Soạn bài Thu điếu trang 40 - Ngắn nhất Ngữ văn 8 Kết nối tri thức

Với soạn bài Thu điếu Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 8.

1 983 12/11/2024


Soạn bài Thu điếu

* Trước khi đọc

Câu hỏi (trang 40 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Em yêu thích mùa nào trong năm? Liệt kê một số từ ngữ em muốn dùng để miêu tả vẻ đẹp của mùa đó.

Trả lời:

Em chỉ ra mùa yêu thích trong năm và liệt lê những từ ngữ dùng để miêu tả vẻ đẹp của mùa đó. Ví dụ:

+ Mùa xuân: Mùa khởi đầu của một năm, cây cối đâm chồi nảy lộc, tràn đầy sức sống, có tết Nguyên đán, mùa gắn liền với nhiều lễ hội truyền thống, trẻ em được lì xì, may quần áo mới,…

+ Mùa hạ: Học sinh được nghỉ hè, được đi chơi nghỉ mát, cây trong vườn đơm trái ngọt,…

+ Mùa thu: Không khí mát mẻ, bầu trời cao trong xanh, có bưởi chín vàng, cúc vàng tươi, có đêm trăng rằm Trung thu rước đèn phá cỗ, học sinh nhớ ngày tựu trường,…

+ Mùa đông: Tiết trời giá lạnh, được nằm trong chăn ấm, có bếp sưởi bập bùng, ấp ủ mầm sống để xuân về cây cối đâm chồi nảy lộc,…

* Đọc văn bản

1. Hình dung: Hình dáng, màu sắc, âm thanh, chuyển động của sự vật.

- Hình dáng: Chiếc thuyền câu bé tẻo teo, ngõ trúc quanh co, tựa gối buông cần

- Màu sắc: nước trong veo, sóng biếc, lá vàng, trời xanh ngắt

- Âm thanh: đưa vèo, đớp động, vắng teo, cá đớp động

- Chuyển động: sóng theo làn hơi gợn tí, lá khẽ đưa vèo, tầng mây lơ lửng

2. Theo dõi: Những hình ảnh thể hiện cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ.

Tựa gối, buông cần lâu chẳng được

Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

* Sau khi đọc

Nội dung chính: Bài thơ thể hiện sự cảm nhận và nghệ thuật gợi tả tinh tế của Nguyễn Khuyến về cảnh sắc mùa thu đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước; tâm trạng thời thế và tài thơ Nôm của tác giả.

Soạn bài Thu điếu trang 40 - Ngắn nhất Ngữ văn 8 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu 1 (trang 41 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Chỉ ra đặc điểm thi luật (bố cục, niêm, luật bằng trắc, vần, nhịp, đối) của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật được thể hiện trong bài thơ “Thu điếu”.

Trả lời:

- Bố cục:

Theo bố cục thơ Đường luật: 4 phần

Theo nội dung cảm xúc: 2 phần

+ Phần 1: Hai câu đề: Quang cảnh mùa thu.

+ Phần 2: Hai câu thực: Những chuyển động nhẹ nhàng của mùa thu.

+ Phần 3: Hai câu luận: Bầu trời và không gian làng quê.

+ Phần 4: Hai câu kết: Tâm trạng của nhà thơ.

+ Phần 1: Sáu câu thơ đầu: Hình tượng thiên nhiên mùa thu ở vùng quê Bắc bộ.

+ Phần 2: Hai câu thơ cuối: Hình tượng con người.

- Về niêm: Hai cặp câu liền nhau được “dính” theo nguyên tắc: Chữ thứ 2 của câu 2 và câu 3 (chiếc – biếc), câu 4 và câu 5 (vàng – mây), câu 6 và 7 (trúc – gối), câu 1 và câu 8 (thu – đâu) cùng thanh.

- Luật bằng trắc: Bài thơ viết theo luật bằng (chữ thứ 2 của câu thứ nhất là thanh bằng: “thu”). Các thanh bằng trắc đan xen nhau.

- Vần và nhịp: Bài thơ gieo vần “eo” ở các chữ cuối của các câu 1,2,4,6,8 (veo – teo – vèo – teo – bèo). Chủ yếu ngắt nhịp 4/3,…

- Về đối: Đối ở 2 câu thực (câu 3,4) và 2 câu luận (câu 5,6)

Câu 2 (trang 41 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Giải thích ý nghĩa của nhan đề bài thơ. Chỉ ra mối liên hệ giữa nhan đề và hai câu đề.

Trả lời:

- Nhan đề “Thu điếu” (Mùa thu câu cá) có mối liên hệ trực tiếp với nội dung của hai câu đề: không gian ao thu với mặt nước êm đềm và chiếc thuyền câu bé nhỏ.

Câu 3 (trang 41 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Bức tranh thiên nhiên mùa thu được tái hiện ở những khoảng không gian nào? Nhận xét về trình tự miêu tả những khoảng không gian đó.

Trả lời:

- Bức tranh thiên nhiên mùa thu được miêu tả ở khoảng không gian: mặt ao (nước, thuyền câu, sóng), bầu trời (tâng mây, trời), mặt đất (ngõ trúc).

- Trình tự miêu tả không gian: từ gần đến xa, từ xa đến gần; từ thấp đến cao, từ cao xuống thấp.

Câu 4 (trang 41 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Phân tích các từ ngữ miêu tả hình dáng, màu sắc, âm thanh, chuyển động,… của các sự vật; từ đó hãy khái quát những nét đẹp điển hình của mùa thu vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ được tái hiện trong bài thơ.

Trả lời:

- Phân tích các từ ngữ miêu tả hình dáng, màu sắc, âm thanh, chuyển động,… của các sự vật:

+ Ao thu: “lạnh lẽo”, “trong veo” → gợi tiết trời se lạnh, mặt nước phẳng lặng, làn nước trong suốt như có thể nhìn thấu đáy; Thuyền câu: “bé tẻo teo” → Từ láy tượng hình, nhấn mạnh sự bé nhỏ của con thuyền chỉ như chiếc lá đậu trên mặt ao thu. Không gian của ao thu và hình dáng thuyền câu toát lên nét hài hòa, xinh xắn.

+ Bầu trời: Màu “xanh ngắt” đặc trưng của trời thu đất Bắc, gợi nền trời cao rộng, và không gian trong trẻo của một ngày thu nắng đẹp; “tầng mây lơ lửng” tạo hình khối, toát lên vẻ bình yên, thanh tĩnh. Màu xanh của trời thu “xanh ngắt”, của mặt nước mùa thu “sóng biếc”, màu vảng điểm xuyết của lá thu “lá vàng”,… mang lại ấn tượng về một bức tranh thiên nhiên tươi sáng.

+ Ngõ trúc: lối ngõ nhỏ, quanh co – không gian quen thuộc của làng quê Bắc Bộ, gợi khung cảnh im vắng, tĩnh lặng.

+ Chuyển động của các sự vật đều nhẹ, khẽ khàng: sóng lăn tăn “hơi gợn tí” theo làn gió nhẹ; lá “khẽ đưa vèo” – rơi rất nhẹ và rất nhanh; những đám mây lơ lửng như không trôi. Âm thanh: tiếng cá “đớp động dưới chân bèo” đâu đó trên mặt ao thu.

- Nhận xét khái quát những nét đẹp điển hình của mùa thu vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ: không khí mát lành; trời thu trong xanh, cao rộng; không gian êm đềm, thanh tĩnh; cảnh sắc hài hòa, giàu chất thơ,…

Câu 5 (trang 41 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Ở hai câu kết, hình ảnh con người hiện lên trong tư thế, trạng thái như thế nào? Qua đó, em cảm nhận được nỗi niềm tâm sự gì của tác giả?

Trả lời:

- Hình ảnh con người hiện lên trong tư thế của người ngồi câu cá “tựa gối, buông cần”, như đang thu mình trên chiếc thuyền câu bé nhỏ trong trạng thái trầm tư.

- Âm thanh của tiếng cá đớp bọt nước đâu đó khẽ động dưới chân bèo không chỉ làm tăng cái im vắng, tĩnh lặng của ngoại cảnh mà còn cho thấy khoảnh khắc trầm lắng, suy tư của con người.

→ Nỗi buồn thời thế kín đáo mà sâu sắc của tác giả. Người đọc cảm nhận ở Nguyễn Khuyến một tâm hồn gắn bó tha thiết với thiên nhiên, đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín nhưng không kém phần sâu sắc.

Câu 6 (trang 41 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Nêu chủ đề của bài thơ. Chủ đề ấy giúp em hiểu thêm điều gì về tâm hồn tác giả?

Trả lời:

- Chủ đề: Bài thơ “Thu điếu” thể hiện sự cảm nhận tinh tế vẻ đẹp của mùa thu đất Bắc và tình cảm gắn bó thiết tha với quê hương của tác giả; qua đó bày tỏ niềm ưu tư trước thời cuộc.

- Cảm nhận về tâm hồn tác giả: Tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, chan hòa với thiên nhiên; yêu mến và trân trọng cuộc sống bình yên nơi làng quê; tâm sự sâu kín của một con người dẫu tìm về cuộc sống ẩn dật vẫn không nguôi nỗi buồn thời thế,…

Viết kết nối với đọc

Câu hỏi (trang 41 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích hai câu thơ khiến em có ấn tượng nhất trong bài thơ “Thu điếu”.

Đoạn văn tham khảo

Nếu như sáu câu thơ đầu bài “Thu điếu”, Nguyễn Khuyến đã mang đến cho người đọc những cảm nhận chân thực về cảnh sắc và không gian của mùa thu vùng chiêm trũng Bắc Bộ thì đến hai câu thơ cuối tâm tình thầm kín của thi nhân cũng dần được hé mở: “Tựa gối, buông cần lâu chẳng được/ Cá đâu đớp động dưới chân bèo”. Hình ảnh con người xuất hiện trong tư thế “tựa gối, buông cần” đầy trầm mặc, suy tư. Nhà thơ ngồi câu cá nhưng dường như không chuyên tâm đến công việc mình đang làm mà đang thả mình theo dòng suy nghĩ nào đó, vì vậy tiếng cá “đớp động dưới chân bèo” dù nhẹ nhàng nhưng vẫn khiến nhà thơ giật mình. Câu hỏi “cá đâu” vừa gợi ra sự bất ngờ của tình huống vừa gợi ra sự ngỡ ngàng, mơ hồ của lòng người. Nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tả cảnh ngụ tình được sử dụng trong hai câu thơ cuối. Cái động của cá đớp dưới chân bèo không phá tan được cái tĩnh lặng của không gian mà ngược lại càng tô đậm thêm cái vắng lặng của không gian, sự tĩnh mịch, trống vắng trong tâm hồn con người. Cảnh thu đẹp nhưng buồn, lòng người tĩnh lặng nhưng lại chất chứa những suy tư, những nỗi niềm về thời thế, cuộc đời. Bài thơ khơi dậy những cảm xúc thân thuộc, gần gũi bên trong mỗi con người về làng quê. Đặc biệt qua hai câu thơ cuối, người đọc còn cảm nhận được tấm lòng nặng những suy tư vì dân, vì nước của người thi nhân.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Thực hành tiếng Việt trang 42

Thiên trường vãn vọng

Thực hành tiếng Việt trang 45

Ca Huế trên sông Hương

Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

1 983 12/11/2024


Xem thêm các chương trình khác: