Soạn bài Kính gửi cụ Nguyễn Du trang 43 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Kính gửi cụ Nguyễn Du trang 43 Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.

1 258 24/03/2024


Soạn bài Kính gửi cụ Nguyễn Du

* Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính: Bài thơ ngợi ca lí tưởng nhân đạo của dân tộc qua thơ Nguyễn Du và thể hiện tình cảm, tâm huyết của Tố Hữu đối với văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam và niềm hy vọng của tác giả vào một tương lai tươi sáng.

Soạn bài Kính gửi cụ Nguyễn Du trang 43 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Câu 1 (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 11Tập 2): Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Hoàn cảnh đó giúp ích gì cho bạn trong việc đọc hiểu bài thơ?

Trả lời:

- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Ngày 1 tháng 11 năm 1965, trong chuyến đi công tác ở các tỉnh miền Trung vào tháng 10 – 11 năm 1965, khi Tố Hữu ghé thăm quê hương Nguyễn Du thuộc huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Đây là năm kỉ niệm 200 năm ngày sinh của Nguyễn Du. Năm đó dân tộc ta cũng bước vào giai đoạn kháng chiến chống Mỹ rất ác liệt.

- Hoàn cảnh đó giúp người đọc hiểu được lí do thôi thúc tác giả sáng tác, hiểu đúng cảm hứng chủ đạo là ngợi ca lí tưởng nhân đạo của dân tộc qua thơ Nguyễn Du. Thông điệp bài thơ: Cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước của người Việt Nam luôn có sự đồng hành của thể hệ cha ông và các giá trị truyền thống.

Câu 2 (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Nếu cần chọn một câu thơ có khả năng bao quát nội dung toàn bài, bạn sẽ chọn câu nào? Vì sao? Xác định chủ thể trữ tình và chủ đề của bài thơ.

Trả lời:

- Câu thơ có khả năng bao quát nội dung toàn bài: Bâng khuâng nhớ Cụ, thương thân nàng Kiều (thể hiện hai nội dung lồng vào nhau của bài thơ: Nhớ ơn Nguyễn Du và thương thân nàng Kiều).

- Chủ thể trữ tình: Chủ thể xưng “ta” – bạn đọc tri âm của Nguyễn Du (xuất hiện ở cuối bài thơ: Hỡi người xưa của ta nay...). “Ta” là tất cả những ai yêu quý, biết ơn Nguyễn Du, hiểu đúng giá trị vượt thời gian trong các tác phẩm của ông. Đó cũng là cái “ta” nhân danh cộng đồng dân tộc và thời đại.

- Chủ đề của bài thơ: Sức sống vượt thời gian trong tác phẩm của Nguyễn Du và cuộc đồng hành của thơ văn Nguyễn Du với dân tộc, nhân dân trong thời đại chống thực dân, đế quốc xâm lược, giành độc lập, tự do cho con người.

Câu 3 (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Trình bày cảm nhận của bạn về đoạn thơ sau:

Tiếng thơ ai động đất trời

Nghe như non nước vọng lời ngàn thu

Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du

Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày.

Trả lời:

* Cảm nhận về Nguyễn Du:

- Hai dòng đầu khẳng định, ngợi ca sức lay động mãnh liệt (động đất trời) của thơ Nguyễn Du, tiếng thơ ấy vang vọng lời non nước suốt cả ngàn thu.

- Hai dòng thơ sau khẳng định sức sống vĩnh cửu của thơ ca và tấm lòng của Nguyễn Du, tiếng thơ của ông có tác dụng nuôi lớn tâm hồn và thân thiết như lời ru của mẹ.

* Cảm nhận về tình cảm của tác giả và chủ thể trữ tình dành cho Nguyễn Du:

- Tình cảm của dân tộc với đại thi hào Nguyễn Du là sự tinh thần kế thừa, phát huy giá trị tinh hoa truyền thống gắn với những khái niệm về giá trị to lớn, trường tồn “đất trời”, “non nước”.

- Nhà thơ trân trọng, nể phục những giá trị lớn lao Nguyễn Du để lại. Qua tiếng thơ, người đọc nhận ra nỗi đau và khát vọng của thế hệ trước, để đón nhận trách nhiệm thực hiện lời nhắn nhủ thiêng liêng bảo vệ quyền sống và làm người. Tiếng thơ của Nguyễn Du mãi là điều thân thuộc, ăn sâu vào hồn dân tộc.

Câu 4 (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Bài thơ giúp bạn hiểu thêm điều gì về nỗi lòng của Nguyễn Du và tác phẩm của ông?

Trả lời:

Bài thơ giúp ta hiểu thêm được sức lay động lòng người sâu xa, sức sống mãnh liệt của Truyện Kiều; sự kết tinh của hồn dân tộc trong thơ Nguyễn Du.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Trao duyên

Độc “Tiểu Thanh kí”

Thực hành tiếng Việt trang 45

Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư - Thúc Sinh

Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm nghệ thuật hoặc tác phẩm văn học

1 258 24/03/2024


Xem thêm các chương trình khác: