Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học trang 28 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học trang 28 Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.

1 434 24/03/2024


Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học

* Tri thức kiểu bài:

Khái niệm

Nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học là kiểu bài dùng lí lẽ và bằng chứng để bàn luận, làm sáng tỏ một vấn đề xã hội (một ý kiến, một tư tưởng đạo lí hay một hiện tượng xã hội) được đặt ra trong tác phẩm văn học và giàu ý nghĩa đối với cuộc sống.

Yêu cầu đối với kiểu văn bản

+ Có luận điểm rõ ràng, chặt chẽ, thể hiện quan điểm của người viết về vấn đề.

+ Đưa ra hệ thống lí lẽ, bằng chứng thuyết phục, chính xác, tin cậy, thích hợp, đầy đủ, để làm sáng tỏ luận điểm.

+ Nêu và phân tích, trao đổi về các ý kiến trái chiều.

+ Bố cục bài viết gồm ba phần:

Mở bài: Giới thiệu vấn đề xã hội cần bàn luận, thể hiện rõ quan điểm của người viết về vấn đề đó.

Thân bài: Trình bày hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ cho quan điểm của người viết, phản biện các ý kiến trái chiều.

Kết bài: Khẳng định lại quan điểm của người viết về vấn đề, đưa ra những đề xuất giải pháp phù hợp.

* Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản:

Văn bản: Phân tích tác phẩm Thế nào là sống trọn vẹn? (Theo Lâm Hoàng Phúc)

Câu 1 (trang 30 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Người viết có quan điểm như thế nào về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học?

Trả lời:

- Quan điểm: cần phải sống trọn vẹn với lí tưởng của mình từng phút từng giây cuộc đời.

Câu 2 (trang 30 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Để làm rõ quan điểm của mình, người viết đã đưa ra những luận điểm nào?

Trả lời:

- Luận điểm 1: Sống trọn vẹn là sự chuyển hóa của cho và nhận, nhận và cho.

- Luận điểm 2: Sống trọn vẹn là kiên trì cống hiến, theo đuổi lí tưởng.

Câu 3 (trang 30 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Mỗi luận điểm, lí lẽ và bằng chứng có sự kết hợp với nhau như thế nào? Phân tích một ví dụ để làm rõ.

Trả lời:

- Mỗi luận điểm, lí lẽ và bằng chứng có sự kết hợp chặt chẽ, khăng khít với nhau; lí lẽ và bằng chứng xác thực, đáng tin cậy đưa ra để làm sáng tỏ luận điểm.

- Luận điểm 2

Lí lẽ

Nếu những nỗ lực của chúng ta nhiều khi không thành công suốt đời cũng không làm được điều gì quá lớn để gửi lại thì chúng ta cũng không nên nản chí mà tiếp tục cống hiến và tạo ra thành tựu.

Dẫn chứng

mỗi một viên gạch không tạo nên điều gì cả, nhưng khi chúng chồng lên nhau chúng tạo thành bức tường … vững chắc có thể che sóng, ngăn chiều…

Câu 4 (trang 30 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Mở bài, thân bài và kết bài của ngữ liệu đã đáp ứng được yêu cầu của kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học chưa? Vì sao?

Trả lời:

- Mở bài, thân bài và kết bài của ngữ liệu đã đáp ứng được yêu cầu của kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học, vì:

+ Mở bài đã nêu ra được vấn đề xã hội cần bàn luận.

+ Thân bài: đã trình bày hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng chặt chẽ, thuyết phục để làm sáng tỏ cho quan điểm của người viết.

+ Kết bài: Khẳng định lại quan điểm của người viết về vấn đề.

* Hướng dẫn quy trình viết:

Đề bài (trang 30 sgk Ngữ văn lớp 11 tập 2): Hãy viết bài văn nghị luận về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên được gợi ra từ một trong ba truyện ngắn đã học.

Bước 1: Chuẩn bị viết

- Khi xác định đề tài, bạn có thể chọn một vấn đề về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên được gợi ra từ một trong ba truyện ngắn đã học.

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

Dàn ý bài viết có thể triển khai như sau:

Mở bài: Nêu được vấn đề bảo vệ động vật hoang dã được gợi lên từ tác phẩm Muối của rừng.

