Soạn bài Nam quốc sơn hà trang 70 - Ngắn nhất Ngữ văn 8 Kết nối tri thức
Với soạn bài Nam quốc sơn hà Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 8.
Soạn bài Nam quốc sơn hà
* Sau khi đọc
Nội dung chính: Văn bản là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.
Câu 1 (trang 70 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Bài thơ được coi là bản “tuyên ngôn độc lập” đầu tiên của nước ta. Em hiểu thế nào là bản “tuyên ngôn độc lập”?
Trả lời:
- “Tuyên ngôn độc lập” là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định không một thế lực nào được xâm phạm.
- Ở bài thơ “Nam quốc sơn hà”, nội dung tuyên ngôn gồm 2 ý cơ bản:
+ Ý 1 (2 câu đầu): Nước Nam là của người Nam. Điều đó đã được sách trời định sẵn, rõ ràng.
+ Ý 2 (2 câu sau): Kẻ thù không được xâm phạm. Xâm phạm thì thế nào cũng chuốc phải thất bại thảm hại.
Câu 2 (trang 70 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Từ “cư” trong nguyên tác có thể dịch là “ngự” (cai quản), cũng có thể dịch là “ở” (cư trú). Theo em, cách dịch nào thể hiện được rõ tinh thần của một bản “tuyên ngôn độc lập” hơn? Hãy lí giải ý kiến của em.
Trả lời:
Cách lí giải từ “cư” là “ngự” (cai quản) thể hiện được rõ hơn tinh thần của một bản “tuyên ngôn độc lập”. Vì “ở” (cư trú) là việc một người sinh sống thường xuyên tại địa điểm nào đó. Còn “ngự” (cai quản) nghĩa là trông coi và điều khiển về mọi mặt. Đã là “Nam đế” thì “cư” phải hiểu là “ngự trị” mới hợp.
Câu 3 (trang 70 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Để khẳng định chủ quyền của đất nước ta, tác giả đã sử dụng những lí lẽ nào?
Trả lời:
Để khẳng định chủ quyền của đất nước ta, tác giả đã sử dụng những lí lẽ:
- Sông núi nước Nam vua nước Nam cai quản.
- Giới phận đã được khẳng định rõ ràng ở trong sách trời.
→ Lí lẽ rõ ràng, không thể phủ nhận.
Câu 4 (trang 70 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Theo em, câu thơ cuối cảnh báo điều gì đối với quân xâm lược? Do đâu em khẳng định như vậy?
Trả lời:
- Câu thơ cuối cảnh báo quân giặc nếu cố tình sang xâm phạm thì nhất định sẽ chuốc lấy bại vong.
- Bởi vì quân giặc đã xâm phạm nước Nam, tức là xâm phạm sách trời.
Câu 5 (trang 71 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Câu thơ nào trong bài thơ để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao?
Trả lời:
Em ấn tượng nhất với câu thơ “Tiệt nhiên định phận tại thiên thư” (Rành rành định phận ở sách trời) → Chân lí về chủ quyền độc lập tăng giá trị và rõ ràng hơn.
Câu 6 (trang 71 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Em rút ra được nhận thức gì cho bản thân sau khi học bài thơ này?
Trả lời:
Nêu cao ý chí bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trước mọi kẻ thù xâm lược.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 8 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 8 – Kết nối tri thức
- Vở thực hành Toán 8 Kết nối tri thức | Giải VTH Toán 8 Tập 1, Tập 2
- Chuyên đề dạy thêm Toán 8 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Bài tập Tiếng Anh 8 Global success theo Unit có đáp án
- Giải sgk Tiếng Anh 8 – Global success
- Giải sbt Tiếng Anh 8 - Global Success
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 8 Global success đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 8 Global success
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 8 – Kết nối tri thức
- Giải vth Khoa học tự nhiên 8 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Lịch sử 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch sử 8 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 8 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa lí 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa lí 8 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 8 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Địa lí 8 Kết nối tri thức | Vở thực hành Địa lí 8
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Giáo dục công dân 8 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục công dân 8 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 8 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Công nghệ 8 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tin học 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 8 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 8 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 – Kết nối tri thức