Soạn bài Đọc mở rộng trang 79 Tập 1 - Ngắn nhất Ngữ văn 8 Kết nối tri thức

Với soạn bài Đọc mở rộng trang 79 Tập 1 Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 8.

1 1,337 12/11/2024


Soạn bài Đọc mở rộng trang 79 Tập 1

Câu 1 (trang 79 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Tìm đọc một số văn bản truyện viết về đề tài lịch sử, một số bài thơ Đường luật (bát cú và tứ tuyệt) viết về vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống con người trong quá khứ, một số văn bản viết về những vấn đề liên quan đến đất nước và con người Việt Nam. Ghi vào nhật kí đọc sách những thông tin cơ bản mà em thu nhận được từ văn bản.

Trả lời:

- Một số truyện về đề tài lịch sử:

+ Đêm hội long trì (Nguyễn Huy Tưởng): Tiểu thuyết lấy bối cảnh thời Vua Lê Chúa Trịnh lúc nước ta đang trong tình cảnh chia cắt đàng trong, đàng ngoài, xoay quanh những chuỗi sự việc liên quan đến chúa Trịnh, quận chúa Quỳnh Hoa cùng tuyên phi Đặng Thị Huệ. Nhà văn đã dựng nên một bức tranh xã hội suy thoái thời phong kiến dựa trên bi kịch gia đình của chúa Trịnh Sâm. Từ đó, Nguyễn Huy Tưởng muốn thông qua hình tượng chúa Trịnh mà phê phán thói ham mê sắc dục, chỉ vì thỏa mãn cái đam mê cá nhân mà đe dọa đến sự an nguy của cả một dân tộc, khuyên người đọc nên đặt lợi ích tổ chức, quốc gia lên hàng đầu và tránh xa những cám dỗ của cuộc sống.

Soạn bài Đọc mở rộng trang 79 Tập 1 - Ngắn nhất Ngữ văn 8 Kết nối tri thức (ảnh 1)

+ Hồ Quý Ly (Nguyễn Xuân Khánh): Truyện kể về ông vua đứng đầu nước Đại Ngu trong chỉ vỏn vẹn 4 năm – Hồ Quý Ly. Đương thời, ông đã vướng vào vòng mâu thuẫn với phe phủ Trần cùng bao tính toán, âm mưu và tham vọng, đấu tranh giữa cái thiện và cái ác cũng như những quyết định ảnh hưởng đến sự sống còn của cả một dân tộc. Truyện nhấn mạnh về một chân lí từ bao đời nay đó chính là sự đổi mới linh hoạt có tầm quan trọng đến như thế nào đối với sự phồn vinh của một dân tộc. Muốn đất nước ngày càng trở nên giàu đẹp thì tất cả chúng ta đều phải thay đổi không ngừng để đưa giang sơn gấm vóc sánh tầm với năm châu. Theo tác giả, một cuộc cách mạng giữa cái “cũ” và cái “mới” là điều kiện thiết yếu giúp đất nước của chúng ta thoát khỏi lầm than nô lệ. Tuy triều đại của Hồ Quý Ly chỉ kéo dài 4 năm, nhưng đây vẫn là triều đại đầy táo bạo, là nền tảng để Việt Nam phát triển sang một thời kì mới.

Soạn bài Đọc mở rộng trang 79 Tập 1 - Ngắn nhất Ngữ văn 8 Kết nối tri thức (ảnh 1)

+ Trên sông truyền hịch (Hà Ân): Truyện xoay quanh nhân vật nổi tiếng sử sách bao đời – Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn và quá trình soạn hịch của ông cùng những sự kiện liên quan đến hội nghị Diên Hồng. Đứng trước một quân đội hùng mạnh như quân Mông Nguyên nhưng Trần Quốc Tuấn lại không hề lo lắng hay sợ hãi, chỉ duy nhất một lòng đánh tan giặc ngoại xâm ra khỏi bờ cõi nước nhà.

Soạn bài Đọc mở rộng trang 79 Tập 1 - Ngắn nhất Ngữ văn 8 Kết nối tri thức (ảnh 1)

+ Bên bờ Thiên Mạc (Hà Ân): Kể về danh tướng Trần Bình Trọng. Ông hiện lên qua những miêu tả khéo léo của Hà Ân là một vị tướng bản lĩnh, phong nhã và đặc biệt có lòng yêu nước, yêu mảnh đất Thăng Long mãnh liệt. Khi đọc bộ truyện này, chúng ta sẽ có dịp trải qua hết thảy những cung bậc cảm xúc từ hào hùng, bi tráng, oai hùng, đau đớn và cuối cùng hơn tất cả đó chính là niềm tự hào còn đọng lại mãi trong đáy lòng mỗi con người Việt.

Soạn bài Đọc mở rộng trang 79 Tập 1 - Ngắn nhất Ngữ văn 8 Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Một số bài thơ đường luật:

+ Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi): thể thơ thất ngôn bát cú

+ Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm): thể thơ thất ngôn bát cú

+ Thu ẩm; Thu vịnh, Thu điếu (Nguyễn Khuyến): thể thơ thất ngôn bát cú

+ Mộ xuân tức sự (Nguyễn Trãi): thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

- Một số văn bản viết về những vấn đề liên quan đến đất nước và con người Việt Nam.

+ Bàn về phép học (La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp): Giúp ta hiểu mục đích của việc học là để làm người có đạo đức, có tri thức, góp phần làm hưng thịnh đất nước chứ không phải để cầu danh lợi. Muốn học tốt phải có phương pháp, học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn, đặc biệt học phải đi đôi với hành.

+ Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi): Có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập, tuyên cáo về việc giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến với nhà Minh, khẳng định độc lập của nước Đại Việt.

+ Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh): Là văn kiện lịch sử tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về việc chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta, đánh dấu kỉ nguyên độc lập, tự do của nước Việt Nam mới.

Câu 2 (trang 79 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Trao đổi với các bạn về:

- Chủ đề, bối cảnh, cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ trong một truyện lịch sử.

- Chủ đề, một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cú và tứ tuyệt Đường luật (bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối) thể hiện qua bài thơ đã đọc.

- Luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu; sự khác biệt giữa lí lẽ, bằng chứng khách quan (có thể kiểm chứng được) với ý kiến đánh giá chủ quan của người viết trong văn bản nghị luận.

Trả lời:

* Truyện lịch sử: Đêm hội Long Trì (Nguyễn Huy Tưởng)

- Chủ đề: Bức tranh xã hội suy thoái thời phong kiến dựa trên bi kịch gia đình của chúa Trịnh Sâm; phê phán thói ham mê sắc dục, chỉ vì thỏa mãn cái đam mê cá nhân mà đe dọa đến sự an nguy của cả một dân tộc, khuyên người đọc nên đặt lợi ích tổ chức, quốc gia lên hàng đầu và tránh xa những cám dỗ của cuộc sống.

- Bối cảnh: Thời Vua Lê Chúa Trịnh lúc nước ta đang trong tình cảnh chia cắt đàng trong, đàng ngoài.

- Cốt truyện: Truyện xoay quanh những chuỗi sự việc liên quan đến chúa Trịnh, quận chúa Quỳnh Hoa cùng tuyên phi Đặng Thị Huệ. Mở đầu bằng một đêm hội nô nức ánh đèn cùng sự xa hoa, mỹ lệ mà tác giả Nguyễn Huy Tưởng đã xuất sắc dẫn dắt và miêu tả chân thực, rõ nét hai thể loại nhân vật với thể chế và tính cách khác nhau, giúp người đọc hình dung chính xác về những hủ tục phong kiến hà khắc cũng như âm mưu, thủ đoạn xảo trá của các nhân vật. Chìm đắm trong những hồi ức về lịch sử dân tộc, ta thương lắm người con gái mang tên Quỳnh Hoa vì cái phép “tam tòng tứ đức”, lấy chồng theo chồng mà bỏ lỡ đoạn tình duyên tươi đẹp còn dang giở. Ta cũng hãi hùng và kinh sợ trước giọt nước mắt của tuyên phi Đặng Thị Huệ (Bà Chúa Chè) lại có thể lay chuyển đi quyết định của chúa Trịnh Sâm. Tuy nhiên, dưới sự lộng hành tàn bạo cùa chị em Bà Chúa Chè người Kinh Bắc thì nhịp sống âm thầm mãnh liệt của người Kẻ Chợ vẫn tiếp diễn, sinh sôi, chống lại những âm mưu thâm độc của Đặng Thị Huệ.

- Nhân vật: Tuyên phi Đặng Thị Huệ, quận chúa Quỳnh Hoa, chúa Trịnh Sâm.

- Ngôn ngữ: phù hợp với thời đại được miêu tả, thể hiện vị thế xã hội, tính cách riêng của từng đối tượng.

* Thơ thất ngôn bát cú và tứ tuyệt Đường luật

Bài thơ tứ tuyệt Đường luật: Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà)

Phiên âm:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Dịch thơ:

1. Sông núi nước Nam vua Nam ở

Vằng vặc sách trời chia xứ sở

Giặc dữ cơ sao phạm đến đây

Chúng mày nhất định phải tan vỡ.

(Theo Lê Phước – Nam Trân dịch, trong Thơ văn Lí – Trần, tập 1, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1977)

2. Sông núi nước Nam, vua Nam ngự,

Rành rành định phận ở sách trời.

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm,

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.

(Theo Lịch sử Việt Nam, tập I, NXB Khoa học xã hội, HN, 1971, tr181)

Bài thơ thất ngôn bát cú: Bạn đến chơi nhà

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà,

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.

Ao sâu nước cả, khôn chài cá,

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.

Cải chửa ra cây, cà mới nụ,

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có,

Bác đến chơi đây ta với ta!

(Nguyễn Khuyến, trong Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập IV, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1963)

- Chủ đề: Yêu nước, là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.

- Đặc sắc nghệ thuật:

+ Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, từ ngữ cô đọng, hàm súc.

+ Kết hợp biểu ý và biểu cảm.

+ Giọng thơ dõng dạc, đanh thép, trang trọng, hào hùng.

- Chủ đề: Bài thơ ca ngợi tình bạn chân thành thắm thiết, đậm đà, mộc mạc và tràn đầy niềm vui dân dã của tác giả.

- Đặc sắc nghệ thuật:

+ Thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật.

+ Tạo tình huống bất ngờ, thú vị.

+ Giọng thơ chất phác, hồn nhiên; Ngôn từ hóm hỉnh, bình dị.

+ Sử dụng phép đối, nói quá, ngôn ngữ thuần Việt…

- Theo cấu trúc bài thơ tứ tuyệt: gồm 4 phần

+ Khai: mở ra vấn đề (câu 1): Nêu nhận thức của tác giả về chủ quyền độc lập của nước Nam rõ ràng như một chân lí.

+ Thừa: tiếp tục vấn đề (câu 2): Xác định tính tất yếu của chân lí đó.

+ Chuyển: chuyển ý (câu 3): Cảnh cáo quân xâm lược.

+ Hợp: khép lại bài thơ (câu 4): Khẳng định ý chí, quyết tâm bảo vệ chủ quyền của dân tộc ta.

- Theo nội dung bài thơ: gồm 2 phần

+ Phần 1 (hai câu thơ đầu): Lời khẳng định chủ quyền của đất nước.

+ Phần 2 (hai câu còn lại): Quyết tâm bảo vệ chủ quyền, độc lập dân tộc.

- Theo cấu trúc bài thơ thất ngôn bát cú: gồm 4 phần Đề, Thực, Luận, Kết. Tuy nhiên ý thơ trong bài được triển khai khá rõ ràng theo kết cấu gồm 3 phần

+ Phần 1: Câu 1: Niềm vui khi bạn đến chơi nhà.

+ Phần 2: Câu 2-7: Hoàn cảnh tiếp bạn (Tình huống khó xử của nhà thơ)

+ Phần 3: Câu 8: Cách tiếp bạn (Cách xử lí của nhà thơ)

- Về niêm: Hai cặp câu liền nhau được “dính” theo nguyên tắc: Chữ thứ 2 của câu 2 và câu 3 (nhiên – hà), câu 4 và câu 1 (đẳng – quốc) cùng thanh.

- Về luật: Luật trắc (chữ thứ 2 của câu thứ nhất “quốc”)

- Về vần: Bài thơ gieo vần bằng “ư” ở các câu 1,2,4 (cư, thư, hư)

- Về nhịp: chủ yếu theo nhịp 4/3

- Về đối: không bắt buộc.

- Về niêm: Hai cặp câu liền nhau được “dính” theo nguyên tắc: Chữ thứ 2 của câu 2 và câu 3 (thời - sâu), câu 4 và câu 5 (rộng – chửa), câu 6 và 7 (vừa - trò), câu 1 và câu 8 (đến – bấy) cùng thanh.

- Về luật: Luật trắc (chữ thứ 2 của câu thứ nhất “bấy”)

- Về vần: bài thơ gieo vần bằng “a” ở các câu 1,2,4,6,8 (nhà – xa – gà – hoa – ta)

- Về nhịp: chủ yếu theo nhịp 4/3

- Về đối: ở 2 câu thực (câu 3,4) và 2 câu luận (câu 5,6)

* Văn bản nghị luận: Bàn về phép học (Nguyễn Thiếp)

- Luận đề: Bàn về phép học.

- Luận điểm:

+ Luận điểm 1. Mục đích chân chính của việc học: để làm người có đạo đức.

+ Luận điểm 2. Phê phán lối học lệch lạc, sai trái: học hình thức, học cầu danh lợi.

+ Luận điểm 3. Quan điểm và phương pháp học đúng đắn.

+ Luận điểm 4: Tác dụng của việc học chân chính.

- Lí lẽ:

+ Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. → Cách giải thích ngắn gọn, rõ ràng,…

- Dẫn chứng:

+ Câu châm ngôn “Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo”,…

Câu 3 (trang 79 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Học thuộc lòng một số đoạn thơ, bài thơ Đường luật (bát cú, tứ tuyệt) em yêu thích.

Trả lời:

Em lựa chọn đoạn thơ, bài thơ Đường luật (bát cú, tứ tuyệt) đã học hoặc đã đọc rồi học thuộc.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Nam quốc sơn hà

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với xã hội, cộng đồng, đất nước)

Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (ý thức trách nhiệm với cộng đồng của học sinh)

Củng cố, mở rộng trang 77

Thực hành đọc: Chiếu dời đô

1 1,337 12/11/2024


Xem thêm các chương trình khác: