Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 16 Tập 1 - Ngắn nhất Ngữ văn 8 Kết nối tri thức

Với soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 16 Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 8.

1 783 12/11/2024


Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 16 Tập 1

* Biệt ngữ xã hội

Câu 1 (trang 16 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Chỉ ra biệt ngữ ở những câu sau và cho biết dựa vào đâu em khẳng định như vậy. Hãy giải nghĩa các biệt ngữ đó.

a. Năm lên sáu, cung thiếu nhi thành phố có cuộc tuyển “gà” khắp các trường tiểu học, tôi cũng được chọn gửi đến lớp năng khiếu.

(Ngô An Kha, Tìm mảnh ghép thiếu)

b. Ôn tập cẩn thận đi em. Em cứ “tủ” như vậy, không trúng đề thì nguy đấy.

Trả lời:

a. Biệt ngữ: gà. Được đặt trong dấu ngoặc kép.

- Dựa vào ngữ nghĩa của câu. Từ “gà” trong câu không có nghĩa là con vật, một loại gia cầm. “Gà” trong câu trên được hiểu là người có năng khiếu, được ưu ái.

b. Biệt ngữ “tủ”. Được đặt trong dấu ngoặc kép.

- Dựa vào ngữ nghĩa của câu. Từ “tủ” trong câu không có nghĩa là đồ dùng để đựng mà là chỉ việc học chọn lọc một phần kiến thức nhỏ trong một lượng kiến thức lớn, lượng kiến thức nhỏ này người học xem là quan trọng và có xác suất sẽ xuất hiện trong các bài kiểm tra. Cách học tủ sẽ mang đến rủi ro cao, các bạn có thể bị 0 điểm khi “tủ đè” hoặc “lệch tủ” bất kì lúc nào.

Câu 2 (trang 16 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Cái việc lơ đễnh rất hữu ý đó, cái chuyện bỏ quên hộp thuốc lào vẫn là một ám hiệu của Cai Xanh dùng tới mỗi lúc đi tìm bạn để “đánh một tiếng bạc lớn” nghĩa là cướp một đám to. (Nguyễn Tuân, Một đám bất đắc chí)

Vì sao ở câu trên, người kể chuyện phải giải thích cụm từ “đánh một tiếng bạc lớn”? Theo em, tác giả dùng cụm từ đó với mục đích gì?

Trả lời:

- Người kể chuyện phải giải thích cụm từ “đánh một tiếng bạc lớn” để cho người đọc hiểu được chính xác nội dung câu văn.

- Tác giả dùng cụm từ đó với mục đích miêu tả cuộc sống, sinh hoạt của Cai Xanh. Nhờ dùng biệt ngữ đó, bức tranh cuộc sống của Cai Xanh hiện ra sinh động, chân thực.

Câu 3 (trang 16 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Trong phóng sự “Tôi kéo xe” của Tam Lang (viết về những người làm nghề kéo xe chở người thời trước Cách mạng tháng Tám năm 1945), có đoạn hội thoại:

- Mày đã “làm xe” lần nào chưa?

- Bẩm, chúng cháu làm bao giờ cả.

Trong “Cạm bẫy người” của Vũ Trọng Phụng – một tác phẩm vạch trần trò gian xảo, bịp bợm của những kẻ đánh bạc trước năm 1945 – có câu: Tôi rất lấy làm lạ là vì cứ thấy hai con chim mòng thắng trận, ù tràn đi mà nhà đi săn kia đã phí gần hai mươi viên đạn.

Nêu tác dụng của việc sử dụng biệt ngữ xã hội (in đậm) trong các trường hợp trên. Đọc tác phẩm văn học, gặp những biệt ngữ như thế, việc đầu tiên cần làm là gì?

Trả lời:

- Trong phóng sự “Tôi kéo xe” của Tam Lang: “làm xe” có nghĩa làm nghề kéo xe chở người.

→ Tác dụng: Tam Lang sử dụng biệt ngữ xã hội để miêu tả cuộc sống của những người làm nghề kéo xe chở người. Nhờ biệt ngữ đó, bức tranh cuộc sống trở nên chân thực, sinh động.

- Trong “Cạm bẫy người” của Vũ Trọng Phụng: “chim mòng” có nghĩa là người chơi bạc, “nhà đi săn” có nghĩa chủ sòng bạc, hai mươi “viên đạn” nghĩa là hai mươi đồng bạc.

→ Tác dụng: Vũ Trọng Phụng sử dụng biệt ngữ xã hội để lên án tệ nạn cờ bạc trong “Cạm bẫy người”. Nhờ biệt ngữ đó, bức tranh cuộc sống trở nên chân thực, sinh động.

- Đọc tác phẩm văn học, gặp những biệt ngữ như thế, việc đầu tiên cần làm là xác định nghĩa của biệt ngữ để hiểu đúng nội dung của văn bản.

Câu 4 (trang 17 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Chỉ ra biệt ngữ trong các đoạn hội thoại sau và nhận xét về việc sử dụng biệt ngữ của người nói:

a. – Cậu ấy là bạn con đấy à?

- Đúng rồi, bố. Nó lầy quá bố nhỉ?

b. – Nam, dạo này tớ thấy Hoàng buồn buồn, ít nói. Cậu biết vì sao không?

- Tớ cũng hem biết vì sao cậu ơi.

Trả lời:

Các biệt ngữ:

a. lầy → sử dụng khi giao tiếp với người lớn nên không phù hợp.

b. hem → sử dụng khi giao tiếp với bạn bè cùng lứa tuổi nên phù hợp.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Lá cờ thêu sáu chữ vàng

Quang Trung đại phá quân Thanh

Thực hành tiếng Việt trang 24

Ta đi tới

Viết bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa)

1 783 12/11/2024


Xem thêm các chương trình khác: