Soạn bài Viết bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa) - Ngắn nhất Ngữ văn 8 Kết nối tri thức

Với soạn bài Viết bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa) Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 8.

1 856 12/11/2024


Soạn bài Viết bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa)

* Yêu cầu:

- Giới thiệu được lí do, mục đích của chuyến tham quan một di tích lịch sử, văn hóa.

- Kể được diễn biến chuyến tham quan (trên đường đi, trình tự những điểm đến thăm, những hoạt động chính trong chuyến đi,…).

- Nêu được ấn tượng về những đặc điểm nổi bật của di tích (phong cảnh, con người, công trình kiến trúc,…).

- Thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ về chuyến đi.

- Sử dụng được yếu tố miêu tả, biểu cảm trong bài viết.

* Phân tích bài viết tham khảo

Văn bản “Chuyến tham quan khu lưu niệm Nguyễn Du”

1. Nêu mục đích chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa.

Giúp học sinh biết yêu mến, tự hào về một trong những địa chỉ văn hóa quan trọng – nơi gìn giữ những dấu tích và hiện vật liên quan tới một nhà thơ vĩ đại của dân tộc, một danh nhân văn hóa của thế giới.

2. Kể lại diễn biến của chuyến tham quan (trên đường đi, trình tự những điểm đến thăm, những hoạt động nổi bật trong chuyến đi,…).

- Xe xuất phát từ sân trường lúc 7 giờ sáng, 3 chiếc xe khách chở hơn 100 học sinh khối 8. Đến gần phía nam cầu Bến Thủy,… đi hơn chục cây số ,… xe dừng.

- Trình tự tham quan: Căn nhà hai tầng nằm phía sau lưng tượng nhà thơ, khu vườn, nhà thờ, thăm nhà bình văn, mộ cụ Nguyễn Du, trên đường về,…

- Những hoạt động nổi bật: chụp ảnh lưu niệm, tham quan, thắp hương tưởng niệm,…

3. Đan xen giữa kể chuyện với trình bày các thông tin chính và ấn tượng về những nét nổi bật của địa điểm tham quan.

- Thuyết minh về các hạng mục chính của di tích.

- Chụp ảnh lưu niệm và quay trở về.

4. Bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa.

- Trên đường về, dường như ai cũng trầm lắng hơn.

- Những cảnh vật được ngắm nhìn hôm nay bỗng lại hiện ra rõ mồn một trong tâm trí tôi, như một cuốn phim quay chậm.

* Thực hành viết theo các bước

1. Trước khi viết

a. Lựa chọn đề tài

Em liệt kê một số chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa. Ví dụ:

+ Thăm thành cổ Quảng Trị.

+ Di tích Thành Cổ Loa.

+ Cố đô Hoa Lư, Ninh Bình

+ Thăm khu di tích Đền Hùng,…

b. Tìm ý

Ví dụ: Thăm khu di tích Đền Hùng

Sau khi lựa chọn được chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa làm đề tài cho bài viết, hãy tìm ý bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

- Chuyến đi tham quan di tích lịch sử, văn hóa nào? Do ai tổ chức? Mục đích của chuyến tham quan là gì? (Hiểu hơn về lịch sử nước nhà, có thêm nhiều kiến thức mới,…)

- Chuyến đi diễn ra như thế nào? (trên đường đi, lúc bắt đầu đến điểm tham quan, các hoạt động chính tiếp theo,…).

- Khung cảnh của chuyến tham quan có gì nổi bật? (cảnh thiên nhiên, các công trình kiến trúc, những hiện vật được trưng bày ở khu di tích,…).

- Em có cảm xúc, suy nghĩ gì về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa đó? (Nêu ấn tượng về chuyến đi; hiểu biết mới về văn hóa, lịch sử của đất nưỡ; tình cảm với quê hương…).

c. Lập dàn ý

Sắp xếp các ý đã tìm được vào từng phần để thành dàn ý:

- Mở bài:

+ Giới thiệu khái quát về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa.

+ Bày tỏ cảm xúc của em khi được trực tiếp tham gia chuyến đi.

- Thân bài:

+ Kể lại cụ thể diễn biến của chuyến tham quan (trên đường đi, lúc đến điểm tham quan, trình tự các điểm đến thăm, những hoạt động chính trong chuyến đi,…).

+ Thuyết minh, miêu tả và nêu ấn tượng của em về những nét nổi bật của di tích lịch sử, văn hóa (thiên nhiên, con người, công trình kiến thúc,…).

- Kết bài:

Nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa.

2. Viết bài

Bám sát dàn ý để viết bài.

Bài viết tham khảo

Hè vừa qua trường chúng em có tổ chức đi thăm di tích đền Hùng với mục đích giúp các em học sinh hiểu hơn về lịch sử nước nhà. Chuyến đi rất bổ ích và giúp em cùng các bạn biết thêm nhiều kiến thức mới.

Đền Hùng - khu di tích thờ phụng Vua Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ, hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch nơi này tổ chức lễ hội Đền Hùng rất lớn. Bắt đầu từ chân núi đi lên chúng em bắt gặp đền Hạ, tương truyền kể rằng đây là nơi Mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng. Tiếp tục di chuyển lên sẽ là đền Trung, vị trí quan trọng nơi tổ chức họp bàn việc nước của vua và quan. Cao nhất là đền Thượng, vị trí tối cao dùng để thờ cúng các vị thần theo tín ngưỡng xưa. Kế bên đó là đền Giếng, ngôi đền xây dựng trong thế ký 18, theo dân gian tương truyền đây là nơi công chúa Tiên Dung và công chúa Ngọc Hoa soi gương. Trước mỗi cảnh vật bên trong chúng em đều bước đi chậm rãi, bồi hồi trước khung cảnh cổ kính, thiêng liêng.

Điều đặc biệt mà em chú ý nhất là được tham quan bảo tàng Hùng Vương, nơi lưu giữ và trưng bày hiện vật, hình ảnh, tư liệu về Vua Hùng. Các anh chị hướng dẫn viên giới thiệu các câu chuyện, hiện vật và hình ảnh của nhiều dân tộc thời vua Hùng cũng như những câu chuyện bổ ích về lịch sử dựng nước, giữ nước của cha ông.

Ấn tượng nhất với chúng em là hình ảnh Bác Hồ trò chuyện với chiến sĩ thuộc “Đại đoàn Quân tiên phong”, và căn dặn ân cần các chiến sĩ câu nói “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”, rất ý nghĩa và trở thành động lực giúp dân tộc chiến thắng các cường quốc ngoại xâm trong thế kỷ 20.

Trong thời gian tham quan chúng em còn được biết đến phần lễ quan trọng trong hội Đền Hùng đó là lễ rước kiệu vua gồm có nhiều cờ, hoa, trang phục truyền thống. Lễ dâng hương đền Hùng, trước tiên là lãnh đạo nhà nước và sau đó là những người dân thắp nén hương cho các vua Hùng. Tham gia các trò chơi truyền thống như thi vật, thi kéo co,…

Một chuyến đi chỉ vỏn vẹn một buổi nhưng đã để lại nhiều bài học sâu sắc làm em nhớ mãi, giúp chúng em hiểu thêm về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Đền Hùng là nơi thiêng liêng mà mỗi người dân Việt Nam đều nhớ đến, đó là cội nguồn của mỗi chúng ta.

3. Chính sửa bài viết

Sau khi hoàn thành bài viết, rà soát và chỉnh sửa theo gợi ý sau:

- Nếu bài viết chưa giới thiệu rõ về chuyến tham quan, cần viết cụ thể hơn.

- Nếu bài viết nêu chưa đầy đủ các hoạt động chính theo trình tự thời gian thì bổ sung và sắp xếp lại.

- Nếu việc kể, tả chưa làm nổi bật được đặc điểm của khu di tích và ấn tượng của người viết thì hình dung lại để viết thêm.

- Nếu bài viết chưa nêu rõ suy nghĩ, cảm xúc về chuyến đi thì bổ sung.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Trình bày bài giới thiệu ngắn về một cuốn sách (cuốn truyện lịch sử)

Củng cố, mở rộng trang 34

Thực hành đọc: Minh sư

Tri thức ngữ văn trang 39

Thu điếu

1 856 12/11/2024


Xem thêm các chương trình khác: