Chương VIII Luật giáo dục đại học 2012: Giảng viên
Số hiệu: | 08/2012/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 18/06/2012 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2013 |
Ngày công báo: | 04/08/2012 | Số công báo: | Từ số 473 đến số 474 |
Lĩnh vực: | Giáo dục | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật giáo dục đại học 2012
Sau một thời gian chờ đợi, Luật giáo dục Đại học 2012 đã được Quốc hội khóa XIII thông qua vào kỳ họp thứ 3 ngày 18/6/2012.
Theo đó, cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) trong hệ thống giáo dục quốc dân gồm có: Trường cao đẳng; Trường đại học, học viện; ĐH vùng, ĐH quốc gia; Viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ.
Trong quá trình xây dựng Luật, một mục tiêu đặt ra là chất lượng ĐH phải phát triển đi đôi với quy mô cơ sở. Vì thế, Luật này đã có nhiều quy định về chất lượng GDĐH như tự đánh giá chất lượng đào tạo và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục; công bố công khai chất lượng đào tạo; công bố công khai các thông tin liên quan về văn bằng cho người học trên trang thông tin điện tử của cơ sở GDĐH. Bên cạnh đó, sau 04 năm, kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập có hiệu lực, nếu cơ sở không được cho phép hoạt động đào tạo thì quyết định này hết hiệu lực. Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định cho phép hoạt động đào tạo có hiệu lực, nếu cơ sở không triển khai hoạt động đào tạo thì quyết định cho phép hoạt động đào tạo hết hiệu lực.
Cơ sở GDĐH công lập được quyền chủ động xây dựng và quyết định mức thu học phí nằm trong khung học phí, lệ phí tuyển sinh do Chính phủ quy định và được công bố công khai cùng thời điểm với thông báo tuyển sinh.
Luật giáo dục đại học ra đời là một bước tiến mới trong lĩnh vực giáo dục. Luật này có hiệu lực từ ngày 01/01/2013.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học là người có nhân thân rõ ràng; có phẩm chất, đạo đức tốt; có sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; đạt trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ quy định tại điểm e khoản 1 Điều 77 của Luật giáo dục.
2. Chức danh của giảng viên bao gồm trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư.
3. Trình độ chuẩn của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ đại học là thạc sĩ trở lên. Trường hợp đặc biệt ở một số ngành chuyên môn đặc thù do Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo quy định.
Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học ưu tiên tuyển dụng người có trình độ từ thạc sĩ trở lên làm giảng viên.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, quy định việc bồi dưỡng, sử dụng giảng viên.
1. Giảng dạy theo mục tiêu, chương trình đào tạo và thực hiện đầy đủ, có chất lượng chương trình đào tạo.
2. Nghiên cứu, phát triển ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ, bảo đảm chất lượng đào tạo.
3. Định kỳ học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy.
4. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của giảng viên.
5. Tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.
6. Tham gia quản lý và giám sát cơ sở giáo dục đại học, tham gia công tác Đảng, đoàn thể và các công tác khác.
7. Được ký hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học với các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở nghiên cứu khoa học theo quy định của pháp luật.
8. Được bổ nhiệm chức danh của giảng viên, được phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú và được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
1. Giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học được cử đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; được hưởng tiền lương, phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ.
2. Giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được tạo điều kiện về chỗ ở, được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định của Chính phủ.
3. Nhà nước có chính sách điều động, biệt phái giảng viên làm việc tại cơ sở giáo dục đại học ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; khuyến khích giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học ở vùng thuận lợi đến công tác tại các cơ sở giáo dục đại học ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; tạo điều kiện để giảng viên ở vùng này an tâm công tác.
4. Giảng viên có trình độ tiến sĩ, giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư công tác trong cơ sở giáo dục đại học có thể kéo dài thời gian làm việc kể từ khi đủ tuổi nghỉ hưu để giảng dạy, nghiên cứu khoa học, nếu có đủ sức khỏe, tự nguyện kéo dài thời gian làm việc, đồng thời cơ sở giáo dục đại học có nhu cầu.
5. Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể chính sách đối với giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học.
1. Giảng viên thỉnh giảng trong cơ sở giáo dục đại học được quy định tại Điều 74 của Luật giáo dục.
Giảng viên thỉnh giảng thực hiện các nhiệm vụ và được hưởng các quyền theo hợp đồng thỉnh giảng được ký giữa hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học với giảng viên thỉnh giảng.
2. Cơ sở giáo dục đại học được mời giảng viên thỉnh giảng, mời báo cáo viên là các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nhân, nghệ nhân ở trong nước và nước ngoài.
3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể về giảng viên thỉnh giảng và báo cáo viên.
1. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học và người khác.
2. Gian lận trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học.
3. Lợi dụng danh hiệu nhà giáo và hoạt động giáo dục để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
1. The lecturers in higher education institutions are people with clear backgrounds, good qualities and conscience, good health on occupational demand; professionally qualified as prescribed in Point e Clause 1 Article 77 of the Law on Education
2. The lecturer’s titles include: assistant lecturer, lecturer, senior lecturer, associate professor, professor.
3. The standard degree of university lecturers is master’s degree or above. Other special cases of special profession shall be specified by the Minister of Education and Training .
The principals of higher education institutions shall prioritize the recruitment of people that possess the master’s degree or above.
4. The Minister of Education and Training shall introduce the pedagogic technique improvement programs, specify the lecturer cultivation and employment.
Article 55. Duties and authority of lecturers
1. Teaching consistently with the targets and the training program, fully and efficiently implement the training program.
2. Studying, developing technology transfers and science application, assuring the training quality.
3. Periodically attending the courses in improving political theory, profession and teaching methods.
4. Preserving the credentials, reputations and honor of lecturers
5. Respecting the students’ dignity, treating students equitably, protecting the lawful rights and interests of students.
6. Participating in managing and supervising the higher education institution, participating in the Party’s activities, collective activities and other works.
7. Being entitled to sign visiting lecturer and scientific research contracts with higher education institutions and scientific research institutions as prescribed by law.
8. Being given lecturers' titles, awarded the “People’s educator”, “Elite educator” titles and get commendation as prescribed by law.
9. Other duties and authority as prescribed by law provisions.
Article 56. Policies on lecturers
1. The lecturers in the higher education institution shall be sent to attend profession improvement courses, enjoy salaries and occupational benefits, seniority pay and other benefits as prescribed by the Government.
2. The teachers in the higher education institutions located in poor areas shall enjoy accommodation incentives, preferential benefits and other incentive policies as prescribed by the Government.
3. The State shall formulate the policy on mobilizing and sending lecturers to higher education institutions located in poor areas; encouraging lecturers in favorable areas to work at higher education institutions located in poor areas and facilitate their tasks.
4. Healthy lecturers holding doctorate degrees, professor or associate professor titles working at higher education institutions may extend the working time when reaching the retirement age in order to continue teaching and doing scientific research if such extension is demanded by both the higher education institution and the lecturers themselves.
5. The Prime Minister shall specify the policy on lecturers in higher education institutions.
Article 57. Visiting lecturers and speakers
1. Visiting lecturers in higher education institutions are specified in Article 74 of the Law on Education
Visiting lecturers fulfill the duties and have the rights under the visiting lecturer contracts signed between the principal of the higher education institution and the visiting lecturer.
2. Higher education institutions are entitled to invite visiting lecturers and speakers being Vietnamese and foreign experts, scientists, business people and artists.
3. The Minister of Education and Training shall promulgate provisions on visiting lecturers and speakers .
Article 58. Prohibited acts of lecturers
1. Offending the honor, dignity and abusing the body of students and other people.
2. Cheating at training and scientific research
3. Misusing the educator’s title and education activities to commit violations of law.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 5. Mục tiêu của giáo dục đại học
Điều 7. Cơ sở giáo dục đại học
Điều 9. Phân tầng cơ sở giáo dục đại học
Điều 11. Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học
Điều 14. Cơ cấu tổ chức của trường cao đẳng, trường đại học, học viện
Điều 28. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường cao đẳng, trường đại học, học viện
Điều 33. Mở ngành, chuyên ngành đào tạo
Điều 37. Tổ chức và quản lý đào tạo
Điều 38. Văn bằng giáo dục đại học
Điều 6. Trình độ và hình thức đào tạo của giáo dục đại học
Điều 7. Cơ sở giáo dục đại học
Điều 9. Phân tầng cơ sở giáo dục đại học
Điều 11. Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học
Điều 12. Chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục đại học
Mục 1. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Điều 14. Cơ cấu tổ chức của trường cao đẳng, trường đại học, học viện
Điều 15. Cơ cấu tổ chức của đại học
Điều 19. Hội đồng khoa học và đào tạo
Điều 21. Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học
Điều 22. Điều kiện thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học
Điều 28. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường cao đẳng, trường đại học, học viện
Điều 30. Nhiệm vụ và quyền hạn của viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ
Điều 32. Quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học
Điều 33. Mở ngành, chuyên ngành đào tạo
Điều 34. Chỉ tiêu tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh
Điều 36. Chương trình, giáo trình giáo dục đại học
Điều 37. Tổ chức và quản lý đào tạo
Điều 38. Văn bằng giáo dục đại học
Điều 41. Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở giáo dục đại học trong hoạt động khoa học và công nghệ
Điều 42. Trách nhiệm của Nhà nước về phát triển khoa học và công nghệ
Điều 45. Liên kết đào tạo với nước ngoài
Điều 48. Trách nhiệm của Nhà nước về hợp tác quốc tế
Điều 49. Mục tiêu, nguyên tắc và đối tượng kiểm định chất lượng giáo dục đại học
Điều 50. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục đại học
Điều 52. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục
Điều 55. Nhiệm vụ và quyền của giảng viên
Điều 57. Giảng viên thỉnh giảng và báo cáo viên
Điều 60. Nhiệm vụ và quyền của người học
Điều 62. Chính sách đối với người học
Điều 63. Nghĩa vụ làm việc có thời hạn theo sự điều động của Nhà nước
Điều 64. Nguồn tài chính của cơ sở giáo dục đại học
Điều 65. Học phí, lệ phí tuyển sinh
Điều 66. Quản lý tài chính của cơ sở giáo dục đại học
Điều 67. Quản lý và sử dụng tài sản của cơ sở giáo dục đại học