Soạn bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng trang 10 - Ngắn nhất Ngữ văn 8 Kết nối tri thức

Với soạn bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng trang 10 Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 8.

1 547 lượt xem


Soạn bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng

* Trước khi đọc

Câu hỏi 1 (trang 10 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Chia sẻ cảm nghĩ của em về người anh hùng nhỏ tuổi Trần Quốc Toản (qua các tài liệu lịch sử, sách báo, phim ảnh,… mà em đã đọc, đã xem).

Trả lời:

- Sau khi xem và đọc nhiều tài liệu lịch sử, sách báo, phim ảnh về Trần Quốc Toản em thấy đây là một người anh hùng tuổi trẻ mà có tài, sớm có lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc, nổi tiếng gắn liền với câu chuyện Bóp nát quả cam, xứng đáng là tấm gương sáng ngời cho chúng em học tập và noi theo.

Câu hỏi 2 (trang 10 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Ngoài Trần Quốc Toản, em còn biết thêm những nhân vật thiếu nhi lỗi lạc nào trong lịch sử?

Trả lời:

Một số nhân vật thiếu nhi lỗi lạc nào trong lịch sử như: Lí Tự Trọng, Kim Đồng, Võ Thị Sáu, Vừ A Dính, Nguyễn Bá Ngọc,…

* Đọc văn bản

1. Theo dõi: Quang cảnh, không khí ở bến Bình Than – nơi diễn ra một hội nghị quan trọng.

- Địa điểm: Bến Bình Than.

- Quang cảnh: Trang nghiêm

+ Hai cây đa cổ thụ che kín cả một khúc sông.

+ Dưới bến, những thuyền lớn của các vương sư về hội sư, đậu dài san sát, sơn đủ các màu; thuyền các vị đại vương, tước vương, tướng sĩ, thuyền ngự,…. Trên mui thuyền phất phới những lá cờ,…

- Không khí: Tưng bừng, khí thế, tráng lệ “những lá cờ bay múa trên những đoàn thuyền đẹp như gấm hoa”.

2. Theo dõi: Những ý nghĩ của nhân vật xen vào lời của người kể chuyện.

- Thì ra các con trai của Hưng Đạo Vương đều đủ mặt. Những người em họ ấy chẳng qua chỉ hơn Hoài Văn dăm sáu tuổi! Cha ta mất sớm, nên ta mới phải đứng rìa nhục nhã thế này!

3. Theo dõi: Hoài Văn có những suy nghĩ gì khi thấy các vương hầu họp bàn việc nước?

- Suy nghĩ của Hoài Văn:

+ Bàn gì thì bàn, Hoài Văn dám chắc cũng chẳng ngoài cái việc lớn là cho quân Nguyên mượn đường vào đánh chiêm thành hay chống cự lại mà thôi.

+ Dã tâm của quân giặc đã hai năm rõ mười rồi. Nó giả tiếng mượn đường, kì thực là để cướp sống lấy nước Nam.

+ Chỉ có việc đánh, làm gì phải kéo ra tận đây bàn đi bàn lại?

+ Nếu được xuống thuyền rồng và bàn việc nước, chàng sẽ xin vua cho đánh.

4. Dự đoán: Điều gì sẽ xảy ra khi Hoài Văn có hành động vượt khuôn phép?

- Hoài Văn xô mấy người lính gác, xăm xăm xuống bến, vung gươm múa tít mặc lời can ngăn, giằng co với đám quân Thánh Dực,…

- Viên tướng hốt hoảng chạy tới, níu áo Hoài Văn lại; lính ập đến giữ lấy, vây kín Hoài Văn.

- Không khi: tiếng kêu, thét náo động cả bến sông.

- Dự đoán: Hoài văn có thể bị trị tội.

5. Theo dõi: Hoài Văn giải thích như thế nào về hành động của mình?

- Cháu biết là mang tội lớn. Nhưng cháu trộm nghĩ rằng khi quốc biến thì đứa trẻ cũng phải lo, huống chi cháu đã lớn. Cháu chưa đến tuổi dự bàn việc nước, nhưng cháu có phải là giống cỏ cây đâu mà ngồi yên được? Vua lo thì kẻ thần tử cũng phải lo. Cha cháu mất sớm, cháu được chú nuôi nấng. Chú thường dạy cháu những điều trung nghĩa, cháu vẫn ghi trong tấc dạ. Cháu liều chết đến đây, chỉ muốn góp một vài lời. Thưa chú, chẳng hay quan gia cùng các vương hầu định bàn thế nào? Cho nó mượn đường hay đánh lại?

6. Theo dõi: Thái độ của Trần Quốc Toản thể hiện như thế nào qua lời nói?

- Thái độ của Trần Quốc Toản khi nghe tin có người chủ hòa: tức giận, bức xúc, bất bình.

7. Đối chiếu: Cách nhà vua xử lí hành động có đúng như dự đoán của em không?

- Vua tha tội, khuyên Hoài Văn về quê để phụng dưỡng mẹ và ban cho Hoài Văn một quả cam. → Không giống như dự đoán của em.

8. Theo dõi: Tâm trạng của Hoài Văn.

- Hoài Văn vừa tức vừa hờn vừa tủi, uất giận hầm hầm, giận dữ.

* Sau khi đọc

Nội dung chính: Văn bản kể về người anh hùng lịch sử Trần Quốc Toản mặc dù trẻ tuổi nhưng sớm có lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc.

Soạn bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng trang 10 - Ngắn nhất Ngữ văn 8 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu 1 (trang 15 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Hãy tóm tắt nội dung văn bản và cho biết câu chuyện dựa trên bối cảnh của sự kiện lịch sử nào?

Trả lời:

- Tóm tắt nội dung văn bản: Văn bản kể về Trần Quốc Toản, một thiếu niên thuộc dòng dõi nhà Trần, sớm mồ côi cha. Khi quân Nguyên lăm le sang cướp nước ta, do chưa đến tuổi trưởng thành nên cậu không được cùng vua và các vương hầu dự bàn việc đánh giặc. Biết vua họp bàn việc nước dưới thuyền rồng, Hoài Văn liều chết xô mấy người lính gác xuống bến gặp vua để xin đánh. Vua không những tha tội mà còn ban cho cam quý. Mặc dù được vua khen nhưng Quốc Toản trong lòng vẫn ấm ức. Nghĩ đến quân giặc ngang ngược, cậu nghiến răng, bóp nát quả cam từ bao giờ.

- Bối cảnh: Câu chuyện dựa trên bối cảnh cuộc chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ hai của nhà Trần.

Câu 2 (trang 15 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản có tâm trạng như thế nào khi phải đứng trên bờ nhìn quang cảnh một sự kiện đặc biệt đang diễn ra ở bến Bình Than?

Trả lời:

- Tâm trạng của Trần Quốc Toản:

+ Năn nỉ quân Thánh Dực cho xuống bến mà không thành, chàng thẫn thờ nhìn bến Bình Than.

+ Ấm ức khi thấy những người em họ chỉ hơn dăm sáu tuổi mà đã được dự bàn việc nước còn mình thì phải chịu cảnh đứng rìa nhục nhã, “mắt giương to đến rách”.

+ Căm tức quân giặc, biết rõ ý đồ của chúng nên nóng lòng gặp vua để xin đánh.

+ Muốn xô mấy người lính Thánh Dực để chạy xuống bến nhưng lại sợ tội chém đầu, muốn hét to nhưng lại e phạm thượng.

→ Tâm trạng bực tức, ấm ức, nóng lòng, căm giận quân giặc.

Câu 3 (trang 15 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Khi bị quân Thánh Dực ngăn cản xuống bến gặp vua, Trần Quốc Toản có hành động gì khác thường? Vì sao Trần Quốc Toản có hành động như vậy?

Trả lời:

- Hành động khác thường của Trần Quốc Toản:

+ Liều chết, xô mấy người lính Thánh Dực ngã chúi, xăm xăm xuống bến.

+ Tuốt gươm, mắt trừng lên một cách điên dại: “Không buông ra ta chém!”.

+ Đỏ mặt bừng bừng quát lớn: “Ta xuống xin bệ kiến quan gia, không kẻ nào được giữ ta lại. Lôi thôi thì hãy nhìn lưỡi gươm này!”, vung gươm múa tít, không ai dám tới gần.

→ Tức giận, liều chết, phạm thượng có thể bị trừng trị chém đầu.

- Nguyên nhân: Căm tức quân giặc, nóng lòng gặp vua để xin vua cho đánh → sớm có ý thức căm thù giặc, có lòng yêu nước, trách nhiệm với quốc gia, dân tộc.

Câu 4 (trang 15 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Chứng kiến hành động và nghe lời tâu bày của Trần Quốc Toản, vua Thiệu Bảo có thái độ và cách xử lí thế nào? Thái độ và cách xử lí đó cho thấy điều gì ở vị vua này?

Trả lời:

- Thái độ và cách xử lí của vua Thiệu Bảo: gật đầu mỉm cười nhìn Hưng Đạo Vương vì thấy ý của Hoài Văn chính hợp với ý của vua; ôn tồn nói, khen chàng còn trẻ mà đã biết lo việc nước, truyền cho đứng dậy; khuyên răn nên về quê phụng dưỡng mẹ; tha tội và ban cho Hoài Văn cam quý.

→ Vua là người nhân hậu, hiền từ, anh minh và sáng suốt.

Câu 5 (trang 15 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Trong lời người kể chuyện đôi chỗ xen vào những ý nghĩ thầm kín của nhân vật Trần Quốc Toản. Hãy nêu một vài trường hợp và phân tích tác dụng của sự đan xen đó.

Trả lời:

- Những ý nghĩ của nhân vật xen vào lời của người kể chuyện:

+ Mắt Hoài Văn đăm đăm nhìn thuyền của Hưng Võ Vương, Hưng Trí Vương, Hưng Hiếu Vương,… Thì ra các con trai của Hưng Đạo Vương đều đủ mặt. Những người em họ ấy chẳng qua chỉ hơn Hoài Văn dăm sáu tuổi! Cha ta mất sớm, nên ta mới phải đứng rìa nhục nhã thế này!

+ Dã tâm của quân giặc đã hai năm rõ mười rồi. Nó giả tiếng mượn đường, kì thực là để cướp sống lấy nước Nam. Chỉ có việc đánh, làm gì phải kéo ra tận đây mà bàn đi bàn lại!

+ Chàng muốn thét to: “Xin quan gia cho đánh” nhưng lại e phạm thượng!

+ Mấy tháng ở kinh, thấy sứ Nguyên hạch sách … Những người áo vải ấy còn biết đường phải trái, huống chi ta là bậc tôn thất há lại không nghĩ được như họ sao? Đến họ mà quan gia còn hỏi kế, sao ta là người gần gụi, quan gia chẳng hỏi một lời?

+ Hoài Văn không chịu được nữa. Đứng mãi đây cho đến bao giờ? Thôi thì liều một chết vậy. Ta cứ xuống, chỉ nói 2 tiếng xin đánh, rồi mặc cho triều đình luận tội.

+ Uất nhất là đám quân Thánh Dực cũng khúc khích cười chế nhạo. Hoài Văn quắc mắt, nắm chặt bàn tay lại. Được rồi! Ta sẽ chiêu binh mãi mã, cầm quân đi đánh giặc. Xem cái thằng ngoài rìa này có phải là một kẻ toi cơm không.

→ Tác dụng: Thể hiện chân thực, sinh động tính cách của nhân vật. Khả năng tưởng tượng, hư cấu khiến sự việc như đang diễn ra sống động

Câu 6 (trang 15 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Những nét tính cách nào của Trần Quốc Toản được thể hiện qua lời đối thoại với các nhân vật khác trong truyện?

Trả lời:

Khi đối thoại với đám quân Thánh Dực

Khảng khái, oai phong, nóng lòng

Khi đối thoại với chú Chiêu Thành Vương

Lễ phép, giải thích rõ ràng, thẳng thắn, tực giận và phản đối khi nghe tin có người chủ hòa.

Khi đối thoại với nhà vua

Nhiệt tình, đầy dũng khí, tiếng nói như thét “Xin quan gia cho đánh”, tự đặt thanh gươm lên gáy và xin chịu tội.

Khi đối thoại với đám người nhà

Khí phách, oai phong, trọng lễ hiếu.

→ Trần Quốc Toản dũng cảm, thẳng thắn, nhiệt thành yêu nước, căm giận sục sôi quân giặc,…

Câu 7 (trang 15 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Trong truyện này, ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật đều mang đậm màu sắc lịch sử. Hãy nêu ví dụ và cho biết tác dụng.

Trả lời:

- Ví dụ cho thấy ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật đều mang đậm màu sắc lịch sử:

Ngôn ngữ người kể chuyện

Ngôn ngữ nhân vật

Chàng, vương hầu, hội sư, các vị đại vương, triều đình, đấng thiên tử, quan gia, bô lão,

Quân pháp vô thân, nhược bằng khinh thường phép nước, anh em tất phải chiếu theo thượng lệnh, ta xuống xin bệ kiến quan gia, vua lo thì kẻ thần tử cũng phải lo,…

- Tác dụng: Phù hợp với thời đại được miêu tả, thể hiện vị thế xã hội, tính cách riêng của từng đối tượng.

Câu 8 (trang 15 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Hãy khái quát chủ đề của văn bản và cho biết căn cứ vào đâu em khái quát như vậy.

Trả lời:

- Chủ đề: Lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc, ý thức trách nhiệm với quốc gia dân tộc của người anh hùng thiếu niên Trần Quốc Toản.

- Căn cứ vào nội dung văn bản để khái quát chủ đề của tác phẩm.

Viết kết nối với đọc

Bài tập (trang 15 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam.

Đoạn văn tham khảo

Chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam xuất hiện ở cuối văn bản đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc. Đó là quả cam sành chín mọng vua Thiệu Bảo ban thưởng cho Hoài Văn khi chứng kiến tấm lòng lo cho vua, cho nước của chàng. Vua ban cam quý nhưng việc dự bàn thì vẫn không cho do Hoài Văn vẫn chưa đến tuổi trưởng thành. Điều này khiến chàng vừa tức, vừa hờn vừa tủi, giận dữ mà bóp mạnh trái cam đến nát bét, chỉ còn trơ bã. Hành động này cho thấy lòng quyết tâm, ý chí, căm thù giặc sâu sắc đến sục sôi của Trần Quốc Toản. Bóp nát quả cam thể hiện một cách đầy đủ phản ứng của một thanh niên trước hiện tình đất nước. Nhỏ tuổi như chàng mà đã có lòng yêu nước, căm thù giặc thì thật đáng khâm phục, đáng để chúng ta học tập.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Thực hành tiếng Việt trang 16

Quang Trung đại phá quân Thanh

Thực hành tiếng Việt trang 24

Ta đi tới

Viết bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa)

1 547 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: