trong suy nghĩ của bà Hiền được thể hiện trước tiên qua cái cách mà bà chọn chồng là một ông giáo tiểu học hết sức bình thường "khiến cả Hà Nội phải kinh ngạc", cái quyết định dừng sinh con ở tuổi bốn mươi, trái hoàn toàn với quan niệm "Trời sinh voi, trời sinh cỏ" của xã hội ta lúc bây giờ,... Là một người phụ nữ nhưng bà luôn chủ động, tự tin việc quản lí gia đình bởi bà ý thức rất rõ vai trò quan trọng của một người vợ, người mẹ: "người đàn bà mà không là nội tướng thì cái gia đình ấy chả ra sao". Không những thế, là một người mẹ, bà uốn nắn con từ cái nhỏ nhất như ngồi ăn, chuyện cầm bát, cầm đũa, múc canh,... Rồi khi hai đứa con trai lần lượt xin ra chiến trường, người mẹ ấy "cũng đau đớn mà bằng lòng" vì không muốn con sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Ở bà người ta vẫn thấy sáng lên một niềm tin mãnh liệt vào vẻ đẹp trường tồn vĩnh cửu của Hà Nội: "Mỗi thế hệ đều có một thời vàng son của họ. Hà Nội thì không thế. Thời nào nó cũng đẹp, một vẻ đẹp riêng cho mỗi lứa tuổi". Có thể nói cái cốt cách của Hà Nội còn được thể hiện rất rõ trong cách ứng xử nhân vật này. Đó là sự linh hoạt đầy bản lĩnh trước những đổi thay của cuộc sống, trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn luôn dám sống là mình, thẳng thắn, chân thành, giàu lòng tự trọng nhưng cũng hết sức khéo léo, thông minh. Con người ấy vẫn luôn giữ gìn những nét đặc trưng trong lối sông của người Hà Nội lộ cái quý phái, sang trọng, lịch lãm của ngưòi Hà Thành từ cách ăn mặc bài trí nhà cửa, từ cái cảm nhận hết sức tinh tế "trời rét, mưa rây lả lướt dù đủ làm ẩm áo chứ không làm ướt" đến cái cách lau chùi bát hoa thuỳ rong ngày giáp Tết một cách hết sức tỉ mi,... đã cho thấy nét đẹp văn hoá trường tồn vĩnh cửu ở một người Hà Nội hết sức bình dị nơi mảnh đất văn hiến này. Trong nhân vật bà Hiền vừa có một Hà Nội trí tuệ, hiện đại, thức thời lại vừa tồn tại một Hà Nội đài các kiêu sa, cổ kính, với chiều sâu văn hoá. Dù đã có tuổi, bà Hiền vẫn là "hạt bụi vàng của Hà Nội".

Thế nhưng câu chuyện của Nguyễn Khải đâu chỉ dành cho con người của Hà Nội mà còn hướng đến tất cả những người Việt Nam nói chung để gửi đến thông điệp về ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc. Văn hoá có thể một cách đơn giản là tất cr những giá trị, những nét đẹp về vật chất và tinh thần của xã hội, chừng nào con người còn tổn tại thi văn hoá cũng sẽ vẫn còn. Dù ở bất kì thời đại nào thì văn hoá cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Bản sắc văn hoá là những đặc điểm riêng của mỗi dân tộc, góp phần không vào việc hình thành nên một quốc gia độc lập. Và có lẽ cũng không phải vô cớ mà Nguyễn Trãi khi xưa đã nhắc đến truyền thống văn hoá của dân tộc ngay sau khi tư tưởng nhân nghĩa ở phần mở đầu của "áng thiên cổ hùng văn Đại cáo bình Ngô:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Mỗi dân tộc cần phải có một nền văn hoá riêng cũng giông như mỗi ca nhân trong cuộc đời phải có cá tính riêng để làm nên cái "tôi" của chính mình phân biệt mình với người khác. Một đất nước làm sao có thể tồn tại bền vững khi mà nhắc đến nó, người ta chăng có cớ gì để nhớ, chẳng có gì để nói Văn hóa là một trong những yếu tố quan trọng nhất làm nên truyền thông của một dân tộc. Những giá trị văn hoá phi vật thể cũng phần nào phản ánh tâm tư, tình cảm, suy nghĩ, tâm hồn con người. Văn hoá Việt giản dị nhung có chiều sâu và có bản sắc riêng, con người Việt Nam bình dị, hết sức tinh tế nhưng cũng vô cùng anh dũng, kiên cường. Chính truyền thống văn hoá tạo nên cội nguồn, gốc rễ cho dân tộc, từ đó hình thành nên ở con người Việt Nam lòng tự hào, tự tôn dân tộc, một niềm tin mãnh liệt vào tương lai. Tôi chợt nghĩ đến hình ảnh cây si ở đền Ngọc Sơn mà Nguyễn Khải đã từng nhắc đến trong "Một người Hà Nội". Gió bão có thể thế làm nghiêng cả tán, bật cả rễ nhưng qua bao phong ba bão táp, bao biến cố thăng trầm của lịch sử, nó lại hồi sinh, trổ lộc non. Văn hoá góp phần làm nên cái "vàng son" cho quá khứ, còn quá khứ góp phần hun đúc nên những phẩm chất tốt đẹp của con người bởi văn hoá thường hướng con người ta đến những giá trị đẹp đẽ của cuộc sống, hướng con người ta đến cái chân, thiện, mĩ, làm cho con người sống tốt hơn. Bên cạnh đó, những công trình kiến trúc, những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử,... không chỉ cho thấy những nét văn hoá rất riêng của đất nước Việt Nam mà còn đóng góp không nhỏ vào việc quảng bá hình ảnh của Việt Nam đến bạn bè thế giới. Chưa kể đến doanh thu không nhỏ cho ngành dịch vụ từ du lịch nội địa và quốc tế từ việc quảng bá hình ảnh đó, vị thế của Việt Nam chắc chắn sẽ được cải thiện, được nâng cao trên trường quốc tế, rất nhiều cơ hội mở ra cho việc giao lưu cả về mặt kinh tế, chính trị phục vụ cho sự phát triển của đất nước, vì thế nếu chúng ta không có ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá của chính dân tộc mình thì tự chúng ta sẽ làm mất đi vị thế riêng của mình, sẽ bị hoà tan trong những nền văn hoá khác trên thế giới. Có những thứ khi đã mất đi ta vẫn có thể lầy lại được nhưng có những điều nêu không níu giữ thì nó sẽ tuột khỏi tay ta mãi mãi.

Trong bối cảnh xã hội hiện nay, có rất nhiều thuận lợi khi chúng ta mở cửa, giao lưu với các nước trên thế giới, mở ra nhiều cơ hội để quáng bá cho văn hóa Việt Nam với bạn bè quốc tế nhưng nếu như chúng ta không có ý thức giữ bản sắc văn hoá dân tộc thì sẽ làm mất dần đi những giá trị văn hoá độc đáo. Làm sao để hoà nhập mà không hoà tan là một vấn để không đơn giản không phải là không thể làm được nếu như mỗi người chúng ta đều có ý thức giữ gìn những nét đẹp văn hoá của dân tộc mình, đặc biệt là thế hệ trẻ nay. Mỗi người hãy tự trau dồi cho mình vốn hiểu biết về văn hoá dân tộc làm sao để bạn bè quốc tế hiểu và yêu thích văn hóa của đất nước chúng ta cũng là một cách để giữ gìn bản sắc văn hoá bởi ai đó đã từng nói rằng: cho đi cũng là cái còn lại mãi mãi". Việc giữ gìn truyền thông văn hoá phải bắt đầu từ việc giữ gìn truyền thống của mỗi gia đình, mỗi địa phương, vùng miền cụ thể. Và mỗi nét đặc sắc trong văn hoá của hơn năm mươi dân tộc sẽ làm nên một nền văn hoá Việt Nam đa dạng, đậm đà bản sắc. Mỗi người dân phải tự có ý thức bảo vệ những giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của vùng miền mình, của đất nước mình. Nhà nước cần có những biện pháp thích đáng đối với những hành vi gây tác động xấu đến văn hoá, song song với những chính sách hợp lí để trùng tu, bảo tổn những di tích, danh lam và giữ gìn những giá trị văn hoá phi vật thể. Có thể nói, việc giữ gìn những giá trị văn hoá không phải là trách nhiệm của riêng ai mà cần có sự tham gia của tất cả mọi người, không phải bằng khẩu hiệu, bằng lời nói mà những việc làm hết sức cụ thể.

Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể giữ gìn được những giá trị văn hóa của mình bởi lẽ cuộc sống cũng có những biến cố (chiến tranh, thiên tai,...) có thể làm cho những công trình văn hoá bị xuống cấp nghiêm trọng. Tuy nhiên, chúng ta vẫn đang hằng ngày cố gắng tìm mọi cách để có thể giữ gìn được phố cổ Hà Nội, chùa Một Cột,... Việt Nam vinh dự được UNESCO công nhận một số công trình văn hoá vật thể và phi vật thể là di sản văn hoá thế giới chứng tỏ sự cố gắng, nỗ lực không ngừng của chúng ta trong việc phát huy những giá trị văn hoá dân tộc. Cuộc sống hiện đại hối hả hơn, con ngươi ta bận rộn hơn, điểu kiện giao lưu quốc tế mở rộng hơn bao giờ hết nhưng sâu thẳm trong mỗi chúng ta là một tâm hồn Việt, một cốt cách Việt.Tuy nhiên, giữ gìn bản sắc văn hoá không có nghĩa là không có sự giao lưu, học hỏi. Mỗi nên văn hoá đều có những thế mạnh riêng của nó. Tiếp thu một cách hợp lí có chọn lọc sẽ là điều kiện để làm giàu có thêm vốn văn hoá của dân tộc. Ngoài ra, cũng chính từ sự giao lưu ấy mà ta có thế biết được điểm mạnh điểm yêu trong nền văn hoá của mình, từ đó có thể phát huy những điểm mạnh đồng thời học hỏi những kinh nghiệm để có thê khắc phục những chỗ còn khiếm khuyết.

Có thể nói giữ gìn bản sắc văn hoá không chỉ có ý nghĩa với cộng đồng dân nhân loại mà còn rất ý nghĩa đối với mỗi con người vì những giá trị văn hóa được thể hiện trong nếp sống, nếp nghĩ hằng ngày của mỗi con người.

Cảm ơn Nguyễn Khải với "Một người Hà Nội" bởi lẽ, với truyện ngắn ta nhận ra rằng văn hoá là một nét đẹp của cuộc sống và dù có những đổi thay thì "nếp sống tốt đẹp của cha ông vẫn lặng lẽ chảy trong cuộc sống ồ ạt hôm nay".

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội trong tác phẩm nghệ thuật hoặc tác phẩm văn học

Ôn tập trang 58

Tri thức ngữ văn trang 59

Nguyệt cầm

Thời gian

1 365 24/03/2024


Xem thêm các chương trình khác: