Chương I Luật giáo dục đại học 2012: Những quy định chung
Số hiệu: | 08/2012/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 18/06/2012 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2013 |
Ngày công báo: | 04/08/2012 | Số công báo: | Từ số 473 đến số 474 |
Lĩnh vực: | Giáo dục | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật giáo dục đại học 2012
Sau một thời gian chờ đợi, Luật giáo dục Đại học 2012 đã được Quốc hội khóa XIII thông qua vào kỳ họp thứ 3 ngày 18/6/2012.
Theo đó, cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) trong hệ thống giáo dục quốc dân gồm có: Trường cao đẳng; Trường đại học, học viện; ĐH vùng, ĐH quốc gia; Viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ.
Trong quá trình xây dựng Luật, một mục tiêu đặt ra là chất lượng ĐH phải phát triển đi đôi với quy mô cơ sở. Vì thế, Luật này đã có nhiều quy định về chất lượng GDĐH như tự đánh giá chất lượng đào tạo và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục; công bố công khai chất lượng đào tạo; công bố công khai các thông tin liên quan về văn bằng cho người học trên trang thông tin điện tử của cơ sở GDĐH. Bên cạnh đó, sau 04 năm, kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập có hiệu lực, nếu cơ sở không được cho phép hoạt động đào tạo thì quyết định này hết hiệu lực. Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định cho phép hoạt động đào tạo có hiệu lực, nếu cơ sở không triển khai hoạt động đào tạo thì quyết định cho phép hoạt động đào tạo hết hiệu lực.
Cơ sở GDĐH công lập được quyền chủ động xây dựng và quyết định mức thu học phí nằm trong khung học phí, lệ phí tuyển sinh do Chính phủ quy định và được công bố công khai cùng thời điểm với thông báo tuyển sinh.
Luật giáo dục đại học ra đời là một bước tiến mới trong lĩnh vực giáo dục. Luật này có hiệu lực từ ngày 01/01/2013.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục đại học, hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ, hoạt động hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học, giảng viên, người học, tài chính, tài sản của cơ sở giáo dục đại học và quản lý nhà nước về giáo dục đại học.
Tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục đại học và quản lý giáo dục đại học tuân theo quy định của Luật này, Luật giáo dục và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Giáo dục chính quy là hình thức đào tạo theo các khoá học tập trung toàn bộ thời gian tại cơ sở giáo dục đại học để thực hiện chương trình đào tạo một trình độ của giáo dục đại học.
2. Giáo dục thường xuyên gồm vừa làm vừa học và đào tạo từ xa, là hình thức đào tạo theo các lớp học, khóa học tại cơ sở giáo dục đại học hoặc cơ sở liên kết đào tạo, phù hợp với yêu cầu của người học để thực hiện chương trình đào tạo ở trình độ cao đẳng, đại học.
3. Ngành đào tạo là một tập hợp những kiến thức và kỹ năng chuyên môn của một lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp, khoa học nhất định. Ngành đào tạo bao gồm nhiều chuyên ngành đào tạo.
4. Chuyên ngành đào tạo là một tập hợp những kiến thức và kỹ năng chuyên môn chuyên sâu của một ngành đào tạo.
5. Liên thông trong giáo dục đại học là biện pháp tổ chức đào tạo trong đó người học được sử dụng kết quả học tập đã có để học tiếp ở trình độ cao hơn cùng ngành đào tạo hoặc khi chuyển sang ngành đào tạo hay trình độ đào tạo khác.
6. Chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình đào tạo là yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kỹ năng mà người học phải đạt được sau khi kết thúc một chương trình đào tạo.
7. Cơ sở giáo dục đại học tư thục và cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận là cơ sở giáo dục đại học mà phần lợi nhuận tích lũy hằng năm là tài sản chung không chia, để tái đầu tư phát triển cơ sở giáo dục đại học; các cổ đông hoặc các thành viên góp vốn không hưởng lợi tức hoặc hưởng lợi tức hằng năm không vượt quá lãi suất trái phiếu Chính phủ.
8. Đại học là cơ sở giáo dục đại học bao gồm tổ hợp các trường cao đẳng, trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, tổ chức theo hai cấp, để đào tạo các trình độ của giáo dục đại học.
1. Mục tiêu chung:
a) Đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học, công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế;
b) Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc; có ý thức phục vụ nhân dân.
2. Mục tiêu cụ thể đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ:
a) Đào tạo trình độ cao đẳng để sinh viên có kiến thức chuyên môn cơ bản, kỹ năng thực hành thành thạo, hiểu biết được tác động của các nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội trong thực tiễn và có khả năng giải quyết những vấn đề thông thường thuộc ngành được đào tạo;
b) Đào tạo trình độ đại học để sinh viên có kiến thức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội, có kỹ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành được đào tạo;
c) Đào tạo trình độ thạc sĩ để học viên có kiến thức khoa học nền tảng, có kỹ năng chuyên sâu cho nghiên cứu về một lĩnh vực khoa học hoặc hoạt động nghề nghiệp hiệu quả, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo;
d) Đào tạo trình độ tiến sĩ để nghiên cứu sinh có trình độ cao về lý thuyết và ứng dụng, có năng lực nghiên cứu độc lập, sáng tạo, phát triển tri thức mới, phát hiện nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội và giải quyết những vấn đề mới về khoa học, công nghệ, hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn.
1. Các trình độ đào tạo của giáo dục đại học gồm trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quy định cụ thể việc đào tạo trình độ kỹ năng thực hành, ứng dụng chuyên sâu cho người đã tốt nghiệp đại học ở một số ngành chuyên môn đặc thù.
2. Các trình độ đào tạo của giáo dục đại học được thực hiện theo hai hình thức là giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
1. Cơ sở giáo dục đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân gồm:
b) Trường đại học, học viện;
c) Đại học vùng, đại học quốc gia (sau đây gọi chung là đại học);
d) Viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ.
2. Cơ sở giáo dục đại học Việt Nam được tổ chức theo các loại hình sau đây:
a) Cơ sở giáo dục đại học công lập thuộc sở hữu nhà nước, do Nhà nước đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất;
b) Cơ sở giáo dục đại học tư thục thuộc sở hữu của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân, do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất.
3. Cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài gồm:
a) Cơ sở giáo dục đại học có 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài;
b) Cơ sở giáo dục đại học liên doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước.
1. Đại học quốc gia là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển.
2. Đại học quốc gia có quyền chủ động cao trong các hoạt động về đào tạo, nghiên cứu khoa học, tài chính, quan hệ quốc tế và tổ chức bộ máy. Đại học quốc gia chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của các bộ, ngành khác và Ủy ban nhân dân các cấp nơi đại học quốc gia đặt địa điểm, trong phạm vi chức năng theo quy định của Chính phủ và phù hợp với pháp luật.
Đại học quốc gia được làm việc trực tiếp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để giải quyết những vấn đề liên quan đến đại học quốc gia. Khi cần thiết, giám đốc đại học quốc gia báo cáo Thủ tướng Chính phủ về những vấn đề liên quan đến hoạt động và phát triển của đại học quốc gia.
3. Chủ tịch hội đồng đại học quốc gia và giám đốc, phó giám đốc đại học quốc gia do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm.
4. Chính phủ quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của đại học quốc gia.
1. Cơ sở giáo dục đại học được phân tầng nhằm phục vụ công tác quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển, nâng cao năng lực đào tạo và nghiên cứu khoa học của cơ sở giáo dục đại học; thực hiện quản lý nhà nước.
2. Cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng nhằm đánh giá uy tín và chất lượng đào tạo; phục vụ công tác quản lý nhà nước và ưu tiên đầu tư từ ngân sách nhà nước.
3. Cơ sở giáo dục đại học được phân tầng và xếp hạng theo các tiêu chí:
a) Vị trí, vai trò trong hệ thống giáo dục đại học;
b) Quy mô, ngành nghề và các trình độ đào tạo;
c) Cơ cấu các hoạt động đào tạo và khoa học công nghệ;
d) Chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học;
đ) Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục đại học.
4. Cơ sở giáo dục đại học được phân tầng thành:
a) Cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu;
b) Cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng;
c) Cơ sở giáo dục đại học định hướng thực hành.
5. Chính phủ quy định tiêu chuẩn phân tầng cơ sở giáo dục đại học; ban hành khung xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học theo mỗi tầng và tiêu chuẩn của từng hạng trong khung phục vụ công tác quản lý nhà nước và ưu tiên đầu tư từ ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học.
Thủ tướng Chính phủ công nhận xếp hạng đối với đại học, trường đại học; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận xếp hạng đối với trường cao đẳng; căn cứ kết quả xếp hạng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định kế hoạch ưu tiên đầu tư, giao nhiệm vụ và cơ chế quản lý đặc thù đối với các cơ sở giáo dục đại học phù hợp với nhu cầu nhân lực và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong từng giai đoạn.
Căn cứ kết quả xếp hạng, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi cơ sở giáo dục đại học đặt trụ sở hoặc có tổ chức hoạt động đào tạo để hỗ trợ cơ sở giáo dục đại học tư thục về đất đai, tín dụng và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong cơ sở giáo dục đại học.
Căn cứ quy định của Thủ tướng Chính phủ, cơ sở giáo dục đại học quyết định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong nhà trường.
1. Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học là sự phân bố, sắp xếp hệ thống các trường cao đẳng, trường đại học, học viện, đại học, với cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo phù hợp với quy mô dân số, vị trí địa lý, vùng lãnh thổ trên toàn quốc và từng địa phương, cho từng thời kỳ, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh của đất nước.
2. Nguyên tắc quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học:
a) Phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, ngành, vùng, địa phương; bảo đảm cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ và cơ cấu vùng miền; đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân;
b) Bảo đảm tính đa dạng, đồng bộ của hệ thống giáo dục đại học, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, với sản xuất và dịch vụ; từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế;
c) Phù hợp với năng lực đầu tư của Nhà nước và khả năng huy động nguồn lực của toàn xã hội; tạo điều kiện để mọi người đều có cơ hội tham gia xây dựng cơ sở giáo dục đại học;
d) Tập trung đầu tư cho các nhiệm vụ chủ yếu, các cơ sở giáo dục đại học trọng điểm và các ngành trọng điểm, các vùng kinh tế trọng điểm và các vùng đặc biệt khó khăn.
3. Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Cơ cấu hệ thống giáo dục đại học và quy mô đào tạo theo ngành học, trình độ đào tạo, loại hình cơ sở giáo dục đại học;
b) Phân bố các cơ sở giáo dục đại học theo tính chất, đặc điểm kinh tế - xã hội từng vùng, từng địa phương;
c) Đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục;
d) Cơ sở vật chất, kỹ thuật.
4. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học.
1. Phát triển giáo dục đại học để đào tạo nhân lực có trình độ và chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước.
2. Tăng ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục đại học; đầu tư có trọng điểm để hình thành một số cơ sở giáo dục đại học chất lượng cao, theo định hướng nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học cơ bản, các ngành công nghệ cao và ngành kinh tế - xã hội then chốt đạt trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới.
3. Thực hiện xã hội hóa giáo dục đại học; ưu tiên về đất đai, thuế, tín dụng, đào tạo cán bộ để khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học tư thục và cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận; ưu tiên cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học tư thục có vốn đầu tư lớn, bảo đảm các điều kiện thành lập theo quy định của pháp luật; cấm lợi dụng các hoạt động giáo dục đại học vì mục đích vụ lợi.
4. Gắn đào tạo với nghiên cứu và triển khai ứng dụng khoa học và công nghệ; đẩy mạnh hợp tác giữa cơ sở giáo dục đại học với tổ chức nghiên cứu khoa học và với doanh nghiệp.
5. Nhà nước đặt hàng và bảo đảm kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đối với cơ sở giáo dục đại học có tiềm lực mạnh về khoa học và công nghệ.
6. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có quyền và trách nhiệm tiếp nhận, tạo điều kiện để người học, giảng viên thực hành, thực tập, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
7. Có chế độ thu hút, sử dụng và đãi ngộ thích hợp để xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, chú trọng phát triển đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sĩ và chức danh phó giáo sư, giáo sư của các cơ sở giáo dục đại học.
8. Thực hiện chính sách ưu tiên đối với đối tượng được hưởng chính sách xã hội, đối tượng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và đối tượng theo học các ngành đặc thù đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện bình đẳng giới trong giáo dục đại học.
1. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong cơ sở giáo dục đại học được thành lập và hoạt động theo quy định của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật.
2. Đoàn thể, tổ chức xã hội trong cơ sở giáo dục đại học được thành lập và hoạt động theo quy định của Hiến pháp, pháp luật và điều lệ của đoàn thể, tổ chức xã hội.
3. Cơ sở giáo dục đại học có trách nhiệm tạo điều kiện cho tổ chức Đảng, đoàn thể và tổ chức xã hội được thành lập và hoạt động theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Article 1. Scope of regulation
This Law specifies the organization, duties and authority of higher education institutions, the activities of training, science and technology, international cooperation, higher education quality assessment and assurance, the lecturers, the students, the higher education institutions property and finance, and the State management of higher education.
Article 2. Subjects of application
This Law is applicable to colleges, universities, academies, regional universities, national universities, scientific research institutes eligible for doctorate training, other organizations and individuals related to higher education.
Article 3. The application of the Law on Higher Education.
The organization and operation of higher education institutions and higher education management agencies must comply with this Law, the Law on Education and other relevant law provisions.
Article 4. Interpretation of terms
In this Law, the following terms are construed as follows:
1. Formal education is the form of education in which full-time courses are provided at higher education institutions in order to implement a training program at a certain level of higher education.
2. Continuing education, including in-service training and distance learning, is the form of education in which the classes and courses are provided at higher education institutions or associate education facilities depending on the students’ demand in order to implement a college or university training program.
3. A training profession is a collection of knowledge and professional skills of a certain profession or science. A training profession includes various majors.
4. A majors is a collection of advanced professional skills and knowledge of a profession.
5. Transferring in higher educationis a solution for training management by which the students may use their existing education results to study further in the same profession or when they shift to another profession or level.
6. The skill and knowledge standards of the training program is the minimum requirement for knowledge and skills that a student must obtain after completing the training program
7. Non-profit foreign-capitalized higher education institutions and private higher education institutions are higher education institutions of which the cumulative annual profit is not shared but to reinvest in the higher education institution development; the shareholders or contributors do not receive dividend or the dividend does not exceed the interest rate of the Government ‘s bonds.
8. Universities are higher education institutions including the colleges, universities, affiliated scientific research institutes belonging to different fields, separated into two levels for higher education.
Article 5. The target of higher education
1. General target:
a) Training human resources, enhancing people’s intelligence; doing science and technology researches in order to create knowledge and new products serving the socio-economic development, assure National defense and security and international integration;
b) Training students that possess political quality, ethics; possess knowledge and professional practical skills, possess capability of researching and applying science and technology corresponding to their grade; possess creativity, professional responsibility and adaptability to the working conditions; aware of
2. Specific target of college education, university education, master’s and doctorate programs:
a) The college education provides students with the basic professional knowledge and proficient practical skills, the ability to understand the impacts of natural law principles on real life and the ability to solve the usual problems related to the trained profession;
b) The university education provides students with the comprehensive profession knowledge, thorough grasp of the natural – social law and principle, basic practical skill and the ability to work independently, creatively and solve the problems related to the trained profession;
c) The master’s program provides students with fundamental scientific knowledge and advanced research skills of a certain science or a certain profession, with the ability to work independently, creatively and the capability of detecting and solving the problems related to the trained profession;
d) The doctorate program provides the graduate students with advanced knowledge of theoretical and practical skills, with the ability to do researches independently and creatively in order to develop new knowledge, discover new natural—social laws and principles, solve new scientific and technological problems, guide the science research and professional activities.
Article 6. The levels and training forms of higher education
1. The levels of higher education include: college, university, master’s and doctorate.
The Minister of Education and Training shall cooperate with other Ministries and Heads of ministerial-level agencies to specify the training of practical skills and advanced application for the graduates in a number of special profession.
2. The levels of higher education are provided in 2 forms being formal education and continuing education.
Article 7. Higher education institutions
1. The higher education institutions in the national educational system include:
a) Colleges;
b) Universities, academies;
c) Local universities, national universities (hereinafter referred to as universities);
d) Scientific research institutes eligible of doctorate training.
2. The Vietnam’s higher education institutions are organized in the following forms:
a) State-owned public higher education institutions of which the facilities are invested and built by the State;
b) Private higher education institutions possessed by social organizations, socio-professional organizations, private economic organizations or individuals, invested and built by social organizations, socio-professional organizations, private economic organizations or individuals.
3. Higher education institutions invested by foreigners include:
a) Higher education institutions 100% invested by foreigners
b) Joint higher education institutions invested by foreigners and domestic investors.
Article 8. National universities
1. National universities are scientific and technological training and research centers of various professions, prioritized to develop by the State.
2. National universities have the initiative in the activities of training, doing scientific, financial, international relation research and organize their own structure. National universities are under the State management of the Ministry of Education and Training, or the Ministries and sectors, People’s Committees all levels where the national universities are located as prescribed by the Government and law provisions.
National universities are entitled to directly work with Ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, People’s Committees of central-affiliated cities and provinces to solve the issues related to the national universities. If necessary, the directors of national universities shall send reports to the Prime Minister on the issues related to the operation and development of national universities.
3. The council president, the director and deputy director of a national university is designated and discharged by the Prime Minister.
4. The Government shall specify the functions, tasks and power of national universities.
Article 9. Higher education institution classification
1. Higher education institutions are classified in order to serve the higher education institution network planning consistent with the socio-economic development requirements and the plan for developing and improving the capability of scientific research and training of the higher education institutions; perform the State management.
2. The higher education institutions are ranked in order to assess the prestige and quality, serving the State management and investment priority for the State budget.
3. The higher education institution are classified and ranked under the following criteria:
a) Their positions and roles in the higher education system;
b) Their scales, professions and training levels;
c) Their science, technology and training mechanism;
d) The quality of training and scientific research;
dd) The higher education quality assessment results.
4. The higher education institution are classified into
a) Higher education institutions towards research;
b) Higher education institutions towards application;
c) Higher education institutions towards practice;
5. The Government shall specify the standards of higher education institution classification; promulgate the higher education institution ranking bracket of each class and the standards of each rank in the bracket serving the State management and the priority of investment in higher education from the State budget.
The Prime Minister shall accredit the rankings of universities; the Minister of Education and Training shall accredit the rankings of colleges. Depending on the rankings, competent State management agencies shall make decisions on the plan of investment priority, the objectives and special management mechanism of the higher education institutions consistent with the demands for the workforce and the national socio-economic development in each period.
Depending on the rankings, the Ministry of Education and Training shall cooperate with People’s Committees of central-affiliated cities and provinces (hereinafter referred to as provincial People’s Committees) where the higher education institutions are located or where their training activities are organized in order to support the private higher education institutions in land, credit and employee training.
Article 10. Language in higher education institutions
Vietnamese is the official language in higher education institutions
Basing on the Prime Minister’s provision, the higher education institutions shall make decisions on using foreign languages in school.
Article 11. Higher education institution network planning
1. Higher education institution network planning is the arrangement of the system of colleges, universities, academies with appropriate professions and training levels for the population, geographical locations nationwide and locally in each period, consistent with the strategy for socio-economic development and National defense and security.
2. Principles of higher education institution network planning
a) Consistent with the strategy and planning for socio-economic development of the country, the sectors and the localities; assuring the profession structure, level structure and locality structure; satisfying the people’s demand for education;
b) Assuring the diversity and uniformity of the higher education system, combining training with scientific research, production and services; step by step enhance the training quality, serving the industrialization, modernization and international integration.
c) Consistent with the investment capability of the State and the resource mobilization of the society; creating favorable conditions for everyone to participate in the higher education institution construction.
d) Prioritizing the investment in the primary objectives, the key higher education institutions and key professions, key economic regions and impoverished areas.
3. The higher education institution network planning include the following contents:
a) The higher education system framework and the training scale by profession, training level and form of higher education institutions;
b) Locating higher education institutions basing on their properties and the local socio-economic characteristics;
c) The teaching staff and education management staff;
d) Material and technical facilities.
4. The Prime Minister shall approve the higher education institution network planning.
Article 12. The State policies on higher education development
1. Higher education development for training the qualified and quality workforce in order to satisfy the demand for socio-economic development and assure the National defense and security.
2. Increasing the budget for higher education; concentrating the investment in high quality higher education institutions towards basic science, hi-tech and key socio-economic professions in order to reach the world-class level.
3. Socializing the higher education, offer incentives for land, tax, credit and employee training in order to encourage non-profit foreign-capitalized higher education institutions and private higher education institutions; prioritizing the establishment of private higher education institutions with intensive investment, assure the establishment conditions as prescribed by law. It is prohibited to misuse the higher education activities for earning illegal profit.
4. Combining training with research and application of science and technology; boosting the cooperation between higher education institutions, scientific research organizations and enterprises.
5. The foreign shall place orders and assure the budget for the fulfillment of scientific and technological duties of higher education institutions that show high potential of science and technology.
6. Agencies, organizations and enterprises are entitled and responsible for receiving and facilitating the lecturers’ and students’ study, practice, scientific research and technology transfers, contributing to the training quality improvement.
7. Formulating appropriate attraction and benefit policy in order to built and improve the teaching staff’s quality, concentrate on the teaching staff with PhD degree and associate professor, professor title in higher education institutions.
8. Implementing the preferential policies on subjects of social policies, subjects in ethnic areas, areas with poor socio-economic conditions and the subjects learning special profession satisfying the workforce demand for socio-economic development; achieving sexual equality in higher education.
Article 13. The Communist organizations, and social organizations in higher education institutions
1. The Communist organizations in higher education institutions are established and operated as prescribed in the Charter of the Communist Party of Vietnam within the scope of the Constitution and Law.
2. The social organizations in higher education institutions are established and operated under the Constitution, the Law and their own charter.
3. Higher education institutions are responsible for facilitate the establishment and operation of Communist organizations and social organizations as prescribed in Clause 1 and Clause 2 this Article.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 5. Mục tiêu của giáo dục đại học
Điều 7. Cơ sở giáo dục đại học
Điều 9. Phân tầng cơ sở giáo dục đại học
Điều 11. Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học
Điều 14. Cơ cấu tổ chức của trường cao đẳng, trường đại học, học viện
Điều 28. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường cao đẳng, trường đại học, học viện
Điều 33. Mở ngành, chuyên ngành đào tạo
Điều 37. Tổ chức và quản lý đào tạo
Điều 38. Văn bằng giáo dục đại học
Điều 6. Trình độ và hình thức đào tạo của giáo dục đại học
Điều 7. Cơ sở giáo dục đại học
Điều 9. Phân tầng cơ sở giáo dục đại học
Điều 11. Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học
Điều 12. Chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục đại học
Mục 1. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Điều 14. Cơ cấu tổ chức của trường cao đẳng, trường đại học, học viện
Điều 15. Cơ cấu tổ chức của đại học
Điều 19. Hội đồng khoa học và đào tạo
Điều 21. Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học
Điều 22. Điều kiện thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học
Điều 28. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường cao đẳng, trường đại học, học viện
Điều 30. Nhiệm vụ và quyền hạn của viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ
Điều 32. Quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học
Điều 33. Mở ngành, chuyên ngành đào tạo
Điều 34. Chỉ tiêu tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh
Điều 36. Chương trình, giáo trình giáo dục đại học
Điều 37. Tổ chức và quản lý đào tạo
Điều 38. Văn bằng giáo dục đại học
Điều 41. Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở giáo dục đại học trong hoạt động khoa học và công nghệ
Điều 42. Trách nhiệm của Nhà nước về phát triển khoa học và công nghệ
Điều 45. Liên kết đào tạo với nước ngoài
Điều 48. Trách nhiệm của Nhà nước về hợp tác quốc tế
Điều 49. Mục tiêu, nguyên tắc và đối tượng kiểm định chất lượng giáo dục đại học
Điều 50. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục đại học
Điều 52. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục
Điều 55. Nhiệm vụ và quyền của giảng viên
Điều 57. Giảng viên thỉnh giảng và báo cáo viên
Điều 60. Nhiệm vụ và quyền của người học
Điều 62. Chính sách đối với người học
Điều 63. Nghĩa vụ làm việc có thời hạn theo sự điều động của Nhà nước
Điều 64. Nguồn tài chính của cơ sở giáo dục đại học
Điều 65. Học phí, lệ phí tuyển sinh
Điều 66. Quản lý tài chính của cơ sở giáo dục đại học
Điều 67. Quản lý và sử dụng tài sản của cơ sở giáo dục đại học