Soạn bài Hịch tướng sĩ trang 59 - Ngắn nhất Ngữ văn 8 Kết nối tri thức

Với soạn bài Hịch tướng sĩ Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 8.

1 2,032 12/11/2024


Soạn bài Hịch tướng sĩ

* Trước khi đọc

Câu hỏi 1 (trang 59 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Hãy kể tên một số vị tướng nổi tiếng trong lịch sử nước ta.

Trả lời:

Một số vị tướng nổi tiếng trong lịch sử nước ta: Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ, Võ Nguyên Giáp,…

Câu hỏi 2 (trang 59 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Theo em, vì sao quân Mông – Nguyên ba lần đem quân xâm lược nước ta đều phải chịu thất bại?

Trả lời:

- Quân dân nhà Trần có sự chuẩn bị chu đáo: Rèn luyện binh sĩ, chuẩn bị vũ khí, lương thực, tinh thần,…

- Vua quan nhà Trần có kế sách đánh giặc phù hợp, đúng đắn: “vườn không nhà trống”,…

- Toàn thể nhân dân nêu cao tinh thần yêu nước, ý chí kiên quyết, đoàn kết, đồng lòng đánh giặc.

* Đọc văn bản

1. Theo dõi: Điểm chung của các cặp nhân vật lịch sử được nêu tên.

- Đều là các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, được lưu danh sử sách, muôn đời bất hủ.

2. Theo dõi: Mối quan hệ vua – tôi, chủ tướng – tì tướng được Trần Quốc Tuấn viện dẫn làm cơ sở cho những lập luận kế tiếp.

- Vương Công Kiên - Nguyễn Văn Lập.

- Cốt Đãi Ngột Lang - Xích Tu Tư.

3. Theo dõi: Những lí lẽ và bằng chứng được Trần Quốc Tuấn sử dụng nhằm lay động cảm xúc của các tì tướng.

- Lí lẽ:

+ Ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ.

+ Ta thường tới bữa quên ăn,… ta cũng cam lòng.

- Dẫn chứng:

+ Thác mệnh Hốt Tất Liệt đòi ngọc lụa, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn.

+ Các ngươi không có mặc thì ta cho áo,… chẳng kém gì.

4. Theo dõi: Các bằng chứng và lí lẽ Trần Quốc Tuấn sử dụng để khẳng định các tì tướng đang suy nghĩ và hành động không đúng.

- Bằng chứng:

+ Lấy việc chọi gà làm niềm vui… hoặc mê tiếng hát.

- Lí lẽ:

+ Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn.

+ Nếu có giặc Mông Cổ tràn sang, thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp … tiếng hát không thể làm cho giặc điếc tai.

+ Chẳng những thái ấp của ta không còn … lúc bấy giờ dẫu các người muốn vui vẻ phỏng có được không?

5. Theo dõi: Những lí lẽ Trần Quốc Tuấn dùng để thuyết phục các tì tướng nghe theo lời khuyên của chủ tướng.

- Nay ta bảo thật các người…

- Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chủ; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo của ta, tức là kẻ nghịch thù.

* Sau khi đọc

Nội dung chính: Văn bản đã phản ánh tinh thần yêu nước của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược. Đây là 1 áng văn chính luận xuất sắc, có sự kết hợp giữa lập luận chặt chẽ, sắc bén với lời văn thống thiết, có sức lôi cuốn mạnh mẽ.

Soạn bài Hịch tướng sĩ trang 59 - Ngắn nhất Ngữ văn 8 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu 1 (trang 63 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Bài hịch được Trần Quốc Tuấn viết ra nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Mục đích: Cổ vũ, thuyết phục, kêu gọi, khích lệ tinh thần, tình cảm, khích lệ tướng sĩ học tập cuốn “Binh thư yếu lược” (sách tóm tắt những điều cốt yếu về binh pháp) do chính Trần Quốc Tuấn soạn.

Câu 2 (trang 63 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Xác định bố cục của bài hịch và nêu rõ vai trò của từng phần trong việc thực hiện mục đích của bài hịch.

Trả lời:

Soạn bài Hịch tướng sĩ trang 59 - Ngắn nhất Ngữ văn 8 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu 3 (trang 63 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Hãy chỉ ra những điểm chung của các cặp nhân vật lịch sử được nêu ở phần đầu bài hịch. Tác giả đã nêu hành động của tám cặp nhân vật lịch sử này để minh chứng điều gì?

Trả lời:

- Điểm chung:

+ Đều là các gương trung thần, nghĩa sĩ hi sinh vì chủ: Kỉ Tín, Do Vu, Dự Nhượng, Thân Khoái, Kính Đức, Cảo Khanh, Nguyễn Văn Lập, Xích Tu Tư…

+ Địa vị khác nhau song đều trung thành, không sợ nguy hiểm, quên mình vì chủ vì nước.

→ Khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì chủ, vì vua, vì nước.

Câu 4 (trang 63 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Để khơi gợi những cảm xúc mạnh mẽ trong lòng các tì tướng và thuyết phục họ, Trần Quốc Tuấn đã nhắc đến nhiều hiện tượng trong thực tế. Đó là những hiện tượng nào?

Trả lời:

Những hiện tượng được nhắc đến:

- Lí lẽ:

+ Ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ.

+ Ta thường tới bữa quên ăn,… ta cũng cam lòng.

- Dẫn chứng:

+ Thác mệnh Hốt Tất Liệt đòi ngọc lụa, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn.

+ Các ngươi không có mặc thì ta cho áo,… chẳng kém gì.

Câu 5 (trang 63 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Tác giả đã dùng những bằng chứng và lí lẽ nào để chứng minh các tì tướng đã suy nghĩ, hành động không đúng?

Trả lời:

- Bằng chứng:

+ Lấy việc chọi gà làm niềm vui… hoặc mê tiếng hát.

- Lí lẽ:

+ Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn.

+ Nếu có giặc Mông Cổ tràn sang, thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp … tiếng hát không thể làm cho giặc điếc tai.

+ Chẳng những thái ấp của ta không còn … lúc bấy giờ dẫu các người muốn vui vẻ phỏng có được không?

Câu 6 (trang 63 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Tác giả chọn cách diễn đạt như thế nào để lời hịch có sức tác động lớn đến nhận thức và tình cảm của các tì tướng. Hãy phân tích một ví dụ mà em cho là tiêu biểu cho cách diễn đạt đó.

Trả lời:

- Trong cách lập luận có sự kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn.

- Để thuyết phục mọi người thấy rõ đúng sai bằng lí lẽ, nhận thức, ông nêu lên mối quan hệ tất yếu giữa nguyên nhân và kết quả, sử dụng tài tình các quan hệ từ, phép so sánh, tương phản đối lập, các điệp từ, điệp ngữ,…

- Kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận và yếu tố văn chương, hình tượng gợi cảm, dễ hiểu,…

- Ví dụ câu kết: “Ta viết ra bài hịch này để các ngươi biết bụng ta”: Giọng điệu của thể hịch thường đanh thép, dứt khoát, song câu cuối lại chất chứa tâm sự của vị thống soái hết lòng vì dân, vì nước. chất trữ tình làm tính chính luận bớt đi sự khô khan.

Câu 7 (trang 63 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Với tư cách là chủ tướng, Trần Quốc Tuấn đã dùng những lí lẽ nào để kêu gọi các tì tướng phải rèn tập võ nghệ, học tập cuốn “Binh thư yếu lược”, chuẩn bị cho việc đánh giặc giữ nước?

Trả lời:

Những lí lẽ:

+ “đặt mồi lửa vào dưới đống củi”, “kiềng canh nóng mà thổi rau nguội”, “huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên” → Phải lo xa, đề cao cảnh giác, tăng cường luyện tập võ nghệ.

+

Viễn cảnh 1

Viễn cảnh 2

- Đầu hàng, thất bại → sẽ mất tất cả.

- Từ ngữ mang tính phủ định: không còn, cũng mất, cũng khốn.

- Thái độ phê phán.

- Chiến đấu thắng lợi → được cả chung, riêng.

- Từ ngữ mang tính khẳng định: mãi mãi vững bền, đời đời hưởng thụ, sử sách lưu thơm.

- Thái độ động viên.

+ Lời kêu gọi học tập “Binh thư yếu lược” → khích lệ động viên, cổ vũ ý chí đánh giặc; giúp binh sĩ từ bỏ lối sống cá nhân, vụ lợi, tầm thường.

→ Lí lẽ chân thực, sắc bén, thuyết phục.

Câu 8 (trang 63 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Từ bài hịch, em rút ra được bài học gì cho bản thân khi viết một bài văn nghị luận?

Trả lời:

Bài học:

- Trình bày bố cục mạch lạc.

- Luận điểm rõ ràng, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng phong phú sinh động.

- Phát huy thế mạnh của lối văn biền ngẫu.

- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa tính chính luận với chất trữ tình trong văn nghị luận để văn bản có sức thuyết phục cao.

Viết kết nối với đọc

Bài tập (trang 63 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) về một truyền thống đáng tự hào của dân tộc Việt Nam.

Đoạn văn tham khảo

Mẫu 1:

Lòng yêu nước là tình cảm thiêng liêng và vô giá của con người. Nhờ thứ tình cảm ấy mà nhân dân ta đã trải qua biết bao sóng gió, thăng trầm, đã từng phải đối mặt với những kẻ thù mạnh nhất thế giới nhưng nhân dân ta chưa bao giờ nao núng. Tấm lòng yêu nước của vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn cũng được thể hiện thật cảm động qua bài “Hịch tướng sĩ”. “Hịch tướng sĩ” được Trần Quốc Tuấn viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ hai (1285). Bài hịch là lời kêu gọi ý chí chiến đấu và sự thức tỉnh của tướng lĩnh và binh sĩ trước những hành động ngang ngược, bạo tàn của kẻ thù. Qua đó cũng thể hiện tình yêu nước nồng nàn và lòng căm thù giặc sâu sắc cùng ý chí chiến đấu quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược của Trần Quốc Tuấn. Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn thật đáng trân trọng và tự hào, ông là gương sáng cho bao thế hệ sau noi theo, biết phấn đấu và có trách nhiệm với quê hương, Tổ quốc mình.

Mẫu 2:

Tinh thần yêu nước là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc ta. Ở bất cứ thời đại nào, khi tổ quốc bị xâm lăng, đều có những con người đứng lên lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành lại độc lập, chủ quyền cho đất nước. Trong quá khứ có thể kể đến Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi. Ở hiện tại có thể kể đến Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Hồ Chí Minh… Và cả biết bao con người vô danh, không phân biệt tuổi tác, giới tính hay địa vị. Từ các cụ già đến trẻ nhỏ, từ kiều bào nước ngoài đến đồng bào bị tạm chiếm đều chung một lòng yêu nước ghét giặc. Vì vậy, thế hệ trẻ hôm nay cần phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện kĩ năng sống và học tập thật tốt để sau này phục vụ cho đất nước, sẵn sàng lên đường, phục vụ bảo vệ Tổ quốc,… Đúng như lời nhận xét của chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh thần yêu nước giống như các thứ của quý, mà bổn phận của nhân dân là phải làm cho tinh thần ấy đều được giữ gìn và phát huy mạnh mẽ trong mọi hoàn cảnh

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Thực hành Tiếng Việt trang 64

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Thực hành tiếng Việt trang 68

Nam quốc sơn hà

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với xã hội, cộng đồng, đất nước)

1 2,032 12/11/2024


Xem thêm các chương trình khác: