Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trang 65 - Ngắn nhất Ngữ văn 8 Kết nối tri thức

Với soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 8.

1 1,349 12/11/2024


Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

* Trước khi đọc

Câu hỏi 1 (trang 65 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Qua những bài học từ môn Lịch sử hoặc qua những truyện lịch sử đã học, đã đọc, hành động yêu nước của nhân vật nào để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao?

Trả lời:

Sự kiện Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911) mở ra quá trình Người tiếp thu chân lí thời đại - chủ nghĩa Mác - Lênin để tìm ra con đường chân chính cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc, chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước của cách mạng Việt Nam.

Câu hỏi 2 (trang 65 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Trong cuộc sống hôm nay, con người thể hiện tinh thần yêu nước bằng những cách nào?

Trả lời:

Biểu hiện tinh thần yêu nước trong cuộc sống hôm nay:

+ Tích cực, say mê trong học tập.

+ Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ nơi ở, nơi làm việc, nơi công cộng.

+ Không nói tục chửi bậy.

+ Tham gia các hoạt động lễ hội truyền thống và giữ gìn các di sản văn hóa tinh thần như hát chèo, múa rối nước, hát quan họ,...

+ Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam.

+ Các phong trào giải cứu nông sản cho bà con nông dân.

+ Những phong trào tương thân, tương ái: ủng hộ đồng bào lũ lụt, nạn nhân chất độc màu da cam,…

* Đọc văn bản

1. Theo dõi: Cách mở đầu và câu văn thể hiện nội dung bao quát của văn bản.

- Cách mở đầu trực tiếp.

- Câu văn thể hiện nội dung bao quát: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.

2. Theo dõi: Những bằng chứng được sử dụng nhằm làm sáng tỏ điều gì?

Những bằng chứng được sử dụng nhằm làm sáng tỏ truyền thống yêu nước của nhân dân ta.

3. Theo dõi: Cách nêu bằng chứng ở đây có gì đáng chú ý?

Các bằng chứng được liệt kê theo mô hình “từ…đến…” và được sắp xếp theo trình tự: lứa tuổi, vùng miền, địa bàn cư trú, nghề nghiệp, giai cấp tầng lớp, hành động, việc làm,…

4. Theo dõi: Cần phải làm gì để phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân ta?

Phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

* Sau khi đọc

Nội dung chính: Văn bản khẳng định dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Và nó cần phải được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước.

Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trang 65 - Ngắn nhất Ngữ văn 8 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu 1 (trang 67 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Người viết văn bản nghị luận bao giờ cũng hướng tới đối tượng cần thuyết phục. Theo em, văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” hướng tới đối tượng nào?

Trả lời:

- Đối tượng cần thuyết phục: toàn thể nhân dân Việt Nam.

Câu 2 (trang 67 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là một trích đoạn của Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng Lao động Việt Nam. Điều gì cho thấy phần trích này vẫn thể hiện đầy đủ các đặc điểm của một văn bản hoàn chỉnh?

Trả lời:

Văn bản tuy là đoạn trích nhưng cũng có khá đầy đủ các yếu tố với các phần của một bài nghị luận kiểu chứng minh.

+ Vấn đề mà tác giả muốn khẳng định đã được nêu lên như một chân lí ở ngay những câu đầu của bài văn.

+ Nhiệm vụ của bài là tập trung làm sáng tỏ nhận định cơ bản ấy bằng các dẫn chứng chọn lọc, phong phú, giàu sức thuyết phục.

+ Cuối cùng, từ đó bài văn đã nêu lên nhiệm vụ phải phát huy mạnh mẽ và đầy đủ tinh thần yêu nước của nhân dân ta vào công cuộc kháng chiến của toàn dân tộc.

=> Bài văn ngắn gọn nhưng có thể xem là mẫu mực về văn nghị luận chứng minh.

Câu 3 (trang 67 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Bài nghị luận có mấy luận điểm? Nêu từng luận điểm và chỉ ra mối quan hệ giữa các luận điểm, từ đó rút ra nội dung bao quát của văn bản?

Trả lời:

- Bài viết có 4 luận điểm

Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trang 65 - Ngắn nhất Ngữ văn 8 Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Mối liên hệ giữa các luận điểm: Từng luận điểm đều có vị trí riêng nhưng lại liên kết chặt chẽ với nhau, hô ứng với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề “Tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu của ta”. Trong đó luận điểm 1 là luận điểm chính, thâu tóm nội dung toàn bài: khẳng định lòng yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.

Câu 4 (trang 67 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Căn cứ vào những bằng chứng khách quan nào mà tác giả khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”? Vì sao lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta được tác giả xem là một “truyền thống quý báu”.

Trả lời:

- Những bằng chứng khách quan để tác giả khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”:

+ Trong lịch sử: Những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...

+ Trong cuộc kháng chiến Pháp lúc bấy giờ: Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ; Từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng bị tạm chiếm; Từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi; Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận đến những công chức ở hậu phương; Từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân đến các bà mẹ chiến sĩ; Từ những nam nữ công nhân và nông dân đến đồng bào điền chủ,…

- Lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta được tác giả xem là một “truyền thống quý báu” vì nó được xây dựng, vun đắp, nối tiếp bởi nhiều thế hệ. Nó trở thành tài sản tinh thần vô giá của dân tộc.

Câu 5 (trang 67 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Văn nghị luận của Hồ Chí Minh bao giờ cũng hướng người đọc đi từ nhận thức tới hành động. Qua văn bản này, tác giả muốn người đọc nhận thức được điều gì và có hành động như thế nào? Những nhận thức và hành động đó có ý nghĩa như thế nào trong đời sống cộng đồng?

Trả lời:

- Nhận thức: Vai trò, giá trị của lòng yêu nước.

- Hành động: Phát huy mạnh mẽ và đầy đủ tinh thần yêu nước của nhân dân ta vào công cuộc kháng chiến, xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.

- Nhận thức và hành động đó có ý nghĩa với đời sống cộng đồng:

+ Trân trọng giá trị của lòng yêu nước.

+ Mỗi cá nhân sống có trách nhiệm hơn với bản thân và cộng đồng,…

Câu 6 (trang 67 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Theo em, những yếu tố nào đã góp phần làm nên sức thuyết phục của bài nghị luận này? Vấn đề được bàn luận trong văn bản có ý nghĩa trong thời đại ngày nay nữa không? Vì sao?

Trả lời:

- Những yếu tố đã góp phần làm nên sức thuyết phục của bài nghị luận này:

+ Dẫn chứng tiêu biểu, cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục.

+ Lí lẽ thống nhất với dẫn chứng và được diễn đạt dưới hình ảnh so sánh sinh động, dễ hiểu.

+ Bố cục chặt chẽ, lập luận mạch lạc.

+ Giọng văn tha thiết, giàu cảm xúc.

- Vấn đề bàn luận trong văn bản vẫn rất có ý nghĩa trong đời sống ngày nay. Vì lòng yêu nước là truyền thống quý báu, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, định hướng tư tưởng và hành động đúng đắn.

Viết kết nối với đọc

Bài tập (trang 67 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trả lời cho câu hỏi: Phải chăng lòng yêu nước của mỗi người chỉ thể hiện khi Tổ quốc bị xâm lăng?

Đoạn văn tham khảo

Phải chăng lòng yêu nước của mỗi người chỉ thể hiện khi Tổ quốc bị xâm lăng? Một trong những truyền thống đáng tự hào của dân tộc Việt Nam là tinh thần yêu nước và không chỉ trong quá khứ, trong hoàn cảnh ngặt nghèo khi đất nước đứng trước họa xâm lăng mà ngay cả hiện tại, ở thời hòa bình chúng ta vẫn phát huy được tinh thần đó. Lòng yêu nước của thế hệ trẻ hôm nay có thể được thể hiện qua những điều tưởng chừng như vô cùng đơn giản. Chúng ta yêu lời kể chuyện của bà, yêu tiếng hát ru của mẹ, yêu xóm làng thân thuộc, yêu cánh đồng lúa chín thơm. Hoặc cũng có thể là những hành động thật lớn lao như cố gắng học tập tốt để mai này trở về xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp. Ý chí bảo vệ và phát huy những nét văn hóa truyền thống của quê hương. Cả lòng quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước của mỗi con người trong những lúc gian nguy rình rập như chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh,…. Dù là nhỏ bé hay lớn lao thì tình yêu đó tin chắc sẽ còn tồn tại mãi với thời gian.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Hịch tướng sĩ

Thực hành Tiếng Việt trang 64

Thực hành tiếng Việt trang 68

Nam quốc sơn hà

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với xã hội, cộng đồng, đất nước)

1 1,349 12/11/2024


Xem thêm các chương trình khác: