Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (một sản phẩm văn hóa truyền thống trong cuộc sống hiện tại) - Ngắn nhất Ngữ văn 8 Kết nối tri thức
Với soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (một sản phẩm văn hóa truyền thống trong cuộc sống hiện tại) Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 8.
Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (một sản phẩm văn hóa truyền thống trong cuộc sống hiện tại)
1. Trước khi nói
- Lựa chọn một sản phẩm văn hóa mà em yêu thích:
+ Một sản phẩm văn hóa riêng của vùng, miền nơi em sống (danh lam thắng cảnh, trang phục dân tộc, lễ hội, món ăn truyền thống,…)
+ Một sản phẩm văn hóa chung của đất nước (bánh chưng ngày Tết, múa rối nước, áo dài Việt Nam, phở,…).
- Tìm hiểu về nguồn gốc, đặc điểm, giá trị của sản phẩm văn hóa truyền thống được lựa chọn trong cuộc sống hiện tại.
- Tìm ý cho bài nói bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi như: Em sẽ trình bày ý kiến về phương diện nào của sản phẩm văn hóa truyền thống? Ý kiến của em là gì? Vì sao em có ý kiến như vậy?
- Sắp xếp các ý thành một dàn ý với các phần Mở đầu, Triển khai, Kết luận.
- Lựa chọn một số từ ngữ then chốt phù hợp với vấn đề trình bày.
2. Trình bày bài nói
* Bài mẫu nói tham khảo:
Kính chào thầy cô và các bạn. Tôi tên là............học sinh.........trường.........
Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật truyền thống lâu đời của Việt Nam, ra đời hầu như cùng lúc với sự hình thành nền văn hóa Đại Việt. Trong quá trình hình thành và phát triển của mình, nó đã khẳng định được vị trí quan trọng trong nền nghệ thuật sân khấu nước nhà cũng như mang tới cho chúng ta sự ngưỡng mộ của bạn bè thế giới. Ngày nay, trước những biến động của kinh tế thị trường, các loại hình nghệ thuật truyền thống như múa rối nước đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Vậy giải pháp nào hữu hiệu trước những thách thức ấy?
1. Thực trạng tồn tại của múa rối nước hiện nay:
Qua khảo sát các phường múa rối nước của nước ta cũng như tham khảo tài liệu về các phường múa rối có thể thấy phong trào biểu diễn múa rối nước đang được duy trì tại nhiều tỉnh thành trên miền Bắc. Nhiều nơi vốn không có múa rối nước như miền Trung và Nam Bộ thì hiện nay cũng đã triển khai tổ chức các buổi biểu diễn múa rối nước. Đó là những biểu hiện đáng mừng trong việc phát huy vốn văn nghệ cổ truyền của cha ông. Tuy vậy, điều đáng lưu ý là mục đích của một số buổi tổ chức biểu diễn múa rối không hẳn để nối tiếp truyền thống, bảo tồn nghệ thuật và phục vụ người dân mà chủ yếu là nhằm phục vụ du khách nước ngoài, thu lợi nhuận, nhiều khi chỉ chạy theo mục đích thương mại. Tất nhiên việc sử dụng nghệ thuật truyền thống vào quảng bá du lịch là nên làm, song nếu đặt sai mục đích sẽ có tác dụng ngược.
Cũng vì mục đích thương mại mà vốn nghệ thuật dân gian tiềm ẩn trong nhân dân ngày càng bị mai một. Điều dễ nhận thấy nhất là hầu hết các phường múa rối nước trên toàn miền Bắc đều biểu diễn một chương trình giống nhau. Rất ít phường có những tiết mục mới (do sưu tầm từ vốn cổ, chứ không phải mới sáng tác). Có nơi cũng đã phục hồi được một số trò nhưng diễn chưa điêu luyện, vì hầu hết là diễn viên trẻ mới đào tạo ngắn ngày, chưa vững tay nghề. Lại có nơi chạy theo đề tài thời sự, viết kịch bản mới, dàn dựng mới nhưng không đủ hấp dẫn.
Có một thực tế là múa rối nước Việt Nam đang có xu hướng hiện đại hóa và đang mờ dần bản sắc do những tác động từ cơ chế thị trường trong khi không có được sự quản lý, định hướng rõ ràng. Múa rối nước đang tồn tại và phát triển tự do, tùy tiện, mạnh ai nấy làm. Theo nghệ nhân Phan Văn Mẽ, múa rối nước ở Thái Bình, Nam Định, Hà Nội… còn hàng trăm trò diễn cổ chưa được khai thác, chưa được phát huy. Ở phường rối nước làng Rạch, ông Mẽ đã sưu tập và cho dàn dựng các tiết mục dân gian như Lê Lợi trả gươm, Cu Tí đánh hổ,… Tuy nhiên, so với kho tàng dân gian thì những gì ông phục dựng, sưu tầm được chưa có gì đáng kể.
2. Giải pháp bảo tồn và phát triển múa rối nước dân gian
Giải pháp đầu tiên trong công tác bảo tồn, phát triển rối nước chính là tiến hành sưu tầm các trò diễn múa rối nước. Giải pháp thứ hai cho vấn đề bảo tồn và phát triển múa rối nước chính là coi trọng công tác đào tạo. Đào tạo cần gắn với thực hành, cần tổ chức các hoạt động biểu diễn thường xuyên để diễn viên trẻ được thực hành, nâng cao kỹ năng, tiếp cận nhiều hơn với khán giả. Để nghệ thuật múa rối nước dân gian có thể tồn tại và phát triển, cần có sự quan tâm đầu tư về tài chính của Nhà nước. Một giải pháp cũng hết sức đáng lưu tâm, đó là việc thành lập hội múa rối nước vì lâu nay chúng ta mới có hội sân khấu là hội nghề nghiệp chung của nhiều bộ môn sân khấu kết hợp lại. Đây sẽ là một hội chuyên ngành, hội nghề nghiệp những người hoạt động múa rối nước, là chỗ dựa tinh thần để họ hành nghề trong sự thống nhất và có điều kiện phát triển khả năng truyền dạy kinh nghiệm cho các thế hệ sau.
Cùng với việc khai thác, phục hồi vốn cổ, múa rối nước cũng cần được đẩy mạnh xây dựng những tác phẩm mới. Hai quá trình này nên tiến hành song song, đồng thời vì nếu chỉ khoanh việc múa rối nước trong 16 trò diễn quen thuộc thì đến lúc nào đó tất yếu sẽ gây sự nhàm chán từ cả phía người xem lẫn người tổ chức. Như thế, vô hình chung ta đã làm xơ cứng, nghèo nàn đi một di sản nghệ thuật truyền thống đặc sắc. Làm mới nghệ thuật múa rối nước đòi hỏi một tinh thần sáng tạo nghiêm túc, kiên trì. Mới nhưng không làm mất đi cái bản sắc, cái đặc trưng riêng của nghệ thuật múa rối nước truyền thống.
Múa rối nước không những là một bộ môn nghệ thuật mang tính tập thể cao mà còn thể hiện cái độc đáo riêng mang bản sắc văn hóa dân tộc. Hiện nay trước xu thế hội nhập, múa rối nước rất cần có sự chung tay góp sức của cả cộng đồng, cả vật chất lẫn tinh thần để bảo tồn và phát triển. Có như vậy, múa rối nước mới thực sự xứng đáng là một loại hình nghệ thuật đặc sắc có tuổi đời hàng ngàn năm nhưng vẫn có sức sống vững bền trong thời kỳ hội nhập…
Trên đây là bài trình bày của tôi về một sản phẩm văn hóa đặc chưng của đất nước, cảm ơn thầy/cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được sự góp ý từ phía thầy/cô và các bạn.
3. Sau khi nói
Trao đổi về bài nói theo một số gợi ý sau:
Người nghe |
Người nói |
Trao đổi về bài nói với thái độ tôn trọng và tinh thần xây dựng: - Nêu câu hỏi về những điểm còn băn khoăn xung quanh các ý kiến được trình bày trong bài nói. - Bày tỏ sự đồng tình hoặc phản biện ý kiến của người nói về sản phẩm văn hóa truyền thống trong cuộc sống hiện tại. - Nhận xét, đánh giá về nội dung và cách trình bày bài nói. |
Lắng nghe ý kiến của người nghe; tiếp thu và phản hồi với thái độ lịch sự, tinh thần cầu thị: - Giải thich những vấn đề người nghe chưa hiểu rõ hoặc còn băn khoăn. - Trao đổi về những nhận xét, đánh giá em cho là chưa thỏa đáng. - Tự rút kinh nghiệm để hoàn thiện kĩ năng chuẩn bị và trình bày bài nói. |
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:
Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 8 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 8 – Kết nối tri thức
- Vở thực hành Toán 8 Kết nối tri thức | Giải VTH Toán 8 Tập 1, Tập 2
- Chuyên đề dạy thêm Toán 8 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Bài tập Tiếng Anh 8 Global success theo Unit có đáp án
- Giải sgk Tiếng Anh 8 – Global success
- Giải sbt Tiếng Anh 8 - Global Success
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 8 Global success đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 8 Global success
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 8 – Kết nối tri thức
- Giải vth Khoa học tự nhiên 8 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Lịch sử 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch sử 8 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 8 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa lí 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa lí 8 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 8 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Địa lí 8 Kết nối tri thức | Vở thực hành Địa lí 8
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Giáo dục công dân 8 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục công dân 8 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 8 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Công nghệ 8 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tin học 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 8 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 8 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 – Kết nối tri thức