Soạn bài Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự trang 80 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự trang 80 Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.

1 273 lượt xem


Soạn bài Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự

* Chuẩn bị đọc

Câu hỏi (trang 80 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Chia sẻ những điều bạn biết về cụ Phan Bội Châu, người được mệnh danh là “Ông Già Bến Ngự”.

Trả lời:

Một số điều về cụ Phan Bội Châu:

- Cụ Phan Bội Châu (1867-1940) sinh ra tại Nam Đàn, Nghệ An; là một nhà cách mạng, nhà văn, nhà giáo dục, và là một trong những nhân vật lớn của phong trào Đông Du trong thời kì Pháp thuộc.

- Cụ được mệnh danh là “Ông Già Bến Ngự” vì dù cuộc đời cụ có nhiều khó khăn những cụ vẫn không ngừng vươn lên và không từ bỏ ước mơ, lý tưởng.

* Trải nghiệm cùng văn bản

1. Suy luận: Chú ý các chi tiết miêu tả ngôi nhà của cụ Phan Bội Châu và tâm trạng của hai chàng học sinh Tuấn, Quỳnh lúc mới bước vào ngôi nhà.

Chi tiết miêu tả ngôi nhà của cụ Phan Bội Châu

+ “chiếc cổng sơ sài bằng hai trụ gỗ, trên đóng ngang một tấm bảng để một dòng chữ đen: Nhà đọc sách Phan Bội Châu”

+ “Chiếc cổng dựng ngay giữa một hàng rào cây, và luôn luôn mở rộng”

+ “...sân hẹp…thềm nhà tô xi măng”

+ “Nhà có ba gian rộng rãi, để trống”

Chi tiết miêu tả tâm trạng của hai chàng học sinh Tuấn, Quỳnh lúc mới bước vào ngôi nhà

+ “không do dự… đi rón rén, giữ lễ phép”

+ “Tuấn hồi hộp tưởng sắp sửa được trông thấy cụ Phan”

2. Liên hệ: Hình ảnh cụ Phan Bội Châu qua lời kể của Tuấn giống và khác thế nào so với những gì bạn từng hình dung về cụ trước khi đọc văn bản?

- Hình ảnh cụ Phan Bội Châu qua lời kể của Tuấn:

+ “chòm râu phong phú, mắt đeo kính trắng, vòm trán cao vút tận đỉnh đầu”

+ “bước đi thư thả, tay mặt chống ba toong… - tay trái hơi cong, bàn tay lấp dưới tà áo nâu dài”

+ “trông cụ không khác nào một vị tiên lão da mặt hồng hào, đang bước thung dung ở dưới bóng cây”

=> Qua lời kể của Tuần, cụ Phan Bội Châu hiện lên là người hiền từ, tài năng, phong nhã, ung dung, từ tốn, gần gũi.

- Hình ảnh đó rất khác với em tưởng tượng. Em đã tưởng tượng cụ là người nghiêm nghị, lạnh lùng, phong thái lãnh đạm, nghiêm trang.

3. Vì sao: Vì sao Tuấn “hoàn toàn thoả mãn” trong ngày đầu tiên đến Huế?

Tuấn “hoàn toàn thoả mãn” trong ngày đầu tiên đến Huế vì Tuấn đã được đến thăm cụ Phan Bội Châu - người mà Tuấn luôn nể phục, kính trọng.

* Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính: Văn bản kể về câu chuyện của Tuấn khi có dịp đến thăm cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự.

Soạn bài Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự trang 80 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Câu 1 (trang 83 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Tóm tắt nội dung câu chuyện được kể trong văn bản.

Trả lời:

Văn bản thuật lại cuộc đến thăm cụ Phan Bội Châu tại ngôi nhà tranh mà cụ ở Bến Ngự vào một ngày Chủ nhật của Tuấn cùng với bạn mình là Quỳnh năm 1927. Qua đó, Tuấn hiểu thêm về cuộc sống và con người cụ Phan Bội Châu; tình cảm của thanh niên HS, các tầng lớp nhân dân đối với cụ và càng thêm ngưỡng mộ cụ.

Câu 2 (trang 83 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Theo bạn, câu chuyện này có ý nghĩa như thế nào trong việc thực hiện ý đồ, mục đích viết tác phẩm Tuấn – chàng trai nước Việt của Nguyễn Vỹ?

Trả lời:

Những chi tiết về ngôi nhà tranh ba gian, cuộc sống và con người của Phan Bội Châu (cùng với hàng loạt sự kiện, nhân vật khác) được thuật lại một cách vô tư, khách quan và chân thật, cho thấy những sự kiện, biến đổi phi thường về lịch sử, xã hội... trong đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân Việt Nam từ năm 1900 đến nay.

=> Tác giả đã thành công xây dựng nhân vật Tuấn với cuộc gặp gỡ, trải nghiệm, ghi chép và dựng lên hình ảnh cụ Phan Bội Châu bằng xương, bằng thịt, có thể làm chứng tích của thời đại trong nửa đầu thế kỉ XX.

Câu 3 (trang 83 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Tìm hiểu về cuộc đời, con người của cụ Phan Bội Châu, lưu ý các sự kiện, tư liệu có liên quan trực tiếp đến đoạn trích Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự. Từ đó, liệt kê một số sự việc, chi tiết phi hư cấu (thành phần xác định) và hư cấu (thành phần không xác định). Có thể dùng mẫu bảng dưới đây (làm vào vở):

Sự việc, chi tiết

Thành phần xác định (không được hư cấu)

Thành phần không xác định (có thể hư cấu)

Ví dụ: Cụ Phan Bội Châu và việc cụ bị thực dân Pháp giam lỏng ở Huế

x

Ví dụ: Cảm nhận của nhân vật Tuấn khi gặp cụ Phan Bội Châu: “Trông cụ không khác nào một vị tiên lão da mặt hồng hào, đang bước thung dung ở dưới bóng cây”.

x

...

Trả lời:

Sự việc, chi tiết

Thành phần xác định (không được hư cấu)

Thành phần không xác định (có thể hư cấu)

Họ tên nhân vật Phan Bội Châu.

x

Việc cụ Phan bị thực dân Pháp giam lỏng ở Huế.

x

Việc nhân dân ba kì góp tiền dựng nhà

x

Chuyện mật thám theo dõi cụ Phan và những ai đến thăm cụ.

x

Thời gian: năm 1927

x

“Vậy chớ tụi mẩy ở Huế thường ngày không đến thăm cụ sao?”

x

“Thôi không cần, hai đứa mình đi đến thăm cụ, chớ có làm gì mà sợ”.

x

“Tuấn được hoàn toàn thỏa mãn”.

x

Những câu nói cụ thể của nhân vật

x

Câu 4 (trang 83 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Nêu tác dụng của việc kết hợp giữa phi hư cấu với hư cấu trong văn bản.

Trả lời:

Tác giả “gọi thẳng tên và miêu tả càng chính xác càng tốt những con người và sự kiện có thực”, bảo đảm tính xác thực về sự việc, nhân vật, câu chuyện được kể; ghi chép, lưu giữ sự kiện, nhân vật lịch sử liên quan đến một quãng đời của nhà ái quốc Phan Bội Châu. Yếu tố hư cấu được sử dụng đan xen, giúp cho nhân vật, bởi cảnh thêm sống động, gia tăng cảm giác, ấn tượng vẽ tính xác thực.

Câu 5 (trang 83 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Nhân vật Phan Bội Châu và ngôi nhà của cụ được miêu tả qua ngôi kể nào và điểm nhìn của ai? Ngôi kể và điểm nhìn ấy có ưu thế gì so với việc sử dụng các ngôi kể, điểm nhìn khác?

Trả lời:

- Ngôi kể: ngôi thứ ba hạn tri.

- Điểm nhìn của nhân vật Tuấn.

- Ưu thế của ngôi kể và điểm nhìn ấy:

+ Người kể chuyện ngôi thứ ba hạn tri có khả năng bao quát hiện thực đời sống cao hơn so với người kể chuyện ngôi thứ nhất. Ngôi kể này có thể tạo ra cái nhìn khách quan, xác thực khi viết truyện kí, nhất là truyện kí lịch sử theo ý đồ nghệ thuật của Nguyễn Vỹ.

+ Điểm nhìn của nhân vật Tuấn là điểm nhìn của nhân chứng và có ưu thế nói thay tiếng nói của học sinh, sinh viên đương thời về cụ Phan Bội Châu và ảnh hưởng của cụ đối với lớp trẻ Việt Nam lúc bấy giờ.

Câu 6 (trang 84 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Có thể xem nhân vật Phan Bội Châu và ngôi nhà tranh của cụ ở Bến Ngự được miêu tả trong văn bản là “chứng tích thời đại đầu thế kỉ XX” hay không? Vì sao?

Trả lời:

Nhân vật Phan Bội Châu và ngôi nhà tranh của cụ ở Bến Ngự đều có thể xem là “chứng tích của thời đại”, vì:

- Cụ là nhân vật có thật, cuộc đời của cụ là biên niên sử đáng tin cậy.

- Nhân vật Phan Bội Châu là chứng tích quan trọng gợi nhắc đời sống nhân cách của một nhân vật lịch sử, một giai đoạn lịch sử của đất nước.

- Phan Bội Châu được miêu tả qua cái nhìn của các nhân chứng Tuấn và Quỳnh – hai thanh niên đương thời.

Câu 7 (trang 84 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Từ việc đọc hiểu đoạn trích, bạn hãy nêu một số lưu ý về cách đọc văn bản thuộc thể loại truyện kí.

Trả lời:

Một số lưu ý về cách đọc văn bản thuộc thể loại truyện kí:

- Cần phải chú ý đến thời gian và địa điểm diễn ra các sự kiện.

- Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu nhưng cũng có thể sử dụng ngôn ngữ phức tạp, mang tính nghệ thuật cao.

- Tìm hiểu về nhân vật chính và các nhân vật phụ, cảm nhận sự tương tác giữa các nhân vật để hiểu rõ hơn về câu chuyện.

- …

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Tôi đã học tập như thế nào?

Nhớ con sông quê hương

Thực hành tiếng Việt trang 92

Xà bông “con vịt”

Viết văn bản thuyết minh (về một đối tượng) có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận

1 273 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: