Soạn bài Thực hành đọc: Chiếu dời đô - Ngắn nhất Ngữ văn 8 Kết nối tri thức

Với soạn bài Thực hành đọc: Chiếu dời đô Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 8.

1 273 lượt xem


Soạn bài Thực hành đọc: Chiếu dời đô

Nội dung chính: Bài “Chiếu dời đô” được Lý Công Uẩn viết khi quyết định dời đô từ Hoa Lư về Đại La (sau đổi tên là Thăng Long) vào năm 1010; phản ánh ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt.

Soạn bài Thực hành đọc: Chiếu dời đô - Ngắn nhất Ngữ văn 8 Kết nối tri thức (ảnh 1)

1. Bài chiếu là một văn bản hành chính, nhưng vẫn đậm chất văn chương, thể hiện khát vọng xây dựng quốc gia giàu mạnh hơn trong tương lai.

- Lập luận chặt chẽ, kết hợp hài hòa giữa lí và tình.

- Nêu sử sách làm tiền đề, làm chỗ dựa cho lí lẽ.

- Soi sáng tiền đề vào thực tế hai triều đại Đinh, Lê để chỉ rõ thực tế ấy không còn thích hợp đối với sự phát triển của đất nước, nhất thiết phải dời đô.

- Đi tới kết luận: khẳng định thành Đại La là nơi tốt nhất để chọn làm kinh đô.

2. Hệ thống các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng được tác giả dùng để thuyết phục người đọc việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La.

* Luận điểm:

- Luận điểm 1: Lí do dời đô

+ Lí lẽ, bằng chứng:

Tiền đề lịch sử: “Xưa nhà Thương đến vua … phong tục phồn thịnh”.

Thực tế lịch sử nước ta: “Thế mà hai nhà Đinh, Lê … không thể không dời đổi”.

Trong lịch sử: Nhà Thương 5 lần dời đô, nhà Chu 3 lần dời đô.

Thực tế nhà Đinh, Lê: Cứ đóng yên đô thành ở Hoa Lư.

Nguyên nhân: Muốn định đô ở nơi trung tâm; mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân.

Nguyên nhân: Theo ý riêng mình; khinh thường mệnh trời; không noi theo dấu cũ của Thương, Chu.

Kết quả: Vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh.

Hậu quả: Triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi; trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi,…

→ Nêu sử sách làm tiền đề, làm chỗ dựa cho lí lẽ.

→ Lập luận chặt chẽ, luận cứ thuyết phục, lời văn biền ngẫu cân xứng, nhịp nhàng.

- Luận điểm 2: Lí do chọn thành Đại La là kinh đô mới

+ Lí lẽ, bằng chứng:

Lịch sử

Kinh đô cũ của Cao Vương.

Vị thế địa lí

Ở nơi trung tâm trời đất, đúng ngôi nam bắc đông tây; rồng cuộn hổ ngồi, nhìn sông dựa núi, rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng.

Vị thế chính trị - văn hóa

Đầu mối giao lưu, chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương.

Tiềm năng

Mảnh đất hưng thịnh, muôn vật phong phú tốt tươi.

→ Lập luận chặt chẽ; phân tích toàn diện, thấu đáo; câu văn biền ngẫu cân xứng, nhịp nhàng.

=> Đại La xứng đáng là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. → Khát vọng và niềm tin vào sự thái bình, thịnh trị của đất nước.

- Luận điểm 3: Quyết định của nhà vua

+ Câu cuối là câu nghi vấn.

+ Kết thúc mang tính chất đối thoại, trao đổi, tạo sự đồng cảm giữa mệnh lệnh của vua với thần dân.

=> Nguyện vọng dời đô của nhà vua phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Quyết định chọn Đại La làm kinh đô mới.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Nam quốc sơn hà

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với xã hội, cộng đồng, đất nước)

Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (ý thức trách nhiệm với cộng đồng của học sinh)

Củng cố, mở rộng trang 77

Đọc mở rộng trang 79

1 273 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: