Nghị định 73/2015/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn phân tầng, khung xếp hạng và tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở giáo dục đại học
Số hiệu: | 73/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 08/09/2015 | Ngày hiệu lực: | 25/10/2015 |
Ngày công báo: | 20/09/2015 | Số công báo: | Từ số 993 đến số 994 |
Lĩnh vực: | Giáo dục | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/02/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Từ ngày 25/10/2015, trường đại học sẽ được xếp theo 3 hạng
Đó là nội dung tại Nghị định 73/2015/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn phân tầng, khung xếp hạng và tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở giáo dục đại học.
Cụ thể, tất cả các cơ sở giáo dục đại học trong mỗi tầng tùy theo chất lượng được sắp xếp vào 3 hạng của khung xếp hạng theo thứ tự từ cao xuống thấp:
Hạng 1: gồm 30% các cơ sở giáo dục đại học có điểm cao nhất.
Hạng 2: gồm 40% các cơ sở giáo dục đại học không có điểm cao nhất và điểm thấp nhất.
Hạng 3: gồm 30% các cơ sở giáo dục đại học có điểm thấp nhất.
Ngoài ra, Nghị định 73/2015/NĐ-CP cũng quy định điều kiện được công nhận phân tầng:
- Đã được kiểm định chất lượng đạt yêu cầu và còn giá trị hiệu lực bởi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận.
- Đã được tổ chức phân tầng và xếp hạng đánh giá ngoài và đề nghị xem xét công nhận phân tầng.
- Đạt ít nhất 75% các chỉ số của các tiêu chí theo tiêu chuẩn phân tầng tương ứng theo quy định, trong đó mỗi tiêu chí có ít nhất một chỉ số đạt yêu cầu.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 73/2015/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 08 tháng 09 năm 2015 |
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN PHÂN TẦNG, KHUNG XẾP HẠNG VÀ TIÊU CHUẨN XẾP HẠNG CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định tiêu chuẩn phân tầng, khung xếp hạng và tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở giáo dục đại học.
1. Nghị định này quy định về tiêu chuẩn phân tầng; khung xếp hạng và tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở giáo dục đại học; quy trình, thủ tục phân tầng và xếp hạng cơ sở giáo dục đại học.
2. Nghị định này áp dụng cho các cơ sở giáo dục đại học bao gồm: Đại học Quốc gia, Đại học vùng, các trường đại học, học viện; các tổ chức và cá nhân có liên quan.
1. Phân tầng cơ sở giáo dục đại học là sự sắp xếp thành các nhóm các cơ sở giáo dục đại học theo mục tiêu, định hướng đào tạo dựa trên các tiêu chuẩn phù hợp với quy định của Nghị định này. Cơ sở giáo dục đại học được phân thành 3 tầng: cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu; cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng và cơ sở giáo dục đại học định hướng thực hành.
2. Xếp hạng là sự sắp xếp các cơ sở giáo dục đại học theo thứ tự từ cao xuống thấp về chất lượng được tính bằng điểm theo khung xếp hạng trong mỗi tầng của hệ thống giáo dục đại học.
3. Khung xếp hạng là các giới hạn trên và giới hạn dưới được tính bằng điểm để phân chia các cơ sở giáo dục đại học thành các hạng theo nhóm chất lượng trong mỗi tầng của hệ thống giáo dục đại học.
4. Chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu là chương trình đào tạo có mục tiêu và nội dung xây dựng theo hướng chuyên sâu về nguyên lý, lý thuyết cơ bản trong các lĩnh vực khoa học, phát triển các công nghệ nguồn làm nền tảng để phát triển các lĩnh vực khoa học ứng dụng và công nghệ.
5. Chương trình đào tạo định hướng ứng dụng là chương trình đào tạo có mục tiêu và nội dung xây dựng theo hướng phát triển kết quả nghiên cứu cơ bản, ứng dụng các công nghệ nguồn thành các giải pháp công nghệ, quy trình quản lý, thiết kế các công cụ hoàn chỉnh phục vụ nhu cầu đa dạng của con người.
6. Chương trình đào tạo định hướng thực hành là chương trình đào tạo có mục tiêu và nội dung xây dựng theo hướng tập trung vào việc thực hiện các giải pháp công nghệ, quy trình quản lý, sản xuất, chế tạo các công cụ phục vụ sản xuất và đời sống dựa trên cơ sở những thiết kế có sẵn.
7. Giảng viên cơ hữu, nghiên cứu viên cơ hữu
a) Giảng viên cơ hữu, nghiên cứu viên cơ hữu của cơ sở giáo dục đại học công lập là viên chức được tuyển dụng, sử dụng và quản lý theo quy định của pháp luật về viên chức;
b) Giảng viên cơ hữu, nghiên cứu viên cơ hữu của cơ sở giáo dục đại học tư thục là giảng viên, nghiên cứu viên ký hợp đồng lao động có thời hạn 36 tháng hoặc hợp đồng không xác định thời hạn theo quy định của Bộ luật lao động, không đang làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên với đơn vị sử dụng lao động khác, không là công chức hoặc viên chức nhà nước; do cơ sở giáo dục đại học trả lương và chi trả các khoản khác thuộc chế độ, chính sách đối với người lao động theo các quy định hiện hành.
8. Tiêu chí phân tầng và xếp hạng là mức độ yêu cầu và điều kiện cần đạt được ở một khía cạnh cụ thể của mỗi tiêu chuẩn. Tiêu chí phân tầng và xếp hạng bao gồm: vị trí, vai trò trong hệ thống giáo dục đại học; quy mô, ngành nghề và các trình độ đào tạo; cơ cấu các hoạt động đào tạo và khoa học công nghệ; chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học; kết quả kiểm định chất lượng giáo dục.
1. Vị trí, vai trò trong hệ thống giáo dục đại học
Là cơ sở giáo dục đại học có hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học chuyên sâu về nguyên lý, lý thuyết cơ bản trong các lĩnh vực khoa học; phát triển các công nghệ nguồn; cung cấp nguồn nhân lực có năng lực giảng dạy và nghiên cứu cơ bản; có năng lực chủ trì nghiên cứu giải quyết các nhiệm vụ, đề tài khoa học cấp quốc gia và quốc tế.
2. Quy mô, ngành nghề và các trình độ đào tạo
a) Quy mô đào tạo của các chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu trình độ đại học, thạc sĩ và đào tạo trình độ tiến sĩ chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng quy mô đào tạo của cơ sở giáo dục đại học;
b) Quy mô đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến sĩ chiếm trên 30% tổng quy mô đào tạo của các ngành, chuyên ngành theo định hướng nghiên cứu;
c) Có ít nhất 3 chuyên ngành đào tạo từ đại học đến tiến sĩ thuộc lĩnh vực khoa học cơ bản và khoa học cơ bản ứng dụng ở 3 nhóm ngành khác nhau.
3. Cơ cấu hoạt động đào tạo và khoa học công nghệ
a) Có đơn vị nghiên cứu phù hợp với ngành đào tạo như: Viện nghiên cứu, cơ sở nghiên cứu khoa học cơ bản, cơ sở nghiên cứu khoa học ứng dụng, trung tâm phát triển công nghệ nguồn;
b) Tỷ lệ chi cho hoạt động khoa học công nghệ chiếm ít nhất 20% tổng chi cho các hoạt động hằng năm của cơ sở giáo dục đại học;
c) Giảng viên cơ hữu phải dành ít nhất 50% tổng thời gian làm việc định mức cho hoạt động nghiên cứu khoa học;
d) Có ít nhất 80% giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu tham gia nghiên cứu khoa học có bài báo, công trình công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong và ngoài nước hằng năm;
đ) Tỷ lệ giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ không thấp hơn 30% tổng số giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu của cơ sở giáo dục đại học; đối với các ngành, chuyên ngành đào tạo theo định hướng nghiên cứu, tỷ lệ này không thấp hơn 50%;
e) Mỗi chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này phải có ít nhất 1 Giáo sư hoặc 3 Phó Giáo sư là giảng viên cơ hữu;
g) Tỉ lệ sinh viên/giảng viên của các chương trình định hướng nghiên cứu không quá 15.
1. Vị trí, vai trò trong hệ thống giáo dục đại học
Là cơ sở giáo dục đại học đào tạo đội ngũ nhân lực chủ yếu theo hướng ứng dụng; nghiên cứu khoa học và công nghệ tập trung vào việc phát triển các kết quả nghiên cứu cơ bản, ứng dụng các công nghệ nguồn thành các giải pháp công nghệ, quy trình quản lý, thiết kế các công cụ hoàn chỉnh phục vụ nhu cầu đa dạng của con người; có năng lực chủ trì nghiên cứu, giải quyết những nhiệm vụ, đề tài khoa học và công nghệ cấp quốc gia và tham gia nghiên cứu, giải quyết những nhiệm vụ, đề tài khoa học và công nghệ khu vực và quốc tế.
2. Quy mô, ngành nghề và các trình độ đào tạo
a) Quy mô đào tạo của các chương trình đào tạo định hướng ứng dụng trình độ đại học, thạc sĩ chiếm ít tỷ lệ lớn nhất trong tổng quy mô đào tạo tại cơ sở giáo dục đại học;
b) Ngành nghề đào tạo đa dạng, linh hoạt theo yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế;
c) Đào tạo chủ yếu trình độ đại học và trình độ thạc sĩ ứng dụng; một số ít chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ nghiên cứu và trình độ tiến sĩ.
3. Cơ cấu hoạt động đào tạo và khoa học công nghệ
a) Có hệ thống phòng thí nghiệm nghiên cứu phát triển, cơ sở sản xuất thử nghiệm, trung tâm ươm tạo công nghệ;
b) Tỷ lệ chi cho hoạt động khoa học công nghệ chiếm ít nhất 20% tổng chi cho các hoạt động hằng năm của cơ sở giáo dục đại học;
c) Hằng năm tỷ lệ giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu tham gia nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ có kết quả nghiên cứu được công bố trên các tạp chí khoa học công nghệ chuyên ngành trong và ngoài nước hoặc chuyển giao công nghệ, ứng dụng vào thực tế trên tổng số giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu của cơ sở giáo dục đại học không thấp hơn 70%;
d) Tỷ lệ giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ không thấp hơn 15% tổng số giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu của cơ sở giáo dục đại học;
đ) Tỉ lệ bình quân sinh viên/giảng viên trong toàn cơ sở giáo dục đại học không quá 25.
1. Vị trí, vai trò trong hệ thống giáo dục đại học
Là cơ sở giáo dục đại học chú trọng đào tạo, phát triển năng lực thực hành của người học, gắn kết đào tạo với thực tế sản xuất; nghiên cứu khoa học và công nghệ tập trung theo hướng triển khai các kết quả nghiên cứu ứng dụng đã đạt được vào thực tiễn cuộc sống; cung cấp nguồn nhân lực có kiến thức thực tiễn và năng lực thực hành phù hợp với yêu cầu sử dụng lao động đa dạng của các địa phương và các vùng, các tổ chức kinh tế.
2. Quy mô, ngành nghề và các trình độ đào tạo
a) Quy mô đào tạo các chương trình đào tạo định hướng thực hành chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng quy mô đào tạo tại cơ sở giáo dục đại học;
b) Ngành nghề đa dạng, tập trung vào các lĩnh vực mà địa phương có nhu cầu; chương trình đào tạo được thiết kế liên thông với chương trình giáo dục nghề nghiệp;
c) Đào tạo trình độ đại học là chủ yếu.
3. Cơ cấu hoạt động đào tạo và khoa học công nghệ
a) Tỷ lệ chi cho hoạt động khoa học công nghệ, sản xuất thử nghiệm, phát triển sản phẩm mới không thấp hơn 10% tổng chi cho các hoạt động của cơ sở giáo dục đại học;
b) Hằng năm có ít nhất 30% giảng viên cơ hữu của cơ sở giáo dục đại học tham gia các hoạt động phối hợp giữa nhà trường và thực tế sản xuất hoặc thực hiện các nhiệm vụ, đề tài khoa học công nghệ, có công trình được công bố;
c) Có ít nhất 10% khối lượng của các chương trình đào tạo tại cơ sở giáo dục đại học do các chuyên gia, doanh nhân, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, nhà quản lý có kinh nghiệm từ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ở trong nước và nước ngoài tham gia giảng dạy, báo cáo chuyên đề.
1. Tất cả các cơ sở giáo dục đại học trong mỗi tầng tùy theo chất lượng được sắp xếp vào 3 hạng của khung xếp hạng theo thứ tự từ cao xuống thấp: hạng 1, hạng 2, hạng 3.
2. Khung xếp hạng được xác định theo điểm với cơ cấu như sau:
a) Hạng 1 bao gồm 30% các cơ sở giáo dục đại học có điểm cao nhất;
b) Hạng 2 bao gồm 40% các cơ sở giáo dục đại học không thuộc Điểm a và Điểm c Khoản này;
c) Hạng 3 bao gồm 30% các cơ sở giáo dục đại học có điểm thấp nhất.
1. Quy mô, ngành nghề và các trình độ đào tạo
a) Quy mô của các chương trình đào tạo theo định hướng nghiên cứu;
b) Quy mô đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến sĩ;
c) Số chương trình đào tạo thuộc lĩnh vực khoa học cơ bản và khoa học cơ bản ứng dụng;
d) Số chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ.
2. Cơ cấu các hoạt động đào tạo và khoa học công nghệ
a) Tổng thu từ hoạt động đào tạo, từ hoạt động khoa học công nghệ; tổng kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp (nếu có) hằng năm;
b) Tổng chi phí để đào tạo mỗi sinh viên trong một năm (sau đây gọi là chi phí đơn vị);
c) Số lượng giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu tham gia nghiên cứu khoa học có bài báo, công trình công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong và ngoài nước hằng năm;
d) Số cơ sở nghiên cứu khoa học cơ bản, khoa học cơ bản ứng dụng; số viện nghiên cứu trực thuộc, số phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu phát triển các công nghệ nguồn;
đ) Số lượng giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ;
e) Số lượng giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu có chức danh Giáo sư, Phó giáo sư;
g) Số lượng nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ và được cấp bằng trung bình mỗi năm.
3. Chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học
a) Số bài báo, công trình công bố đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế có tên trong danh mục ISI, Scopus hằng năm;
b) Số lượng bằng độc quyền sáng chế được cấp hằng năm;
c) Số lượng giảng viên và sinh viên (kể cả cựu sinh viên) của trường được trao giải thưởng quốc gia và quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học hằng năm;
d) Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp tìm được việc làm đúng ngành đào tạo sau 12 tháng;
đ) Số lượng sinh viên và giảng viên tham gia các chương trình hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học với các cơ sở giáo dục đại học nước ngoài hằng năm.
4. Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục
a) Số lượng các chương trình đào tạo theo định hướng nghiên cứu được các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục khu vực, quốc tế kiểm định và công nhận;
b) Số lượng các chương trình đào tạo được tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục trong nước kiểm định và công nhận;
c) Mức độ đạt các tiêu chí kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học.
1. Quy mô, ngành nghề và các trình độ đào tạo
a) Quy mô của các chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng;
b) Số nhóm ngành đào tạo theo định hướng ứng dụng;
c) Số lượng các chuyên ngành đào tạo thạc sĩ ứng dụng.
2. Cơ cấu các hoạt động đào tạo và khoa học công nghệ
a) Tổng thu từ hoạt động đào tạo, từ hoạt động khoa học công nghệ; tổng kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp (nếu có) hằng năm;
b) Chi phí đơn vị;
c) Số lượng giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu tham gia nghiên cứu khoa học có kết quả nghiên cứu được ứng dụng vào thực tế, được công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong và ngoài nước hằng năm;
d) Số cơ sở nghiên cứu ứng dụng, sản xuất thử nghiệm, trung tâm ươm tạo công nghệ;
đ) Số giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ;
e) Số giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu có chức danh Giáo sư, Phó giáo sư;
g) Tỉ lệ sinh viên/giảng viên cơ hữu.
3. Chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học
a) Số công trình được ứng dụng vào thực tế; số bài báo được đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành quốc gia và quốc tế hàng năm;
b) Số lượng bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích, quyền tác giả, nhãn hiệu hàng hóa được cấp hằng năm;
c) Số lượng giảng viên và sinh viên (kể cả cựu sinh viên) của trường được tạo giải thưởng quốc gia và quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học hằng năm;
d) Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp tìm được việc làm đúng ngành đào tạo sau 12 tháng;
đ) Số lượng sinh viên và giảng viên tham gia các chương trình hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học với các cơ sở giáo dục đại học nước ngoài hằng năm.
4. Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục
a) Số chương trình đào tạo được tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục trong nước và quốc tế kiểm định và công nhận;
b) Mức độ đạt các tiêu chí kiểm định cơ sở giáo dục đại học.
1. Quy mô, ngành nghề và các trình độ đào tạo
a) Tổng quy mô đào tạo của cơ sở giáo dục đại học;
b) Số lượng sinh viên đào tạo theo đặt hàng của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;
c) Số chương trình đào tạo có hợp tác với doanh nghiệp.
2. Cơ cấu hoạt động đào tạo và khoa học công nghệ
a) Tổng thu từ hoạt động đào tạo, từ hoạt động khoa học công nghệ; tổng kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp (nếu có) hằng năm;
b) Chi phí đơn vị;
c) Số lượng giảng viên cơ hữu, nghiên cứu viên cơ hữu tham gia các hoạt động thực tế tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoặc có bài báo công bố trên các tạp chí chuyên ngành hàng năm;
d) Số lượng giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ hoặc được tặng các danh hiệu nhà nước do có nhiều đóng góp, cống hiến cho nghề nghiệp;
đ) Số xưởng thực hành, cơ sở sản xuất thử nghiệm, phát triển sản phẩm;
e) Tỷ lệ giảng viên thỉnh giảng là các chuyên gia, doanh nhân, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, nhà quản lý có kinh nghiệm từ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ở trong nước và nước ngoài tham gia giảng dạy hằng năm;
g) Tỷ lệ sinh viên/giảng viên cơ hữu.
3. Chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học
a) Số lượng bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích, quyền tác giả, nhãn hiệu hàng hóa được cấp hằng năm;
b) Số lượng các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học công nghệ, số lượng các công trình được áp dụng vào thực tiễn hàng năm;
c) Số lượng giảng viên và sinh viên (kể cả cựu sinh viên) của trường được trao giải thưởng về hoạt động nghề nghiệp hằng năm;
d) Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp tìm được việc làm đúng ngành đào tạo sau 12 tháng;
đ) Số lượng sinh viên và giảng viên tham gia các chương trình hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học với các cơ sở giáo dục đại học nước ngoài hằng năm.
4. Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục
a) Số lượng các chương trình đào tạo được tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục kiểm định và công nhận;
b) Mức độ đạt các tiêu chí kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học.
1. Đã được kiểm định chất lượng đạt yêu cầu và còn giá trị hiệu lực bởi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận.
2. Đã được tổ chức phân tầng và xếp hạng đánh giá ngoài và đề nghị xem xét công nhận phân tầng.
3. Đạt ít nhất 75% các chỉ số của các tiêu chí theo tiêu chuẩn phân tầng tương ứng quy định tại Chương 2 của Nghị định này, trong đó mỗi tiêu chí có ít nhất một chỉ số đạt yêu cầu.
1. Phân tầng cơ sở giáo dục đại học được thực hiện theo chu kỳ 10 năm.
2. Xếp hạng cơ sở giáo dục đại học được thực hiện theo chu kỳ 2 năm.
1. Cơ sở giáo dục đại học tiến hành tự đánh giá theo tiêu chuẩn phân tầng và xếp hạng quy định tại Chương II và Chương III của Nghị định này và hướng dẫn thực hiện Nghị định của do Bộ Giáo dục và Đào tạo; lập báo cáo tự đánh giá và công bố trên trang thông tin của cơ sở giáo dục đại học.
2. Cơ sở giáo dục đại học đăng ký thực hiện phân tầng, xếp hạng với tổ chức phân tầng và xếp hạng cơ sở giáo dục đại học được quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 13 của Nghị định này.
3. Tổ chức phân tầng và xếp hạng cơ sở giáo dục đại học; đánh giá ngoài cơ sở giáo dục đại học, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo kết quả phân tầng và xếp hạng cơ sở giáo dục đại học theo chu kỳ quy định tại Điều 11 của Nghị định này.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định báo cáo của tổ chức phân tầng và xếp hạng cơ sở giáo dục đại học và trình Thủ tướng Chính phủ công nhận.
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm:
a) Hướng dẫn chi tiết thực hiện Nghị định này và việc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện của các cơ sở giáo dục đại học;
b) Hướng dẫn cách tính điểm cho mỗi chỉ số của các tiêu chí theo tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở giáo dục đại học quy định tại Nghị định này;
c) Lựa chọn các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục có năng lực, kinh nghiệm và uy tín để giao nhiệm vụ thực hiện phân tầng và xếp hạng cơ sở giáo dục đại học;
d) Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng các văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách quản lý nhà nước dựa trên kết quả phân tầng và xếp hạng cơ sở giáo dục đại học để ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành.
2. Các Bộ, ngành và địa phương quản lý trực tiếp các cơ sở giáo dục đại học phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra việc triển khai, thực hiện các hoạt động phân tầng và xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 10 năm 2015.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. : 73/2015/ND-CP |
Hanoi, September 08th 2015 |
DECREE
ON STANDARDS FOR STRATIFICATION, FRAMEWORK AND STANDARDS FOR RANKING HIGHER EDUCATIONAL INSTITUTIONS
Pursuant to the Law on Government organization dated December 25, 2001;
Pursuant to the Law on Higher Education dated June 18th 2012;
Pursuant to the Law on Vocational Education dated November 27th 2014;
At the request of the Minister of Education and Training,
The Government promulgates Decree on standards for stratification, framework and standards for ranking higher educational institutions.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of regulation and regulated entities
1. This Decree provides for standards for stratification; framework and standards for ranking higher educational institutions; procedures for stratifying and ranking higher educational institutions.
2. This Decree applies to higher educational institutions including Vietnam National University, Regional universities, universities, institutes and relevant organizations and individuals.
Article 2. Interpretation of terms
1. Stratification of higher educational institutions means the classification of higher educational institutions by educational goals and orientation depending on standards according to regulations in this Decree. Higher educational institutions are divided into 3 layers: higher educational institutions orienting towards research; higher educational institutions orienting towards application and higher educational institutions orienting towards practice.
2. Ranking means the arrangement of higher educational institutions in descending order depending on their qualities that are calculated according to the framework of each layer of higher-education systems.
3. Framework means the upper limit and the lower limit calculated by points depend on which higher educational institutions are classified into groups in each layer of higher education system.
4. Training program orienting towards research is a training program whose goals and contents are established in orientation towards specializing in basic principles and theories in field of science and development of source technologies as the basis for developing applied science and technology.
5. Training program orienting towards application mean a training program whose goals and contents are established in orientation towards developing basic research findings, applying source technologies to create technological solutions and completed procedures for managing and designing tools to serve various needs of human.
6. Training program orienting towards practice means a training program whose goals and contents are established in orientation towards focusing on adoption of technological solutions, procedures for managing and producing tools basing on the designs to serve the production and life.
7. Full-time lecturers, full-time researchers
a) A full-time lecturer/full-time researcher of a public higher educational institution is a civil servant who is employed and managed according to legislation on civil servants;
b) A full-time lecturer/full-time researcher of a private higher educational institution is a lecturer/researcher who: (i) signs a 36-month labor contract or an indefinite labor contract according to regulations in the Labor Code; (ii) is not working for any other employer under a labor contract with a duration of 3 months or longer; (iii) is not an official or a civil servant. The higher education institution shall pay wages and other benefits to its employees in accordance with applicable regulations.
8. Criteria for stratification and ranking are requirements on a specific respect of a standard. Criteria for stratification and ranking include role in higher education system; scope, disciplines and training levels; structure of training and technologies; quality of training and scientific research; education quality inspection results.
Chapter II
STANDARDS FOR STRATIFICATION OF HIGHER EDUCATIONAL INSTITUTIONS
Article 3. Standards applicable to higher educational institutions orienting towards research
1. Role in higher education system
Are higher educational institutions having training and scientific research specialized in basic principles and theory in science for developing source technologies, providing human resources with capacity for teaching and basic research and for presiding over the handling of national and international scientific missions/projects.
2. Scope, disciplines and training levels
a) Training scope of training program orienting towards research in university, mastery and doctoral training of a higher educational institution shall have the greatest proportion in its training scope;
b) Scope of mastery and doctoral training shall be over 30% of the total scope of disciplines/specialities in orientation of research;
c) At least 3 specialities at university to doctoral training shall be in the field of basic science and applied basic science in 3 different groups of disciplines.
3. Structure of training and technologies
a) There shall be units for researches relating to the discipline like Research Institutes, basic scientific research facilities, applied scientific research facilities, source-technology development centers;
b) Spending on technological activities of a higher educational institution shall be at least 20% of total spending on its annual activities;
c) Full-time lecturers shall spend at least 50% of total standard working time on scientific research;
d) At least 80% of full-time researchers shall participate in scientific research with articles and/or projects posted on Vietnamese or foreign specialized academic journals every year;
dd) Ratio of full-time lecturers/researchers having doctor degrees of a higher educational institution to its total full-time lecturers/researchers shall be at least 30%; regarding disciplines/specialities with orientation towards research, such ratio shall be at least 50%;
e) Each speciality in doctoral training specified in Point c Clause 2 of this Article shall have at least 1 professor or 3 associate professors being full-time lecturers;
g) Ratio of students to lecturers of program orienting research shall not be exceeding 15.
Article 4. Standards applicable to higher educational institutions orienting towards application
1. Role in higher education system
Are higher educational institutions providing human resources mainly orienting towards application; scientific researches and technologies focus on the development of basic research findings, the application of source technologies to create technological solutions and completed managing and designing procedures to serve various needs of human; human resources are provided capacity for presiding over the handling of national scientific missions/projects and participating in handling regional and international scientific missions/projects.
2. Scope, disciplines and training levels
a) Training scope of training program orienting towards application in university, mastery and doctoral training shall have the greatest proportion in the training scope of the higher educational institution;
b) Disciplines shall be various and flexible according to the requirements of socio-economic development of Vietnam and international integration;
c) Training shall be provided mainly at university level and applied mastery level; there shall be a few specialities at researching mastery level and doctoral level.
3. Structure of training and technologies
a) There shall be laboratory systems for development research, testing production facilities, technology incubation centers;
b) Spending on technological activities shall be at least 20% of total spending on annual activities of the higher educational institution;
c) Every year, ratio between the number of full-time lecturers/researchers participating in scientific research/technology development with research findings posted on Vietnamese or foreign specialized academic journals or transferred or applied to the fact and total number of lecturers/researchers of a higher educational institution shall be at least 70%;
d) Ratio of full-time lecturers/researchers with doctor degrees of a higher educational institution shall be at least 15% of its total full-time lecturers/researchers;
dd) Ratio of students to lecturers in a higher educational institution shall be not over 25.
Article 5. Standards applicable to higher educational institutions orienting towards practice
1. Role in higher education system
Are higher educational institutions focusing on cultivation and development of practice skills of learners, associating training with the actual production; scientific and technology researches are concentrated in orientation towards applying research findings to daily life; providing human resources with practical knowledge and capacity in accordance with various needs of provinces and economic regions/organizations.
2. Scope, disciplines and training levels
a) Training scope of training program orienting towards application in practice, mastery and doctoral training shall have the greatest proportion in the training scope of the higher educational institution;
b) Disciplines shall be various, focusing on fields according to demand of area; training programs are designed connecting with vocational education programs;
c) University training is focused.
3. Structure of training and technologies
a) Spending on technological activities, trial production and development of new products shall be at least 10% of total spending on annual activities of the higher educational institution;
b) Every year, at least 30% of full-time lecturers of the higher educational institution shall participate in activities cooperating between the theory and practical production or carry out the technical missions/projects with published projects;
c) At least 10% amount of training program at the higher educational institution shall be that on which the experts, business people, artisans, technical officials or managers having experiences from agencies, organizations, enterprises, producing establishments of Vietnam or foreign countries provide lectures and/or make term essays.
Chapter III
FRAMEWORK AND STANDARDS FOR RANKING HIGHER EDUCATIONAL INSTITUTIONS
Article 6. Ranking framework
1. All higher educational institutions in each layer, depending on their quality, are classified into 3 grade of ranking framework in descending order: grade 1, grade 2, and grade 3.
2. Grades in the framework are determined by points as follows:
a) Grade 1 includes 30% of higher educational institutions having the highest points;
b) Grade 2 includes 40% of higher educational institutions other than those specified in Points a and c of this Clause;
c) Grade 3 includes 30% of higher educational institutions having the lowest points.
Article 7. Ranking standards applicable to higher educational institutions orienting towards research
1. Scope, disciplines and training levels
a) Scope of training program orienting towards research;
b) Training scope of mastery and doctoral levels;
c) Number of training program in field of basic science and applied basic science;
d) Number of specialities having doctoral training.
2. Structure of training and technologies
a) Total revenues from training activities/technological activities; total annual funding from the State budget (if any);
b) Total training expenditure for each student per year (hereinafter referred to as unit expenditure);
c) Number of full-time researchers shall participate in scientific research with articles and/or projects posted on Vietnamese or foreign specialized academic journals by years;
d) Number of basic scientific research facilities, applied scientific facilities; number of affiliated research institutes, number of laboratories, number of source-technology development centers;
dd) Number of full-time lecturers/researchers having doctoral degrees;
e) Number of full-time lecturers/researchers being professors/associate professors;
g) Average number of research students defending successfully doctoral dissertations and obtaining degrees by years.
3. Quality of training and scientific research
a) Number of articles/projects posted on international academic journals listed on the ISS and/or the Scopus by years;
b) Number of patents obtained by years;
c) Number of lecturers and students (including alumni) who receive national/international awards in training and scientific research by years;
d) Rates of graduates getting jobs conformable to disciplines within 12 months;
dd) Number of students and lecturers participating in cooperation program in training and scientific research with foreign higher educational institutions by years.
4. Results of education quality inspection
a) Number of training program in orientation of research inspected and recognized by a regional/international education quality inspection organization;
b) Number of training program in orientation of research inspected and recognized by a Vietnamese education quality inspection organization;
c) Level of conformance with criteria of higher educational institution quality inspection.
Article 8. Ranking standards applicable to higher educational institutions orienting towards application
1. Scope, disciplines and training levels
a) Scope of training program orienting towards application;
b) Number of groups of disciplines in orientation of application;
c) Number of specialities having mastery training.
2. Structure of training and technologies
a) Total revenues from training activities/technological activities; total annual funding from the State budget (if any);
b) Unit expenditure;
c) Number of full-time lecturers/researchers participating in scientific research with research findings applied to the fact and/or posted on Vietnamese or foreign specialized academic journals by years;
d) Number of application research facilities, testing production facilities, technology incubation centers;
dd) Number of full-time lecturers/researchers having doctoral degrees;
e) Number of full-time lecturers/researchers being professors/associate professors;
g) Ratio of students to full-time lecturers.
3. Quality of training and scientific research
a) Number of works applied to the fact; number of articles posted on national and international specialized academic journals;
b) Number of patents, effective solutions, authors' right, trademarks obtained by years;
c) Number of lecturers and students (including alumni) receiving national/international awards in training and scientific research by year;
d) Rates of graduates getting jobs conformable to disciplines within 12 months;
dd) Number of students and lecturers participating in cooperation program in training and scientific research with foreign higher educational institutions by years.
4. Results of education quality inspection
a) Number of training programs inspected and recognized by a Vietnamese or international education quality inspection organization;
b) Level of conformance with criteria of higher educational institution quality inspection.
Article 9. Ranking standards applicable to higher educational institutions orienting towards practice
1. Scope, disciplines and training levels
a) Total training scope of the higher educational institution;
b) Number of students receiving training according to orders of agencies/organizations/enterprises;
c) Number of training programs cooperating with enterprises.
2. Structure of training and technologies
a) Total revenues from training activities/technological activities; total annual funding from the State budget (if any);
b) Unit expenditure;
c) Number of full-time lecturers/researchers involving in practical activities at agencies/enterprises or having articles posted on specialized journals by years;
d) Number of full-time lecturers/researchers having doctoral degrees or obtaining national titles due to contributions in the profession;
dd) Number of workshops, trial production facilities, product development facilities;
e) Rate of visiting lecturers being experts, business people, artisans, technical officials or managers having experiences from agencies, organizations, enterprises, producing establishments of Vietnam or foreign countries providing lectures;
g) Ratio of students to full-time lecturers.
3. Quality of training and scientific research
a) Number of patents, effective solutions, authors' right, trademarks obtained by years;
b) Number of articles posted on academic journals, number of works applied to the fact by years;
c) Number of lecturers and students (including alumni) receiving awards in occupational activities by years;
d) Rates of graduates getting jobs conformable to disciplines within 12 months;
dd) Number of students and lecturers participating in cooperation program in training and scientific research with foreign higher educational institutions by years.
4. Results of education quality inspection
a) Number of training programs inspected and recognized by an education quality inspection organization;
b) Level of conformance with criteria of higher educational institution quality inspection.
Chapter IV
CONDITIONS, CYCLES, PROCEDURES FOR STRATIFYING AND RANKING HIGHER EDUCATIONAL INSTITUTIONS
Article 10. Conditions for recognitions of stratification
1. The higher educational institution has a valid certificate of conformance to quality standards issued by an education quality assessment organization and recognized by the Ministry of Education and Training.
2. General assessment has been conducted by a stratifying and ranking organization and a proposal for recognition of stratification has been sent by such organization.
3. The higher educational institution satisfies at least 75% of indices of criteria according to corresponding standards for stratification specified in Chapter 2 of this Decree, supposed that each criterion has at least 1 satisfactory index.
Article 11. Cycles of stratification and ranking of higher educational institutions
1. The stratification of a higher educational institution shall be carried out every 10 years.
2. The ranking of a higher educational institution shall be carried out every 2 years.
Article 12. Procedures for stratifying and ranking higher educations
1. Higher educational institutions shall carry out self-evaluation according to standards for stratification and ranking specified in Chapter II and Chapter III of this Decree and its guiding documents by the Ministry of Education and Training; make internal assessment reports and post them on their website.
2. Higher educational institutions shall register for stratification and ranking with the stratifying and ranking organization prescribed in point c Clause 1 Article 13 of this Decree.
3. Stratification and ranking of higher educational institutions shall be carried out; general assessment of higher educational institutions shall be conducted and reported to the Ministry of Education and Training the results of stratification and ranking of higher educational institutions according to regulations in Article 11 of this Decree.
4. The Ministry of Education and Training shall appraise the reports from higher educational institution-stratifying and ranking organization and request the Prime Minister to grant recognition.
Chapter V
IMPLEMENTARY CLAUSE
Article 13. Responsibilities
1. The Ministry of Education and Training:
a) Detail and guide the implementation of this Decree and the inspection of the implementation of higher educational institutions;
b) Guide the calculation of points in each index of criteria according to ranking standards specified in this Decree;
c) Select eligible education quality assessment organization to assign the stratification and ranking on higher educational institutions;
d) Cooperate with relevant Ministries and authorities in formulating legal documents and policies on state management depending on the higher educational institution-stratifying and ranking results.
2. Ministries, regulatory bodies and local governments directly manage higher educational shall cooperate with the Ministry of Education and Training in inspecting the implementation of stratification and ranking of higher educational institutions.
Article 14. Effect
1. This Decree comes into effect from October 25th 2015.
2. Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, the President of the People’s Committees of central-affiliated cities and provinces are responsible for implementing this Decree./.
|
ON BEHAFT OF THE GOVERNMENT |