Soạn bài Thời gian trang 63 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Thời gian trang 63 Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.

1 436 24/03/2024


Soạn bài Thời gian

* Chuẩn bị đọc

Câu hỏi (trang 63 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Khi hình dung về thời gian, người ta thường nghĩ đến những từ ngữ nào?

Trả lời:

Khi hình dung về thời gian, người ta thường nghĩ đến những từ ngữ: chảy trôi, phút giây, năm tháng, lễ Tết, tuổi trẻ, tuổi già, lịch sử, ước mơ,...

* Trải nghiệm cùng văn bản

1. Tưởng tượng: Hãy tưởng tượng âm thanh tiếng sỏi rơi trong lòng giếng cạn.

- Âm thanh tiếng sỏi rơi trong lòng giếng cạn: nhanh, lực rơi mạnh, âm thanh khô khốc, vang vọng,...

* Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính: Bài thơ là lời tâm sự, giãi bày về cuộc sống, nghệ thuật và tình yêu nằm trong quỹ đạo thời gian, sau những buồn vui đã qua đi của đời người.

Soạn bài Thời gian trang  63 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Câu 1 (trang 63 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Dòng thơ đầu tiên cho thấy nhà thơ hình dung như thế nào về thời gian và về quan hệ giữa thời gian với con người?

Trả lời:

Dòng thơ đầu tiên cho thấy nhà thơ hình dung thời gian như một dòng nước trôi chảy không ngừng không nghỉ, đó là quy luật và con người cũng không có cách nào níu kéo, không thể nắm giữ thời gian.

Câu 2 (trang 63 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Hình ảnh chiếc lá khô và “tiếng sỏi trong lòng giếng cạn” gợi cho bạn cảm nhận gì về thời gian?

Trả lời:

Hình ảnh chiếc lá khô và tiếng sỏi trong lòng giếng cạn thể hiện sự khô tàn, héo hắt, dần bào mòn sức sống. Thời gian trôi đi khiến cho sự sống và cái đẹp cũng tàn phai.

Câu 3 (trang 63 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Hãy chỉ ra:

a. Điểm tương đồng giữa các hình ảnh “những câu thơ”, “những bài hát” và “đôi mắt em” ở sáu dòng thơ cuối.

b. Điểm khác biệt giữa các hình ảnh vừa nêu (ở sáu dòng thơ cuối) với hình ảnh “những chiếc lá” (ở sáu dòng thơ đầu).

Trả lời:

a. Điểm tương đồng: gợi cho ta nghĩ đến cái đẹp trường tồn, vĩnh hằng của nghệ thuật và tình yêu, vì nó sống mãi trong tâm hồn con người.

b. Điểm khác biệt giữa những hình ảnh trên với hình ảnh “những chiếc lá” ở sáu dòng thơ đầu: một bên là cái đẹp và sự trường tồn, một bên là sự huỷ hoại và tàn phai.

Câu 4 (trang 63 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Nhận xét về mối tương quan giữa các hình ảnh thơ theo cột ngang và cột dọc trong bảng sau:

Sáu dòng thơ đầu

Sáu dòng thơ cuối

Những chiếc lá khô

Những câu thơ còn xanh

Những bài hát còn xanh

Tiếng sỏi trong lòng giếng cạn

Hai giếng nước

Trả lời:

- Sự tương phản giữa các hình ảnh

Sáu dòng thơ đầu

Sáu dòng thơ cuối

Nhận xét

Những chiếc lá khô

Những câu thơ còn xanh

Những bài hát còn xanh

tàn phai và xanh tươi

Tiếng sỏi trong lòng giếng cạn

Hai giếng nước

Khô cạn và tràn đầy

- Sự tương đồng giữa các hình ảnh

Câu

Sáu dòng thơ đầu

Sáu dòng thơ cuối

Những chiếc lá khô

Những câu thơ còn xanh

Những bài hát còn xanh

Tiếng sỏi trong lòng giếng cạn

Hai giếng nước

Nhận xét

tàn úa, khô cạn, mất dần sức sống.

tươi mới, trong trẻo, tràn đầy sức sống.

Câu 5 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Nhận xét về nhạc điệu (thể hiện qua vần, nhịp, phối thanh, cấu trúc lặp...) của bài thơ Thời gian.

Trả lời:

Bài thơ viết theo thể thơ tự do, gần như không có vần, nhịp thơ chậm rãi khiến giọng điệu bài thơ có sự dung dị, trầm lắng, dồn nén, nhưng nhiều hàm súc, chiêm nghiệm, giàu chất suy tưởng.

Câu 6 (trang 64 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Đọc lại bài thơ Độc “Tiểu Thanh kí” (Nguyễn Du) mà bạn đã học trong Bài 7. Những điều trông thấy. Nêu ít nhất một điểm tương đồng và một điểm khác biệt trong cảm nhận về thời gian của hai tác giả Nguyễn Du và Văn Cao.

Trả lời:

Điểm tương đồng

tương đồng về cảm nhận về sự nghiệt ngã của thời gian: Thời gian qua kẽ tay làm khô những chiếc lá (Thời gian); vườn hoa thành bãi hoang, văn chương bị đốt đỏ... (Độc “Tiểu Thanh kim).

Điểm khác biệt

Nguyễn Du dự cảm xót xa về sự lãng quên của người đời đối với những giá trị của nghệ thuật và số phận người nghệ sĩ (Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa; Người đời ai khóc Tố Như chăng?),

Văn Cao thể hiện niềm tin về sự trường tồn của những giá trị của nghệ thuật và tình yêu (Riêng những cầu thời còn xanh Riêng những bài hát/ còn xanh/ Và đôi mắt em như hai giếng nước).

Câu 7 (trang 64 sgk Ngữ văn 11 Tập 2) : Tìm nghe một bài hát của Văn Cao và viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày cảm xúc của bạn khi nghe bài hát đó.

Trả lời:

- Bài hát để lại ấn tượng sâu sắc của Văn Cao: Tiến về Hà Nội.

- Cảm nhận:

"Tiến về Hà Nội" là một sáng tác nổi bật của nhạc sĩ Văn Cao. Bài hát là lời reo vui của ngày quân giải phóng Việt Nam từ năm cửa ô tiến về tiếp quản Thủ đô. Được sáng tác vào năm 1949, "Tiến về Hà Nội" được xem là ca khúc "kì lạ" nhất viết về ngày này, tức là ra đời trước 5 năm khi sự kiện diễn ra. Với lời ca hào hùng, khí thế và sôi nổi, ngày nay, bài hát vẫn thường vang lên, nhất là trong những dịp kỷ niệm ngày mùng 10 tháng 10, cũng như trở thành một "khúc ca khải hoàn" của người Hà Nội. Ca khúc đã được yêu mến, được hát vang trên những con đường Hà Nội trong ngày giải phóng 10/10, trong những năm tháng "mịt mù bão lửa" cho đến "một thời hòa bình". "Tiến về Hà Nội" vẫn tràn sức sống cho tới tận ngày nay, bởi nó mang lại cho người nghe một cảm giác lạc quan tin tưởng và hạnh phúc khó

tả". Từ khi ra đời đến nay, “Tiến về Hà Nội” vẫn được nhiều người yêu mến. Âm thanh của ca khúc vẫn thường xuyên vang lên, đặc biệt là trong dịp kỷ niệm ngày giải phóng thủ đô 10/10. Ca khúc như đã trở thành một “khúc ca khải hoàn” của người Hà Nội trong ngày hôm qua, hôm nay và mãi mãi về sau.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Nguyệt cầm

Ét-Va Mun-Chơ (Edvard Munch) và tiếng thét

Thực hành tiếng Việt trang 65

Gai

Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (bài thơ) hoặc tác phẩm nghệ thuật (bức tranh, pho tượng)

1 436 24/03/2024


Xem thêm các chương trình khác: