Soạn bài Ta đi tới trang 28 - Ngắn nhất Ngữ văn 8 Kết nối tri thức

Với soạn bài Ta đi tới Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 8.

1 1,890 12/11/2024


Soạn bài Ta đi tới

* Sau khi đọc

Nội dung chính: Bài thơ “Ta đi tới” vừa ca ngợi những chiến thắng lẫy lừng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã kết thúc thắng lợi, vừa thể hiện những suy nghĩ sâu sắc về chặng đường sắp tới của dân tộc chuẩn bị cho công cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.

Soạn bài Ta đi tới trang 28 - Ngắn nhất Ngữ văn 8 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu 1 (trang 28 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Đọc trích đoạn bài thơ, em hình dung như thế nào về bối cảnh lịch sử (không gian, thời gian, những sự kiện quan trọng…) đã gợi nguồn cảm hứng thơ ca cho tác giả?

Trả lời:

Bối cảnh lịch sử

Cảm hứng của tác giả

- Không gian: Địa bàn hoạt động của cuộc kháng chiến chống Pháp.

- Thời gian: Tháng 8 năm 1945.

- Những sự kiện quan trọng: Kháng chiến chống Pháp giành thắng lợi.

Vừa ngợi ca chiến thắng, vừa gợi suy nghĩ về đoạn đường sắp tới.

Câu 2 (trang 28 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Nhìn lại chặng đường cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp “ba ngàn ngày không nghỉ” nhà thơ đã bộc lộ cảm xúc gì? Theo em, đây chỉ là cảm xúc của cá nhân nhà thơ hay còn là cảm xúc chung của cộng đồng? Vì sao?

Trả lời:

- Cảm xúc vui sướng, nao nức bồi hồi, tự hào hãnh diện.

- Theo em, đây là cảm xúc chung của cộng đồng (Mây của ta, trời thắm của ta…)

Câu 3 (trang 28 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Xác định hình ảnh trung tâm của đoạn trích. Hình ảnh đó có mối liên hệ với những hình ảnh nào khác trong đoạn trích.

Trả lời:

- Hình ảnh trung tâm của đoạn trích: Đường tự do khi Cách mạng giành thắng lợi

- Những hình ảnh khác trong đoạn trích có mối liên hệ với hình ảnh trên là:

+ Hình ta đi…

+ Hình ảnh đất nước đẹp vô cùng

+ Hình ảnh đất nước tự do

+ …

Câu 4 (trang 28 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Những địa danh nào được nhắc đến trong đoạn trích? Theo em, việc xuất hiện một loạt địa danh như vậy mang lại hiệu quả gì trong việc thể hiện tình cảm của tác giả?

Trả lời:

- Các địa danh xuất hiện trong đoạn trích: Đường Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên, Tây Bắc, Điện Biên; sông Lô, bến nước Bình Ca; Phú thọ, Trung Hà, Hưng Hóa, khu Ba, khu Bốn, sông Thao, Hà Nội; Nam Bộ, Tiền Giang, Hậu Giang, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Nam – Ngãi, Bình – Phú, Khánh Hòa, Phan Rang, Phan Thiết, Tây Nguyên, Công Tum, Đắc Lắc, khu Năm, sông Hương, Bến hải, Cửa Tùng,...

- Hiệu quả:

+ Tái hiện cuộc kháng chiến gian khổ hào hùng.

+ Nhấn mạnh niềm vui sướng tự hào khi giành thắng lợi.

Câu 5 (trang 28 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Trong đoạn trích, tác giả sử dụng lặp đi lặp lại cấu trúc: “Ai…”, “Đường…”. Hãy phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy.

Trả lời:

Tác dụng của biện pháp điệp cấu trúc: “Ai…”, “Đường…”:

+ Tạo nhịp điệu cho câu thơ, bài thơ.

+ Tái hiện khung cảnh tự do, hào hùng của dân tộc khi giành thắng lợi.

+ Thể hiện tinh thần phấn khởi, sung sướng của nhà thơ tràn ngập trên mọi nẻo đường của đất nước.

+ Làm tăng sức biểu cảm cho bài thơ.

Câu 6 (trang 28 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Nhận xét về cách đặt nhan đề bài thơ. Em có nhận xét, suy nghĩ gì về nhan đề đó?

Trả lời:

- Nhan đề ngắn gọn chứa đựng tư tưởng, chủ đề của bài thơ.

+ Thể hiện sự tự do, chứa đựng những cảm xúc thời đại, và có tính biểu tượng cao.

+ Ca ngợi những chiến thắng lẫy lừng của cuộc kháng chiến, vừa thể hiện suy nghĩ về đoạn đường sắp tới.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Lá cờ thêu sáu chữ vàng

Thực hành tiếng Việt trang 16

Quang Trung đại phá quân Thanh

Thực hành tiếng Việt trang 24

Viết bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa)

1 1,890 12/11/2024


Xem thêm các chương trình khác: