Chương I: Nghị định 73/2015/NĐ-CP Những quy định chung
Số hiệu: | 73/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 08/09/2015 | Ngày hiệu lực: | 25/10/2015 |
Ngày công báo: | 20/09/2015 | Số công báo: | Từ số 993 đến số 994 |
Lĩnh vực: | Giáo dục | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/02/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Từ ngày 25/10/2015, trường đại học sẽ được xếp theo 3 hạng
Đó là nội dung tại Nghị định 73/2015/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn phân tầng, khung xếp hạng và tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở giáo dục đại học.
Cụ thể, tất cả các cơ sở giáo dục đại học trong mỗi tầng tùy theo chất lượng được sắp xếp vào 3 hạng của khung xếp hạng theo thứ tự từ cao xuống thấp:
Hạng 1: gồm 30% các cơ sở giáo dục đại học có điểm cao nhất.
Hạng 2: gồm 40% các cơ sở giáo dục đại học không có điểm cao nhất và điểm thấp nhất.
Hạng 3: gồm 30% các cơ sở giáo dục đại học có điểm thấp nhất.
Ngoài ra, Nghị định 73/2015/NĐ-CP cũng quy định điều kiện được công nhận phân tầng:
- Đã được kiểm định chất lượng đạt yêu cầu và còn giá trị hiệu lực bởi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận.
- Đã được tổ chức phân tầng và xếp hạng đánh giá ngoài và đề nghị xem xét công nhận phân tầng.
- Đạt ít nhất 75% các chỉ số của các tiêu chí theo tiêu chuẩn phân tầng tương ứng theo quy định, trong đó mỗi tiêu chí có ít nhất một chỉ số đạt yêu cầu.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định về tiêu chuẩn phân tầng; khung xếp hạng và tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở giáo dục đại học; quy trình, thủ tục phân tầng và xếp hạng cơ sở giáo dục đại học.
2. Nghị định này áp dụng cho các cơ sở giáo dục đại học bao gồm: Đại học Quốc gia, Đại học vùng, các trường đại học, học viện; các tổ chức và cá nhân có liên quan.
1. Phân tầng cơ sở giáo dục đại học là sự sắp xếp thành các nhóm các cơ sở giáo dục đại học theo mục tiêu, định hướng đào tạo dựa trên các tiêu chuẩn phù hợp với quy định của Nghị định này. Cơ sở giáo dục đại học được phân thành 3 tầng: cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu; cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng và cơ sở giáo dục đại học định hướng thực hành.
2. Xếp hạng là sự sắp xếp các cơ sở giáo dục đại học theo thứ tự từ cao xuống thấp về chất lượng được tính bằng điểm theo khung xếp hạng trong mỗi tầng của hệ thống giáo dục đại học.
3. Khung xếp hạng là các giới hạn trên và giới hạn dưới được tính bằng điểm để phân chia các cơ sở giáo dục đại học thành các hạng theo nhóm chất lượng trong mỗi tầng của hệ thống giáo dục đại học.
4. Chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu là chương trình đào tạo có mục tiêu và nội dung xây dựng theo hướng chuyên sâu về nguyên lý, lý thuyết cơ bản trong các lĩnh vực khoa học, phát triển các công nghệ nguồn làm nền tảng để phát triển các lĩnh vực khoa học ứng dụng và công nghệ.
5. Chương trình đào tạo định hướng ứng dụng là chương trình đào tạo có mục tiêu và nội dung xây dựng theo hướng phát triển kết quả nghiên cứu cơ bản, ứng dụng các công nghệ nguồn thành các giải pháp công nghệ, quy trình quản lý, thiết kế các công cụ hoàn chỉnh phục vụ nhu cầu đa dạng của con người.
6. Chương trình đào tạo định hướng thực hành là chương trình đào tạo có mục tiêu và nội dung xây dựng theo hướng tập trung vào việc thực hiện các giải pháp công nghệ, quy trình quản lý, sản xuất, chế tạo các công cụ phục vụ sản xuất và đời sống dựa trên cơ sở những thiết kế có sẵn.
7. Giảng viên cơ hữu, nghiên cứu viên cơ hữu
a) Giảng viên cơ hữu, nghiên cứu viên cơ hữu của cơ sở giáo dục đại học công lập là viên chức được tuyển dụng, sử dụng và quản lý theo quy định của pháp luật về viên chức;
b) Giảng viên cơ hữu, nghiên cứu viên cơ hữu của cơ sở giáo dục đại học tư thục là giảng viên, nghiên cứu viên ký hợp đồng lao động có thời hạn 36 tháng hoặc hợp đồng không xác định thời hạn theo quy định của Bộ luật lao động, không đang làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên với đơn vị sử dụng lao động khác, không là công chức hoặc viên chức nhà nước; do cơ sở giáo dục đại học trả lương và chi trả các khoản khác thuộc chế độ, chính sách đối với người lao động theo các quy định hiện hành.
8. Tiêu chí phân tầng và xếp hạng là mức độ yêu cầu và điều kiện cần đạt được ở một khía cạnh cụ thể của mỗi tiêu chuẩn. Tiêu chí phân tầng và xếp hạng bao gồm: vị trí, vai trò trong hệ thống giáo dục đại học; quy mô, ngành nghề và các trình độ đào tạo; cơ cấu các hoạt động đào tạo và khoa học công nghệ; chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học; kết quả kiểm định chất lượng giáo dục.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of regulation and regulated entities
1. This Decree provides for standards for stratification; framework and standards for ranking higher educational institutions; procedures for stratifying and ranking higher educational institutions.
2. This Decree applies to higher educational institutions including Vietnam National University, Regional universities, universities, institutes and relevant organizations and individuals.
Article 2. Interpretation of terms
1. Stratification of higher educational institutions means the classification of higher educational institutions by educational goals and orientation depending on standards according to regulations in this Decree. Higher educational institutions are divided into 3 layers: higher educational institutions orienting towards research; higher educational institutions orienting towards application and higher educational institutions orienting towards practice.
2. Ranking means the arrangement of higher educational institutions in descending order depending on their qualities that are calculated according to the framework of each layer of higher-education systems.
3. Framework means the upper limit and the lower limit calculated by points depend on which higher educational institutions are classified into groups in each layer of higher education system.
4. Training program orienting towards research is a training program whose goals and contents are established in orientation towards specializing in basic principles and theories in field of science and development of source technologies as the basis for developing applied science and technology.
5. Training program orienting towards application mean a training program whose goals and contents are established in orientation towards developing basic research findings, applying source technologies to create technological solutions and completed procedures for managing and designing tools to serve various needs of human.
6. Training program orienting towards practice means a training program whose goals and contents are established in orientation towards focusing on adoption of technological solutions, procedures for managing and producing tools basing on the designs to serve the production and life.
7. Full-time lecturers, full-time researchers
a) A full-time lecturer/full-time researcher of a public higher educational institution is a civil servant who is employed and managed according to legislation on civil servants;
b) A full-time lecturer/full-time researcher of a private higher educational institution is a lecturer/researcher who: (i) signs a 36-month labor contract or an indefinite labor contract according to regulations in the Labor Code; (ii) is not working for any other employer under a labor contract with a duration of 3 months or longer; (iii) is not an official or a civil servant. The higher education institution shall pay wages and other benefits to its employees in accordance with applicable regulations.
8. Criteria for stratification and ranking are requirements on a specific respect of a standard. Criteria for stratification and ranking include role in higher education system; scope, disciplines and training levels; structure of training and technologies; quality of training and scientific research; education quality inspection results.