Soạn bài Tri thức Ngữ Văn trang 58 Tập 1 - Ngắn nhất Ngữ văn 8 Kết nối tri thức

Với soạn bài Tri thức Ngữ Văn trang 58 Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 8.

1 287 lượt xem


Soạn bài Tri thức Ngữ Văn trang 58

1. Luận đề, luận điểm trong văn bản nghị luận

- Luận đề:

Soạn bài Tri thức Ngữ Văn trang 58 Tập 1 - Ngắn nhất Ngữ văn 8 Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Luận điểm

Soạn bài Tri thức Ngữ Văn trang 58 Tập 1 - Ngắn nhất Ngữ văn 8 Kết nối tri thức (ảnh 1)

2. Mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản nghị luận

- Mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong văn bản nghị luận.

- Có tính tầng bậc:

+ Văn bản nghị luận trước hết phải có một luận đề.

+ Từ luận đề, người viết triển khai thành các luận điểm.

+ Mỗi luận điểm muốn có sức thuyết phục, cần được làm rõ bằng các lí lẽ và mỗi lí lẽ cần được chứng minh bằng các bằng chứng cụ thể.

- Có thể hình dung mối liên hệ này qua sơ đồ sau:

Soạn bài Tri thức Ngữ Văn trang 58 Tập 1 - Ngắn nhất Ngữ văn 8 Kết nối tri thức (ảnh 1)

3. Đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp

Tiêu chí phân loại các kiểu đoạn văn: cách thức tổ chức, triển khai nội dung, câu chủ đề

Đoạn văn diễn dịch

Đoạn văn quy nạp

Đoạn văn song song

Đoạn văn phối hợp

Đoạn văn có câu chủ đề được đặt ở đầu đoạn, những câu tiếp triển khai các nội dung cụ thể để làm rõ chủ đề của đoạn văn.

Đoạn văn triển khai nội dung cụ thể trước, từ đó mới khái quát nội dung chung, được thể hiện bằng câu chủ đề ở cuối đoạn văn.

Đoạn văn không có câu chủ đề, các câu trong đoạn có nội dung khác nhau, nhưng cùng hướng tới một chủ đề.

Đoạn văn kết hợp diễn dịch với quy nạp, có câu chủ đề ở đầu đoạn và cuối đoạn.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Hịch tướng sĩ

Thực hành Tiếng Việt trang 64

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Thực hành tiếng Việt trang 68

Nam quốc sơn hà

1 287 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: