Chương I: Thông tư 12/2017/TT-BGDĐT Quy định chung
Số hiệu: | 12/2017/TT-BGDĐT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Người ký: | Bùi Văn Ga |
Ngày ban hành: | 19/05/2017 | Ngày hiệu lực: | 04/07/2017 |
Ngày công báo: | 03/07/2017 | Số công báo: | Từ số 477 đến số 478 |
Lĩnh vực: | Giáo dục | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục 5 năm/lần
Theo Thông tư số 12/2017/TT-BGDĐT ngày 19/05/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học, chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục là 05 năm; việc kiểm định được thực hiện theo các bước: Tự đánh giá; Đánh giá ngoài; Thẩm định kết quả đánh giá và Công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
Trong đó, để được công nhận là cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng, trường học phải có ít nhất 01 khóa người học tốt nghiệp; đã được đánh giá ngoài và có văn bản đề nghị tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục xem xét công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục; sau khi được thẩm định, cơ sở giáo dục phải có điểm trung bình của các tiêu chuẩn theo quy định đạt từ mức 3,5 điểm trở lên và không tiêu chuẩn nào có điểm trung bình dưới 2,0 điểm.
Cơ sở giáo dục đáp ứng đầy đủ các điều kiện sẽ được cấp Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục. Giấy chứng nhận có giá trị 05 năm kể từ ngày cấp. Trước khi hết hạn ít nhất 09 tháng, cơ sở phải thực hiện tự đánh giá chu kỳ tiếp theo, làm rõ các cải tiến chất lượng so với chu kỳ trước và đăng ký với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục để được tiếp tục kiểm định.
Cũng theo Thông tư này, Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục sẽ được công khai trên website của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục chậm nhất 05 ngày làm việc sau khi được cấp; đồng thời, được duy trì trên đó ít nhất 05 năm.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 04/07/2017.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Văn bản này quy định về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học, bao gồm tiêu chuẩn đánh giá chất lượng và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học.
2. Văn bản này áp dụng đối với các đại học, học viện, trường đại học (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục) trong hệ thống giáo dục quốc dân, kể cả các cơ sở giáo dục có yếu tố đầu tư của nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập và cho phép thành lập; các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Trong văn bản này, một số từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chất lượng của cơ sở giáo dục đại học là sự đáp ứng mục tiêu do cơ sở giáo dục đề ra, đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu giáo dục của Luật giáo dục đại học, phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước.
2. Đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học là việc thu thập, xử lý thông tin, đưa ra những nhận định dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá đối với toàn bộ các hoạt động của cơ sở giáo dục, bao gồm: đảm bảo chất lượng về chiến lược, đảm bảo chất lượng về hệ thống, đảm bảo chất lượng về thực hiện chức năng và kết quả hoạt động của cơ sở giáo dục.
3. Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học là hoạt động đánh giá và công nhận mức độ cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
4. Tự đánh giá là quá trình cơ sở giáo dục tự xem xét, nghiên cứu dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để báo cáo về thực trạng chất lượng giáo dục, hiệu quả hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, nhân lực, cơ sở vật chất và các vấn đề liên quan khác để cơ sở giáo dục tiến hành điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
5. Đánh giá ngoài là quá trình khảo sát, đánh giá của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để xác định mức độ cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
6. Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục là mức độ yêu cầu và điều kiện mà cơ sở giáo dục phải đáp ứng để được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Mỗi tiêu chuẩn ứng với một lĩnh vực hoạt động của cơ sở giáo dục; trong mỗi tiêu chuẩn có một số tiêu chí.
7. Tiêu chí đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục là mức độ yêu cầu và điều kiện cần đạt được ở một khía cạnh cụ thể của mỗi tiêu chuẩn.
8. Chuẩn đầu ra (Expected Learning Outcome) là yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kỹ năng, mức độ tự chủ và trách nhiệm cá nhân mà người học đạt được sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, được cơ sở giáo dục cam kết với người học, xã hội và công bố công khai cùng với các điều kiện đảm bảo thực hiện.
9. Chương trình đào tạo (Programme) ở một trình độ cụ thể của một ngành học bao gồm: mục tiêu, chuẩn đầu ra; nội dung, phương pháp và hoạt động đào tạo; điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và các hoạt động học thuật của đơn vị được giao nhiệm vụ triển khai đào tạo ngành học đó.
10. Chương trình dạy học (Curriculum) của một chương trình đào tạo ở một trình độ cụ thể bao gồm: mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể và chuẩn đầu ra đối với ngành học và mỗi học phần; nội dung đào tạo, phương pháp đánh giá và thời lượng đối với ngành học và mỗi học phần.
11. Đối sánh (Benchmarking) là hoạt động đối chiếu và so sánh một cơ sở giáo dục hoặc một chương trình đào tạo với bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục hoặc với cơ sở giáo dục/chương trình đào tạo được lựa chọn.
12. Các bên liên quan đến cơ sở giáo dục bao gồm người học, giảng viên, nhân viên, đội ngũ lãnh đạo và quản lý, nhà sử dụng lao động, các đối tác, gia đình người học, nhà đầu tư, cơ quan quản lý trực tiếp, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, tổ chức, cá nhân có liên quan khác.
13. Triết lý giáo dục là một tập hợp các quan điểm cốt lõi định hướng mục tiêu giáo dục, nội dung và phương pháp dạy học, vai trò của giảng viên và người học trong hoạt động giáo dục.
1. Cơ sở giáo dục sử dụng bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục để tự đánh giá toàn bộ hoạt động của đơn vị nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện trách nhiệm giải trình với các bên liên quan về thực trạng chất lượng giáo dục và hiệu quả hoạt động của đơn vị.
2. Các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục sử dụng bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục để đánh giá và công nhận hoặc không công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đối với cơ sở giáo dục.
3. Các tổ chức, cá nhân khác có thể dựa vào bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục để nhận định, đánh giá và tham gia phản biện xã hội đối với cơ sở giáo dục mà họ quan tâm.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Scope and regulated entities
This document deals with the higher education accreditation including the education quality assessment standards, the process and frequency of higher education accreditation.
This document is applicable to universities, academies and higher education institutions (hereinafter referred to as educational institutions) in the national education system, including the foreign-invested educational institutions that run within the Vietnam’s territory; education accrediting organization established by, or obtaining permission for the establishment from the Minister of Education and Training; relevant organizations and individuals.
Definitions
In this document, terms are construed as follows:
Education quality of higher educational institutions refers to the achievement of targets set by an education institution, the fulfillment of the requirements concerning such targets in the Law on Higher Education, the satisfaction of the demand for human resource trained for the local and national socio-economic development.
Assessment of educational quality of higher educational institutions refers to the collection and processing of information and the delivery of the judgments based on the quality assessment standards for all activities of an educational institution, including: the quality assurance in terms of its strategy, system, performance and operational results.
Higher education accreditation refers to the assessment process and recognition of the extent of the conformity of an educational institution to the education quality assessment standards promulgated by the Minister of Education and Training.
Internal assessment refers to a process during which an educational institution examines and assesses itself based on the education quality assessment standards provided by the Ministry of Education and Training in order to make a report on its actual situation of education quality, the efficiency of its training, scientific researches, personnel, facilities, and other relevant issues for the purpose of adjusting the resources and the course of implementation in order to meet the education quality standards.
External assessment refers to the survey and assessment carried out by an education accrediting organization based on the education quality assessment standards provided by the Ministry of Education and Training in order to determine the extent of the conformity of the educational institution with the education quality standards.
Set of standards for assessment of the quality of educational institutions refer to the degree of eligibility requirements and conditions at which an educational institution is required to meet to be recognized as an accredited educational institution. Each standard corresponds to a field of activities of the institution and is composed of several criteria.
Criterion for education quality assessment refers to the degree of requirement and condition that must be satisfied in a particular aspect of each standard.
Expected learning outcome refers to the minimum requirements concerning knowledge, skills, a sense of self-discipline and responsibility a student expects to achieve upon completion of the educational program, the educational institution has promised to students and society and made known to the public together with necessary conditions for fulfillment of these requirements.
Programme designed for a specific level of a major includes objectives and requirements relating to knowledge, expected learning outcome; program contents, methodologies and activities; facilities and amenities, institutional structure, functions, duties and academic activities of an educational institution entrusted with offer of prescribed major.
Curriculum for a level-specific programme includes general and specific objectives and expected learning outcomes for each major and course; educational contents, assessment methodologies and time length of each major and course.
Benchmarking refers to the process of contrasting and comparing an education institution or programme with a set of educational quality assessment standards or with another designated higher education institution or programme.
Related party of an educational institution refers to the student, lecturer, employee, leader and manager, employer, partners, student's family, investor, supervisory authority, State regulatory authority in charge of education, other relevant organizations and individuals.
Educational philosophy refers to a collection of core perspectives that describe the educational purpose, the content and methods of teaching, the role of teachers and learners in educational activities.
Purpose of application of standards for assessment of the quality of educational institutions
Educational institutions shall use the standards for assessment of the quality of educational institutions to evaluate their entire activities in order to continuously improve the quality of education and to address realistic conditions of education quality and the performance of units to the concerned parties.
Education accrediting organizations shall use the standards for assessment of the quality of educational institutions to assess and grant or deny granting recognition of conformity with education quality standards for educational institutions.
Other organizations and individuals shall rely on such standards to give their opinions, assess and participate in public consultations on educational institutions in which they are interested.