Thân bài: Cần có ít nhất hai luận điểm. Chẳng hạn:

Luận điểm 1: Muối của rừng cho thấy tình trạng săn bắn thú rừng ở nước ta diễn ra như thế nào? Tác phẩm có tác dụng gì trong việc cảnh báo, nhắc nhở độc giả về vấn đề? (Lí lẽ và bằng chứng)

Luận điểm 2: Cần có những biện pháp gì để xử lí vấn đề này? (Nếu trông chờ vào lòng trắc ẩn của cá nhân con người như ông Diểu trong truyện thì có ưu điểm và hạn chế gì?) (Lí lẽ và bằng chứng)

Lưu ý: Để tăng tính thuyết phục cho bài viết, bạn cần bình luận thêm về vấn đề mối quan hệ giữa con người với tự nhiên đã được tác phẩm đặt ra và giải quyết như thế nào, vấn đề được gọi ra từ tác phẩm có ý nghĩa hoặc tác động như thế nào đến nhận thức của bạn hay của cộng đồng

Kết bài: Sau khi khẳng định lại vấn đề, nêu bài học/giải pháp giải quyết vấn đề... cần có đánh giá về đóng góp của tác phẩm Muối của rừng đối với vấn đề nêu trên.

Bước 3: Viết bài

- Từ dàn ý đã lập, bạn hãy viết bài văn hoàn chỉnh theo một số gợi ý:

+ Để bài văn được mạch lạc, rõ ràng, cần có những câu văn nêu rõ luận điểm và sử dụng các từ ngữ có chức năng chuyển ý.

+ Có thể sử dụng trích dẫn, danh ngôn để tăng sức thuyết phục cho lí lẽ.

+ Đối thoại với người đọc, sử dụng hiệu quả các yếu tố thuyết minh, tự sự, miêu tả, biểu cảm để người độc dễ dàng hình dung về vấn đề cần bàn luận, khơi gợi sự đồng cảm ở người đọc. Lựa chọn ngôn ngữ phù hợp với người đọc và mục đích viết.

+ Để mở bài, kết bài gây ấn tượng, có thể sử dụng một câu chuyện có ý nghĩa, trích dẫn một danh ngôn, dùng một hình ảnh để ví von, so sánh, đặt ra một câu hỏi để khơi gợi trí tò mò của người đọc… Có thể chọn cách viết mở bài và kết bài hô ứng để tạo dư âm.

Bài viết tham khảo

Andersen từng nói rằng:" Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện do chính cuộc sống viết ra ra". Cuộc sống với những âm thanh muôn sắc, với những hình ảnh muôn màu là chiếc nôi nuôi dưỡng tâm hồn người nghệ sĩ. Văn học bắt nguồn từ đời sống hiện thực, là mảnh đất màu mỡ để người nghệ sĩ trải lòng. Đến với truyện ngắn "Chiều sương" của nhà văn Bùi Hiền, người đọc bắt gặp hình ảnh của người nghệ sĩ gắn với vùng biển miền Trung lam lũ. Qua đó, tác phẩm thể hiện mối quan hệ tương tác, gắn bó giữa con người và thiên nhiên trong đời sống hằng ngày.

Tác giả Bùi Hiền là một danh ca văn học nổi tiếng của Việt Nam đã để lại một dấu ấn sâu đậm trong nền văn học Việt Nam với những tác phẩm tươi sáng và tâm huyết. Ông Sinh ra và lớn lên tại vùng đất nắng gió Nghệ An, mảnh đất biển miền Trung khó khăn và nghèo khổ. Cuộc sống của người dân nơi đây gn bó mật thiết với biển cả. Nhà văn Bùi Hiển là người am hiểu cuộc sống khổ cực nhọc nhằn của người dân biển và ông mang một niềm thấu hiểu sâu sắc, cảm thông và tình yêu thương với người dân làng chài.

"Chiều sương" là một tác phẩm truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Bùi Hiển. Truyện ngắn được in trong tập truyện "Nằm Vạ” được sáng tác vào năm 1941. Tác phẩm được lấy bối cảnh từ cuộc sống của người dân làng chài, thấy được những khó khăn, những nguy hiểm vẫn luôn rình rập trong cuộc sống lao động của người ngư dân. Nhưng họ vẫn không từ bỏ, vẫn luôn bám biển vừa nuôi sống gia đình vừa giữ gìn biển đảo thiêng liêng của tổ quốc.

Ai đó đã từng nói rằng: "Nhà văn là người thư ký trung thành của thời đại". Hiện thực đời sống chỉ trở thành đối tượng của nhà văn khi đã trải qua quá trình nghiền ngẫm, suy tư của nhà văn. Thật đúng vậy! Nhà văn Bùi Hiển đã gắn bó tha thiết với vùng biển miền quê nghèo khó và cuộc sống lam lũ, khổ cực, khắc nghiệt của người dân nơi đây mới viết lên những câu chuyện chân thật như vậy. Ông am hiểu hơn ai hết về cái khó của ngư dân trên biển và mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người. Với cuộc sống của ngư dân ngày ngày lênh đênh trên biển, ông hiểu rằng, con người phải hiểu được thiên nhiên và phụ thuộc vào thiên nhiên rất nhiều. Qua đó, nhà văn thể hiện khát vọng sống của người dân trên biển và mối tương tác giữa con người và môi trường thiên nhiên.

Con người chúng ta chỉ có thể sinh ton va phát triển khi có moi trưong. Chính vì thế con người chúng ta từ xưa đến nay đều sống và được che chở bởi mái nhà thiên nhiên. Thiên nhiên và con người có mối quan hệ mật thiết với nhau nên con người và thiên nhiên luôn gần gũi với nhau.

Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên là mối quan hệ bền chắc, không thể tách rời. Thiên nhiên và con người tồn tại song hành và tương trợ lẫn nhau. Con người vẫn tồn tại được trong một thời gian nhất định nếu bị tách rời môi trường xã hội nhưng con người không thể sống nếu thiếu không khí để thở, nước để uống, thức ăn, không thể sản xuất nếu thiếu đất, nước, ánh sáng .... Con người được sinh ra từ thiên nhiên và thiên nhiên quyết định cuộc sống của con người và con người quyết định số phận của thiên nhiên. Qua truyện ngắn, ngư dân vùng biển gắn bó mật thiết với thiên nhiên. Thiên nhiên tuy dữ dội nhưng là nguồn sống dạt dào của ngư dân.

Ta có thể thấy, thiên nhiên luôn hiện hữu trong từng nhịp sống của mỗi người chúng ta. Đó chính là cây cối, là vầng trăng, là dòng sông trước nhà hay con ngõ nhỏ ... Thiên nhiên ảnh hưởng, tác động rất nhiều lên đời sống của con người chúng ta. Thiên nhiên như là một người bạn, người mẹ thân thiết, gần gũi với con người.

Thiên nhiên có vai trò vô cùng quan trọng với con người. Nó là nguồn sống bất tận của con người, cung cấp thức ăn, nơi ở để con người sinh sống... Thế nhưng, bên cạnh đó, con người chúng ta lại không biết tôn trọng, bảo vệ và giữ gìn chúng. Chúng ta khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách quá mức. Chúng ta làm ô nhiễm tài nguyên nước cũng như không khí bằng các chất thải độc hại từ các nhà máy, xí nghiệp, các phương tiện giao thông thường ngày. Tất cả các khu rừng đều bị chúng ta tàn phá, chúng ta đốt rừng, chặt phá cây cối để tìm kiếm lợi nhuận riêng cho chính bản than minh ma khong nghĩ đen ngưoi khác. Thiên nhien co vai tro rất quan trọng đối với tất cả con người cũng như tất cả những sinh vật sống trên trái đất. Chính vì thế chúng ta phải biết khai thác, sử dụng hợp lí cũng như bảo tồn, giữ gìn thiên nhiên để thiên nhiên trở thành một trong những tài sản quý giá nhất của con người chúng ta.

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa

• Khi tự kiểm tra, đánh giá kĩ năng viết kiểu bài này, bạn sử dụng mẫu bảng kiểm nêu ở Bài 2. Hành trang vào tương lai (Ngữ văn 11, tập một), lưu ý đến tên kiểu bài và một vài chi tiết khác biệt về đặc điểm của kiểu bài.

• Sau khi chỉnh sửa, hãy chia sẻ bài viết của mình với các bạn trong lớp. Lưu ý ghi chép lại ý kiến đóng góp cũng như câu hỏi của các bạn để cân nhắc, điều chỉnh.

• Rút ra bài học kinh nghiệm liên quan đến việc viết một bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Kiến và người

Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học

Ôn tập trang 32

Tri thức ngữ văn trang 33

Trao duyên

1 434 24/03/2024


Xem thêm các chương trình khác: