Thông tư 12/2017/TT-BGDĐT Quy định về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Số hiệu: | 12/2017/TT-BGDĐT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Người ký: | Bùi Văn Ga |
Ngày ban hành: | 19/05/2017 | Ngày hiệu lực: | 04/07/2017 |
Ngày công báo: | 03/07/2017 | Số công báo: | Từ số 477 đến số 478 |
Lĩnh vực: | Giáo dục | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục 5 năm/lần
Theo Thông tư số 12/2017/TT-BGDĐT ngày 19/05/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học, chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục là 05 năm; việc kiểm định được thực hiện theo các bước: Tự đánh giá; Đánh giá ngoài; Thẩm định kết quả đánh giá và Công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
Trong đó, để được công nhận là cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng, trường học phải có ít nhất 01 khóa người học tốt nghiệp; đã được đánh giá ngoài và có văn bản đề nghị tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục xem xét công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục; sau khi được thẩm định, cơ sở giáo dục phải có điểm trung bình của các tiêu chuẩn theo quy định đạt từ mức 3,5 điểm trở lên và không tiêu chuẩn nào có điểm trung bình dưới 2,0 điểm.
Cơ sở giáo dục đáp ứng đầy đủ các điều kiện sẽ được cấp Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục. Giấy chứng nhận có giá trị 05 năm kể từ ngày cấp. Trước khi hết hạn ít nhất 09 tháng, cơ sở phải thực hiện tự đánh giá chu kỳ tiếp theo, làm rõ các cải tiến chất lượng so với chu kỳ trước và đăng ký với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục để được tiếp tục kiểm định.
Cũng theo Thông tư này, Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục sẽ được công khai trên website của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục chậm nhất 05 ngày làm việc sau khi được cấp; đồng thời, được duy trì trên đó ít nhất 05 năm.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 04/07/2017.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/2017/TT-BGDĐT |
Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2017 |
THÔNG TƯ
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Căn cứ Luật giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục đại học;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục;
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành Quy định về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy định về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 04 tháng 7 năm 2017.
Thông tư này thay thế Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học; Điều 1, Điều 2 của Thông tư số 37/2012/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; các quy định về quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục đối với các đại học, học viện, trường đại học tại Thông tư số 62/2012/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Thủ trưởng đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp cơ sở giáo dục đại học; Giám đốc đại học, học viện; Hiệu trưởng trường đại học; Giám đốc tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
QUY ĐỊNH
VỀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2017/TT-BGDĐT ngày 19 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
1. Văn bản này quy định về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học, bao gồm tiêu chuẩn đánh giá chất lượng và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học.
2. Văn bản này áp dụng đối với các đại học, học viện, trường đại học (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục) trong hệ thống giáo dục quốc dân, kể cả các cơ sở giáo dục có yếu tố đầu tư của nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập và cho phép thành lập; các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Trong văn bản này, một số từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chất lượng của cơ sở giáo dục đại học là sự đáp ứng mục tiêu do cơ sở giáo dục đề ra, đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu giáo dục của Luật giáo dục đại học, phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước.
2. Đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học là việc thu thập, xử lý thông tin, đưa ra những nhận định dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá đối với toàn bộ các hoạt động của cơ sở giáo dục, bao gồm: đảm bảo chất lượng về chiến lược, đảm bảo chất lượng về hệ thống, đảm bảo chất lượng về thực hiện chức năng và kết quả hoạt động của cơ sở giáo dục.
3. Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học là hoạt động đánh giá và công nhận mức độ cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
4. Tự đánh giá là quá trình cơ sở giáo dục tự xem xét, nghiên cứu dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để báo cáo về thực trạng chất lượng giáo dục, hiệu quả hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, nhân lực, cơ sở vật chất và các vấn đề liên quan khác để cơ sở giáo dục tiến hành điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
5. Đánh giá ngoài là quá trình khảo sát, đánh giá của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để xác định mức độ cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
6. Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục là mức độ yêu cầu và điều kiện mà cơ sở giáo dục phải đáp ứng để được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Mỗi tiêu chuẩn ứng với một lĩnh vực hoạt động của cơ sở giáo dục; trong mỗi tiêu chuẩn có một số tiêu chí.
7. Tiêu chí đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục là mức độ yêu cầu và điều kiện cần đạt được ở một khía cạnh cụ thể của mỗi tiêu chuẩn.
8. Chuẩn đầu ra (Expected Learning Outcome) là yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kỹ năng, mức độ tự chủ và trách nhiệm cá nhân mà người học đạt được sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, được cơ sở giáo dục cam kết với người học, xã hội và công bố công khai cùng với các điều kiện đảm bảo thực hiện.
9. Chương trình đào tạo (Programme) ở một trình độ cụ thể của một ngành học bao gồm: mục tiêu, chuẩn đầu ra; nội dung, phương pháp và hoạt động đào tạo; điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và các hoạt động học thuật của đơn vị được giao nhiệm vụ triển khai đào tạo ngành học đó.
10. Chương trình dạy học (Curriculum) của một chương trình đào tạo ở một trình độ cụ thể bao gồm: mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể và chuẩn đầu ra đối với ngành học và mỗi học phần; nội dung đào tạo, phương pháp đánh giá và thời lượng đối với ngành học và mỗi học phần.
11. Đối sánh (Benchmarking) là hoạt động đối chiếu và so sánh một cơ sở giáo dục hoặc một chương trình đào tạo với bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục hoặc với cơ sở giáo dục/chương trình đào tạo được lựa chọn.
12. Các bên liên quan đến cơ sở giáo dục bao gồm người học, giảng viên, nhân viên, đội ngũ lãnh đạo và quản lý, nhà sử dụng lao động, các đối tác, gia đình người học, nhà đầu tư, cơ quan quản lý trực tiếp, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, tổ chức, cá nhân có liên quan khác.
13. Triết lý giáo dục là một tập hợp các quan điểm cốt lõi định hướng mục tiêu giáo dục, nội dung và phương pháp dạy học, vai trò của giảng viên và người học trong hoạt động giáo dục.
1. Cơ sở giáo dục sử dụng bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục để tự đánh giá toàn bộ hoạt động của đơn vị nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện trách nhiệm giải trình với các bên liên quan về thực trạng chất lượng giáo dục và hiệu quả hoạt động của đơn vị.
2. Các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục sử dụng bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục để đánh giá và công nhận hoặc không công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đối với cơ sở giáo dục.
3. Các tổ chức, cá nhân khác có thể dựa vào bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục để nhận định, đánh giá và tham gia phản biện xã hội đối với cơ sở giáo dục mà họ quan tâm.
1. Tiêu chí 1.1: Lãnh đạo cơ sở giáo dục đảm bảo tầm nhìn và sứ mạng của cơ sở giáo dục đáp ứng được nhu cầu và sự hài lòng của các bên liên quan.
2. Tiêu chí 1.2: Lãnh đạo cơ sở giáo dục thúc đẩy các giá trị văn hóa phù hợp với tầm nhìn và sứ mạng của cơ sở giáo dục.
3. Tiêu chí 1.3: Tầm nhìn, sứ mạng và văn hóa của cơ sở giáo dục được phổ biến, quán triệt và giải thích rõ ràng để thực hiện.
4. Tiêu chí 1.4: Tầm nhìn, sứ mạng và văn hóa của cơ sở giáo dục được rà soát để đáp ứng nhu cầu và sự hài lòng của các bên liên quan.
5. Tiêu chí 1.5: Tầm nhìn, sứ mạng và văn hóa của cơ sở giáo dục cũng như quá trình xây dựng và phát triển chúng được cải tiến để đáp ứng nhu cầu và sự hài lòng của các bên liên quan.
1. Tiêu chí 2.1: Hệ thống quản trị (bao gồm hội đồng quản trị hoặc hội đồng trường; các tổ chức đảng, đoàn thể; các hội đồng tư vấn khác) được thành lập theo quy định của pháp luật nhằm thiết lập định hướng chiến lược phù hợp với bối cảnh cụ thể của cơ sở giáo dục; đảm bảo trách nhiệm giải trình, tính bền vững, sự minh bạch và giảm thiểu các rủi ro tiềm tàng trong quá trình quản trị của cơ sở giáo dục.
2. Tiêu chí 2.2: Quyết định của các cơ quan quản trị được chuyển tải thành các kế hoạch hành động, chính sách, hướng dẫn để triển khai thực hiện.
3. Tiêu chí 2.3: Hệ thống quản trị của cơ sở giáo dục được rà soát thường xuyên.
4. Tiêu chí 2.4: Hệ thống quản trị của cơ sở giáo dục được cải tiến để tăng hiệu quả hoạt động của cơ sở giáo dục và quản lý rủi ro tốt hơn.
1. Tiêu chí 3.1: Lãnh đạo cơ sở giáo dục thiết lập cơ cấu quản lý trong đó phân định rõ vai trò, trách nhiệm, quá trình ra quyết định, chế độ thông tin, báo cáo để đạt được tầm nhìn, sứ mạng, văn hóa và các mục tiêu chiến lược của cơ sở giáo dục.
2. Tiêu chí 3.2: Lãnh đạo cơ sở giáo dục tham gia vào việc thông tin, kết nối các bên liên quan để định hướng tầm nhìn, sứ mạng, văn hóa và các mục tiêu chiến lược của cơ sở giáo dục.
3. Tiêu chí 3.3: Cơ cấu lãnh đạo và quản lý của cơ sở giáo dục được rà soát thường xuyên.
4. Tiêu chí 3.4: Cơ cấu lãnh đạo và quản lý của cơ sở giáo dục được cải tiến nhằm tăng hiệu quả quản lý và đạt được hiệu quả công việc của cơ sở giáo dục như mong muốn.
1. Tiêu chí 4.1: Thực hiện việc lập kế hoạch chiến lược nhằm đạt được tầm nhìn, sứ mạng và văn hóa cũng như các mục tiêu chiến lược trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng.
2. Tiêu chí 4.2: Kế hoạch chiến lược được quán triệt và chuyển tải thành các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn để triển khai thực hiện.
3. Tiêu chí 4.3: Các chỉ số thực hiện chính, các chỉ tiêu phấn đấu chính được thiết lập để đo lường mức độ thực hiện các mục tiêu chiến lược của cơ sở giáo dục.
4. Tiêu chí 4.4: Quá trình lập kế hoạch chiến lược cũng như các chỉ số thực hiện chính, các chỉ tiêu phấn đấu chính được cải tiến để đạt được các mục tiêu chiến lược của cơ sở giáo dục.
1. Tiêu chí 5.1: Có hệ thống để xây dựng các chính sách về đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng.
2. Tiêu chí 5.2: Quy trình giám sát sự tuân thủ các chính sách được cụ thể hóa bằng văn bản, phổ biến và thực hiện.
3. Tiêu chí 5.3: Các chính sách về đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng được rà soát thường xuyên.
4. Tiêu chí 5.4: Các chính sách về đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng được cải tiến nhằm tăng hiệu quả hoạt động của cơ sở giáo dục, đáp ứng nhu cầu và sự hài lòng của các bên liên quan.
1. Tiêu chí 6.1: Nguồn nhân lực được quy hoạch để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng.
2. Tiêu chí 6.2: Các tiêu chí tuyển dụng và lựa chọn (bao gồm cả các tiêu chí về đạo đức và tự do học thuật sử dụng trong việc đề bạt, bổ nhiệm và sắp xếp nhân sự) được xác định và được phổ biến.
3. Tiêu chí 6.3: Xác định và xây dựng được tiêu chuẩn năng lực (bao gồm cả kỹ năng lãnh đạo) của các nhóm cán bộ, giảng viên, nhân viên khác nhau.
4. Tiêu chí 6.4: Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên được xác định và có các hoạt động được triển khai để đáp ứng các nhu cầu đó.
5. Tiêu chí 6.5: Hệ thống quản lý việc thực hiện nhiệm vụ (bao gồm chế độ khen thưởng, ghi nhận và kế hoạch bồi dưỡng) được triển khai để thúc đẩy và hỗ trợ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng.
6. Tiêu chí 6.6: Các chế độ, chính sách, quy trình và quy hoạch về nguồn nhân lực được rà soát thường xuyên.
7. Tiêu chí 6.7: Các chế độ, chính sách, quy trình và quy hoạch nguồn nhân lực được cải tiến để hỗ trợ đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng.
1. Tiêu chí 7.1: Hệ thống lập kế hoạch, triển khai, kiểm toán, tăng cường các nguồn lực tài chính của cơ sở giáo dục để hỗ trợ việc thực hiện tầm nhìn, sứ mạng, các mục tiêu chiến lược trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng được thiết lập và vận hành.
2. Tiêu chí 7.2: Hệ thống lập kế hoạch, bảo trì, đánh giá, nâng cấp cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng bao gồm các phương tiện dạy và học, các phòng thí nghiệm, thiết bị và công cụ v.v. để đáp ứng các nhu cầu về đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng được thiết lập và vận hành.
3. Tiêu chí 7.3: Hệ thống lập kế hoạch, bảo trì, kiểm toán, nâng cấp các thiết bị công nghệ thông tin và cơ sở hạ tầng như máy tính, hệ thống mạng, hệ thống dự phòng, bảo mật và quyền truy cập để đáp ứng các nhu cầu về đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng được thiết lập và vận hành.
4. Tiêu chí 7.4: Hệ thống lập kế hoạch, bảo trì, đánh giá và tăng cường các nguồn lực học tập như nguồn học liệu của thư viện, thiết bị hỗ trợ giảng dạy, cơ sở dữ liệu trực tuyến, v.v. để đáp ứng các nhu cầu về đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng được thiết lập và vận hành.
5. Tiêu chí 7.5: Hệ thống lập kế hoạch, thực hiện, đánh giá và cải tiến môi trường, sức khỏe, sự an toàn và khả năng tiếp cận của những người có nhu cầu đặc biệt được thiết lập và vận hành.
1. Tiêu chí 8.1: Có kế hoạch phát triển các đối tác, mạng lưới và quan hệ đối ngoại để đạt được tầm nhìn, sứ mạng và các mục tiêu chiến lược của cơ sở giáo dục.
2. Tiêu chí 8.2: Các chính sách, quy trình và thỏa thuận để thúc đẩy các đối tác, mạng lưới và quan hệ đối ngoại được triển khai thực hiện.
3. Tiêu chí 8.3: Các đối tác, mạng lưới và quan hệ đối ngoại được rà soát.
4. Tiêu chí 8.4: Các đối tác, mạng lưới và quan hệ đối ngoại được cải thiện để đạt được tầm nhìn, sứ mạng và các mục tiêu chiến lược của cơ sở giáo dục.
1. Tiêu chí 9.1: Cơ cấu, vai trò, trách nhiệm và trách nhiệm giải trình của hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong được thiết lập để đáp ứng các mục tiêu chiến lược và đảm bảo chất lượng của cơ sở giáo dục.
2. Tiêu chí 9.2: Xây dựng kế hoạch chiến lược về đảm bảo chất lượng (bao gồm chiến lược, chính sách, sự tham gia của các bên liên quan, các hoạt động trong đó có việc thúc đẩy công tác đảm bảo chất lượng và tập huấn nâng cao năng lực) để đáp ứng các mục tiêu chiến lược và đảm bảo chất lượng của cơ sở giáo dục.
3. Tiêu chí 9.3: Kế hoạch chiến lược về đảm bảo chất lượng được quán triệt và chuyển tải thành các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn để triển khai thực hiện.
4. Tiêu chí 9.4: Hệ thống lưu trữ văn bản, rà soát, phổ biến các chính sách, hệ thống, quy trình và thủ tục đảm bảo chất lượng được triển khai.
5. Tiêu chí 9.5: Các chỉ số thực hiện chính và các chỉ tiêu phấn đấu chính được thiết lập để đo lường kết quả công tác đảm bảo chất lượng của cơ sở giáo dục.
6. Tiêu chí 9.6: Quy trình lập kế hoạch, các chỉ số thực hiện chính và các chỉ tiêu phấn đấu chính được cải tiến để đáp ứng các mục tiêu chiến lược và đảm bảo chất lượng của cơ sở giáo dục.
1. Tiêu chí 10.1: Kế hoạch tự đánh giá và chuẩn bị cho việc đánh giá ngoài được thiết lập.
2. Tiêu chí 10.2: Việc tự đánh giá và đánh giá ngoài được thực hiện định kỳ bởi các cán bộ và/hoặc các chuyên gia độc lập đã được đào tạo.
3. Tiêu chí 10.3: Các phát hiện và kết quả của việc tự đánh giá và đánh giá ngoài được rà soát.
4. Tiêu chí 10.4: Quy trình tự đánh giá và quy trình chuẩn bị cho việc đánh giá ngoài được cải tiến để đáp ứng các mục tiêu chiến lược của cơ sở giáo dục.
1. Tiêu chí 11.1: Kế hoạch quản lý thông tin đảm bảo chất lượng bên trong bao gồm việc thu thập, xử lý, báo cáo, nhận và chuyển thông tin từ các bên liên quan nhằm hỗ trợ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng được thiết lập.
2. Tiêu chí 11.2: Thông tin về đảm bảo chất lượng bên trong bao gồm kết quả phân tích dữ liệu phải phù hợp, chính xác và sẵn có để cung cấp kịp thời cho các bên liên quan nhằm hỗ trợ cho việc ra quyết định; đồng thời, đảm bảo sự thống nhất, bảo mật và an toàn.
3. Tiêu chí 11.3: Thực hiện rà soát hệ thống quản lý thông tin đảm bảo chất lượng bên trong, số lượng, chất lượng, sự thống nhất, bảo mật, an toàn của dữ liệu và thông tin.
4. Tiêu chí 11.4: Việc quản lý thông tin đảm bảo chất lượng bên trong cũng như các chính sách, quy trình và kế hoạch quản lý thông tin đảm bảo chất lượng bên trong được cải tiến để hỗ trợ đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng.
1. Tiêu chí 12.1: Xây dựng kế hoạch liên tục nâng cao chất lượng của cơ sở giáo dục bao gồm các chính sách, hệ thống, quy trình, thủ tục và nguồn lực để thực hiện tốt nhất hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng.
2. Tiêu chí 12.2: Các tiêu chí lựa chọn đối tác, các thông tin so chuẩn và đối sánh để nâng cao chất lượng hoạt động được thiết lập.
3. Tiêu chí 12.3: Thực hiện việc so chuẩn và đối sánh nhằm tăng cường các hoạt động đảm bảo chất lượng và khuyến khích đổi mới, sáng tạo.
4. Tiêu chí 12.4: Quy trình lựa chọn, sử dụng các thông tin so chuẩn và đối sánh được rà soát.
5. Tiêu chí 12.5: Quy trình lựa chọn, sử dụng các thông tin so chuẩn và đối sánh được cải tiến để liên tục đạt được các kết quả tốt nhất trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng.
1. Tiêu chí 13.1: Xây dựng kế hoạch, chính sách và truyền thông để tuyển sinh cho các chương trình đào tạo khác nhau của cơ sở giáo dục.
2. Tiêu chí 13.2: Xây dựng các tiêu chí để lựa chọn người học có chất lượng cho mỗi chương trình đào tạo.
3. Tiêu chí 13.3: Quy trình giám sát công tác tuyển sinh và nhập học được thực hiện.
4. Tiêu chí 13.4: Có các biện pháp giám sát việc tuyển sinh và nhập học.
5. Tiêu chí 13.5: Công tác tuyển sinh và nhập học được cải tiến để đảm bảo tính phù hợp và hiệu quả.
1. Tiêu chí 14.1: Xây dựng hệ thống để thiết kế, phát triển, giám sát, rà soát, thẩm định, phê duyệt và ban hành các chương trình dạy học cho tất cả các chương trình đào tạo và các môn học/học phần có sự đóng góp và phản hồi của các bên liên quan.
2. Tiêu chí 14.2: Có hệ thống xây dựng, rà soát, điều chỉnh chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo và các môn học/học phần để phù hợp với nhu cầu của các bên liên quan.
3. Tiêu chí 14.3: Các đề cương môn học/học phần, kế hoạch giảng dạy của chương trình đào tạo và các môn học/học phần được văn bản hóa, phổ biến và thực hiện dựa trên chuẩn đầu ra.
4. Tiêu chí 14.4: Việc rà soát quy trình thiết kế, đánh giá và rà soát chương trình dạy học được thực hiện.
5. Tiêu chí 14.5: Quy trình thiết kế, đánh giá và chương trình dạy học được cải tiến để đảm bảo sự phù hợp và cập nhật nhằm đáp ứng nhu cầu luôn thay đổi của các bên liên quan.
1. Tiêu chí 15.1: Thiết lập được hệ thống lựa chọn các hoạt động dạy và học phù hợp với triết lý giáo dục và để đạt được chuẩn đầu ra.
2. Tiêu chí 15.2: Triển khai được hệ thống thu hút, tuyển chọn đội ngũ giảng viên, phân công nhiệm vụ dựa trên trình độ chuyên môn, năng lực, thành tích chuyên môn và kinh nghiệm.
3. Tiêu chí 15.3: Các hoạt động dạy và học thúc đẩy việc học tập suốt đời được tổ chức phù hợp để đạt được chuẩn đầu ra.
4. Tiêu chí 15.4: Các hoạt động dạy và học được giám sát và đánh giá để đảm bảo và cải tiến chất lượng.
5. Tiêu chí 15.5: Triết lý giáo dục cũng như hoạt động dạy và học được cải tiến để đạt được chuẩn đầu ra, đảm bảo dạy và học có chất lượng, học tập suốt đời.
1. Tiêu chí 16.1: Thiết lập được hệ thống lập kế hoạch và lựa chọn các loại hình đánh giá người học phù hợp trong quá trình học tập.
2. Tiêu chí 16.2: Các hoạt động đánh giá người học được thiết kế phù hợp với việc đạt được chuẩn đầu ra.
3. Tiêu chí 16.3: Các phương pháp đánh giá và kết quả đánh giá người học được rà soát để đảm bảo độ chính xác, tin cậy, công bằng và hướng tới đạt được chuẩn đầu ra.
4. Tiêu chí 16.4: Các loại hình và các phương pháp đánh giá người học được cải tiến để đảm bảo độ chính xác, tin cậy và hướng tới đạt được chuẩn đầu ra.
1. Tiêu chí 17.1: Có kế hoạch triển khai các hoạt động phục vụ và hỗ trợ người học cũng như hệ thống giám sát người học.
2. Tiêu chí 17.2: Các hoạt động phục vụ và hỗ trợ người học cũng như hệ thống giám sát người học được triển khai để đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan.
3. Tiêu chí 17.3: Các hoạt động phục vụ và hỗ trợ người học cũng như hệ thống giám sát người học được rà soát.
4. Tiêu chí 17.4: Các hoạt động phục vụ và hỗ trợ người học cũng như hệ thống giám sát người học được cải tiến để đáp ứng nhu cầu và sự hài lòng của các bên liên quan.
1. Tiêu chí 18.1: Thiết lập được hệ thống chỉ đạo, điều hành, thực hiện, giám sát và rà soát các hoạt động nghiên cứu, chất lượng cán bộ nghiên cứu, các nguồn lực và các hoạt động liên quan đến nghiên cứu.
2. Tiêu chí 18.2: Chiến lược tìm kiếm nguồn kinh phí phục vụ nghiên cứu, thúc đẩy nghiên cứu, phát kiến khoa học, hợp tác và nghiên cứu đỉnh cao được triển khai để đạt được tầm nhìn và sứ mạng của cơ sở giáo dục.
3. Tiêu chí 18.3: Các chỉ số thực hiện chính được sử dụng để đánh giá số lượng và chất lượng nghiên cứu.
4. Tiêu chí 18.4: Công tác quản lý nghiên cứu được cải tiến để nâng cao chất lượng nghiên cứu và phát kiến khoa học.
1. Tiêu chí 19.1: Thiết lập được hệ thống quản lý và bảo hộ các phát minh, sáng chế, bản quyền và kết quả nghiên cứu.
2. Tiêu chí 19.2: Hệ thống ghi nhận, lưu trữ và khai thác tài sản trí tuệ được triển khai.
3. Tiêu chí 19.3: Hệ thống rà soát công tác quản lý tài sản trí tuệ được triển khai thực hiện.
4. Tiêu chí 19.4: Công tác quản lý tài sản trí tuệ được cải tiến để bảo hộ cơ sở giáo dục, cán bộ nghiên cứu và các lợi ích cộng đồng.
1. Tiêu chí 20.1: Xây dựng hệ thống để thiết lập các mối quan hệ hợp tác và đối tác trong nghiên cứu nhằm đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu.
2. Tiêu chí 20.2: Triển khai được các chính sách và quy trình thúc đẩy hợp tác và đối tác nghiên cứu.
3. Tiêu chí 20.3: Hệ thống rà soát tính hiệu quả của hợp tác và đối tác nghiên cứu được triển khai thực hiện.
4. Tiêu chí 20.4: Các hoạt động hợp tác và đối tác nghiên cứu được cải thiện để đạt được các mục tiêu nghiên cứu.
1. Tiêu chí 21.1: Xây dựng được kế hoạch kết nối và cung cấp các dịch vụ phục vụ cộng đồng để thực hiện tầm nhìn và sứ mạng của cơ sở giáo dục.
2. Tiêu chí 21.2: Các chính sách và hướng dẫn cho hoạt động kết nối và phục vụ cộng đồng được thực hiện.
3. Tiêu chí 21.3: Triển khai được hệ thống đo lường, giám sát việc kết nối và phục vụ cộng đồng.
4. Tiêu chí 21.4: Việc cung cấp các dịch vụ phục vụ và kết nối cộng đồng được cải tiến để đáp ứng nhu cầu và sự hài lòng của các bên liên quan.
1. Tiêu chí 22.1: Tỷ lệ người học đạt yêu cầu và tỷ lệ thôi học của tất cả các chương trình đào tạo, các môn học/học phần được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến.
2. Tiêu chí 22.2: Thời gian tốt nghiệp trung bình cho tất cả các chương trình đào tạo được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến.
3. Tiêu chí 22.3: Khả năng có việc làm của người học tốt nghiệp của tất cả các chương trình đào tạo được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến.
4. Tiêu chí 22.4: Mức độ hài lòng của các bên liên quan về chất lượng của người học tốt nghiệp được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến.
1. Tiêu chí 23.1: Loại hình và khối lượng nghiên cứu của đội ngũ giảng viên và cán bộ nghiên cứu được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến.
2. Tiêu chí 23.2: Loại hình và khối lượng nghiên cứu của người học được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến.
3. Tiêu chí 23.3: Loại hình và số lượng các công bố khoa học bao gồm cả các trích dẫn được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến.
4. Tiêu chí 23.4: Loại hình và số lượng các tài sản trí tuệ được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến.
5. Tiêu chí 23.5: Ngân quỹ cho từng loại hoạt động nghiên cứu được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến.
6. Tiêu chí 23.6: Kết quả nghiên cứu và sáng tạo, bao gồm việc thương mại hóa, thử nghiệm chuyển giao, thành lập các đơn vị khởi nghiệp, v.v. được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến.
1. Tiêu chí 24.1: Loại hình và khối lượng tham gia vào hoạt động kết nối và phục vụ cộng đồng, đóng góp cho xã hội được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến.
2. Tiêu chí 24.2: Tác động xã hội, kết quả của hoạt động kết nối và phục vụ cộng đồng, đóng góp cho xã hội được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến.
3. Tiêu chí 24.3: Tác động của hoạt động kết nối và phục vụ cộng đồng đối với người học và đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến.
4. Tiêu chí 24.4: Sự hài lòng của các bên liên quan về hoạt động kết nối và phục vụ cộng đồng, đóng góp cho xã hội được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến.
1. Tiêu chí 25.1: Kết quả và các chỉ số tài chính của hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến.
2. Tiêu chí 25.2: Kết quả và các chỉ số thị trường của hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến.
1. Quy trình kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục được thực hiện theo các bước:
a) Tự đánh giá;
b) Đánh giá ngoài;
c) Thẩm định kết quả đánh giá;
d) Công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
2. Chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục là 5 năm.
1. Các tiêu chí của bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục quy định tại Chương II của Quy định này được đánh giá theo thang đánh giá 7 mức (tương ứng với 7 điểm) như sau:
a) Mức 1. Không đáp ứng yêu cầu tiêu chí: Không thực hiện công tác đảm bảo chất lượng để đáp ứng yêu cầu tiêu chí. Không có các kế hoạch, tài liệu, minh chứng hoặc kết quả có sẵn. Cần thực hiện cải tiến chất lượng ngay;
b) Mức 2. Chưa đáp ứng yêu cầu tiêu chí, cần có thêm nhiều cải tiến chất lượng: Công tác đảm bảo chất lượng đối với những lĩnh vực cần phải cải tiến để đáp ứng yêu cầu tiêu chí mới đang ở giai đoạn lập kế hoạch hoặc không đáp ứng yêu cầu. Có ít tài liệu hoặc minh chứng. Hoạt động đảm bảo chất lượng còn ít được thực hiện hoặc hiệu quả kém;
c) Mức 3. Chưa đáp ứng yêu cầu tiêu chí nhưng chỉ cần một vài cải tiến nhỏ sẽ đáp ứng được yêu cầu: Đã xác định và thực hiện hoạt động đảm bảo chất lượng để đáp ứng yêu cầu của tiêu chí nhưng cần có thêm cải tiến nhỏ mới đáp ứng đầy đủ yêu cầu của tiêu chí. Có các tài liệu, nhưng không có các minh chứng rõ ràng chứng tỏ chúng được sử dụng, triển khai đầy đủ. Việc thực hiện hoạt động đảm bảo chất lượng không nhất quán hoặc có kết quả hạn chế;
d) Mức 4. Đáp ứng đầy đủ yêu cầu tiêu chí: Thực hiện đầy đủ công tác đảm bảo chất lượng để đáp ứng yêu cầu của tiêu chí. Có các minh chứng chứng tỏ việc thực hiện được tiến hành đầy đủ. Việc thực hiện hoạt động đảm bảo chất lượng đem lại kết quả đúng như mong đợi;
đ) Mức 5. Đáp ứng cao hơn yêu cầu tiêu chí: Công tác đảm bảo chất lượng đáp ứng tốt hơn so với yêu cầu của tiêu chí. Có các minh chứng chứng tỏ việc thực hiện được tiến hành một cách hiệu quả. Việc thực hiện hoạt động đảm bảo chất lượng cho thấy các kết quả tốt và thể hiện xu hướng cải tiến tích cực;
e) Mức 6. Thực hiện tốt như một hình mẫu của quốc gia: Việc thực hiện công tác đảm bảo chất lượng để đáp ứng yêu cầu của tiêu chí được xem là điển hình tốt nhất của quốc gia. Có các minh chứng chứng tỏ việc thực hiện được tiến hành một cách hiệu quả. Việc thực hiện hoạt động đảm bảo chất lượng cho các kết quả rất tốt và thể hiện xu hướng cải tiến rất tích cực;
g) Mức 7. Thực hiện xuất sắc, đạt mức của các cơ sở giáo dục hàng đầu thế giới: Việc thực hiện công tác đảm bảo chất lượng để đáp ứng yêu cầu của tiêu chí được xem là xuất sắc, đạt trình độ của những cơ sở giáo dục hàng đầu thế giới hoặc là điển hình hàng đầu để các cơ sở giáo dục khác trên thế giới học theo. Có các minh chứng chứng tỏ việc thực hiện được tiến hành một cách sáng tạo. Việc thực hiện hoạt động đảm bảo chất lượng cho các kết quả xuất sắc và thể hiện xu hướng cải tiến xuất sắc.
2. Cách tính điểm
a) Điểm của mỗi tiêu chí là điểm nguyên tương ứng với các mức quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Điểm của mỗi tiêu chuẩn là trung bình cộng điểm các tiêu chí trong tiêu chuẩn đó, làm tròn đến 2 chữ số thập phân sau dấu phẩy;
c) Điểm trung bình của các tiêu chuẩn trong mỗi mục tại Chương II của Quy định này là điểm trung bình cộng của các tiêu chuẩn trong mục, làm tròn đến 2 chữ số thập phân sau dấu phẩy.
1. Thành lập Hội đồng tự đánh giá.
2. Lập kế hoạch tự đánh giá.
3. Thu thập, phân tích và xử lý thông tin, minh chứng.
4. Viết báo cáo tự đánh giá.
5. Lưu trữ và sử dụng báo cáo tự đánh giá.
6. Triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá.
1. Hội đồng tự đánh giá cơ sở giáo dục có số thành viên là số lẻ và có ít nhất là 11 thành viên, do Giám đốc hoặc Hiệu trưởng (sau đây gọi chung là Hiệu trưởng) cơ sở giáo dục quyết định thành lập.
2. Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá là Hiệu trưởng; Phó Chủ tịch là một Phó Hiệu trưởng. Các thành viên khác gồm đại diện của Hội đồng trường hoặc Hội đồng quản trị, Hội đồng khoa học và đào tạo, tổ chức đảng, các tổ chức đoàn thể khác thuộc cơ sở giáo dục; đơn vị chuyên trách về đảm bảo chất lượng và một số phòng, ban, khoa, bộ môn; đại diện giảng viên, người học.
3. Hội đồng tự đánh giá có Ban Thư ký giúp việc, bao gồm các cán bộ của đơn vị chuyên trách về đảm bảo chất lượng và các cán bộ khác, trong đó trưởng đơn vị đảm bảo chất lượng được chỉ định làm trưởng ban. Các công việc cụ thể của Hội đồng tự đánh giá được phân công cho các nhóm công tác chuyên trách gồm các thành viên của Hội đồng tự đánh giá và Ban Thư ký. Mỗi nhóm công tác có 3-5 người, phụ trách một số tiêu chuẩn và do một thành viên của Hội đồng phụ trách.
4. Hội đồng tự đánh giá có chức năng giúp Hiệu trưởng chỉ đạo triển khai tự đánh giá cơ sở giáo dục theo Quy định này. Hội đồng tự đánh giá làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thảo luận để đi đến thống nhất.
5. Hội đồng tự đánh giá có các nhiệm vụ sau:
a) Phổ biến chủ trương triển khai tự đánh giá; giới thiệu quy trình tự đánh giá, nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm tự đánh giá và yêu cầu các đơn vị, cá nhân liên quan phối hợp thực hiện;
b) Thu thập thông tin, minh chứng, rà soát các hoạt động và đối chiếu kết quả đạt được với mục tiêu của cơ sở giáo dục đề ra; đánh giá mức độ đạt được, xác định các điểm mạnh và tồn tại của cơ sở giáo dục; đề xuất kế hoạch cải tiến và nâng cao chất lượng;
c) Đối chiếu kết quả đạt được với các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, viết báo cáo tự đánh giá;
d) Công bố báo cáo tự đánh giá trong nội bộ cơ sở giáo dục;
đ) Tổ chức duy trì, cập nhật cơ sở dữ liệu tự đánh giá;
e) Tư vấn cho Hiệu trưởng về các biện pháp cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục.
6. Nhiệm vụ của các thành viên Hội đồng tự đánh giá:
a) Chủ tịch Hội đồng chịu trách nhiệm về các hoạt động của Hội đồng, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, trong đó xác định những công việc phải thực hiện tương ứng với từng tiêu chuẩn đánh giá, thời gian bắt đầu và kết thúc, người chịu trách nhiệm chính và những người phối hợp; triệu tập và điều hành các phiên họp của Hội đồng; phê duyệt kế hoạch tự đánh giá; chỉ đạo quá trình thu thập thông tin, minh chứng, xử lý, phân tích và viết báo cáo tự đánh giá; giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai tự đánh giá;
b) Các thành viên khác của Hội đồng có nhiệm vụ thực hiện những công việc do Chủ tịch Hội đồng phân công và chịu trách nhiệm về công việc được giao;
c) Phó Chủ tịch Hội đồng khi được Chủ tịch Hội đồng uỷ quyền, có nhiệm vụ điều hành Hội đồng và chịu trách nhiệm về công việc được uỷ quyền.
7. Các thành viên của Hội đồng phải được tập huấn nghiệp vụ tự đánh giá về các nội dung: hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục; quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng; hướng dẫn tự đánh giá; kinh nghiệm tự đánh giá ở trong và ngoài nước; các kỹ thuật: nghiên cứu hồ sơ văn bản, phỏng vấn, quan sát, thảo luận nhóm, điều tra và viết báo cáo tự đánh giá.
8. Hội đồng tự đánh giá có thể đề nghị Hiệu trưởng thuê chuyên gia tư vấn giúp Hội đồng triển khai tự đánh giá. Chuyên gia tư vấn phải có trình độ thạc sĩ trở lên, có hiểu biết về đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục, tự đánh giá và các kỹ thuật cần thiết để triển khai tự đánh giá.
1. Cơ sở giáo dục lập kế hoạch tự đánh giá và được Hiệu trưởng - Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá phê duyệt.
2. Kế hoạch tự đánh giá phải thể hiện được các nội dung sau:
a) Mục đích và phạm vi của đợt tự đánh giá;
b) Thành phần Hội đồng tự đánh giá;
c) Nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên Hội đồng;
d) Công cụ tự đánh giá;
đ) Xác định các thông tin và minh chứng cần thu thập;
e) Dự kiến các nguồn lực về cơ sở vật chất, tài chính và thời điểm cần huy động các nguồn lực trong quá trình triển khai tự đánh giá;
g) Thời gian biểu: chỉ rõ khoảng thời gian cần thiết để triển khai và lịch trình thực hiện các hoạt động cụ thể trong quá trình triển khai tự đánh giá.
1. Căn cứ vào các tiêu chí trong bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục, Hội đồng tự đánh giá phân công cụ thể cho các thành viên của Hội đồng chịu trách nhiệm tổ chức thu thập, phân tích và xử lý thông tin và minh chứng trước khi tiến hành viết báo cáo tự đánh giá.
2. Trong quá trình thu thập thông tin và minh chứng, phải chỉ rõ nguồn gốc của chúng. Có biện pháp bảo vệ, lưu trữ các thông tin, minh chứng, kể cả các tư liệu liên quan đến nguồn gốc của các thông tin và minh chứng thu được. Khuyến khích sử dụng công nghệ thông tin để triển khai hoạt động tự đánh giá, số hóa các minh chứng, tạo thuận tiện cho việc cập nhật, lưu trữ và đối chiếu thông tin.
1. Báo cáo tự đánh giá được trình bày một cách cô đọng, rõ ràng, đảm bảo tính khách quan, đầy đủ theo các tiêu chí đánh giá chất lượng, bao gồm các phần chính:
a) Dữ liệu về cơ sở giáo dục;
b) Mức độ đáp ứng theo các tiêu chuẩn;
c) Tự đánh giá về đảm bảo chất lượng.
2. Dự thảo báo cáo tự đánh giá được công bố trong nội bộ cơ sở giáo dục để các cán bộ quản lý, giảng viên, cán bộ khoa học, nhân viên và người học có thể đọc và đóng góp ý kiến trong thời gian ít nhất là 10 ngày làm việc.
3. Báo cáo tự đánh giá được Hội đồng tự đánh giá hoàn thiện trên cơ sở các ý kiến góp ý của cán bộ quản lý, giảng viên, cán bộ khoa học, nhân viên và người học. Hiệu trưởng - Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá phê duyệt báo cáo tự đánh giá.
1. Cơ sở giáo dục lưu trữ báo cáo tự đánh giá đã được phê duyệt cùng toàn bộ hồ sơ liên quan trong quá trình xây dựng và hoàn thiện.
2. Bản sao báo cáo tự đánh giá được để trong thư viện để các tổ chức, cá nhân có quan tâm tham khảo. Đối với cơ sở giáo dục cần được bảo mật thông tin theo quy định của Nhà nước, Hiệu trưởng quy định về việc sử dụng báo cáo tự đánh giá theo chế độ bảo mật.
1. Thực hiện các kế hoạch cải tiến chất lượng được đề ra trong báo cáo tự đánh giá để cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục.
2. Gửi báo cáo tự đánh giá cho cơ quan quản lý trực tiếp kèm theo công văn đề nghị được quan tâm, hỗ trợ trong quá trình thực hiện cải tiến, nâng cao chất lượng theo các kế hoạch hành động đã nêu trong báo cáo tự đánh giá; đồng thời gửi cho Bộ Giáo dục và Đào tạo (Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục) để báo cáo.
3. Hằng năm, báo cáo tự đánh giá được cập nhật (dưới dạng báo cáo bổ sung hằng năm) và lưu trữ trong thư viện của cơ sở giáo dục.
1. Cơ sở giáo dục đăng ký đánh giá ngoài với một tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép hoạt động, khi đã công bố báo cáo tự đánh giá được phê duyệt trong nội bộ cơ sở giáo dục ít nhất là 20 ngày làm việc. Đối với cơ sở giáo dục cần được bảo mật thông tin theo quy định của Nhà nước thì cơ sở giáo dục gửi báo cáo tự đánh giá cho cơ quan quản lý trực tiếp để xin phép được đăng ký đánh giá ngoài.
2. Định kỳ 5 năm/lần hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, cơ sở giáo dục có trách nhiệm chuẩn bị báo cáo tự đánh giá và đăng ký đánh giá ngoài để được xem xét, công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
3. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục công khai trên trang thông tin điện tử của mình về cách tính và mức kinh phí cho các hoạt động thẩm định báo cáo tự đánh giá, đánh giá ngoài và xem xét công nhận cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng, để cơ sở giáo dục có căn cứ lựa chọn tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục để đăng ký đánh giá và các bên liên quan giám sát.
1. Theo đề nghị của cơ sở giáo dục, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục ký hợp đồng với cơ sở giáo dục để thẩm định báo cáo tự đánh giá. Cơ sở giáo dục gửi báo cáo tự đánh giá và các hồ sơ liên quan cho tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục để thẩm định.
2. Trong thời gian 20 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục thẩm định báo cáo tự đánh giá, trả kết quả thẩm định cho cơ sở giáo dục với các trường hợp sau:
a) Báo cáo tự đánh giá không đáp ứng các yêu cầu về hình thức và nội dung. Cơ sở giáo dục cần tiếp tục hoàn thiện;
b) Báo cáo tự đánh giá đã đáp ứng yêu cầu và có thể triển khai đánh giá ngoài.
3. Trong trường hợp báo cáo tự đánh giá đã đáp ứng yêu cầu, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục cùng cơ sở giáo dục thoả thuận ký hợp đồng đánh giá ngoài.
4. Các hợp đồng giữa tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục và cơ sở giáo dục được thực hiện theo quy định của pháp luật về hợp đồng kinh tế.
1. Đoàn đánh giá ngoài có ít nhất là 5 thành viên do Giám đốc tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục quyết định thành lập, trong đó có ít nhất 50% số thành viên có thẻ kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục, bao gồm:
a) Trưởng đoàn là người đã hoặc đang là lãnh đạo cơ sở giáo dục hoặc giữ các chức vụ khác tương đương hoặc cao hơn, am hiểu về đánh giá, có kinh nghiệm triển khai các hoạt động tự đánh giá, đánh giá ngoài, có thẻ kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục. Trưởng đoàn chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động của đoàn;
b) Thư ký là người am hiểu về kiểm định chất lượng giáo dục, có thẻ kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục, có nhiệm vụ giúp Trưởng đoàn chuẩn bị và triển khai các hoạt động đánh giá ngoài, dự thảo các văn bản của đoàn đánh giá ngoài;
c) Các thành viên còn lại là chuyên gia từ các cơ sở giáo dục, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, tổ chức xã hội nghề nghiệp hoặc nhà tuyển dụng lao động tương ứng với lĩnh vực đào tạo của cơ sở giáo dục được đánh giá ngoài, có thẻ kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục hoặc có chứng chỉ hoàn thành chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiểm định viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các thành viên có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ do Trưởng đoàn phân công.
2. Tiêu chuẩn của thành viên đoàn đánh giá ngoài:
a) Có tư cách, đạo đức tốt, trung thực và khách quan; có đủ sức khỏe đảm bảo thực hiện được các nhiệm vụ được phân công;
b) Có thời gian giảng dạy hoặc làm công tác quản lý giáo dục từ 10 năm trở lên; trường hợp các thành viên của đoàn là nhà tuyển dụng lao động thì không cần có thời gian giảng dạy hoặc làm công tác quản lý giáo dục nhưng phải có ít nhất là 5 năm kinh nghiệm quản lý;
c) Có hợp đồng lao động làm việc cho tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục;
d) Có văn bản cam kết với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục về việc trước đây và hiện nay không làm việc tại cơ sở giáo dục được đánh giá; không có quan hệ góp vốn, mua cổ phần, trái phiếu; không có người thân (bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) là thành viên trong ban lãnh đạo của cơ sở giáo dục được đánh giá.
3. Trước khi thành lập đoàn đánh giá ngoài, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục có trách nhiệm thông báo danh sách dự kiến đoàn đánh giá ngoài cho cơ sở giáo dục. Cơ sở giáo dục được quyền đề nghị với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục để thay đổi một hay nhiều thành viên của đoàn nếu có minh chứng thành viên này đã từng có xung đột về lợi ích với cơ sở giáo dục, nhưng không được gợi ý hay đề xuất các cá nhân khác tham gia đoàn đánh giá ngoài.
Sau thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được danh sách dự kiến, nếu cơ sở giáo dục không có ý kiến coi như đã đồng ý với danh sách dự kiến của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.
4. Việc triển khai đánh giá ngoài chỉ được thực hiện sau khi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục và cơ sở giáo dục đã ký hợp đồng đánh giá ngoài và đoàn đánh giá ngoài được thành lập theo các quy định của Điều này.
1. Nghiên cứu hồ sơ tự đánh giá:
Đoàn đánh giá ngoài nghiên cứu báo cáo tự đánh giá và hồ sơ liên quan của cơ sở giáo dục; thu thập, xử lý các thông tin, minh chứng liên quan đến các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục.
2. Khảo sát sơ bộ tại cơ sở giáo dục.
3. Khảo sát chính thức tại cơ sở giáo dục.
4. Dự thảo báo cáo đánh giá ngoài, gửi cho cơ sở giáo dục để tham khảo ý kiến:
a) Dự thảo báo cáo đánh giá ngoài phải được ít nhất là 2/3 số thành viên của đoàn nhất trí thông qua;
b) Đoàn đánh giá ngoài thông qua tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục gửi dự thảo báo cáo đánh giá ngoài cho cơ sở giáo dục để tham khảo ý kiến trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày cơ sở giáo dục nhận được dự thảo báo cáo.
5. Hoàn thiện báo cáo đánh giá ngoài:
a) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến phản hồi của cơ sở giáo dục hoặc kể từ ngày hết thời hạn cơ sở giáo dục trả lời ý kiến, đoàn đánh giá ngoài thông qua tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục gửi văn bản thông báo cho cơ sở giáo dục biết những ý kiến đã được tiếp thu hoặc bảo lưu. Trường hợp bảo lưu ý kiến phải nêu rõ lý do;
b) Đoàn đánh giá ngoài hoàn thiện báo cáo đánh giá ngoài và nộp báo cáo đánh giá ngoài cùng các hồ sơ liên quan (nếu có) cho Giám đốc tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục để tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục chính thức gửi báo cáo đánh giá ngoài cho cơ sở giáo dục và đề nghị thanh lý hợp đồng;
c) Các thành viên đoàn đánh giá ngoài không được tự ý cung cấp các thông tin liên quan đến nội dung công việc và kết quả đánh giá của đoàn đánh giá ngoài khi chưa được phép của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hoặc của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Kết quả đánh giá ngoài được sử dụng làm cơ sở để cơ sở giáo dục thực hiện kế hoạch cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục và để Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục thẩm định, đề nghị xem xét, công nhận hoặc không công nhận cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
1. Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, dữ liệu liên quan đến hoạt động của cơ sở giáo dục, các điều kiện cần thiết khác để phục vụ công tác đánh giá ngoài.
2. Phân công một lãnh đạo cơ sở giáo dục và một cán bộ chuyên trách làm đầu mối làm việc với đoàn đánh giá ngoài.
3. Hợp tác, trao đổi, thảo luận với đoàn đánh giá ngoài về kết quả nghiên cứu báo cáo tự đánh giá và kết quả khảo sát của đoàn tại cơ sở giáo dục.
4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được dự thảo báo cáo đánh giá ngoài, cơ sở giáo dục có trách nhiệm gửi văn bản đến tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nêu rõ các ý kiến nhất trí hoặc không nhất trí với bản dự thảo báo cáo đánh giá ngoài.
Trong trường hợp không nhất trí với dự thảo báo cáo đánh giá ngoài, phải nêu rõ lý do kèm theo các minh chứng. Nếu quá thời hạn trên mà cơ sở giáo dục không có ý kiến trả lời thì coi như cơ sở giáo dục đồng ý với dự thảo báo cáo đánh giá ngoài.
5. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo đánh giá ngoài do tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục gửi đến theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 41 của Quy định này, cơ sở giáo dục gửi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục văn bản đề nghị xem xét công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
1. Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị xem xét công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục tổ chức họp Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục để thẩm định kết quả đánh giá chất lượng giáo dục.
2. Hồ sơ thẩm định kết quả đánh giá chất lượng giáo dục gồm có: báo cáo tự đánh giá; báo cáo đánh giá ngoài; văn bản của cơ sở giáo dục đề nghị xem xét công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục; văn bản phản hồi của cơ sở giáo dục về báo cáo đánh giá ngoài; văn bản của đoàn đánh giá ngoài gửi cơ sở giáo dục về việc tiếp thu hoặc bảo lưu ý kiến; báo cáo tóm tắt kết quả tự đánh giá, đánh giá ngoài; văn bản tóm tắt những vấn đề cần tập trung thảo luận.
3. Tổ thư ký giúp Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục lập kế hoạch thẩm định kết quả đánh giá chất lượng giáo dục, chuẩn bị hồ sơ thẩm định, gửi hồ sơ thẩm định cho các thành viên Hội đồng ít nhất là 15 ngày làm việc trước khi họp Hội đồng.
Quy trình thẩm định kết quả đánh giá chất lượng giáo dục của Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục được thực hiện theo trình tự như sau:
1. Họp toàn thể Hội đồng do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng được ủy quyền chủ trì để thực hiện các công việc sau:
a) Nghe báo cáo tóm tắt kết quả tự đánh giá, đánh giá ngoài và những vấn đề cần tập trung thảo luận;
b) Thảo luận về các nội dung: Kết quả tự đánh giá; kết quả đánh giá ngoài; dự thảo nghị quyết của Hội đồng về việc thẩm định kết quả đánh giá chất lượng giáo dục;
c) Thông qua các kiến nghị của Hội đồng về việc đề nghị cơ sở giáo dục khắc phục những tồn tại và tiếp tục cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục;
d) Hội đồng bỏ phiếu kín để thông qua nghị quyết về việc thẩm định kết quả đánh giá chất lượng giáo dục.
2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi có kết quả thẩm định, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục có trách nhiệm gửi cho cơ sở giáo dục nghị quyết về việc thẩm định kết quả đánh giá chất lượng giáo dục kèm theo kiến nghị của Hội đồng về việc đề nghị cơ sở giáo dục khắc phục những tồn tại và tiếp tục cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục.
3. Đối với trường hợp chưa có người học tốt nghiệp, cơ sở giáo dục sử dụng kết quả thẩm định kết quả đánh giá chất lượng giáo dục vào việc tiếp tục cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Đối với trường hợp đã có ít nhất một khóa người học tốt nghiệp, trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ khi nhận được các văn bản theo quy định tại khoản 2 Điều này, cơ sở giáo dục có văn bản phản hồi gửi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục theo một trong ba trường hợp sau:
a) Nhất trí với nội dung của nghị quyết và kiến nghị của Hội đồng; đề nghị tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục xem xét công nhận cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục và cấp giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục;
b) Nhất trí với nội dung nghị quyết và kiến nghị của Hội đồng; cơ sở giáo dục có kế hoạch khắc phục những tồn tại và tiếp tục cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục để đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục trong thời gian tới;
c) Không nhất trí với một phần hoặc toàn bộ nội dung nghị quyết và kiến nghị của Hội đồng; đề nghị tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục xem xét lại.
4. Đối với trường hợp được quy định tại điểm a khoản 3 Điều này, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của cơ sở giáo dục, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục công khai kết quả đánh giá ngoài, nội dung nghị quyết và kiến nghị của Hội đồng trên trang thông tin điện tử của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục. Sau 15 ngày công bố, nếu không có các khiếu nại, tố cáo, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục ra quyết định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục cho cơ sở giáo dục; nếu có các khiếu nại, tố cáo, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục rà soát lại toàn bộ quy trình và hồ sơ thẩm định kết quả đánh giá chất lượng giáo dục trước khi quyết định cấp hay không cấp Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục cho cơ sở giáo dục.
Đối với các cơ sở giáo dục cần bảo mật thông tin theo quy định của Nhà nước, thì gửi kết quả đánh giá ngoài, nội dung nghị quyết và kiến nghị của Hội đồng cho cơ quan quản lý trực tiếp ít nhất 15 ngày để lấy ý kiến đồng thuận trước khi được tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục xem xét công nhận.
5. Đối với trường hợp được quy định tại điểm b khoản 3 Điều này, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục có trách nhiệm giải thích về nội dung nghị quyết và kiến nghị của Hội đồng khi cơ sở giáo dục yêu cầu; tư vấn, giúp đỡ cơ sở giáo dục cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục.
6. Đối với trường hợp được quy định tại điểm c khoản 3 Điều này, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục có kế hoạch xem xét lại nội dung nghị quyết và kiến nghị của Hội đồng trong phiên họp định kỳ gần nhất theo quy trình quy định tại khoản 1 Điều này và thực hiện các bước tiếp theo theo quy định của Điều này.
1. Đã có ít nhất một khóa người học tốt nghiệp.
2. Đã được đánh giá ngoài và có văn bản đề nghị tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục xem xét công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Đối với các cơ sở giáo dục cần được bảo mật thông tin theo quy định của Nhà nước, thì cơ sở giáo dục có văn bản đề nghị gửi kết quả đánh giá ngoài cho cơ quan quản lý trực tiếp và đồng thời đề nghị xem xét công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
3. Sau khi được thẩm định kết quả đánh giá chất lượng giáo dục, cơ sở giáo dục có điểm trung bình của các tiêu chuẩn trong từng mục tại Chương II của Quy định này đều đạt từ mức 3,5 điểm trở lên và không tiêu chuẩn nào có điểm trung bình dưới 2,0 điểm.
1. Căn cứ đề nghị của Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục, Giám đốc tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục ra quyết định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục cho cơ sở giáo dục đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 46 của Quy định này.
2. Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục có giá trị trong thời hạn 05 năm kể từ ngày cấp.
Ít nhất 9 tháng trước thời hạn hết giá trị của Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục, cơ sở giáo dục thực hiện tự đánh giá chu kỳ tiếp theo, trong đó làm rõ các cải tiến chất lượng so với chu kỳ trước và đăng ký với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục để được tiếp tục kiểm định.
3. Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục do tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục thiết kế và in ấn sau khi đăng ký mẫu giấy chứng nhận với Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trường hợp Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục còn thời hạn giá trị mà cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục phát hiện có gian dối trong quy trình kiểm định chất lượng hoặc cơ sở giáo dục không còn đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục thì cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục đề nghị Giám đốc tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục quyết định thu hồi Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục.
1. Công bố công khai Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục chậm nhất 10 ngày làm việc sau khi được cấp (không áp dụng đối với các cơ sở giáo dục cần được bảo mật thông tin theo quy định của Nhà nước).
2. Báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo và cơ quan quản lý trực tiếp kết quả kiểm định chất lượng giáo dục, kế hoạch cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục sau khi được cấp Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục.
3. Duy trì và phát triển các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo. Giữ gìn và phát huy kết quả kiểm định chất lượng giáo dục đã được công nhận trong toàn bộ thời hạn có giá trị của Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục. Nếu không đảm bảo chất lượng so với kết quả đã được công nhận thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị khiển trách, cảnh cáo hoặc thu hồi Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục.
4. Hằng năm triển khai kế hoạch cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục theo các kiến nghị của Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục, báo cáo với cơ quan quản lý trực tiếp về kết quả cải tiến chất lượng và việc khắc phục những tồn tại đã được chỉ ra trong báo cáo đánh giá ngoài.
5. Vào thời điểm 2,5 năm sau khi được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục, đăng ký và thực hiện rà soát giữa chu kỳ với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, báo cáo kết quả về Bộ Giáo dục và Đào tạo và cơ quan quản lý trực tiếp.
6. Thực hiện đánh giá chu kỳ tiếp theo, theo quy định tại khoản 2 Điều 47 của Quy định này.
1. Công bố công khai kết quả đánh giá ngoài, nội dung nghị quyết và kiến nghị của Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục trên trang thông tin điện tử của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục ít nhất 15 ngày trước khi cấp Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục cho cơ sở giáo dục (không áp dụng đối với các cơ sở giáo dục cần được bảo mật thông tin theo quy định của Nhà nước).
2. Công bố công khai Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục trên trang thông tin điện tử của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục chậm nhất 05 ngày làm việc sau khi cấp Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục cho cơ sở giáo dục và duy trì trên trang thông tin điện tử ít nhất 05 năm. Công khai danh sách các cơ sở giáo dục đã được cấp giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục.
3. Thực hiện rà soát giữa chu kỳ đối với cơ sở giáo dục vào thời điểm 2,5 năm sau khi được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
4. Ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục đối với cơ sở giáo dục theo đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục theo quy định tại Điều 48 của Quy định này.
1. Kết quả kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục được sử dụng làm căn cứ để xác định chất lượng giáo dục đại học, vị thế và uy tín của cơ sở giáo dục; thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm; là một trong các tiêu chí để cơ quan có thẩm quyền xem xét hỗ trợ đầu tư, giao nhiệm vụ, thực hiện phân tầng, xếp hạng, giao quyền tự chủ và sắp xếp lại mạng lưới cơ sở giáo dục.
2. Các cơ sở giáo dục tham gia kiểm định chất lượng theo quy định và được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng được cơ quan có thẩm quyền ưu tiên lựa chọn để đầu tư phát triển, được thực hiện quyền tự chủ cao hơn. Các tín chỉ mà người học tích lũy ở cơ sở giáo dục đã được kiểm định được công nhận và chuyển đổi.
3. Cơ sở giáo dục tham gia kiểm định chất lượng nhưng chưa được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng bị hạn chế quyền tự chủ. Nếu liên tục 03 năm sau đó mà vẫn không thực hiện cải tiến chất lượng để được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng thì sẽ bị áp dụng chế tài hạn chế hoặc đình chỉ việc tuyển sinh.
1. Các cơ sở giáo dục đang thực hiện đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường đại học ban hành kèm theo Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học, được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 37/2012/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được thực hiện tiếp quy trình kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định hiện hành trong giai đoạn chuyển tiếp cho đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2018. Trong đó, việc tự đánh giá và đăng ký đánh giá ngoài với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục chỉ thực hiện cho đến thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành.
2. Các cơ sở giáo dục đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường đại học ban hành kèm theo Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học, được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 37/2012/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể đăng ký đánh giá thêm theo bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục quy định tại Chương II của Quy định này.
1. Công khai danh sách các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục được cấp phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục, các cơ sở giáo dục được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ để các cơ sở giáo dục và các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục thực hiện tốt Quy định này.
Cơ quan quản lý trực tiếp của cơ sở giáo dục tạo điều kiện thuận lợi để cơ sở giáo dục phấn đấu đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cho từng giai đoạn.
Cơ sở giáo dục căn cứ vào sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu và kế hoạch chiến lược của mình để triển khai hoạt động đánh giá theo Quy định này; được lựa chọn tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục để thực hiện việc đánh giá và công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng cho từng giai đoạn.
Các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục chủ động thực hiện việc đánh giá và công nhận cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục; báo cáo với Bộ Giáo dục và Đào tạo; công khai các thông tin, kết quả kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định của Quy định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan./.
MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No: 12/2017/TT-BGDDT |
Hanoi, May 19, 2017 |
CIRCULAR
PROMULGATING THE REGULATION ON HIGHER EDUCATION ACCREDITATION
Pursuant to the Law on Higher Education dated June 18, 2012;
Pursuant to the Government’s Decree No. 123/2016/ND-CP dated September 1, 2016 on defining the functions, tasks, powers and organizational structures of ministries and ministerial-level agencies;
Pursuant to the Government's Decree No. 32/2008/ND-CP dated March 19, 2008 on defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Education and Training;
Pursuant to the Government's Decree No. 141/2013/ND-CP dated October 24, 2013 on detailing and guiding implementation of a number of articles of the Law on Higher Education;
At the proposal of the Director of the Agency of Testing and Education Administrators;
The Minister of Education and Training issues a Circular promulgating the Regulation on higher education accreditation.
Article 1. The regulation on higher education accreditation shall be enclosed herewith this Circular.
Article 2. This Circular shall take effect on July 4, 2017.
This Circular replaces the Decision No. 65/2007/QD-BGDDT dated November 1, 2007 of the Minister of Education and Training on promulgating regulations on criteria for assessing the education quality of universities; Article 1, 2 of Circular No. 37/2012/TT-BGDDT dated October 30, 2012 of Minister of Education and Training; regulations on the process and frequency of education quality assessment of universities, colleges, and vocational high schools prescribed in Circular No. 62/2012/TT-BGDDT dated December 28, 2012 of Minister of Education and Training on promulgating the Regulation on the process and frequency of education quality assessment of universities, colleges, and vocational high schools.
Article 3. The Chief officer, the Director of the Agency of Testing and Education Administrators, heads of relevant units affiliated to the Ministry of Education and Training; Presidents of People’s Committees of central-affiliated cities and provinces; Heads of governing bodies of higher education institutions; Directors and Rectors of universities, academies; Directors of higher education accrediting organizations are responsible for the implementation of this Circular./.
|
PP. THE MINISTER |
REGULATION
THE HIGHER EDUCATION ACCREDITATION
(promulgated together with the Circular No. 12/2017/TT-BGDDT dated May 19, 2017 of the Minister of Education and Training)
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Scope and regulated entities
This document deals with the higher education accreditation including the education quality assessment standards, the process and frequency of higher education accreditation.
This document is applicable to universities, academies and higher education institutions (hereinafter referred to as educational institutions) in the national education system, including the foreign-invested educational institutions that run within the Vietnam’s territory; education accrediting organization established by, or obtaining permission for the establishment from the Minister of Education and Training; relevant organizations and individuals.
Definitions
In this document, terms are construed as follows:
Education quality of higher educational institutions refers to the achievement of targets set by an education institution, the fulfillment of the requirements concerning such targets in the Law on Higher Education, the satisfaction of the demand for human resource trained for the local and national socio-economic development.
Assessment of educational quality of higher educational institutions refers to the collection and processing of information and the delivery of the judgments based on the quality assessment standards for all activities of an educational institution, including: the quality assurance in terms of its strategy, system, performance and operational results.
Higher education accreditation refers to the assessment process and recognition of the extent of the conformity of an educational institution to the education quality assessment standards promulgated by the Minister of Education and Training.
Internal assessment refers to a process during which an educational institution examines and assesses itself based on the education quality assessment standards provided by the Ministry of Education and Training in order to make a report on its actual situation of education quality, the efficiency of its training, scientific researches, personnel, facilities, and other relevant issues for the purpose of adjusting the resources and the course of implementation in order to meet the education quality standards.
External assessment refers to the survey and assessment carried out by an education accrediting organization based on the education quality assessment standards provided by the Ministry of Education and Training in order to determine the extent of the conformity of the educational institution with the education quality standards.
Set of standards for assessment of the quality of educational institutions refer to the degree of eligibility requirements and conditions at which an educational institution is required to meet to be recognized as an accredited educational institution. Each standard corresponds to a field of activities of the institution and is composed of several criteria.
Criterion for education quality assessment refers to the degree of requirement and condition that must be satisfied in a particular aspect of each standard.
Expected learning outcome refers to the minimum requirements concerning knowledge, skills, a sense of self-discipline and responsibility a student expects to achieve upon completion of the educational program, the educational institution has promised to students and society and made known to the public together with necessary conditions for fulfillment of these requirements.
Programme designed for a specific level of a major includes objectives and requirements relating to knowledge, expected learning outcome; program contents, methodologies and activities; facilities and amenities, institutional structure, functions, duties and academic activities of an educational institution entrusted with offer of prescribed major.
Curriculum for a level-specific programme includes general and specific objectives and expected learning outcomes for each major and course; educational contents, assessment methodologies and time length of each major and course.
Benchmarking refers to the process of contrasting and comparing an education institution or programme with a set of educational quality assessment standards or with another designated higher education institution or programme.
Related party of an educational institution refers to the student, lecturer, employee, leader and manager, employer, partners, student's family, investor, supervisory authority, State regulatory authority in charge of education, other relevant organizations and individuals.
Educational philosophy refers to a collection of core perspectives that describe the educational purpose, the content and methods of teaching, the role of teachers and learners in educational activities.
Purpose of application of standards for assessment of the quality of educational institutions
Educational institutions shall use the standards for assessment of the quality of educational institutions to evaluate their entire activities in order to continuously improve the quality of education and to address realistic conditions of education quality and the performance of units to the concerned parties.
Education accrediting organizations shall use the standards for assessment of the quality of educational institutions to assess and grant or deny granting recognition of conformity with education quality standards for educational institutions.
Other organizations and individuals shall rely on such standards to give their opinions, assess and participate in public consultations on educational institutions in which they are interested.
Chapter II
STANDARDS FOR ASSESSMENT OF THE QUALITY OF EDUCATIONAL INSTITUTIONS
Section 1. QUALITY ASSURANCE IN TERMS OF THE STRATEGY
Standard 1: Vision, mission and culture
1. Criterion 1.1: An educational institution’s leader ensures that the institution's vision and mission meet the needs and satisfaction of the concerned parties.
2. Criterion 1.2: An educational institution promotes cultural values that are corresponding to the vision and mission of the institution.
3. Criterion 1.3: Vision, mission and culture of an educational institution are disseminated, thoroughly understood and clearly explained.
4. Criterion 1.4: Vision, mission and culture of an educational institution are reviewed in order to meet the needs and satisfaction of the concerned parties.
5. Criterion 1.5: Vision, mission and culture of an educational institution as well as the process of building and developing them are improved in order to meet the needs and satisfaction of the concerned parties.
Standard 2: Administration
1. Criterion 2.1: Administrative system (including the Board of Managers or the school board, the Party and social organizations, other advisory committees) is established in accordance with the law to establish a strategic orientation correspond to the specific context of the institution; ensure accountability, sustainability, transparency and mitigation of potential risks in the administration of the institution.
2. Criterion 2.2: The Decision of the administrative bodies is transformed into action plans, policies and guidelines.
3. Criterion 2.3: The administrative system of the institution is reviewed regularly.
4. Criterion 2.4: The institution's administrative system is improved to enhance the performance of the institution and manage the risk better.
Standard 3: Leadership and management
1. Criterion 3.1: Leader of the institution establishes a management structure that clearly defines roles, responsibilities, decision-making procedures, information and reports to achieve vision, mission, culture and strategic goals of such institution.
2. Criterion 3.2: Leader of the institution is involved in communicating and connecting concerned parties to orient the vision, mission, culture and strategic goals of such institution.
3. Criterion 3.3: The leadership and management structure of the institution are reviewed regularly.
4. Criterion 3.4: The leadership and management structure of the institution are improved to enhance the effectiveness of the management and reach the desired performance of the institution.
Standard 4: Strategic management
1. Criterion 4.1: Strategic planning is made in order to achieve vision, mission, culture and strategic goals in education, scientific research and community service.
2. Criterion 4.2: Strategic planning are thoroughly understood and transformed into short-term and long-term plans.
3. Criterion 4.3: Key performance indicators, key target indicators are established to measure the extent to which the institution's strategic goals have been attained.
4. Criterion 4.4: The strategic planning process, the key performance indicators, key target indicators are improved to achieve the strategic objectives of the institution.
Standard 5: Policies on education, scientific research and community service
1. Criterion 5.1: A system to develop policies on education, scientific research and community service is made available.
2. Criterion 5.2: The process for monitoring compliance with regulatory policies is documented, disseminated and implemented
3. Criterion 5.3: Policies on education, scientific research and community service are reviewed in a regular manner.
4. Criterion 5.4: Policies on education, scientific research and community service are improved to enhance the performance of the educational institution and meet the needs and satisfaction of the concerned parties.
Standard 6: Human resource management
1. Criterion 6.1: Human resource is planned to fully meet the needs and satisfaction of the concerned parties.
2. Criterion 6.2: Recruitment and selection criterion (including moral criterions and academic freedom used in the personnel promotion, appointment and placement) are defined and communicated to the public.
3. Criterion 6.3: Competency standards (including leadership skills) of different groups of staff, lecturer and employee are identified and developed.
4. Criterion 6.4: The need for education, improvement and development of the staff of officers, lecturers and employees shall be identified and related activities are carried out to meet such needs.
5. Criterion 6.5: The performance management system (including reward, recognition and training schemes) is implemented to promote and support education, scientific research and community service.
6. Criterion 6.6: Personnel, policies, processes and plans are reviewed in a regular manner.
7. Criterion 6.7: Personnel, policies, processes and plans are improved in order to support education, scientific research and community service.
Standard 7: Financial and material facilities management
1. Criterion 7.1: The system for planning, using, auditing and enhancing financial resources of the institution is established and operated in order to support the implementation of vision, mission and strategic objectives in education, scientific research and community service.
2. Criterion 7.2: The system for planning, maintaining, evaluating and upgrading facilities and infrastructure (including teaching and learning facilities, laboratories, equipment and tools, etc.) is established and operated in order to meet the needs of education, scientific research and community service.
3. Criterion 7.3: The system for planning, maintaining, auditing and upgrading facilities and infrastructure (including computer, network, backup system, information security and access) is established and operated in order to meet the needs for education, scientific research and community service.
4. Criterion 7.4: The system for planning, maintaining, assessing and enhancing learning resources (such as library resources, teaching aids, online databases, etc.) is established and operated in order to meet the needs of education, scientific research and community service.
5. Criterion 7.5: The system for planning, using, assessing and enhancing environment, health, safety and accessibility of people with special needs is established and operated.
Standard 8: Networks and external relations
1. Criterion 8.1: Plan to develop partners, networks, and external relations are made to achieve the vision, mission and strategic goals of the institution.
2. Criterion 8.2: Policies, processes and agreements are implemented to promote partners, networks and external relations.
3. Criterion 8.3: Partners, networks and external relations are reviewed.
4. Criterion 8.4: Partners, networks and external relations are improved to achieve the vision, mission and strategic goals of the institution.
Section 2. QUALITY ASSURANCE OF THE SYSTEM
Standard 9. Internal quality assurance system
1. Criterion 9.1: The structure, role, responsibility and accountability of the internal quality assurance system are established to meet the strategic goals and quality assurance of the institution.
2. Criterion 9.2: Strategic plans for quality assurance (including strategies, policies, related parties engagement, activities consisting of promotion of quality assurance and capacity building training force) are developed to meet the strategic goals and quality assurance of the institution.
3. Criterion 9.3: Strategic planning on quality insurance is thoroughly understood and transformed into short-term and long-term plans.
4. Criterion 9.4: Document storing system, review and dissemination of policies, systems, procedures and quality assurance procedures are implemented.
5. Criterion 9.5: Key performance indicators, key target indicators are established to measure the assurance performance of the institution.
6. Criterion 9.6: The strategic planning procedure, the key performance indicators, key target indicators are improved to achieve the strategic objectives and the quality assurance of the institution.
Standard 10: Internal assessment and external assessment
1. Criterion 10.1: Internal assessment plan and external assessment preparation are established.
2. Criterion 10.2: Internal assessment and external assessment are implemented in a regular manner by the staff or/and by trained independent experts.
3. Criterion 10.3: Findings and results of internal assessment and external assessment are reviewed.
4. Criterion 10.4: Internal assessment procedure and external assessment preparation procedure are improved to achieve the strategic objectives of the institution.
Standard 11. Internal quality assurance information system
1. Criterion 11.1: An internal quality assurance management plan (including the collection, process, reports, receiving and transfer of information from relevant parties) is established to support education, scientific research and community service.
2. Criterion 11.2: Internal quality assurance information including data analysis results must be appropriate, accurate and available in order to provide timely information to relevant parties in support of decision-making and ensuring consistency, security and safety.
3. Criterion 11.3: Internal quality assurance information system, quantity, quality, consistency, data and information security and safety are reviewed.
4. Criterion 11.4: Internal quality assurance information management and internal quality assurance policies, procedures and plans are improved to support education, scientific research and community service.
Standard 12. Quality improvement
1. Criterion 12.1: A plan to continuously improve the quality of education facilities, including policies, systems, procedures, procedures and resources is developed in order to achieve the best results in education, scientific research and community services.
2. Criterion 12.2: Partner selection criteria, benchmarking and matching for quality improvement are established.
3. Criterion 12.3: Benchmarking and matching are done to enhance quality assurance and encourage innovation.
4. Criterion 12.4: Selection process, use of benchmarking and matching are reviewed.
5. Criterion 12.5: The selection process, the use of benchmarking and matching information is improved to consistently achieve the best results in education, scientific research and community service.
Section 3. QUALITY ASSURANCE OF FUNCTIONAL PERFORMANCE
Standard 13: Enrollment and admission
1. Criterion 13.1: Plans, policies, and communications shall be developed in order to enroll students for various programme.
2. Criterion 13.2: Criterion is developed to select quality learners for each programme
3. Criterion 13.3: The enrollment and admission monitoring process are implemented
4. Criterion 13.4: The enrollment and admission shall be monitored.
5. Criterion 13.5: The enrollment and admission monitoring process are improved to ensure suitability and effectiveness.
Standard 14: Design and review of curriculum
1. Criterion 14.1: Systems are developed to design, develop, monitor, review, evaluate, approve and issue curriculum for all programme and subjects/modules with opinions and feedbacks from relevant parties.
2. Criterion 14.2: Building, reviewing and adjusting systems of the expected learning outcomes of the programme and subjects/modules in accordance with the needs of relevant parties are made available.
3. Criterion 14.3: Subject/module syllabus, curriculum of the programme and subjects/modules are documented, disseminated and implemented based on the expected learning outcomes.
4. Criterion 14.4: Review of the design process, evaluation and review of the curriculum are conducted.
5. Criterion 14.5: The design, assessment and curriculum are improved to ensure the consistency and updating in order to meet the ever-changing needs of relevant parties.
Standard 15: Teaching and learning
1. Criterion 15.1: System of selection of teaching and learning activities is consistent with the educational philosophy to achieve expected learning outcomes.
2. Criterion 15.2: The system for attracting and selecting lecturers, assigning tasks based on professional qualifications, capacity, professional achievements and experience is implemented.
3. Criterion 15.3: Teaching and learning activities promoting lifelong learning are organized in an appropriate manner to achieve expected learning outcomes.
4. Criterion 15.4: Teaching and learning activities are monitored and evaluated in order to ensure and improve quality.
5. Criterion 15.5: Educational philosophy, teaching and learning activities are improved to achieve expected learning outcomes, ensure the quality of teaching, learning and lifelong learning.
Standard 16: Learner assessment
1. Criterion 16.1: System for planning and selecting appropriate types of learner assessments during the learning process is established.
2. Criterion 16.2: Learner assessment activities are designed to ensure the expected learning outcomes are achieved.
3. Criterion 16.3: Assessment methods and learner assessment results are reviewed to ensure accuracy, reliability, equity and possibility to achieve the expected educational outcomes.
4. Criterion 16.4: Types and methods of assessing learners are improved to ensure accuracy, reliability, equity and possibility to achieve the expected educational outcomes.
Standard 17: Learner service and support activities
1. Criterion 17.1: Learner service and support activities and learner monitoring systems are developed.
2. Criterion 17.2: Learner service and support activities and learner monitoring systems are implemented to meet the needs of relevant parties.
3. Criterion 17.3: Learner service and support activities as well as learner monitoring systems are reviewed.
4. Criterion 17.4: Learner service and support activities as well as learner monitoring systems are improved to meet the needs and satisfactions of relevant parties.
Standard 18: Scientific research management
1. Criterion 18.1: Systems for directing, administering, implementing, monitoring and reviewing research activities, the quality of researchers, resources and research-related activities is established.
2. Criterion 18.2: A strategy for finding funds for research, research promotion, scientific discovery, collaboration, and peak research is developed to achieve the vision and mission of the institution.
3. Criterion 18.3: Key performance indicators are use to evaluate the quantity and quality of research.
4. Criterion 18.4: Research management is improved to enhance the quality of research and scientific discovery.
Standard 19: Intellectual property management
1. Criterion 19.1: Systems managing and protecting inventions, patents, copyright, and research results are established.
2. Criterion 19.2: The system for recording, storing and exploiting intellectual property is deployed.
3. Criterion 19.3: The intellectual property management review system is implemented.
4. Criterion 19.4: Intellectual property management is improved to protect educational institutions, researchers and the benefits of community.
Standard 20: Scientific research cooperation and partnership
1. Criterion 20.1: System for establishing cooperation and partnerships in research is built in order to meet research objectives.
2. Criterion 20.2: Policies and procedures for promoting research of cooperation and partnership are implemented.
3. Criterion 20.3: System for reviewing effectiveness of cooperation and partnership in research is implemented.
4. Criterion 20.4: Activities on cooperation and partnership in research are improved to achieve research objectives.
Standard 21: Community service and connection
1. Criterion 21.1: Plan to connect and provide community service is built in order to implement the vision and mission of the institution.
2. Criterion 21.2: Policies and guidelines for community service and connection activities are implemented.
3. Criterion 21.3: System for measuring and monitoring community service and connection is established.
4. Criterion 21.4: The provision of community service and connection is improved to meet the needs and satisfaction of relevant parties.
Section 4. PERFORMANCE RESULTS
Standard 22: Training result
1. Criterion 22.1: The percentage of learners who meet the requirements and the dropout rates of all programmes, modules/subjects are determined, monitored and benchmarked to improve education quality.
2. Criterion 22.2: Average time limits for graduation of all programmes are determined, monitored and benchmarked to improve education quality.
3. Criterion 22.3: Employment rate for graduates in all programmes is determined, monitored and benchmarked to improve education quality.
4. Criterion 22.4: Levels of satisfactoriness of relevant parties with the quality of graduated learners are determined, monitored and benchmarked to improve education quality.
Standard 23: Scientific research result
1. Criterion 23.1: Forms and quantity of researches conducted by lecturers and researchers are determined, monitored and benchmarked to improve education quality.
2. Criterion 23.2: Forms and quantity of researches conducted by learners are determined, monitored and benchmarked to improve education quality.
3. Criterion 23.3: Forms and quantity of collection of science announcements including citations are determined, monitored and benchmarked to improve education quality.
4. Criterion 23.4: Forms and quantity of intellectual property are determined, monitored and benchmarked to improve education quality.
5. Criterion 23.5: Funds for each type of research activity are determined, monitored and benchmarked to improve education quality.
6. Criterion 23.6: Research and invention results (e.g. commercialization, testing and transfer, establishment of startup units, etc.) are determined, monitored and benchmarked to improve education quality.
Standard 24: Community service result
1. Criterion 24.1: Forms and degree of participation in connecting, serving the community and contributing to society shall be determined, monitored and benchmarked to improve education quality.
2. Criterion 24.2: Social impacts, results of community service and connection activities and contribution to society are determined, monitored and benchmarked to improve education quality.
3. Criterion 24.3: Impacts of community service and connection activities on learners, lecturers and staffs are determined, monitored and benchmarked to improve education quality.
4. Criterion 24.4: Satisfactions of related parties with community service and connection activities, contribution to society are determined, monitored and benchmarked to improve education quality.
Standard 25: Financial and market result
1. Criterion 25.1: The results and financial indicators of the education, scientific research and community service activities are determined, monitored and benchmarked to improve education quality.
2. Criterion 25.2: The results and market indicators of the education, scientific research and community service activities are determined, monitored and benchmarked to improve education quality.
Chapter III
PROCESS AND FREQUENCY OF EDUCATION QUALITY ASSESSMENT
Section 1. ASSESSMENT PROCESS, FREQUENCY, ASSESSMENT AND GRADING METHOD
The process and frequency of education accreditation
1. The process of education accreditation shall be performed according to the following steps:
Internal assessment;
b) External assessment;
c) Verification of quality assessment result;
d) Recognition of conformance to education quality standards.
2. The accreditation shall be carried out every 5 years.
Assessment and grading method
1. The criterions of the standards for assessment of the quality of educational institutions promulgated in Chapter II of this Regulation shall be evaluated on a scale of 7 levels (corresponds to 7 points) as follows:
Level 1. Absolutely incompliant: Do not perform quality assurance to meet the requirements. Plans, documents, evidence or results are not available. Improvement should be made immediately.
b) Level 2. Incompliant, improvements need to be taken: Quality assurance with regards to fields requiring being adapted for the predetermined new criteria is at the planning stage or has failed to meet the stipulated requirement. Have little documents or proofs. Quality assurance activities are not performed regularly or performed poorly.
c) Level 3. Not fully compliant. Minor corrective actions should be taken to become compliant: Quality assurance activities have been determined and performed but still need minor improvements to be fully compliant. There are documents but no clear evidence that they are fully implemented. The implementation of quality assurance activities is not yet consistent or has limited results.
d) Level 4. Compliant: Quality assurance actitivities are fully performed to meet the stipulated requirements. There are evidences that the performance is fully implemented. The results of quality assurance activities are as expected’
dd) Level 5. More compliant than expected: The quality assurance performance is more compliant than the expected requirements. There are evidences that the performance is being carried out effectively. The implementation of quality assurance activities shows good results and demonstrates positive improvement trends;
e) Level 6. Well compliant as a model of the country: The implementation of quality assurance adapted for meeting the requirements of the criterion is considered the best of the nation. There are evidences that performance is being carried out effectively. The implementation of quality assurance activities shows very good results and demonstrates very positive improvement trends;
g) Level 7. Perfectly compliant, reaching the level of the world's leading educational institutions: The performance of quality assurance adapted for meeting the requirements of the criterion is considered excellent, reaching the level of the world's leading educational institutions or considered the model for other educational institutions around the world to follow. There are evidences that the performance is being carried out in a creative manner. The implementation of quality assurance activities shows excellent results and demonstrates excellent improvement trends;
2. Grading method
The score for each criterion is the integer point corresponding to the standards specified in Clause 1 of this Article;
The score for each criterion is the average of the scores of the criterion in that standard, rounded to two digits after the comma;
The average score for the criterion specified in each section of chapter II of this Article is the average of the scores of the criterion in that section, rounded to two digits after the comma.
Section 2. INTERNAL ASSESSMENT
Article 31. Internal assessment steps
1. Establish the internal assessment panel
2. Make the internal assessment plan.
3. Collect, process, analyze the information and evidence.
4. Make the internal assessment report.
5. Storage and use the internal assessment report.
6. Carry out the activities after completing the internal assessment report.
Article 32. Internal assessment panel of the educational institution
1. The number of members of the internal assessment panel of an educational institution is an odd number. An internal assessment panel is attended by at least 11 members. Its establishment is decided by the Director or Principal of the educational institution (hereinafter referred to as Principal).
2. The president of the internal assessment panel is the Principal; the Deputy President is a Deputy Principal. Other members are representative of the school panel or the Board of Directors, the Science and Training panel; communist organizations, other organizations affiliated to the educational institution, the unit in charge of education quality assurance; the departments, the deans; representatives of lecturers and learners.
3. The panel includes a secretary panel, including staffs of units in charge of quality assurance and other relevant officials, in which the manager of the unit in charge of education quality assurance is the appointed Head. The specific work of the internal assessment panel is assigned to functional groups, which includes members of the internal assessment panel and the secretary panel. Each functional group shall include from 3 to 5 members, be in charge some criterions in the assessment of educational quality and managed by a member of the panel.
4. The internal assessment panel shall advise the Principal to carry out the internal assessment in accordance with this Regulation. The internal assessment panel works on the principle of democratic centralism and reaches agreements through discussions.
5. The internal assessment shall:
Disseminate the policies on the internal assessment; introduce the internal assessment process, research, exchange experience of internal assessment, request relevant units and individual to cooperate;
b) Collect information and evidence, review the activities and compare the achievements with the set target of the educational institution; assess the extent of achievement, determine the pros and cons of the educational institution; suggest plans for improving and enhancing the quality;
c) Compare the achievement with the education quality assessment standards established by the Ministry of Education and Training and make the internal assessment report;
d) Announce the internal assessment report of the educational institution;
dd) Maintain and update the database of the internal assessment;
e) Suggest plans for improving and enhancing the education quality to the Principal.
6. The responsibilities of the members of the internal assessment panel:
The panel president is responsible for the activities of the panel, assigns tasks to each member, in which identifies the tasks to be performed that correspond to each evaluation criterion, the start and end dates, the primary responsible person and the coordinators; convene and preside the meetings of the panel; approve the internal assessment plan; direct the data and evidence collection; analyze and make the internal assessment report; resolve the issues arising during the internal assessment.
b) Other members of the panel shall perform the tasks assigned by the panel resident and take responsibility for them;
c) The deputy president shall operate the panel upon the delegation of the panel president and take responsibility for the delegated tasks.
7. The panel members must be provided with training in internal assessment techniques, including: the education quality assurance system; the process and frequency of education accreditation; the internal assessment guidance; the experience of internal assessment at home and overseas; the techniques of studying documents, interviewing, observing, discussing, investigating and making internal assessment report.
8. The internal assessment panel may request the Principal to hire experts to assist the panel in carrying out the internal assessment. The expert must hold a master’s degree or higher, be proficient in the education accreditation and assurance, internal assessment, and necessary techniques to carry out the internal assessment.
Article 33. The establishment of internal assessment plan
1. The educational institution shall make the internal assessment plan which is approved by the Principal - president of the internal assessment panel.
2. The internal assessment plan must specify:
a) The purposes and extent of the internal assessment;
b) The composition of the internal assessment panel;
c) The specific assignments of each panel members;
d) The internal assessment instruments;
dd) The information and evidence that need collecting;
e) The estimate of the resources on facilities, finance and time for mobilizing resources during the internal assessment;
g) The schedule: specifying the necessary time for deploying, and the schedule for doing specific activities during the internal assessment.
Article 34. Collection, process and analysis of the information and evidence
1. Based on the criteria in the standards for assessment of the quality of educational institutions, the internal assessment panel shall appoint its member to collect, process, analyze information and evidence before making the internal assessment report.
2. During the process of collecting information and evidences, the origin of them must be specified. Collected information and evidences, including documents concerning their origin, must be stored and the panel must make measures for protecting such information and evidences. The panel is encouraged to use information technology to perform the internal assessment, digitize collected information and evidences for update, storage and collation of evidences.
Article 35. Making the internal assessment report
1. The internal assessment report must be presented in a concise, clear, accurate, objective manner in accordance with quality assessment criterion, including key components:
Database of the educational institution;
b) Level of compliance according to standards;
c) Internal assessment of quality assurance.
2. The draft internal assessment report must be circulated in the educational institution so that the managers, lecturers, teachers, employees, and students can read and comment for at least 10 business days.
3. The internal assessment report shall be finalized by the panel on the basis of comments from management staffs, lecturers, science staffs, staffs and learners. The Principal - president of the internal assessment panel shall approve the internal assessment report.
Article 36. Storage and use of the internal assessment report
1. The educational institution shall retain the approved internal assessment report together with the relevant documents during its compilation and completion.
2. The copies of internal assessment reports shall be kept in the library for references. For educational institutions of which information needs to be kept confidential as prescribed by the State, the Principal shall prescribe regulation on the use of the internal assessment report according to confidential regime.
Article 37. Carrying out the activities after completing the internal assessment report
1. The plan for improving the quality specified in the internal assessment report shall be implemented in order to improve and enhance the education quality.
2. Sending the internal assessment report to the authority in charge of directly managing education institution together with Official Dispatch on consideration and support for the improvement and enhancement of the training program according to the action plans in the internal assessment report; and sending it to the Ministry of Education and Training (Department of Educational Testing and Accreditation).
3. Annually, the internal assessment report shall be updated (in the form of annual additional report) and retained in the library of the educational institution.
Section 3. EXTERNAL ASSESSMENT
Article 38. Process and procedures for external assessment registration
1. An educational institution may apply for the external assessment carried out by an education accrediting organization licensed by the Ministry of Education and Training after the approved internal assessment report has been announced in the internal educational institution for at least 20 business days. If the information of the educational institution must be kept confidential as prescribed by the State, the educational institution shall send the internal assessment report to the authority in charge of directly managing education institution in order to apply for the external assessment.
2. Every 5 years or at the request of the education authority, the educational institution must make an internal assessment report and apply for external assessment for approval of education quality standards.
3. Education accrediting organizations shall publicize the information on the calculation and level of funds needed for the internal assessment, external assessment report and the consideration of qualified educational institution on their websites so that educational institutions have grounds to select education accrediting organizations for assessment registration and monitoring of related parties.
Article 39. The contract for verification of internal assessment and external assessment between the education accrediting organizations and the educational institution
1. At the request of the educational institution, the education accrediting organizations shall conclude a contract on verification of internal assessment report with the educational institution. The educational institution shall send the internal assessment report and relevant documents to the educational quality assessment organizations for verification.
2. Within 20 business days from the date on which the contract is concluded, the education accrediting organizations shall verify the internal assessment report and send the verification result to the educational institution in following cases:
a) If the internal assessment report does not meet the requirements of format and content, the educational institution is required to complete the report;
b) If the internal assessment report meets the requirements, the external assessment may be carried out.
3. If the internal assessment report meets requirements, the education accrediting organizations and the educational institution shall conclude an external assessment contract.
4. The contracts between the education accrediting organizations and the educational institution shall comply with regulations of law on economic contracts.
Article 40. Establishment of external assessment commission
1. An external assessment commission, comprising at least 5 members, established under the decision of the Director of the education accrediting organization, in which at least 50% of the members have an education quality assessor's cards, includes:
a) The chief commissioner is a director of educational institution or hold equivalent of higher positions who is experienced in carrying out internal assessment and external assessment, has an education quality assessor’s card. The chief commissioner shall manage the activities of the commission;
b) The secretary has expertise in education accreditation and holds the Identity Card of the education quality assessor. The secretary shall assist the chief commissioner in carrying out the external assessment activities and drafting the documents of the external assessment commission;
c) The remaining members are officers from other educational institutions, State agencies in charge of education and training, socio-professional organizations, or employers corresponding to the disciplines of the assessed educational institution, who have education quality assessor’s cards or certificate of completion of assessor training courses as prescribed by the Ministry of Education and Training. The members shall perform the tasks assigned by the chief commissioner.
2. Members of the external assessment commission must:
a) Be qualified, ethical, honest, and objective; have good health to perform the assigned tasks;
b) Teach or participate in managerial educational activities for at least 10 years; in cases the members are employers, they do not have to teach or engage in managerial activities, but must have at least 5 years of experience of management;
c) Have labor contracts signed with the education accrediting organization;
d) Make a written commitment with the education accrediting organization that they have never worked for the assessed educational institution; have never contributed capital, purchased stocks and bonds; no family members (parents, spouses, children, siblings) are members in the board of directors of the assessed educational institution.
3. Before establishing the external assessment commission, the education accrediting organization must send the tentative list of the composition of the external assessment commission to the educational institution. The educational institution may request the education quality assessment organization to replace one or more members of the commission if there is evidence that such members have been in a conflict of interest with the educational institution, but may not suggest or recommend any particular individual for the external assessment commission.
If the educational institution does not give any opinion within 10 working days from the date on which the tentative list is received, the educational institution is considered to concur with the tentative list made by the education accrediting organization.
4. The external assessment shall be carried out after the education accrediting organization and the educational institution have signed the external assessment contract, and the external assessment commission is established as prescribed in this Article.
Article 41. The external assessment steps
1. Study the internal assessment documents:
The external assessment commission shall examine the internal assessment report and relevant documents of the educational institution; collect, process the information and evidence related to the education quality assessment standard.
2. Carry out the preliminary survey at the educational institution.
3. Carry out the official survey at the educational institution.
4. Draft the external assessment report and send it to the educational institution for seeking opinions:
The draft external assessment report must be agreed by at least 2/3 of the commission members;
b) The external assessment commission shall send the draft external assessment report to the educational institution for seeking opinions via the education accrediting organization within 15 working days from the date on which the educational institution receives the draft report.
5. Complete the internal assessment report:
a) Within 15 working days from the date on which the feedbacks from the educational institution is received or from the deadline for the educational institution to give opinions, the external assessment commission shall send a notice about the accepted and rejected opinions via the education accrediting organization. The reasons for rejecting opinions must be explained;
b) The external assessment commission shall complete the external assessment report, and then send it together with the relevant documents (if any) to the Director of the education accrediting organization. Then the education accrediting organization shall officially send the external assessment report to the educational institution and request the contract liquidation.
c) The members of the external assessment commission shall not freely supply information related to the work contents and assessment results of the assessment commission without the permission of the education accrediting organization or competent state management.
Article 42. Using the external assessment results
The external assessment results are the basis for the educational institution to implement the plan for improving and enhancing the education quality and for the education accrediting panel of the education accrediting organization to verify, consider and approve or disapprove the certification that the educational institution meets the educational institution standards.
Article 43. Responsibility of the educational institution for the external assessment
1. Prepare the documents and data related to the activities of the educational institution and other conditions for the external assessment.
2. Appoint a leader f the educational institution and a specialized manager to work with the external assessment commission.
3. Cooperate and consult with the external assessment commission about the internal assessment report examination result and the result of the survey carried out at the educational institution.
4. Within 15 working days from the date on which the draft external assessment report is received, the educational institution shall send a document to the education accrediting organization, specifying the agreement of disagreement on the draft external assessment report.
If the external assessment report is disapproved, the reasons and evidence must be provided. If the educational institution does not send any feedback after this deadline, it is considered to concur with the draft external assessment report.
5. Within 15 working days from the date of receiving the external assessment report sent by the education accrediting organization as prescribed under Point b, Clause 5, Article 41 of this Regulation, the educational institution shall send the education accrediting organization a written request for the certification of meeting education quality standards.
Section 4. VERIFICATION OF THE EDUCATION QUALITY ASSESSMENT RESULT
Article 44. The time limit and dossier of the verification of education quality assessment result
1. Within 6 months from the date on which the written request for consideration and recognition of the educational quality standard of the educational institution is received, the education accrediting organization shall hold a quality assessment meeting to verify the education quality assessment result.
2. The dossier on the verification of the education quality assessment result includes: the internal assessment report, the external assessment report, the written request made by the educational institution for the certification of meeting education quality standards; the written feedbacks from the educational institution on the external assessment report, the notification made sent by the external assessment commission to the educational institution of the acceptance or rejection of opinions; the report on the summary of the results of the internal assessment, external assessment and the summary of the issues that need discussing.
3. The secretary team shall assist the education accrediting panel in making the plan for verifying the education quality assessment result, preparing the verification dossier and sending the verification dossier to the panel members at least 15 working days before the panel meeting.
Article 45. The process of the verification of education quality assessment result
The verification of education quality assessment result shall be carried out by the education accrediting panel in the following order:
1. The panel meeting shall be convened and presided by the president or a delegated deputy president of the panel to perform the following tasks:
a) Listen to the summary of the results of the internal assessment, external assessment and the issues that need discussing;
b) Discuss the internal assessment result, the external assessment result and the draft resolution of the panel on the verification of the education quality assessment result;
c) Seeking recommendations of the panel to the educational institution about the rectification of the weaknesses, the improvement and enhancement of the education quality;
d) The panel shall ballot for the approval of the resolution on the verification of the education quality assessment result.
2. Within 10 working days from the date on which the verification result is available, the education accrediting organization shall send the educational institution the resolution on the verification of the education quality assessment result and the recommendations of the panel to the educational institution about the rectification of the weaknesses, the improvement and enhancement of the education quality.
3. If no course has been completed, the educational institution shall use the result of the verification of the education quality assessment for the improvement and enhancement of their education quality. If at least one course is completed, within 20 working days from the date on which the documents prescribed in Clause 2 of this Article is received, the educational institution must send a written feedback to the education accrediting organization on:
a) The agreement with the resolution and recommendations of the panel; requesting the education accrediting organization to consider and certify that the educational institution meets the education quality standards, and issue the education quality assessment certificate;
b) The agreement with the resolution and recommendations of the panel; the plan made by the educational institution for overcoming the weakness, improving and enhancing the education quality for the purpose of applying for the education accreditation in the near future;
c) The disagreement on part or the whole of the resolution and recommendation of the panel; requesting for the reconsideration from the education accrediting organization.
4. In the cases prescribed in Point a Clause 3 of this Article, within 10 working days from the date on which the written feedback sent by the educational institution is received, the education accrediting organization shall post the external assessment result, the resolution, and the recommendations of the panel on the website of the education accrediting organization. After 15 days from the announcement date, if there is no complaint is made, the education accrediting organization shall issue the education accreditation certificate to the educational institution; if complaints are made, the education accrediting organization shall review the entire process and the dossier on the verification of the education quality assessment result before deciding to issue or not to issue the education accreditation certificate to the educational institution.
For educational institutions of which information needs to be kept confidential as prescribed by the State, the external assessment results, the external assessment result, the resolution and recommendations of the panel shall be sent to the authority in charge of directly managing education institution at least 15 days before the education accrediting organization issues the certification for seeking assenting opinions.
5. In the cases prescribed in Point b Clause 3 of this Article, the education accrediting organization must explain the resolution and recommendations of the panel at the request from the educational institution; provide consultancy, and assist the educational institution in improving and enhancing its education quality.
6. In the cases prescribed in Point v Clause 3 of this Article, the education accrediting organization shall reconsider the resolution and recommendations of the panel in the next periodic meeting as prescribed in Clause 1 of this Article, and take the next steps prescribed in this Article.
Section 5. RECOGNITION OF CONFORMANCE TO EDUCATION QUALITY STANDARDS
Article 46. Conditions for the recognition of conformance to education quality standards
1. At least one course is completed.
2. An external assessment is carried out and a written request sent to the education accrediting organization for the recognition of conformance to education quality standards is made. If the information of the educational institution must be kept confidential as prescribed by the State, the educational institution shall request that the external assessment result be sent to the authority in charge of directly managing education institution and apply for the certification of meeting education quality standards.
3. After being verified of the education quality assessment result, the average point of the educational institution of each standard in each section in Chapter II of this Regulation shall all reach at least 3.5 points and no standard has an average score below 2.0 points.
Article 47. Education accreditation certificate
1. According to the request made by the education accrediting panel, the Director of the education accrediting organization shall issue the education accreditation certificate to the educational institution that satisfies the conditions in Article 46 of this Regulation.
2. The education accreditation certificate is valid for 5 years from its date of issue.
At least 9 months prior to the expiration date of the education accreditation certificate, the educational institution shall conduct an internal assessment of the next cycle which clarifies the improvement of quality compared to the previous cycle and register with the education accrediting organization for continuing accreditation.
3. The education accreditation certificate is designed and printed by the education accrediting organization after its design is registered with the Ministry of Education and Training.
Article 48. Revocation of the education accreditation certificate
If the education accreditation certificate is unexpired and the State agencies in charge of education management devise a cheating in the process of assessment or the educational institution no longer satisfies the requirements of the education quality assessment standard, the State agency in charge of education management shall request the Director of the education accrediting organization to revoke the education accreditation certificate.
Article 49. Responsibility of the educational institution issued with the education accreditation certificate
1. Post the accreditation certificate on the website of the educational institution within 10 days after date on which the accreditation certificate is issued (not applying for the educational institutions need keeping confidential as prescribed by the State).
2. Report to the Ministry of Education and Training and the authority in charge of directly managing education institution the results of the education accreditation, the plan for improving and enhancing the education quality after being issued with the education accreditation certificate.
3. Sustain and develop the conditions for education quality assurance. Sustain and improve the certified education accreditation result during the validity period of the education accreditation certificate. If the quality is not sustained consistently with the certified result, depending on the nature and seriousness of the violations, the educational institution shall be warned or have the education accreditation certificate revoked.
4. Annually implement plans to improve and enhance the quality of education according to the recommendations of the education accrediting panel, report directly to the authority in charge of directly managing education institution on the results of quality improvement and the overcoming the weaknesses of the quality of education indicated in the external assessment report.
5. Register, make a mid-term review with the education accrediting organization and send the result to the Ministry of Education and Training and the authority in charge of directly managing education institution after 2.5 years from the date on which the education accreditation certificate is issued.
6. Carry out the assessment of the next cycle as prescribed in Clause 2, Article 47 of this Regulation.
Article 50. Responsibility of the education accrediting organization
1. Post the external assessment result, the resolution and the recommendations of the Council on the website of the education accrediting organization at least 15 days before the educational institution is issued with the accreditation certificate (not applying for educational institutions or training programs need keeping confidential as prescribed by the State).
2. Post the education accreditation certificate issued to the educational institution on the website of the education accrediting organization within 5 days from the date on which the education accreditation certificate is issued to the educational institution. This post must be retained on the website for at least 5 years. Announce the list of educational institution granted the education accreditation certificate.
3. Make a mid-term review with the educational institution after 2.5 years from the date on which the education accreditation certificate is issued.
4. Revoke the education accreditation certificate of the educational institution at the request of the State agency in charge of education management prescribed in Article 48 of this Regulation.
Article 51. Usage of the education accreditation result
1. The result of the accreditation of the educational institution shall be used as a basis for determining the quality of higher education, the position and prestige of the educational institution; exercising the right to autonomy and self-responsibility and is one of the criteria for competent agencies to consider investing funds, assigning tasks, stratifying, ranking, transferring autonomy and reorganizing the network of educational institutions.
2. The educational institutions participating in the accreditation in accordance with regulations and receiving the recognition of conformance to education quality standards are given priority by the competent agencies for development investment and entitled to higher autonomy. Credits accredited at such educational institutions are recognized and transferable.
3. Educational institutions participating in the accreditation but do not receive the recognition of conformance to education quality standards shall have limited autonomy. If there is no improvement for the next 3 years to meet education quality standards, such institutions will be subject to restriction or suspension of admission.
Chapter IV
IMPLEMENTATION
Article 52. Transitional clause
1. Educational institutions assessing in accordance with standards for assessing the education quality of higher education issued together with the Decision No. 65/2007/QD-BGDDT dated November 1, 2007 of the Minister of Education and Training on promulgating regulations on criteria for assessing the education quality of universities; amended by Circular No. 37/2012/TT-BGDDT dated October 30, 2012 of Minister of Education and Training shall continue the process of education assessment according to the current regulations in the transition period until the end of June 30, 2018, in which the internal assessment and registration of external assessment with the education accreditation organization shall be conducted only until the effective date of this Circular.
2. Educational institutions received the recognition of conformance to education quality standards in accordance with criteria for assessing the education quality of higher education issued together with the Decision No. 65/2007/QD-BGDDT dated November 1, 2007 of the Minister of Education and Training on promulgating regulations on criteria for assessing the education quality of universities; amended by Circular No. 37/2012/TT-BGDDT dated October 30, 2012 of Minister of Education and Training shall register for further assessment according to the standards for assessment of the quality of educational institutions defined in Chapter II of this Regulation.
Article 53. The Agency of Testing and Education Administrators shall:
1. Announce the list of education accrediting organizations licensed to assess education quality and educational institutions received the recognition of conformance to education quality standards on the website of the Ministry of Education and training.
2. Provide professional guidance for educational institutions and education accrediting organizations to implement well this Regulation.
Article 54. Authority in charge of directly managing education institution shall:
Provide education institutions with expeditious and advantageous conditions to design their education programs that seek to meet education quality standards over periods of time.
Article 55. Educational institution shall:
Carry out assessment activities in accordance with this Regulation based on its mission, vision, objectives and strategic plan; select educational accrediting organization to carry out the assessment and accreditation of quality standards over periods of time.
Article 56. Education accrediting organization shall:
Assess and accredit any education institutions that meet education quality standards; report to the Ministry of Education and Training; publicize information and results of educational quality accreditation in accordance with the provisions of this Regulation and the provisions of relevant law./.