Chương IV Luật giáo dục đại học 2012: Hoạt động đào tạo
Số hiệu: | 08/2012/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 18/06/2012 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2013 |
Ngày công báo: | 04/08/2012 | Số công báo: | Từ số 473 đến số 474 |
Lĩnh vực: | Giáo dục | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật giáo dục đại học 2012
Sau một thời gian chờ đợi, Luật giáo dục Đại học 2012 đã được Quốc hội khóa XIII thông qua vào kỳ họp thứ 3 ngày 18/6/2012.
Theo đó, cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) trong hệ thống giáo dục quốc dân gồm có: Trường cao đẳng; Trường đại học, học viện; ĐH vùng, ĐH quốc gia; Viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ.
Trong quá trình xây dựng Luật, một mục tiêu đặt ra là chất lượng ĐH phải phát triển đi đôi với quy mô cơ sở. Vì thế, Luật này đã có nhiều quy định về chất lượng GDĐH như tự đánh giá chất lượng đào tạo và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục; công bố công khai chất lượng đào tạo; công bố công khai các thông tin liên quan về văn bằng cho người học trên trang thông tin điện tử của cơ sở GDĐH. Bên cạnh đó, sau 04 năm, kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập có hiệu lực, nếu cơ sở không được cho phép hoạt động đào tạo thì quyết định này hết hiệu lực. Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định cho phép hoạt động đào tạo có hiệu lực, nếu cơ sở không triển khai hoạt động đào tạo thì quyết định cho phép hoạt động đào tạo hết hiệu lực.
Cơ sở GDĐH công lập được quyền chủ động xây dựng và quyết định mức thu học phí nằm trong khung học phí, lệ phí tuyển sinh do Chính phủ quy định và được công bố công khai cùng thời điểm với thông báo tuyển sinh.
Luật giáo dục đại học ra đời là một bước tiến mới trong lĩnh vực giáo dục. Luật này có hiệu lực từ ngày 01/01/2013.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Điều kiện để cơ sở giáo dục đại học được mở ngành đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, ngành, chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ:
a) Ngành và chuyên ngành đăng ký đào tạo phù hợp với nhu cầu nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng, cả nước cũng như của từng lĩnh vực;
b) Có đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học cơ hữu bảo đảm về số lượng, chất lượng, trình độ và cơ cấu;
c) Có cơ sở vật chất, thiết bị, thư viện, giáo trình đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập;
d) Có chương trình đào tạo bảo đảm chuẩn kiến thức và kỹ năng của người học sau khi tốt nghiệp và đáp ứng yêu cầu liên thông giữa các trình độ và với các chương trình đào tạo khác.
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể điều kiện, trình tự, thủ tục mở hoặc đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ cao đẳng, đại học và ngành hoặc chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; quyết định cho phép mở hoặc đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, ngành hoặc chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.
Đại học quốc gia, các cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn quốc gia được tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc mở ngành đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, ngành hoặc chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ trong danh mục ngành, chuyên ngành đào tạo đã được phê duyệt thuộc lĩnh vực đào tạo của nhà trường khi có đủ năng lực đáp ứng các điều kiện theo quy định.
a) Chỉ tiêu tuyển sinh được xác định trên cơ sở nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, phù hợp với các điều kiện về số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất và thiết bị;
b) Cơ sở giáo dục đại học tự chủ xác định chỉ tiêu tuyển sinh, chịu trách nhiệm công bố công khai chỉ tiêu tuyển sinh, chất lượng đào tạo và các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo của cơ sở giáo dục đại học;
c) Cơ sở giáo dục đại học vi phạm quy định về xác định chỉ tiêu tuyển sinh thì tuỳ theo mức độ mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức tuyển sinh:
a) Phương thức tuyển sinh gồm: thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển;
b) Cơ sở giáo dục đại học tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh.
3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh và ban hành quy chế tuyển sinh.
1. Thời gian đào tạo các trình độ của giáo dục đại học thực hiện theo hình thức giáo dục chính quy quy định tại Điều 38 của Luật giáo dục.
2. Thời gian đào tạo theo tín chỉ được xác định trên cơ sở số học phần và khối lượng tín chỉ tích lũy quy định cho từng chương trình và trình độ đào tạo.
Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học quyết định số học phần và khối lượng tín chỉ tích lũy cho từng chương trình và trình độ đào tạo.
3. Thời gian đào tạo mỗi trình độ của giáo dục đại học thực hiện theo hình thức giáo dục thường xuyên dài hơn ít nhất là một học kỳ so với thời gian đào tạo theo hình thức giáo dục chính quy.
a) Chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, đại học gồm: mục tiêu, chuẩn kiến thức, kỹ năng của người học sau khi tốt nghiệp; nội dung đào tạo, phương pháp đánh giá đối với mỗi môn học và ngành học, trình độ đào tạo; bảo đảm yêu cầu liên thông giữa các trình độ và với các chương trình đào tạo khác;
b) Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ gồm: mục tiêu, chuẩn kiến thức, kỹ năng của học viên, nghiên cứu sinh sau khi tốt nghiệp; khối lượng kiến thức, kết cấu chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, luận văn, luận án;
c) Cơ sở giáo dục đại học được sử dụng chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục nước ngoài đã được kiểm định và công nhận về chất lượng để thực hiện nhiệm vụ đào tạo các trình độ của giáo dục đại học;
d) Cơ sở giáo dục đại học tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ;
đ) Cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc xây dựng chương trình đào tạo và thực hiện chương trình đào tạo đã được kiểm định bởi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của Việt Nam, bảo đảm không gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng, không có nội dung xuyên tạc lịch sử, ảnh hưởng xấu đến văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục và đoàn kết các dân tộc Việt Nam, hòa bình, an ninh thế giới; không có nội dung truyền bá tôn giáo;
e) Chương trình đào tạo theo hình thức giáo dục thường xuyên có nội dung như chương trình đào tạo theo hình thức giáo dục chính quy.
2. Giáo trình giáo dục đại học:
a) Giáo trình giáo dục đại học cụ thể hóa yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng quy định trong chương trình đào tạo đối với mỗi môn học, ngành học bảo đảm mục tiêu của các trình độ đào tạo của giáo dục đại học;
b) Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn giáo trình sử dụng chung các môn lý luận chính trị, quốc phòng - an ninh để làm tài liệu giảng dạy, học tập trong các cơ sở giáo dục đại học;
c) Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn, duyệt giáo trình giáo dục đại học để sử dụng làm tài liệu giảng dạy, học tập trong cơ sở giáo dục đại học trên cơ sở thẩm định của Hội đồng thẩm định giáo trình do hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học thành lập;
d) Cơ sở giáo dục đại học phải thực hiện các quy định về sở hữu trí tuệ và bản quyền trong sử dụng giáo trình và công bố công trình nghiên cứu khoa học.
3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học; quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; quy định các môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo đối với các trình độ đào tạo của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài; quy định việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng tài liệu giảng dạy, giáo trình giáo dục đại học.
1. Việc tổ chức và quản lý đào tạo được thực hiện theo niên chế hoặc tín chỉ.
2. Cơ sở giáo dục đại học tự chủ, tự chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý đào tạo theo khóa học, năm học và học kỳ, thực hiện quy chế và chương trình đào tạo đối với mỗi trình độ đào tạo, hình thức đào tạo.
3. Cơ sở giáo dục đại học chỉ được liên kết đào tạo trình độ cao đẳng, đại học theo hình thức giáo dục thường xuyên với cơ sở giáo dục là trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh, trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân với điều kiện cơ sở giáo dục được liên kết đào tạo bảo đảm các yêu cầu về môi trường sư phạm, cơ sở vật chất, thiết bị, thư viện và cán bộ quản lý.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế đào tạo và liên kết đào tạo.
1. Văn bằng giáo dục đại học được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp một trình độ đào tạo theo một hình thức đào tạo, gồm: bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ và bằng tiến sĩ.
a) Sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo cao đẳng, có đủ điều kiện thì được dự thi tốt nghiệp hoặc bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp, nếu đạt yêu cầu hoặc tích lũy đủ số tín chỉ theo quy định và đáp ứng chuẩn đầu ra của cơ sở giáo dục đại học thì được hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng;
b) Sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo đại học, có đủ điều kiện thì được dự thi tốt nghiệp hoặc bảo vệ đồ án, khóa luận tốt nghiệp, nếu đạt yêu cầu hoặc tích lũy đủ số tín chỉ theo quy định và đáp ứng chuẩn đầu ra của cơ sở giáo dục đại học thì được hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học cấp bằng tốt nghiệp đại học;
c) Học viên hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ, có đủ điều kiện thì được bảo vệ luận văn, nếu đạt yêu cầu theo quy định thì được hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học cấp bằng thạc sĩ;
d) Nghiên cứu sinh hoàn thành chương trình đào tạo tiến sĩ, có đủ điều kiện thì được bảo vệ luận án, nếu đạt yêu cầu theo quy định thì được hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học cấp bằng tiến sĩ.
2. Cơ sở giáo dục đại học in phôi văn bằng, cấp văn bằng cho người học; công bố công khai các thông tin liên quan về văn bằng cho người học trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học.
3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mẫu văn bằng giáo dục đại học; việc in, quản lý, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ văn bằng giáo dục đại học; quy định trách nhiệm và thẩm quyền cấp văn bằng của cơ sở giáo dục đại học Việt Nam khi liên kết đào tạo với cơ sở giáo dục đại học nước ngoài; quy định trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện việc cấp văn bằng giáo dục đại học tại Việt Nam; ký hiệp định tương đương và công nhận văn bằng với các nước, tổ chức quốc tế; quy định trình tự, thủ tục công nhận văn bằng giáo dục đaị học do cơ sở giáo dục đại học nước ngoài cấp.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quy định văn bằng công nhận trình độ kỹ năng thực hành, ứng dụng cho những người được đào tạo chuyên sâu sau khi tốt nghiệp đại học ở một số ngành chuyên môn đặc thù.
Article 33. Training new professions and majors
1. The conditions for training new professions and majors at colleges, universities, or master’s, doctorate level:
a) The professions and majors being trained are conformable with the demands for the workforce serving the socio-economic development of the locality, the region, the entire country or in each field;
b) Having structurally, quantitatively and qualitatively qualified full-time teaching staff and scientific staff;
c) Having facilities, equipment, libraries and teaching materials sufficiently satisfying the teaching and learning requirements;
d) The training programs can satisfy the standards of knowledge and skills of the students after graduated and satisfy the requirements for educational transfer among the levels and other training programs.
2. The Minister of Education and Training shall specify the conditions and procedures for establishing or suspending the profession training at college, university level, the profession training or major training at master’s and doctorate level; make decisions on approving the establishment or suspending the profession training at college, university level, the profession training or major training at master’s and doctorate level.
National universities, higher education institutions meeting national standards are entitled to be independent and responsible for the establishment of new profession training at college or university level, profession training or major training at master’s and doctorate level within the list of profession training and major training that have been approved belonging to the scope of training of the school when the conditions are satisfied as prescribed.
Article 34. Enrolment targets and enrolment organization
1. Enrolment targets:
a) The enrolment targets are set on the basis of the requirements for socio-economic development and the workforce development planning, consistent with the quantitative and qualitative conditions of the teaching staff, facilities and equipment.
b) Higher education institutions shall autonomously determine the enrolment targets, be responsible for disclosing the enrolment targets, the training quality and the conditions assuring the training quality.
c) Higher education institutions committing violations of the provisions on enrolment targets shall be handled as prescribed by law depending on the seriousness.
2. Enrolment organization:
a) The methods of enrolment include: entrance exams, profile evaluation or combination methods;
b) higher education institutions shall autonomously make decisions on the enrolment methods and bear responsibilities for the enrolment.
3. The Minister of Education and Training shall specify the determination of enrolment targets and promulgate the enrolment regulation.
1. The training duration at higher education levels shall be carried out in the form of formal education specified in Article 38 of the Law on Education.
2. The duration of credit-based are determined on the basis of quantity of subjects and credits of each program and level of training.
The principal of the higher education institution shall determine the quantity of subjects and credits of each program and level of training.
3. The training duration at each higher education level carried out in the form of continuing education must be at least one-semester longer than the training duration in the form of formal education.
Article 36. Higher education programs and textbooks
1. Training program:
a) The training programs at the college and university level include: the targets, skill and knowledge standards of students after graduated; the training contents, assessment methods of each subject, profession and training level; satisfying the requirements for educational transfer between the levels and other training programs;
b) Training programs at master’s and doctorate level include: the targets, skill and knowledge standards of students and graduate students after graduated; the volume of knowledge, the structure of the Training programs at master’s and doctorate level theses and dissertations
c) Higher education institutions are entitled to adopt foreign training programs of which the quality has been evaluated and recognized in order to serve the higher education training at different levels.
d) Higher education institutions are autonomous and responsible for the development, appraisal and introduction of the training programs at college, university, master’s and doctorate levels;
dd) Foreign-capitalized higher education institutions are autonomous and responsible for the development and implementation of the training programs evaluated by a Vietnam’s education quality assessment organization that do not harm the National defense and security, social interests, that do not distort history or negatively impact the culture, ethics, good customs, good traditions and solidarity of Vietnam’s communities as well as the world peace and security, that do not contain religious propagation;
e) The contents of training programs in the form of continuing education are similar to that of the training programs in the form of formal education.
2. Higher education textbooks:
a) Higher education textbooks must specify the requirements for knowledge and skills in the training program of each subject and each profession, aiming for the targets of the training level
b) The Ministry of Education and Training shall organize the compilation of the textbooks for the political theory and National defense subjects;
c) The principals of higher education institutions shall organize the compilation or select and approve the higher education textbooks in accordance with the appraisal from the textbook appraisal council established by the principal;
d) Higher education institutions must implement the provisions on intellectual property and copyright during the use of textbooks and announcement of scientific research works.
3. The Minister of Education and Training shall specify the minimum knowledge volume and requirements that the student must reach after graduated regarding each training level of higher education; specify the compulsory subjects in the training programs of foreign-capitalized higher education institutions; specify the compilation, selection, appraisal, approval and use of higher education textbooks and teaching documents.
Article 37. Training organization and management
1. The training organization and management are carried out by year or by credit.
2. Higher education institutions are autonomous and responsible for the by course, by academic year and by semester, implement the regulations and training programs of each training level and training form.
3. Higher education institutions are only allowed to cooperate in college and university education in the form of continuing education with other universities, colleges, vocational intermediate schools, provincial continuing education centers, schools affiliated to State agencies, political organizations, socio-political organizations, the People’s armed forces as long as the associate educational institutions can satisfy the requirements for pedagogic environment, facilities, libraries and management staff.
4. The Minister of Education and Training shall promulgate the regulations on training and associate training.
Article 38. Higher education diplomas
1. The higher education diplomas are issued to students after graduated from a training level under a training form, including: College degree, university degree, master’s degree and doctorate degree.
a) The students completing the college program shall take the final exam or do the dissertation if eligible. If the exam is passed or the cumulative credit quantity is sufficient, and other out put standards of the higher education institution are satisfied, the principal shall issued the college degree;
b) The students completing the university program shall take the final exam or do the dissertation if eligible. If the exam is passed or the cumulative credit quantity is sufficient, and other out put standards of the higher education institution are satisfied, the principal shall issued the university degree;
c) The students completing the master’s program shall do the dissertation if eligible. If the dissertation is passed, the principal shall issued the master’s degree;
d) The graduate students completing the doctorate program shall do the dissertation if eligible. If the dissertation is passed, the principal shall issued the doctorate degree;
2. Educational institutions shall print and issued diplomas to students, disclosing the information about the diplomas on their websites.
3. The Minister of Education and Training shall specify the higher education diplomas form; the printing, management, issuance, recall and annulment of higher education diplomas; specify the responsibilities and authority for diploma issuance of Vietnam’s higher education institutions in training cooperation with foreign higher education institutions; specify the responsibilities of foreign-capitalized higher education institutions issuing higher education diplomas in Vietnam; sign the mutual diploma recognition agreements with other countries and international organizations; specify the procedures for recognizing the higher education diplomas issued by foreign higher education institutions.
4. The Minister of Education and Training shall take lead and cooperate with other Ministries and Heads of ministerial-level agencies to specify the diplomas for recognizing the practice and application skills of persons that undergo extensive training after university graduation in a number of special profession.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 5. Mục tiêu của giáo dục đại học
Điều 7. Cơ sở giáo dục đại học
Điều 9. Phân tầng cơ sở giáo dục đại học
Điều 11. Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học
Điều 14. Cơ cấu tổ chức của trường cao đẳng, trường đại học, học viện
Điều 28. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường cao đẳng, trường đại học, học viện
Điều 33. Mở ngành, chuyên ngành đào tạo
Điều 37. Tổ chức và quản lý đào tạo
Điều 38. Văn bằng giáo dục đại học
Điều 6. Trình độ và hình thức đào tạo của giáo dục đại học
Điều 7. Cơ sở giáo dục đại học
Điều 9. Phân tầng cơ sở giáo dục đại học
Điều 11. Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học
Điều 12. Chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục đại học
Mục 1. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Điều 14. Cơ cấu tổ chức của trường cao đẳng, trường đại học, học viện
Điều 15. Cơ cấu tổ chức của đại học
Điều 19. Hội đồng khoa học và đào tạo
Điều 21. Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học
Điều 22. Điều kiện thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học
Điều 28. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường cao đẳng, trường đại học, học viện
Điều 30. Nhiệm vụ và quyền hạn của viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ
Điều 32. Quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học
Điều 33. Mở ngành, chuyên ngành đào tạo
Điều 34. Chỉ tiêu tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh
Điều 36. Chương trình, giáo trình giáo dục đại học
Điều 37. Tổ chức và quản lý đào tạo
Điều 38. Văn bằng giáo dục đại học
Điều 41. Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở giáo dục đại học trong hoạt động khoa học và công nghệ
Điều 42. Trách nhiệm của Nhà nước về phát triển khoa học và công nghệ
Điều 45. Liên kết đào tạo với nước ngoài
Điều 48. Trách nhiệm của Nhà nước về hợp tác quốc tế
Điều 49. Mục tiêu, nguyên tắc và đối tượng kiểm định chất lượng giáo dục đại học
Điều 50. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục đại học
Điều 52. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục
Điều 55. Nhiệm vụ và quyền của giảng viên
Điều 57. Giảng viên thỉnh giảng và báo cáo viên
Điều 60. Nhiệm vụ và quyền của người học
Điều 62. Chính sách đối với người học
Điều 63. Nghĩa vụ làm việc có thời hạn theo sự điều động của Nhà nước
Điều 64. Nguồn tài chính của cơ sở giáo dục đại học
Điều 65. Học phí, lệ phí tuyển sinh
Điều 66. Quản lý tài chính của cơ sở giáo dục đại học
Điều 67. Quản lý và sử dụng tài sản của cơ sở giáo dục đại học