Soạn bài Trình bày bài giới thiệu ngắn về một cuốn sách (cuốn truyện lịch sử) - Ngắn nhất Ngữ văn 8 Kết nối tri thức

Với soạn bài Trình bày bài giới thiệu ngắn về một cuốn sách (cuốn truyện lịch sử) Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 8.

1 1,058 12/11/2024


Soạn bài Trình bày bài giới thiệu ngắn về một cuốn sách (cuốn truyện lịch sử)

1. Trước khi nói

Để tực hiện tốt bài giới thiệu ngắn về một cuốn truyện lịch sử, cần chuẩn bị nội dung theo một trong hai phương án sau đây:

Phương án thứ nhất

Phương án thứ hai

Trình bày bài nói trên cơ sở bài viết đã thực hiện.

Chưa có bài viết giới thiệu về cuốn truyện.

- Tóm lược nội dung bài viết thành dàn ý bài nói, gồm đầy đủ các phần.

- Ghi chú những điểm cần nhấn mạnh trong cách mở đầu, triển khai và kết luận để gây ấn tượng cho người nghe.

+ Cần lưu ý chuyển từ ngôn ngữ viết sang ngôn ngữ nói.

+ Ghi những từ ngữ, câu văn quan trọng không thể bỏ qua khi trình bày (câu giới thiệu cuốn truyện; các từ ngữ thể hiện đúng thông tin về cuốn truyện; những câu văn bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của em đối với những khía cạnh gây ấn tượng của cuốn truyện;…).

- Tìm đọc một số cuốn truyện lịch sử, chọn một cuốn em cảm thấy có hứng thú để giới thiệu. Ví dụ: Tiêu Sơn tráng sĩ của Khái Hưng; Đêm hội Long Trì, An Tư, Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Nguyễn Huy Tưởng; Núi rừng Yên Thế của Nguyễn Hồng; Trên sông truyền hịch, Người Thăng Long của Hà Ân;…).

- Lập dàn ý bài nói với các nội dung cơ bản sau đây:

+ Giới thiệu chung về cuốn truyện (tên truyện, tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản, số trang,…).

+ Giới thiệu nội dung cuốn truyện (thời kì lịch sử được tái hiện trong cuốn truyện, tóm lược cốt truyện, nêu các sự kiện gắn với nhân vật chính và các nhân vật có liên quan,…).

+ Nhận xét ngắn gọn một số nét nổi bật về nghệ thuật của cuốn truyện (sự hấp dẫn của cách kể, cách khắc họa nhân vật, đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ đối thoại,…).

+ Nêu một vài suy nghĩ của em về cuốn truyện.

2. Trình bày bài nói

- Bám sát dàn ý đã lập để trình bày bài nói cho rõ ràng, mạch lạc.

Soạn bài Trình bày bài giới thiệu ngắn về một cuốn sách (cuốn truyện lịch sử) - Ngắn nhất Ngữ văn 8 Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Lưu ý: Khi trình bày, cần chọn giọng nói phù hợp (giọng chia sẻ thân mật, giọng tâm tình,…), thể hiện các thông tin một cách chính xác. Kết hợp ngôn ngữ nói với các phương tiện phi ngôn ngữ như nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ,…

* Bài nói mẫu tham khảo:

Xin chào thầy cô và các bạn. Hôm nay nhóm Hoa hướng dương của chúng em gồm: Nguyễn Hoàng Hạnh, Nguyễn Thảo My, Đào Quốc Khánh và Đặng Đức Quang xin được giới thiệu với cả lớp một cuốn sách tâm đắc, tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi - “Lá cờ thêu sáu chữ vàng”.

Đôi nét chung về cuốn sách: “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” viết về vị anh hùng thiếu niên Trần Quốc Toản, được xem là tác phẩm văn học kinh điển dành cho thiếu nhi của tác giả Nguyễn Huy Tưởng. Ông gắn liền với các bộ dã sử lấy cảm hứng từ chính dân tộc như: Vĩnh Biệt Cửu đài trùng, Đêm hội Long Trì, An tư công chúa.

Câu chuyện bắt đầu bằng giấc mơ của Hoài Văn (Trần Quốc Toản), chàng mơ thấy bắt được Sài Thung, một tên sứ nhà Nguyên hống hách. Tại hội nghị Bình Than (10/1282), trong lúc vua và triều thần đang bàn việc nước, Quốc Toản đã bất chấp tội phạm thượng tới gặp nhà vua và nói lên lời tâm huyết “xin đánh”. Nhà vua đã không trừng phạt cậu mà còn ban thưởng một quả cam, làm Quốc Toản càng thêm uất ức và bóp nát quả cam lúc nào không biết. Khi về Võ Ninh dưới lá cờ “PHÁ CƯỜNG ĐỊCH BÁO HOÀNG ÂN” mà Quốc Toản đã tìm tòi suy nghĩ, Quốc Toản đã chiêu mộ được sáu trăm tân binh tinh nhuệ, đi tìm giặc đánh. Lên phía Bắc, đoàn quân Quốc Toản họp với quân người Mán do Nguyễn Thế Lộc chỉ huy, lập ra Ma Lục, gây thanh thế khắp vùng Lạng Sơn. Sau lần đó, Quốc Toản chính thức được nhà vua thừa nhận và giao nhiệm vụ quan trọng trận đánh giặc trên cửa song Hàm Tử với lời thề Sát Thát. Trần Quốc Toản đã chiến đấu anh dũng và chiến thắng vẻ vang. Đi đến đâu cũng lá cờ thêu sáu chữ vàng “PHÁ CƯỜNG ĐỊCH BÁO HOÀNG ÂN’’ căng thổi trong gió hè lộng thổi.

Thời niên thiếu Trần Quốc Toản là chàng trai khôi ngô thanh tú và có tính cách hơn người. Thân hình cao dong dỏng, lúc nào cũng khăn áo chỉnh tề, thanh gươm lớn bên cạnh bước đi hiên ngang. Khuôn mặt trái xoan, da trắng mịn, đôi môi dày đỏ chót, đôi mắt đen to trong mơ màng, lông mày không rậm viền cong. Hoài Văn không thích nét đẹp thư sinh nho nhã là vì cậu muốn có cái uy phong của Trần Hưng Đạo. Về phần tính cách Trần Quốc Toản có tính cách nóng nảy, tự ái hờn tủi của một thanh niên mới lớn. Hoài Văn là người ham học hỏi, trọng tình nghĩa vì thế đã kết anh em với Thế Lộc.

Đây thực sự là một tác phẩm văn học xuất sắc - Một bức tranh hào hùng của lịch sử dân tộc. Hào khí ngút trời của quân đội nhà Trần mãi là một tiếng vang lớn truyền đến muôn đời, những chiến tích lừng lẫy ngày ấy vẫn còn ghi dấu ấn trên chính non sông đất nước Việt Nam ta. Dưới ngòi bút của Nguyễn Huy Tưởng, Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản lại một lần nữa sống dậy cùng hào khí ấy như chính hai câu thơ trong Đại Nam quốc sử diễn ca:

Hoài Văn tuổi trẻ chí cao

Cờ đề sáu chữ quyết vào lập công

Quả cam bị nát trên tay Trần Quốc Toản là một minh chứng sống động cho sự căm tức vì tinh thần yêu nước bị xem thường. Tức giận bởi chí khí ngút trời không được mọi người thấu tỏ, xấu hổ cho tuổi đời còn quá trẻ đã khiến mình không được đứng vào hàng ngũ đoàn quân vệ quốc. Tác giả đưa Trần Quốc Toản là nhân vật trung tâm cùng với lá cờ đỏ thêu sáu chữ vàng "PHÁ CƯỜNG ĐỊCH, BÁO HOÀNG ÂN" khắc họa một cách chân thực về các sự kiện lịch sử, con người, dân tộc.

Đặc biệt, hình ảnh một Hoài Văn hầu vốn có rất ít tư liệu lịch sử nói đến lại chợt hiện lên chân thực, rõ ràng đến khó tin. Bên cạnh đó, tác phẩm hướng về độc giả là thiếu nhi nên có tinh thần giáo dục vô cùng sâu sắc về lòng yêu nước, lòng căm thù giặc.

Tổng kết lại, chúng em cảm thấy cuốn sách này vô cùng đáng đọc. Ngoài tìm hiểu về lịch sử hào hùng, ta cũng học được sự quyết tâm, lòng dũng cảm, sự tự tin, ta còn thấy được lòng yêu nước, đấu tranh vì non sông Việt Nam quả thật nồng cháy, cùng với sự hi sinh cao cả của bao thế hệ cha ông đi trước. Hình ảnh Trần Quốc Toản được khắc họa rõ nét chân thực đến độ như được chứng kiến bằng mắt khiến người đọc cuốn theo từng trang sách, ta cảm nhận được càng rõ "Dòng máu Lạc Hồng của người Việt Nam" đang chạy trong cơ thể. Xin cảm ơn quý thầy cô và các bạn đã chú ý lắng nghe.

3. Sau khi nói

Trao đổi, đánh giá những vấn đề sau đây để cùng rút kinh nghiệm:

- Các thông tin chung về cuốn truyện đã được giới thiệu rõ ràng chưa?

- Nội dung bài nói đã làm rõ được những thông tin quan trọng về nội dung và nghệ thuật của cuốn truyện chưa?

- Cảm xúc, suy nghĩ của người nói về cuốn truyện được thể hiện như thế nào?

- Việc sử dụng ngôn ngữ và các phương tiện phi ngôn ngữ, khả năng tương tác với người nghe đạt mức độ nào?

- Người nghe có thái độ như thế nào? Có nắm bắt được nội dung bài nói và nêu được ý kiến trao đổi không?

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Củng cố, mở rộng trang 34

Thực hành đọc: Minh sư

Tri thức ngữ văn trang 39

Thu điếu

Thực hành tiếng Việt trang 42

1 1,058 12/11/2024


Xem thêm các chương trình khác: