Chương XI Luật giáo dục đại học 2012: Quản lý nhà nước về giáo dục đại học
Số hiệu: | 08/2012/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 18/06/2012 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2013 |
Ngày công báo: | 04/08/2012 | Số công báo: | Từ số 473 đến số 474 |
Lĩnh vực: | Giáo dục | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục đại học.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đại học.
3. Quy định khối lượng, cấu trúc chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra tối thiểu của người học sau khi tốt nghiệp; tiêu chuẩn giảng viên; tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị của cơ sở giáo dục đại học; việc biên soạn, xuất bản, in và phát hành giáo trình, tài liệu giảng dạy; quy chế thi và cấp văn bằng, chứng chỉ.
4. Quản lý việc bảo đảm chất lượng giáo dục đại học; quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục đại học, chuẩn quốc gia đối với cơ sở giáo dục đại học, chuẩn đối với chương trình đào tạo các trình độ giáo dục đại học và yêu cầu tối thiểu để chương trình đào tạo được thực hiện, quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục, quản lý nhà nước về kiểm định chất lượng giáo dục đại học.
5. Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục đại học.
6. Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục đại học.
7. Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục đại học.
8. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển giáo dục đại học.
9. Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục đại học.
10. Tổ chức, quản lý hoạt động hợp tác quốc tế về giáo dục đại học.
11. Quy định việc tặng danh hiệu vinh dự cho người có nhiều công lao đối với sự nghiệp giáo dục đại học.
12. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về giáo dục đại học.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục đại học.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục đại học.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục đại học theo thẩm quyền.
4. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục đại học theo phân cấp của Chính phủ; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục của các cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn; thực hiện xã hội hoá giáo dục đại học; bảo đảm đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đại học tại địa phương.
1. Thanh tra hoạt động giáo dục đại học, bao gồm:
a) Thanh tra việc thực hiện pháp luật, chính sách về giáo dục đại học;
b) Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về giáo dục đại học;
c) Xác minh, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo về giáo dục đại học.
2. Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành về giáo dục đại học.
3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thanh tra, kiểm tra về giáo dục đại học. Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra về giáo dục đại học theo phân công và phân cấp của Chính phủ.
4. Cơ sở giáo dục đại học thực hiện tự thanh tra và tự kiểm tra theo quy định của pháp luật. Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học chịu trách nhiệm về thanh tra, kiểm tra trong cơ sở giáo dục đại học
Tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính; cá nhân còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật:
1. Thành lập cơ sở giáo dục đại học hoặc tổ chức hoạt động giáo dục trái pháp luật;
2. Vi phạm các quy định về tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục đại học;
3. Xuất bản, in, phát hành tài liệu trái pháp luật;
4. Làm hồ sơ giả, vi phạm quy chế tuyển sinh, thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ;
5. Xâm phạm nhân phẩm, thân thể giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục; ngược đãi, hành hạ người học;
6. Vi phạm quy định về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học;
7. Gây rối, làm mất an ninh, trật tự trong cơ sở giáo dục đại học;
8. Làm thất thoát kinh phí, lợi dụng hoạt động giáo dục đại học để thu tiền sai quy định hoặc vì mục đích vụ lợi;
9. Gây thiệt hại về cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục đại học;
10. Các hành vi khác vi phạm pháp luật về giáo dục đại học.
STATE MANAGEMENT OF HIGHER EDUCATION
Article 68. The contents of the State management of higher education
1. Formulating and guiding the higher education development plans, policies, planning and strategies;
2. Promulgating and organizing the implementation of legal documents on higher education.
3. Determining the volume and structure f training programs, the minimum output standards of students after graduation, the standards of lecturers, facilities and equipment of higher education institutions; the compilation and publication of textbooks and teaching materials, the regulations on examinations and diploma, certificate issuance.
4. Managing the higher education quality assurance, specifying the standards of higher education quality assessment, the national standards of higher education institutions, the standards of training programs of higher education, the minimum requirements for implementing the training program; the process and period of higher education quality assessment; the State management of higher education quality assessment.
5. Making the statistics and providing information about the of higher education organization and operation.
6. Organizing the higher education management mechanism.
7. Organizing and guiding the training and management of lecturers and the management staff.
8. Mobilizing, managing and using the resources for higher education development.
9. Organizing and managing the science and technology researches and application, the production and business of higher education.
10. Organizing the international cooperation in higher education.
11. Specifying the title award for people that make enormous contribution to higher education.
12. Inspecting the observance of law, settling complaints and denunciation, handling the violation of law provisions on higher education.
Article 69. State management agencies in charge of higher education
1. The Government shall unify the State management of higher education.
2. The Ministry of Education and Training are responsible to the Government for the State management of higher education.
3. Ministries, ministerial-level agencies shall cooperate with the Ministry of Education and Training in the State management of higher education intra vires.
4. Provincial People’s Committees are in charge of State management of higher education under the decentralization by the Government; inspecting the observance of law provisions on education of the local higher education institutions; socializing higher education; satisfying the requirements for expansion and improvement of the quality and efficiency of local higher education.
1. The inspection of higher education includes:
a) Inspecting the implementation of law and policies on higher education;
b) Detecting, preventing and handling intra vires or request competent State agencies to handle the violations of law provisions on higher education;
c) Verifying and requesting competent State agencies to settle complaints and denunciation about higher education.
2. The Inspectorate of the Ministry of Education and Training shall fulfill the duties and authority to carry out administrative inspections and professional inspections of higher education.
3. The Minister of Education and Training shall direct, guide and organize the inspections of higher education. Ministries, ministerial-level agencies and provincial People’s Committees shall cooperate with the Ministry of Education and Training to carry out inspections of higher education under the assignment and decentralization by the Government.
4. Higher education institutions shall actively carry out inspections as prescribed by law. The principals of higher education institutions are responsible for the inspections of higher education institutions.
Article 71. Handling violations
Organizations and individuals committing one of the following acts shall be liable to administrative sanctions depending on the nature and extent of the violations; individuals may also be liable to criminal prosecution and pay compensation for the damage (if any) as prescribed by law:
1. Establishing higher education institutions or organizing education activities illegally;
2. Violating the provisions on the organization and operation of higher education institutions.
3. Illegally publishing, printing and issuing materials;
4. Forging profiles, violating regulations on the enrolment, examinations and issuance of diplomas or certificates.
5. Offending the dignity or the body of lecturers, educational managers; mistreating students;
6. Violating provisions on higher education quality assurance and assessment
7. Causing disturbance in higher education institutions;
8. Causing budget loss, misusing higher education activities to gain profit illegally;
9. Causing damage to the facilities of higher education institutions;
10. Other acts of violations of law provisions on higher education.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực