Soạn bài Thực hành đọc: Qua Đèo Ngang - Ngắn nhất Ngữ văn 8 Kết nối tri thức

Với soạn bài Thực hành đọc: Qua Đèo Ngang Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 8.

1 442 12/11/2024


Soạn bài Thực hành đọc: Qua Đèo Ngang

Nội dung chính: Bài thơ khắc họa cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có sự sống con người nhưng còn hoang sơ, đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả.

Soạn bài Thực hành đọc: Qua Đèo Ngang - Ngắn nhất Ngữ văn 8 Kết nối tri thức (ảnh 1)

1. Đề tài và các yếu tố thi luật của bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật

* Đề tài: Thiên nhiên và quê hương đất nước

* Các yếu tố thi luật

- Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật

- Bố cục:

Theo cấu trúc bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật, gồm 4 phần:

Theo nội dung, cảm xúc, gồm 2 phần:

+ 2 câu đề: Cái nhìn chung về cảnh vật Đèo Ngang.

+ 2 câu thực: Cuộc sống con người ở Đèo Ngang.

+ 2 câu luận: Tâm trạng của tác giả.

+ 2 câu kết: Nỗi cô đơn đến tột cùng của tác giả.

+ 4 câu đầu: Tái hiện bức tranh thiên nhiên Đèo Ngang.

+ 4 câu cuối: Bày tỏ nỗi niềm tâm sự.

- Về niêm, luật, vần, đối:

Câu

Luật bằng trắc

Niêm

Vần

Đối

1

T-T-B-B-T-T-B

Câu 1 và 8

B (tà)

2

T-B-B-T-T-B-B

Câu 2 và 3

B (hoa)

3

B-B-T-T-B-B-T

Đối

4

T-T-B-B-T-T-B

Câu 4 và 5

B (nhà)

5

T-T-B-B-B-T-T

Đối

6

B-B-T-T-T-B-B

Câu 6 và 7

B (gia)

7

B-B-T-T-B-B-T

8

T-T-B-B-B-T-B

Câu 8 và 1

B (ta)

+ Về luật: Bài thơ làm theo luật trắc (chữ thứ 2 của câu thứ nhất là thanh trắc “tới”)

+ Về niêm: Hai cặp câu liền nhau được “dính” theo nguyên tắc chữ thứ 2 của câu 2 và câu 3 (cây – khom), câu 4 và câu 5 (đác – nước), câu 6 và câu 7 (nhà – chân), câu 1 và câu 8 (tới – mảnh) cùng thanh.

+ Về vần: Bài thơ gieo vần bằng ở chữ cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8 (tà – hoa – nhà – gia – ta), riêng vần câu thứ nhất có thể linh hoạt.

+ Về nhịp: Thường ngắt nhịp 4/3.

+ Về đối: Đối ở 2 câu thực (câu 3,4) và 2 câu luận (câu 5,6)

2. Các yếu tố thời gian, không gian, âm thanh, sự vật được tác giả sử dụng để miêu tả bức tranh thiên nhiên

- Thời gian: bóng xế tà (xế chiều) → thời điểm dễ gợi nên nỗi buồn cô đơn, sự trống vắng.

- Không gian: Đèo Ngang → mênh mông, rộng lớn, hùng vĩ.

- Âm thanh: con quốc quốc, cái gia gia → Lấy động tả tĩnh gợi sự triền miên, khắc khoải, da diết.

- Sự vật: Cỏ cây chen đá, lá chen hoa, chú tiều, chợ bên sông, con quốc quốc, cái gia gia, trời, non, nước → Thiên nhiên bao la, mênh mông rợn ngợp đến vô cùng.

=> Bức tranh Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có sự sống con người nhưng còn hoang sơ.

3. Cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ

- Tâm trạng buồn, nhớ nước, thương nhà, hoài cổ: “Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc/ Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.”

- Tâm trạng cô đơn, trống vắng, lẻ loi một mình đối diện với chính mình giữa vũ trụ bao la, rộng lớn: “Một mảnh tình riêng, ta với ta.”

=> Nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả.

4. Tác dụng của các từ tượng hình, từ tượng thanh và biện pháp tu từ đảo ngữ

- Từ tượng hình: lom khom, lác đác

+ Lom khom: gợi tả hình dáng nhỏ bé của người tiều phu, những chú bé đi hái củi giữa hoang sơ vắng vẻ.

+ Lác đác: gợi sự thưa thớt, ít ỏi của sự vật (của xóm chợ)

- Từ tượng thanh: quốc quốc, gia gia → gợi sự triền miên, khắc khoải, da diết.

- Biện pháp tu từ đảo ngữ:

+ “Lom khom dưới núi, tiều vài chú,

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.”

→ Nhấn mạnh cái nhỏ bé, thưa thớt, ít ỏi của con người và sự sống con người; Đồng thời càng làm nổi bật cái hoang vắng, tiêu điều của cảnh vật thiên nhiên.

+ “Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,

Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.”

→ Nhấn mạnh tiếng lòng của tác giả: Tâm trạng buồn, nhớ nước, thương nhà, hoài cổ.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Thực hành tiếng Việt trang 45

Ca Huế trên sông Hương

Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (một sản phẩm văn hóa truyền thống trong cuộc sống hiện tại)

Củng cố, mở rộng trang 55

1 442 12/11/2024


Xem thêm các chương trình khác: