Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 77 Tập 1 - Ngắn nhất Ngữ văn 8 Kết nối tri thức
Với soạn bài Củng cố, mở rộng trang 77 Tập 1 Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 8.
Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 77 Tập 1
Câu 1 (trang 77 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Kẻ bảng theo mẫu sau vào vở và điền các thông tin phù hợp:
Văn bản |
Thời điểm ra đời |
Luận đề |
Luận điểm |
Lí lẽ |
Bằng chứng |
Hịch tướng sĩ |
|
|
|
|
|
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta |
|
|
|
|
|
Trả lời:
Văn bản |
Thời điểm ra đời |
Luận đề |
Luận điểm |
Lí lẽ |
Bằng chứng |
Hịch tướng sĩ |
Trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ 2 |
Cổ vũ, khích lệ tinh thần chiến đấu của binh lính |
- Nêu gương sáng trong lịch sử. - Tội ác của kẻ thủ và nỗi lòng vị chủ tướng. - Phê phán những sai lầm và chỉ ra hành động đúng. - Lời kêu gọi. |
- Vạch trần lội ác của giặc và lòng căm thù của vị chủ tướng. - Bộc lộ nỗi lòng của mình trước hoàn cảnh của đất nước. - Chỉ ra sự sai trái trong hành động, suy nghĩ của các tướng sĩ. - Lời kêu gọi học tập theo “Binh thư yếu lược”. → Sắc bén, thuyết phục. |
- Những tấm gương trung thần nghĩa sĩ, tội ác quân giặc, những việc làm không đúng trong hàng ngũ tì tướng,… → Tiêu biểu, toàn diện, sinh động. |
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta |
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp |
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta |
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. |
- Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. |
- Liệt kê các thời đại trong lịch sử. - Tinh thần yêu nước trong cuộc kháng chiến lúc bấy giờ liệt kê theo lứa tuổi, vùng miền, tầng lớp giai cấp, hành động việc làm,…với mô hình “từ…đến…” |
Câu 2 (trang 77 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Kẻ bảng theo mẫu sau vào vở và điền thông tin phù hợp.
Xác định luận điểm |
Hịch tướng sĩ |
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. |
Luận điểm 1 |
- Đoạn từ … đến … - Đoạn văn thuộc kiểu: |
- Đoạn từ … đến … - Đoạn văn thuộc kiểu: |
Luận điểm 2 |
- Đoạn từ … đến … - Đoạn văn thuộc kiểu: |
- Đoạn từ … đến … - Đoạn văn thuộc kiểu: |
Luận điểm n |
- Đoạn từ … đến … - Đoạn văn thuộc kiểu: |
- Đoạn từ … đến … - Đoạn văn thuộc kiểu: |
Trả lời:
Xác định luận điểm |
Hịch tướng sĩ |
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. |
Luận điểm 1 |
- Đoạn từ đầu đến “còn lưu tiếng tốt”. - Đoạn văn thuộc kiểu: đoạn văn quy nạp |
- Đoạn từ đầu đến “lũ cướp nước” - Đoạn văn thuộc kiểu: đoạn văn diễn dịch |
Luận điểm 2 |
- Đoạn từ “huống chi ta” đến “ta cũng vui lòng”. - Đoạn văn thuộc kiểu: đoạn văn song song |
- Đoạn từ “lịch sử ta” đến “dân tộc anh hùng” - Đoạn văn thuộc kiểu: đoạn văn hỗ hợp |
Luận điểm 3 |
- Đoạn từ “các ngươi ở cùng ta” đến “phỏng có được không” - Đoạn văn thuộc kiểu: đoạn văn hỗn hợp |
- Đoạn từ “đồng bào ta” đến “lòng nồng nàn yêu nước” - Đoạn văn thuộc kiểu: đoạn văn hỗn hợp |
Luận điểm 4 |
- Đoạn từ “nay ta chọn binh pháp” đến hết - Đoạn văn thuộc kiểu: đoạn văn song song |
- Đoạn từ “tinh thần yêu nước” đến hết - Đoạn văn thuộc kiểu: đoạn văn quy nạp |
Câu 3 (trang 77 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Từ các thông tin ở hai bảng trên, hãy rút ra những đặc điểm cơ bản của văn bản nghị luận.
Trả lời:
Những đặc điểm cơ bản của văn bản nghị luận:
- Mỗi bài văn nghị luận đều có luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng, lập luận.
- Tất cả các yếu tố trên có mối liên hệ chặt chẽ với nhau theo tính tầng bậc.
+ Văn bản nghị luận trước hết phải có một luận đề.
+ Từ luận đề, người viết triển khai thành các luận điểm.
+ Mỗi luận điểm muốn có sức thuyết phục, cần được làm rõ bằng các lí lẽ và mỗi lí lẽ cần được chứng minh bằng các bằng chứng cụ thể.
+ Từ lí lẽ, dẫn chứng đến luận điểm cần phải lập luận chặt chẽ, hợp lí.
- Mỗi luận điểm có thể được triển khai thành một hoặc nhiều đoạn văn chứa lí lẽ và dẫn chứng. Dựa vào câu chủ đề để xây dựng các kiểu đoạn văn khác nhau như diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp.
Câu 4 (trang 77 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Nêu những điểm giống và khác nhau trong cách sử dụng bằng chứng ở hai văn bản “Hịch tướng sĩ” và “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”.
Trả lời:
|
Hịch tướng sĩ |
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta |
Giống nhau |
Dẫn chứng đều là những nhân vật có thật trong lịch sử. |
|
Khác nhau |
Dùng dẫn chứng để khích lệ binh lính chiến đấu |
Dùng dẫn chứng để bày tỏ truyền thống yêu nước của dân tộc. |
Câu 5 (trang 77 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Tìm đọc một văn bản nghị luận bàn về vấn đề xã hội, ghi vào vở luận đề, các luận điểm, các kiểu đoạn văn được sử dụng ở văn bản đó.
Trả lời:
Ví dụ văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng)
- Luận đề: Đức tính giản dị của Bác Hồ
- Luận điểm:
+ Sự nhất quán giữa cuộc đời cách mạng và cuộc sống giản dị, thanh bạch ở Bác Hồ (Nhận định chung về đức tính giản dị của Bác)
+ Chứng minh sự giản dị của Bác Hồ.
- Các kiểu đoạn văn: Diễn dịch, phối hợp,…
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 8 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 8 – Kết nối tri thức
- Vở thực hành Toán 8 Kết nối tri thức | Giải VTH Toán 8 Tập 1, Tập 2
- Chuyên đề dạy thêm Toán 8 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Bài tập Tiếng Anh 8 Global success theo Unit có đáp án
- Giải sgk Tiếng Anh 8 – Global success
- Giải sbt Tiếng Anh 8 - Global Success
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 8 Global success đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 8 Global success
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 8 – Kết nối tri thức
- Giải vth Khoa học tự nhiên 8 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Lịch sử 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch sử 8 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 8 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa lí 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa lí 8 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 8 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Địa lí 8 Kết nối tri thức | Vở thực hành Địa lí 8
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Giáo dục công dân 8 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục công dân 8 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 8 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Công nghệ 8 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tin học 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 8 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 8 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 – Kết nối tri thức