Nghị định 141/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật giáo dục đại học
Số hiệu: | 141/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Cơ quan TW | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 24/10/2013 | Ngày hiệu lực: | 10/12/2013 |
Ngày công báo: | 08/11/2013 | Số công báo: | Từ số 773 đến số 774 |
Lĩnh vực: | Giáo dục | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Giảng viên đại học đến tuổi hưu có đủ sức khỏe, có nguyện vọng tiếp tục giảng dạy sẽ được kéo dài thêm thời gian làm việc.
Thời gian kéo dài không quá 10 năm đối với Giáo sư; không quá 7 năm với Phó giáo sư và không quá 5 năm đối với Tiến sỹ.
Trong thời gian kéo dài, giảng viên sẽ được hưởng lương và các chính sách, chế độ khác như giảng viên cơ hữu.
Nội dung này được quy định tại Nghị định 141/2013/NĐ-CP, áp dụng từ 10/12/2013.
Cũng theo Nghị định này, các cơ sở giáo dục hoạt động không vì lợi nhuận sẽ được hưởng các ưu đãi như: ưu tiên giao,cho thuê đất; miễn,giảm tiền sử dụng đất, ưu tiên tiếp nhận các dự án đầu tư giáo dục, kinh phí nghiên cứu khoa học …
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 141/2013/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2013 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Chính phủ ban hành quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục đại học,
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục đại học về đối tượng áp dụng điều lệ trường đại học, trường cao đẳng; đại học vùng; chương trình giáo dục đại học và hình thức đào tạo; tài sản, chính sách đối với cơ sở giáo dục đại học tư thục và cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận; chính sách đối với giảng viên.
2. Nghị định này áp dụng đối với các trường cao đẳng, trường đại học, học viện, đại học vùng, đại học quốc gia; viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ; các cơ sở giáo dục khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục đại học.
Điều 2. Điều lệ trường đại học, Điều lệ trường cao đẳng
1. Điều lệ trường đại học do Thủ tướng Chính phủ ban hành áp dụng chung đối với các trường đại học bao gồm cả các trường đại học thành viên của đại học vùng và đại học quốc gia, các học viện đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.
2. Điều lệ trường cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành áp dụng chung đối với các trường cao đẳng.
1. Đại học vùng là cơ sở giáo dục đại học công lập, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, có chức năng đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực ở các trình độ của giáo dục đại học và thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của vùng, miền và cả nước.
2. Chủ tịch hội đồng đại học vùng và giám đốc, phó giám đốc đại học vùng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo bổ nhiệm, miễn nhiệm.
Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các cơ sở giáo dục đại học thành viên; thủ trưởng các đơn vị trực thuộc đại học vùng do giám đốc đại học vùng bổ nhiệm, miễn nhiệm.
Điều 4. Chương trình đào tạo và hình thức đào tạo
1. Chương trình đào tạo trình độ cao đẳng được xây dựng theo định hướng thực hành, áp dụng cho hình thức giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
2. Chương trình đào tạo trình độ đại học được xây dựng theo định hướng nghiên cứu và định hướng ứng dụng, áp dụng cho hình thức giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
3. Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ được xây dựng theo định hướng nghiên cứu và định hướng ứng dụng, áp dụng cho hình thức giáo dục chính quy.
Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ theo định hướng nghiên cứu áp dụng cho các khóa học tập trung toàn bộ thời gian tại cơ sở giáo dục đại học.
Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ theo định hướng ứng dụng được áp dụng cho các khóa học tập trung toàn bộ thời gian hoặc một phần thời gian tại cơ sở giáo dục đại học.
4. Chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ được xây dựng theo định hướng nghiên cứu, áp dụng theo hình thức giáo dục chính quy cho các khóa đào tạo tập trung tại cơ sở giáo dục đại học. Nghiên cứu sinh phải dành toàn bộ thời gian quy định để học tập và nghiên cứu, trong đó có ít nhất một năm tập trung liên tục tại cơ sở giáo dục đại học.
Điều 5. Tài sản, giá trị tài sản của cơ sở giáo dục đại học tư thục
1. Tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia của cơ sở giáo dục đại học tư thục bao gồm:
a) Tài sản tích lũy được từ nguồn trích ít nhất 25% phần chênh lệch giữa thu và chi trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học hàng năm của cơ sở giáo dục đại học;
b) Giá trị tài sản hình thành từ lợi nhuận tích lũy được trong quá trình hoạt động của cơ sở giáo dục đại học;
c) Giá trị tài sản do Nhà nước đầu tư, cấp phát, giao quyền sử dụng;
d) Giá trị tài sản được tài trợ, ủng hộ, hiến tặng;
đ) Giá trị tài sản được chuyển giao từ cơ sở giáo dục đại học dân lập (nếu có).
2. Tài sản sở hữu chung hợp nhất không phân chia chỉ được sử dụng vào hoạt động giáo dục, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, viên chức, cán bộ quản lý giáo dục, phục vụ cho hoạt động học tập và sinh hoạt của người học hoặc cho các mục đích từ thiện, thực hiện trách nhiệm xã hội. Giá trị tài sản do Nhà nước đầu tư, cấp phát, giao quyền sử dụng tại cơ sở giáo dục đại học tư thục được sử dụng đúng mục đích và quản lý theo quy định của Luật ngân sách.
3. Nguồn vốn sở hữu chung hợp nhất không phân chia phải được hạch toán rõ ràng, minh bạch, đúng nguyên tắc kế toán áp dụng cho các cơ sở giáo dục đại học tư thục và báo cáo tài chính công khai tại đại hội cổ đông hàng năm.
4. Hội đồng quản trị của cơ sở giáo dục đại học tư thục xây dựng phương án, phương thức sử dụng tài sản, nguồn vốn thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia theo quy định tại Khoản 2 Điều này, phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà nước và Quy chế tổ chức hoạt động của trường.
5. Nguyên tắc và phương pháp hạch toán các tài sản, nguồn vốn thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia của cơ sở giáo dục đại học tư thục được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
Điều 6. Cơ sở giáo dục đại học tư thục và cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận
1. Cơ sở giáo dục đại học tư thục được xác định hoạt động không vì lợi nhuận khi đảm bảo các điều kiện sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu nguồn vốn đầu tư không nhận lợi tức, hoặc nhận lợi tức không vượt quá lãi suất trái phiếu Chính phủ quy định trong cùng thời kỳ;
b) Chênh lệch giữa thu và chi từ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học hàng năm của nhà trường là tài sản sở hữu chung hợp nhất không phân chia, dùng để đầu tư phát triển cơ sở vật chất; phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ nghiên cứu khoa học; đào tạo cán bộ quản lý; hoạt động nghiên cứu khoa học; cấp học bổng cho người học và sử dụng cho các mục tiêu phục vụ lợi ích cộng đồng khác;
c) Có cam kết hoạt động không vì lợi nhuận bằng văn bản với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cơ sở giáo dục đại học đặt trụ sở chính. Cam kết được công bố công khai theo nội dung quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều này.
2. Cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài được xác định hoạt động không vì lợi nhuận khi đảm bảo các điều kiện sau đây:
a) Có cam kết hoạt động không vì lợi nhuận với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cơ sở giáo dục đại học đặt trụ sở chính;
b) Chênh lệch thu chi từ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học hàng năm của nhà trường không được chuyển ra nước ngoài mà dùng để đầu tư mở rộng, tăng cường cơ sở vật chất; phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ nghiên cứu khoa học; đào tạo cán bộ quản lý; hoạt động nghiên cứu khoa học; cấp học bổng cho người học và sử dụng cho các mục tiêu phục vụ lợi ích cộng đồng khác.
3. Căn cứ để đánh giá cơ sở giáo dục đại học tư thục và cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện cam kết hoạt động không vì lợi nhuận là báo cáo tài chính hàng năm và báo cáo kiểm toán theo định kỳ.
4. Cơ sở giáo dục đại học tư thục và cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài đã cam kết hoạt động không vì lợi nhuận nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng với những quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này thì bị tước quyền thụ hưởng các chính sách ưu tiên đối với cơ sở giáo dục đại học tư thục và cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận; phải hoàn trả các khoản hỗ trợ tài chính của Nhà nước và bị truy thu các khoản thuế quy định đối với cơ sở giáo dục đại học tư thục và cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động vì lợi nhuận.
Điều 7. Chính sách ưu tiên đối với cơ sở giáo dục đại học tư thục và cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận
1. Chính sách ưu tiên đối với cơ sở giáo dục đại học tư thục và cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận gồm:
a) Ưu đãi thuế, miễn thuế và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế;
b) Ưu tiên giao hoặc cho thuê đất; miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất; miễn hoặc giảm tiền thuê mặt đất, mặt nước theo quy định của pháp luật;
c) Hỗ trợ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển đội ngũ giảng viên;
d) Chia sẻ sử dụng, khai thác và miễn hoặc giảm kinh phí chia sẻ sử dụng, khai thác tài nguyên chung của giáo dục đại học do Nhà nước đầu tư, các công trình kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, phúc lợi xã hội ở trung ương và địa phương để phục vụ nhu cầu giảng dạy và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ;
đ) Ưu tiên tiếp nhận các dự án đầu tư phát triển, nâng cao năng lực đào tạo, nghiên cứu khoa học trên cơ sở cạnh tranh như các cơ sở giáo dục đại học công lập; được tham gia đấu thầu các nhiệm vụ do nhà nước đặt hàng đối với các lĩnh vực đầu tư phát triển, nâng cao năng lực đào tạo, nghiên cứu khoa học như các cơ sở giáo dục đại học công lập.
e) Ưu tiên giao kinh phí để thực hiện nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đối với những lĩnh vực mà trường có thế mạnh.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan quy định chi tiết và hướng dẫn áp dụng cụ thể các chính sách khuyến khích đối với cơ sở giáo dục đại học tư thục và cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận.
Điều 8. Chính sách đối với giảng viên
1. Hệ thống chức danh và tiêu chuẩn các chức danh giảng viên được làm căn cứ để xếp hạng chức danh nghề nghiệp và thực hiện các chế độ chính sách đối với giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tiêu chuẩn các chức danh giảng viên.
2. Thang, bậc lương đối với giảng viên được quy định cụ thể, có sự phân biệt khác nhau giữa năm chức danh: Trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư theo quy định của Luật giáo dục đại học. Chức danh phó giáo sư được xếp hạng I theo phân hạng chức danh nghề nghiệp viên chức và hưởng thang, bậc lương tương ứng ngạch chuyên viên cao cấp. Chức danh giáo sư được xếp hạng I theo phân hạng chức danh nghề nghiệp viên chức và hưởng thang, bậc lương tương đương chuyên gia cao cấp.
3. Cơ sở giáo dục đại học tư thục và cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài vận dụng quy định hệ thống chính sách tiền lương, phụ cấp và các chính sách khác đối với giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học công lập để thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo, bảo đảm không thấp hơn tiền lương và phụ cấp của giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học công lập có cùng trình độ đào tạo và thâm niên công tác.
Điều 9. Kéo dài thời gian làm việc đối với giảng viên đủ tuổi nghỉ hưu
1. Giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư và giảng viên có trình độ tiến sĩ đang công tác tại cơ sở giáo dục đại học được kéo dài thời gian làm việc kể từ khi đủ tuổi nghỉ hưu để giảng dạy, nghiên cứu khoa học nếu có các điều kiện sau đây:
a) Có đủ sức khỏe, tự nguyện kéo dài thời gian làm việc.
b) Cơ sở giáo dục đại học có nhu cầu và chấp thuận.
2. Thời gian kéo dài làm việc đối với giảng viên có trình độ tiến sĩ là không quá 5 năm; đối với giảng viên có chức danh phó giáo sư là không quá 7 năm và đối với giảng viên có chức danh giáo sư là không quá 10 năm.
Trong thời gian kéo dài làm việc, người được kéo dài làm việc nêu trên có quyền đề nghị nghỉ làm việc để hưởng chế độ nghỉ hưu theo quy định.
3. Thủ tục, trình tự xem xét kéo dài thời gian làm việc:
a) Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học quản lý giảng viên có trách nhiệm xác định nhu cầu, đánh giá tài năng, sức khỏe của giảng viên sẽ kéo dài thêm thời gian công tác và trao đổi với giảng viên. Giảng viên thuộc đối tượng nêu tại Khoản 1 Điều này có ý kiến bằng văn bản gửi đơn vị quản lý trực tiếp và Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học để xem xét.
b) Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học ra quyết định kéo dài thời gian làm việc theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan cấp trên có thẩm quyền ra quyết định kéo dài thời gian làm việc của giảng viên.
c) Việc xem xét kéo dài thời gian làm việc đối với giảng viên đến độ tuổi nghỉ hưu cần được thông báo cho giảng viên biết trước khi đến thời điểm nghỉ hưu 3 tháng. Hồ sơ của giảng viên kéo dài thêm thời gian làm việc và văn bản đề nghị của cơ quan, đơn vị gửi đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định phải được hoàn tất chậm nhất 02 tháng trước khi đến thời điểm nghỉ hưu.
4. Chính sách đối với giảng viên trong thời gian làm việc kéo dài:
a) Được xác định là giảng viên cơ hữu của cơ sở giáo dục đại học;
b) Được hưởng lương và các chính sách, chế độ khác theo quy định đối với giảng viên.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2013.
Điều 11. Trách nhiệm thi hành Nghị định
1. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 141/2013/ND-CP |
Hanoi, October 24, 2013 |
DECREE
DETAILING AND GUIDING IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE LAW ON HIGHER EDUCATION
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant the June 14, 2005 Education Law and the November 25, 2009 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Education Law;
Pursuant to the June 18, 2012 Law on Higher Education;
At the proposal of the Minister of Education and Training,
The Government promulgates the Decree detailing and guiding implementation of a number of articles of the Law on Higher Education.
Article 1. Scope of regulation and subjects of application
1. This Decree details and guides implementation of a number of articles of the Law on Higher Education regarding entities subject to university or college charters; regional universities; higher education programs and forms of training; assets of and policies for private and foreign-invested non-profit higher education institutions; and policies for lecturers.
2. This Decree applies to colleges, universities, academies, regional universities and national universities; scientific research institutes licensed for doctoral training; other education institutions within the national education system; and organizations and individuals participating in higher education activities.
Article 2. University charter, college charter
1. The Prime Minister shall promulgate the university charter which applies to all universities, including also member universities of regional or national universities and academies licensed for bachelor, master or doctoral training.
2. Minister of Education and Training shall promulgate the college charter which applies to all colleges.
Article 3. Regional universities
1. A regional university is a public higher education institution attached to the Ministry of Education and Training and having function to provide training in multiple disciplines at different levels of higher education, and conduct scientific research and technology transfer to meet local, regional and national socio-economic development needs.
2. The Minister of Education and Training shall appoint or dismiss the regional university board chairperson, director and deputy directors of a regional university.
The director of the regional university shall appoint or dismiss rectors and vice rectors of member higher education institutions, and heads of units attached to a regional university.
Article 4. Training programs and forms of training
1. College training programs are developed to be practice-oriented and applied to formal education and continuing education.
2. Bachelor training programs are developed to be research-and application-oriented and applied to formal education or continuing education.
3. Master training programs are developed to be research-or application-oriented and applied to formal education.
Research-oriented master training programs apply to full-time courses at higher education institutions.
Application-oriented master training programs apply to full-time or part-time courses at higher education institutions.
4. Doctoral training programs are developed to be research-oriented and applied to formal education for full-time training courses of at higher education institutions. Postgraduate students shall devote all the prescribed time period for study and research, including at least one consecutive year of full-time training at higher education institutions.
Article 5. Assets and asset value of private higher education institutions
1. Assets under indivisible common ownership by integration of a private higher education institution include:
a) Assets accumulated from the deductions at least 25% of the difference between revenues from and expenses for annual training and scientific research activities of the higher education institution;
b) The value of assets formed from profits accumulated during operation of the higher education institution;
c) The value of assets which are invested or allocated or of which the use rights are assigned by the State;
d) The value of assets financed or donated;
e) The value of assets transferred from people-founded higher education institutions (if any).
2. Assets under indivisible common ownership by integration may be used only for education activities, expansion of the scope and increase of the quality of training and scientific research activities, construction of physical foundations, procurement of equipment, training and retraining for lecturers, civil servants and education administrators, serve of learners’ study and daily-life activities, for charitable purposes, or implementation of social responsibility. Value of assets which are invested in, allocated to, or of which the use rights are assigned by the State to private higher education institutions must be properly used and managed in accordance with the Law on the State Budget.
3. Capital sources under indivisible common ownership by integration must be accounted in a clear and transparent manner in compliance with the accounting principles applicable to private higher education institutions and have financial statements publicly at annual Shareholders’ General Meetings.
4. The boards of directors of private higher education institutions shall elaborate plans and methods of using assets and capital sources under indivisible common ownership by integration stated in Clause 2 of this Article in accordance with prevailing regulations of the State and the organization and operation regulations of the institutions.
5. The principles and methods of accounting assets and capital sources under indivisible common ownership by integration of private higher education institutions shall comply with the Ministry of Finance’s regulations.
Article 6. Private or foreign-invested nonprofit higher education institutions
1. A private higher education institution is regarded as a non-profit one when it fully meets the following conditions:
a) The institutional or individual owner of investment capital receive no yields or receive an yield not exceeding the government bond interest rate applied in the same period;
b) The difference between the institution’s revenues from and expenses for annual training and scientific research activities constitutes asset under indivisible common ownership by integration used to develop physical foundations and the contingent of lecturers and scientific researchers; train administrators; serve scientific research activities; and grant scholarships to students, or used for other purposes serving community interests;
c) The institution commits in writing with the Ministry of Education and Training and the provincial-level People’s Committee of the locality where it is headquartered that it operates for non-profit purposes. The contents of this commitment must be publicized according to Points a and b, Clause 1 of this Article.
2. A foreign-invested higher education institution is regarded as a non-profit one when it fully meets the following conditions:
a) The institution commits with the Ministry of Education and Training and the provincial-level People’s Committee of the locality where it is headquartered that it operates for non-profit purposes;
b) The difference between the institution’s revenues from and expenses for annual training and scientific research activities is not remitted abroad but used to expand investment or improve physical foundations; develop the contingent of lecturers and scientific researchers; train administrators; serve scientific research activities; or grant scholarships to students; or used for other purposes serving community interests.
3. Grounds for assessing the private or foreign-invested higher education institutions in the observance of the commitments on non-profit operations are their annual financial statements and periodical audit reports.
4. Private and foreign-invested higher education institutions that have committed to operate for non-profit purposes but fail to comply or properly comply with Clauses 1 and 2 of this Article shall be deprived the right to enjoy priority policies applicable to private and foreign-invested non-profit higher education institutions; and shall refund all financial supports received from the State and retrospectively pay taxes applied to private and foreign-invested higher education institutions which operate for profit purpose.
Article 7. Priority policies for private and foreign-invested non-profit higher education institutions
1. Priority policies for private and foreign-invested non-profit higher education institutions include:
a) Tax incentives, exemption from and reduction of enterprise income tax, import duty and export duty in accordance with tax laws;
b) Priority in land allocation or lease; land use levy exemption or reduction; land and water surface rent exemption or reduction in accordance with law;
c) Supports for training and scientific research activities and development of lecturing staff;
d) Sharing and exemption from or reduction of expenses for sharing common resources invested by the State for higher education as well as economic, cultural, scientific-technical and social welfare facilities at the central and local levels to serve training, scientific research and technology transfer activities;
e) Priority in receiving development investment and training and scientific research capacity increase projects on a competitive basis like public higher education institutions; eligibility for participating in bidding for state- ordered tasks in the fields of development investment and training and scientific research capacity increase like public higher education institutions;
f) Priority in the allocation of funds for training, scientific research and technology transfer tasks in the fields in which the institutions have advantages.
2. The Ministry of Education and Training shall assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant ministries and sectors in, detailing and guiding the specific application of incentive policies to private and foreign-invested non-profit higher education institutions.
Article 8. Policies applicable to lecturers
1. The system of lecturer titles and their standards are used as basis for grading professional titles of, and implementing regimes and policies applicable to lecturers of higher education institutions. The Minister of Education and Training shall provide for standards of lecturer titles.
2. Wage scales and levels applicable to lecturers shall be specified with clear distinction between five titles: tutor, lecturer, principal lecturer, associate professor and professor as prescribed in the Law on Higher Education. The title of associate professor is ranked the 1st in the sub-grade of civil servants’ professional titles and entitled to the wage scale and levels similar to those applied to the rank of senior specialists. The title of professor is ranked the 1st in the sub-grade of civil servants’ professional titles and entitled to the wage scale and rank levels similar to those applied to the rank of senior experts.
3. Private and foreign-invested higher education institutions may apply regulations on wages, allowances and other policies applicable to lecturers in public higher education institutions to devise entitlements and policies applicable to their lecturers, which must not be lower than wages and allowances of lecturers of the same training degree and seniority in public higher education institutions.
Article 9. Extension of working duration for lecturers reaching the retirement age
1. A lecturer holding the title of associate professor or professor or a lecturer possessing a doctoral degree working in a higher education institution may prolong working duration upon he/she reaches the retirement age to teach and conduct scientific research if he/she fully meets the following conditions:
a) He/she is physically fit and voluntarily prolongs working duration;
b) The higher education institution needs and accepts him/her.
2. The extended working duration is 5 year at most for lecturers possessing a doctoral degree; 7 years at most for lecturers possessing the title of associate professor, or 10 years at most for lecturers possessing the title of professor.
During extended working duration, the above-said persons whose working duration is extended may request to stop working to enjoy the retirement benefits according to regulations.
3. Orders of and procedures for considering the extension of working duration:
a) The head of the higher education institution managing the lecturer shall identify the need and assess the talent and health of the lecturer who is expected to continue working and discusses with the lecturer. The lecturer specified in Clause 1 of this Article sends his/ her written opinion to his/her managing unit and the head of the higher education institution for consideration.
b) The head of the higher education institution shall issue a decision to extend the lecturer’s working duration according to his/her competence or requests a competent superior agency to do so.
c) The consideration of extension of the working duration of a lecturer who reaches the retirement age should be notified to the lecturer 3 months before the time he/she retires. The personal records of the lecturer whose working duration is to be extended and the agency’s or unit’s written request must be completed and sent to the agency competent to consideration and decision at least 02 months before the time he/she retires.
4. Policies applicable to lecturers during the extended working duration:
a) To be regarded as full-time lecturers of higher education institutions;
b) To enjoy salaries and other policies and entitlements as prescribed involving lecturers.
Article 10. Effect
This Decree takes effect on December 10, 2013.
Article 11. Responsibilities for implementation of the Decree
1. The Minister of Education and Training shall guide implementation of this Decree.
2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of agencies attached to the Government, chairpersons of People’s Committees of provinces and centrally run cities and relevant agencies shall implement this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực