Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật) - Ngắn nhất Ngữ văn 8 Kết nối tri thức
Với soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật) Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 8.
Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)
* Yêu cầu:
- Giới thiệu khái quát về tác giả và bài thơ (nhan đề, đề tài, thể thơ,…); nêu ý kiến chung của người viết về bài thơ.
- Phân tích được nội dung cơ bản của bài thơ (đặc điểm của hình tượng thiên nhiên, con người; tâm trạng của nhà thơ), khái quát chủ đề bài thơ.
- Phân tích được một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật (một số yếu tố thi luật của thể thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật; nghệ thuật tả cảnh, tả tình; nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ (từ ngữ, biện pháp tu từ,…);…).
- Khẳng định được vị trí, ý nghĩa của bài thơ.
* Phân tích bài viết tham khảo
Văn bản: Phân tích bài thơ “Thương vợ” của Trần Tế Xương
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nêu khái quát giá trị của tác phẩm.
- Trần Tế Xương (Tú Xương): cây bút trào phúng xuất sắc, nhà thơ trữ tình giàu cảm hứng nhân đạo và lòng yêu nước, có nhiều cách tân táo bạo đối với thể loại thơ Nôm Đường luật.
- “Thương vợ” là một trong những bài thơ Nôm nổi tiếng nhất của ông.
2. Giới thiệu đề tài, thể thơ.
- Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật
- Đề tài: người vợ của nhà thơ.
3. Phân tích nội dung cơ bản của bài thơ
- Hình tượng người vợ và những cảm xúc, tâm trạng của tác giả.
4. Phân tích một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ
- Sử dụng một cách linh hoạt và điêu luyện các yếu tố đặc trưng của thể loại: sự hòa phối thanh điệu, kết cấu chặt chẽ, tính cô đọng, hàm súc,…
- Những cách tân độc đáo ở nhiều bình diện: đề tài, thi liệu, ý tứ, đặc biệt là ngôn ngữ thơ.
5. Khẳng định vị trí, ý nghĩa của bài thơ.
- Bài thơ “Thương vợ” là tác phẩm tiêu biểu cho giá trị tư tưởng và nghệ thuật của thơ Tú Xương. Tác giả đặt ra nhiều vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn.
- Bài thơ vẫn khơi lên ở người đọc hôm nay sự đồng cảm, vẫn có giá trị bồi đắp những tình cảm đẹp đẽ, sâu sắc.
* Thực hành viết theo các bước
1. Trước khi viết
a. Lựa chọn bài thơ
Ví dụ có thể chọn 1 trong các bài thơ sau:
+ Thu điếu (Nguyễn Khuyến)
+ Thiên Trường vãn vọng (Trần Nhân Tông)
+ Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan)
+ …
b. Tìm ý
* Ví dụ: Phân tích bài thơ “Thiên Trường vãn vọng” của Trần Nhân Tông.
- Tìm hiểu nhan đề và bố cục của bài thơ để nhận biết đề tài và nội dung chính.
- Chia tách bài thơ thành các phần và xác định nội dung chính của từng phần. Có thể chia tách bài thơ theo chiều ngang (dựa vào mạch ý), hoặc theo chiều dọc (dựa vào hình tượng thơ).
- Tìm những nét đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật của bài thơ.
- Tìm hiểu thông tin cơ bản về tác giả, về hoàn cảnh sáng tác để hiểu thêm về bài thơ.
c. Lập dàn ý
Sử dụng kết quả của phần Tìm ý, sắp xếp, tổ chức thành dàn ý. Khi lập dàn ý, cần chú ý những yêu cầu đối với kiểu bài để tập trung vào trọng tâm.
- Mở bài: Giới thiệu khái quát, ngắn gọn về Trần Nhân Tông và bài thơ “Thiên Trường vãn vọng” (nhan đề, đề tài, thể thơ,…); nêu ý kiến chung về bài thơ.
- Thân bài:
+ Ý 1: Phân tích đặc điểm nội dung:
• Phân tích hình tượng thơ (hình tượng thiên nhiên, hình tượng con người)
• Phân tích cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ.
• Khát quát chủ đề của bài thơ.
+ Ý 2: Phân tích một số nét đặc sắc về nghệ thuật:
• Cách sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật (theo mô hình chuẩn mực hay có sự cách tân)
• Những nét đặc sắc trong nghệ thuật tả cảnh, tả tình
• Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ (từ ngữ, cấu trúc, câu thơ, biện pháp tu từ,…).
- Kết bài: Khẳng định vị trí và ý nghĩa của bài thơ.
2. Viết bài
- Tiến hành viết bài theo dàn ý đã lập.
Bài viết tham khảo:
Trong văn học trung đại bên cạnh đề tài thể hiện tình yêu đất nước, tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc thì còn có những bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, cảnh vật. Tình cảm đó được thể hiện rõ nét trong bài thơ “Thiên Trường vãn vọng” của Trần Nhân Tông.
Bài thơ được viết trong dịp Trần Nhân Tông về thăm quê cũ ở phủ Thiên Trường. Bởi vậy cả bài thơ đầy ắp nỗi nhớ, tình yêu quê hương. Lời thơ mở đầu tả cảnh chiều hôm:
“Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên,
Bán vô bán hữu tịch dương biên.”
Cảnh vật hiện ra không rõ nét, nửa hư nửa thực, mờ ảo. Đó là cảnh chiều muộn cảnh vật nhạt nhòa trong sương, thể hiện vẻ đẹp mơ màng, yên tĩnh nơi thôn dã. Cảnh đó một phần là thực một phần do cảm nhận riêng của tác giả. Khung cảnh vừa như thực lại vừa như cõi mộng “bán vô bán hữu” – nửa như có nửa như không. Thời gian buổi chiều gợi nên nỗi buồn man mác, không gian làng quê im ắng, tĩnh mịch. Điều đó cho thấy một tâm hồn tinh tế nhạy cảm trước vẻ đẹp giản dị của cuộc sống.
“Mục đồng địch lí ngưu quy tận
Bạch lộ song song phi hạ điền.”
Âm thanh tiếng sáo làm cho bức tranh trở nên đầy sức sống. Chiều về, ngoài đồng, những con trâu theo tiếng sáo của trẻ con mà về, khung cảnh thật yên bình, đẹp đẽ. Màu trắng của từng đôi cò liệng xuống đồng cũng làm không gian bớt phần quạnh hiu. Bức tranh được tác giả cảm nhận bằng nhiều giác quan: thị giác – sắc trắng tinh khôi của những cánh cò; thính giác – âm thanh tiếng sáo du dương, trầm bổng của những đứa trẻ đi chăn trâu. Nếu như ở hai dòng thơ đầu, cảnh vật tịch mịch, tĩnh lặng không xuất hiện bất cứ chuyển động nào thì đến hai câu thơ cuối khung cảnh trở nên sinh động nhờ xuất hiện âm thanh và hoạt động của sự vật. Hình ảnh “cò trắng từng đôi liệng xuống đồng” làm cho không gian được mở ra, trở nên thoáng đãng, cao rộng, trong sạch, yên ả. Qua đó còn cho thấy sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên, đem lại cảm giác thân quen, gần gũi.
Bài thơ có sự kết hợp tiểu đối và điệp ngữ một cách sáng tạo. Nhịp thơ êm ái hài hòa, giọng điệu tha thiết thể hiện tình yêu quê hương sâu nặng. Sử dụng ngôn ngữ miêu tả đậm chất hội họa. Đó là bức tranh phong cảnh làng quê quen thuộc ở bất cứ vùng đất nào của nước ta, chỉ bằng vài ba nét phác họa nhưng cho thấy một bức tranh thật thanh bình, yên ả.
Sử dụng lớp ngôn ngữ giàu chất biểu cảm và hội họa tác giả đã vẽ lên bức tranh làng quê trầm lặng mà không quạnh vắng. Bức tranh thiên nhiên, cuộc sống thật đẹp đẽ, hài hòa, nên thơ. Qua bài thơ còn cho thấy tình yêu quê hương sâu nặng của tác giả.
3. Chỉnh sửa bài viết
Đọc lại bài viết, đối chiếu với yêu cầu của kiểu bài và dàn ý đã lập để chỉnh sửa. Tập trung vào một số nội dung sau:
- Các thông tin về nhan đề bài thơ, tên tác giả, đề tài, thể thơ và giá trị của bài thơ.
- Các ý chính thể hiện đặc điểm nội dung và một số đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.
- Những nhận xét, đánh giá về vị trí, ý nghĩa của bài thơ.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:
Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (một sản phẩm văn hóa truyền thống trong cuộc sống hiện tại)
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 8 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 8 – Kết nối tri thức
- Vở thực hành Toán 8 Kết nối tri thức | Giải VTH Toán 8 Tập 1, Tập 2
- Chuyên đề dạy thêm Toán 8 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Bài tập Tiếng Anh 8 Global success theo Unit có đáp án
- Giải sgk Tiếng Anh 8 – Global success
- Giải sbt Tiếng Anh 8 - Global Success
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 8 Global success đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 8 Global success
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 8 – Kết nối tri thức
- Giải vth Khoa học tự nhiên 8 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Lịch sử 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch sử 8 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 8 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa lí 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa lí 8 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 8 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Địa lí 8 Kết nối tri thức | Vở thực hành Địa lí 8
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Giáo dục công dân 8 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục công dân 8 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 8 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Công nghệ 8 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tin học 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 8 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 8 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 – Kết nối tri thức