Thông tư 35/2021/TT-BGDĐT quy định về việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng tài liệu giảng dạy, giáo trình giáo dục đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Số hiệu: | 35/2021/TT-BGDĐT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Người ký: | Hoàng Minh Sơn |
Ngày ban hành: | 06/12/2021 | Ngày hiệu lực: | 21/01/2022 |
Ngày công báo: | 19/01/2022 | Số công báo: | Từ số 109 đến số 110 |
Lĩnh vực: | Giáo dục | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Giáo trình Đại học phải đáp ứng từ 70% nội dung kiến thức học phần
Ngày 06/12/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 35/2021/TT-BGDĐT về quy định việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng tài liệu giảng dạy, giáo trình giáo dục đại học.
Theo đó, giáo trình phải đáp ứng các yêu cầu: là tài liệu chính được sử dụng cho một cơ sở đào tạo dùng cho giảng viên và người học trong giảng dạy, học tập, nghiên cứu của một học phần truong chương trình đào tạo. Giáo trình phải được xuất bản dưới dạng sách và tên đặt cho giáo trình phải không dẫn đến hiểu nhầm là giáo trình sử dụng chung trong các cơ sở đào tạo; Nội dung phải phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, bảo đảm chuẩn kiến thức, kỹ năng, đáp ứng chuẩn đầu ra của học phần;…
Ngoài ra, đối với đào tạo trình độ đại học, cơ sở đào tạo phải bảo đảm mỗi học phần có ít nhất một giáo trình là tài liệu chính dùng cho giảng viên và người học trong giảng dạy và học tập, nghiên cứu học phần, trong đó nội dung của giáo trình phải đáp ứng tối thiểu 70% nội dung kiến thức của học phần giảng dạy.
Bên cạnh đó, thành viên của hội đồng thẩm định giáo trình là các nhà khoa học trong và ngoài cơ sở đào tạo, có trình độ chuyên môn cao, phù hợp với nội dung giáo trình, có uy tín và kinh nghiệm giảng dạy, có trình độ đào tạo từ thạc sĩ trở lên đối với thẩm định giáo trình đại học.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 21/01/2022.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 35/2021/TT-BGDĐT |
Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2021 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VIỆC BIÊN SOẠN, LỰA CHỌN, THẨM ĐỊNH, DUYỆT VÀ SỬ DỤNG TÀI LIỆU GIẢNG DẠY, GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học ngày 19 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học;
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư quy định việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng tài liệu giảng dạy, giáo trình giáo dục đại học.
1. Thông tư này quy định việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng tài liệu giảng dạy, giáo trình giáo dục đại học.
2. Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở giáo dục khác được phép đào tạo các trình độ của giáo dục đại học; viện hàn lâm, viện do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo quy định của Luật Khoa học và công nghệ được phép đào tạo trình độ tiến sĩ (sau đây gọi chung là cơ sở đào tạo) và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
3. Đối với giáo trình sử dụng chung các môn lý luận chính trị, quốc phòng - an ninh, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn để làm tài liệu giảng dạy, học tập trong các cơ sở giáo dục đại học.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tài liệu giảng dạy bao gồm: giáo trình, bài giảng của giảng viên và tài liệu tham khảo.
2. Giáo trình là tài liệu để giảng dạy, học tập, nghiên cứu chính của một học phần, được cơ sở đào tạo tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định, phê duyệt và sử dụng tại cơ sở đào tạo theo quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.
3. Bài giảng là tài liệu do giảng viên biên soạn để giảng dạy đối với học phần được phân công giảng dạy, trên cơ sở đề cương chi tiết của học phần, giáo trình giảng dạy chính thức, chuẩn đầu ra của học phần và chương trình đào tạo.
4. Tài liệu tham khảo là các sách tham khảo, sách chuyên khảo, sách dịch, sách hướng dẫn, sách bài tập và các tài liệu khác đã được xuất bản, các bài báo, công trình khoa học và các tài liệu đã được công bố trong và ngoài nước, bao gồm cả tài liệu điện tử được giảng viên và người học sử dụng trong quá trình giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học; tài liệu giúp cho giảng viên và người học tìm hiểu, bổ sung nội dung kiến thức hoặc tìm hiểu thêm đối với từng phần hoặc toàn bộ học phần trong chương trình đào tạo.
1. Việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, phê duyệt và sử dụng tài liệu giảng dạy, giáo trình giáo dục đại học phải bảo đảm tuân thủ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, Luật xuất bản và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Tài liệu giảng dạy được xuất bản dùng cho giảng viên và người học trong giảng dạy, học tập, nghiên cứu một học phần của chương trình đào tạo trong cơ sở đào tạo không được sử dụng tên dẫn đến gây hiểu nhầm về mục đích sử dụng tài liệu.
1. Giáo trình là tài liệu chính được sử dụng cho một cơ sở đào tạo dùng cho giảng viên và người học trong giảng dạy, học tập, nghiên cứu của một học phần trong chương trình đào tạo. Giáo trình phải được xuất bản dưới dạng sách và tên đặt cho giáo trình phải không dẫn đến hiểu nhầm là giáo trình sử dụng chung trong các cơ sở đào tạo.
2. Giáo trình phải cụ thể hóa yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng và thái độ quy định trong mỗi học phần của chương trình đào tạo, ngành đào tạo và trình độ đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, bảo đảm chất lượng đào tạo.
3. Nội dung giáo trình phải phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, bảo đảm chuẩn kiến thức, kỹ năng, đáp ứng chuẩn đầu ra của học phần.
4. Kiến thức trong giáo trình được trình bày khoa học, logic, bảo đảm cân đối giữa lý thuyết và thực hành; phù hợp với thực tiễn và cập nhật những tri thức mới của khoa học, công nghệ và phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội đã được kiểm chứng và công nhận.
5. Những nội dung được trích dẫn trong tài liệu tham khảo để biên soạn giáo trình phải có nguồn gốc và chú thích rõ ràng, nội dung trích dẫn đưa vào giáo trình phải phù hợp và đáp ứng yêu cầu về mục tiêu của giáo trình, bảo đảm tuân thủ theo các quy định của pháp luật có liên quan.
6. Ngôn ngữ dùng để biên soạn giáo trình là tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài và phải bảo đảm thống nhất với ngôn ngữ giảng dạy học phần.
7. Cơ sở đào tạo quy định về nội dung, cấu trúc, hình thức và các yêu cầu cụ thể đối với giáo trình của cơ sở đào tạo, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất và phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan.
1. Bài giảng phải có nội dung phù hợp, thống nhất với nội dung được quy định trong đề cương chi tiết của học phần và giáo trình giảng dạy chính thức, đáp ứng chuẩn đầu ra của học phần và yêu cầu của chương trình đào tạo.
2. Bài giảng phải có nội dung cụ thể, có danh mục tài liệu tham khảo, có ví dụ minh họa, có câu hỏi hướng dẫn ôn tập, định hướng thảo luận, bài tập thực hành vận dụng, thường xuyên cập nhật, bổ sung kiến thức mới để bảo đảm bài giảng ngày càng khoa học, hiện đại, mang tính thực tiễn cao đáp ứng yêu cầu đào tạo. Giảng viên biên soạn bài giảng bằng ngôn ngữ giảng dạy học phần và chịu trách nhiệm về nội dung chuyên môn của bài giảng.
3. Cơ sở đào tạo quy định về nội dung, hình thức và các yêu cầu cụ thể đối với bài giảng theo từng học phần của chương trình đào tạo, ngành đào tạo và trình độ đào tạo; quy định về quyền hạn, trách nhiệm của giảng viên và của cơ sở đào tạo, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất và phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan.
1. Tài liệu tham khảo phải có đầy đủ tên tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản hoặc có chú thích về nguồn gốc cụ thể, rõ ràng và có nội dung phù hợp với ngành đào tạo, chương trình đào tạo; được bổ sung tài liệu mới thường xuyên, giúp cho giảng viên và người học có thể tìm hiểu, bổ sung nội dung kiến thức hoặc tìm hiểu thêm đối với từng phần hoặc các học phần liên quan trong chương trình đào tạo.
2. Ngôn ngữ của tài liệu tham khảo là ngôn ngữ phù hợp để giảng viên và người học có thể sử dụng để nghiên cứu, giảng dạy và học tập thuận tiện.
3. Cơ sở đào tạo quy định về các yêu cầu cụ thể đối với các tài liệu tham khảo của cơ sở đào tạo đối với từng học phần của chương trình đào tạo, ngành đào tạo và trình độ đào tạo, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất và phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan.
1. Đối với các giáo trình đã xuất bản, cơ sở đào tạo được cung cấp, phát, tặng, cho, cho thuê, trao đổi, cho mượn, làm tài liệu dùng chung, cung cấp cho nguồn tài nguyên giáo dục mở để đưa xuất bản phẩm đến với người sử dụng bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Giáo trình đã được phê duyệt của cơ sở đào tạo phải được sử dụng là tài liệu chính dùng cho giảng viên và người học trong giảng dạy, học tập, nghiên cứu học phần, trong đó một giáo trình có thể sử dụng cho nhiều học phần có nội dung phù hợp hoặc học phần có nội dung tương đồng.
3. Đối với đào tạo trình độ đại học, cơ sở đào tạo phải bảo đảm mỗi học phần có ít nhất một giáo trình là tài liệu chính dùng cho giảng viên và người học trong giảng dạy và học tập, nghiên cứu học phần, trong đó nội dung của giáo trình phải đáp ứng tối thiểu 70% nội dung kiến thức của học phần giảng dạy.
4. Đối với đào tạo trình độ thạc sĩ, cơ sở đào tạo phải bảo đảm có giáo trình là tài liệu chính dùng cho giảng viên và người học trong giảng dạy và học tập, nghiên cứu với mỗi học phần của chương trình đào tạo; trường hợp với học phần chưa có giáo trình, cơ sở đào tạo phải bảo đảm có tài liệu để giảng dạy thay cho giáo trình, trong đó nội dung của giáo trình hoặc tài liệu để giảng dạy thay cho giáo trình của mỗi học phần phải đáp ứng tối thiểu 70% nội dung kiến thức của học phần giảng dạy.
5. Đối với đào tạo trình độ tiến sĩ, cơ sở đào tạo phải bảo đảm có giáo trình hoặc tài liệu để giảng dạy, học tập và nghiên cứu (thay cho giáo trình) cho giảng viên và người học đối với mỗi nội dung, chuyên đề của chương trình đào tạo, trong đó phải có tài liệu chuyên khảo, các công trình khoa học đã được công bố có liên quan đến nội dung, chuyên đề giảng dạy, học tập, nghiên cứu của giảng viên và người học, đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo, bảo đảm phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, bảo đảm chuẩn kiến thức, kỹ năng, đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.
6. Giáo trình đưa vào sử dụng trong cơ sở đào tạo phải được biên soạn, lựa chọn, thẩm định và phê duyệt theo quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan. Tài liệu để giảng dạy, học tập, nghiên cứu (thay cho giáo trình) cho giảng viên và người học đưa vào sử dụng trong cơ sở đào tạo phải được phê duyệt theo quy định của cơ sở đào tạo, bảo đảm phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan.
7. Căn cứ mục tiêu, nội dung giảng dạy, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, ngành đào tạo, cơ sở đào tạo công khai các giáo trình, tài liệu để giảng dạy, học tập, nghiên cứu đối với từng nội dung, chuyên đề, học phần trong chương trình đào tạo và được xếp theo thứ tự ưu tiên trong sử dụng.
8. Cơ sở đào tạo quy định cụ thể về quyền hạn và trách nhiệm đối với các đơn vị và tổ chức của cơ sở đào tạo, của giảng viên và của người học trong việc sử dụng giáo trình và tài liệu để giảng dạy đối với từng nội dung, chuyên đề, học phần của chương trình đào tạo, ngành đào tạo và trình độ đào tạo.
1. Bài giảng của giảng viên phải được cung cấp cho người học trước hoặc trong hoặc sau giờ giảng để phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của người học. Giám đốc, viện trưởng, hiệu trưởng cơ sở đào tạo (gọi chung là hiệu trưởng cơ sở đào tạo) quy định về nội dung, hình thức bài giảng và việc cung cấp nội dung bài giảng cho người học.
2. Tài liệu tham khảo phải được công khai về tên tài liệu, năm xuất bản, nơi xuất bản hoặc địa chỉ truy cập nguồn dữ liệu trên mạng internet; thường xuyên bổ sung tài liệu mới để giảng viên, người học biết và sử dụng trong quá trình giảng dạy, học tập, đồng thời phải bảo đảm để giảng viên và người học có khả năng truy cập, sử dụng dễ dàng và thuận tiện.
3. Cơ sở đào tạo quy định cụ thể quy trình đưa bài giảng, tài liệu tham khảo vào sử dụng trong giảng dạy, học tập tại cơ sở đào tạo; quy định về việc sử dụng, giám sát, quyền hạn, trách nhiệm của giảng viên, người học và các bên liên quan trong việc cung cấp và tiếp cận bài giảng do giảng viên biên soạn, tài liệu tham khảo đối với từng học phần của chương trình đào tạo, ngành đào tạo và trình độ đào tạo, quy định việc công khai và mức độ công khai bài giảng của giảng viên.
1. Kinh phí tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng tài liệu giảng dạy, giáo trình do cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm bố trí từ nguồn thu hợp pháp, các nguồn tài trợ, viện trợ khác.
2. Nội dung chi, mức chi để tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng tài liệu giảng dạy, giáo trình thực hiện theo các quy định hiện hành của pháp luật và được quy định cụ thể trong quy định của cơ sở đào tạo.
1. Hiệu trưởng cơ sở đào tạo tổ chức xác định danh mục các giáo trình cần thiết phải có để sử dụng làm tài liệu giảng dạy, học tập, nghiên cứu chính thức của cơ sở đào tạo đối với từng học phần của chương trình đào tạo, ngành đào tạo và trình độ đào tạo, bao gồm các giáo trình đã có, các giáo trình cần biên soạn và lựa chọn bổ sung cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của cơ sở đào tạo và công khai các giáo trình sẽ biên soạn và lựa chọn.
2. Cơ sở đào tạo quy định cụ thể về các yêu cầu, quy trình xác định các giáo trình cần sử dụng, các giáo trình sẽ tổ chức biên soạn hoặc tổ chức lựa chọn và kế hoạch biên soạn, lựa chọn cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của cơ sở đào tạo.
1. Hiệu trưởng cơ sở đào tạo tổ chức việc biên soạn các giáo trình đã xác định cần biên soạn theo quy định tại Điều 10 của Thông tư này theo các hình thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu đối với các đơn vị, cá nhân ở trong và ngoài cơ sở đào tạo, đảm bảo theo các quy định của cơ sở đào tạo và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Chủ biên hoặc đồng chủ biên, người biên soạn nhận nhiệm vụ biên soạn giáo trình theo đề cương chi tiết của giáo trình và chịu trách nhiệm trước cơ sở đào tạo, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về chuyên môn của giáo trình và có trách nhiệm giải trình khi được yêu cầu.
3. Giáo trình biên soạn phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại Điều 3, Điều 4 Thông tư này và các yêu cầu khác theo quy định của cơ sở đào tạo.
4. Cơ sở đào tạo quy định cụ thể về các yêu cầu, tiêu chuẩn, tiêu chí của giáo trình được biên soạn và quy trình biên soạn giáo trình; quy định về tiêu chuẩn, thành phần, số lượng các thành viên tham gia biên soạn giáo trình; quy định quyền hạn và trách nhiệm của cơ sở đào tạo, của tác giả, người biên soạn, chủ biên hoặc đồng chủ biên và các bên có liên quan trong việc biên soạn giáo trình của cơ sở đào tạo.
1. Hiệu trưởng cơ sở đào tạo thành lập hội đồng thẩm định để thẩm định bản thảo giáo trình đã tổ chức biên soạn theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.
2. Thành viên hội đồng thẩm định là các nhà khoa học trong và ngoài cơ sở đào tạo, có trình độ chuyên môn cao, phù hợp với nội dung giáo trình, có uy tín và kinh nghiệm giảng dạy, có trình độ đào tạo từ thạc sĩ trở lên đối với thẩm định giáo trình đại học; có trình độ đào tạo tiến sĩ hoặc có chức danh từ phó giáo sư trở lên đối với thẩm định giáo trình thạc sĩ và giáo trình tiến sĩ. Thành viên đã tham gia biên soạn giáo trình không tham gia hội đồng thẩm định giáo trình đã biên soạn.
3. Hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định bản thảo giáo trình theo quy định của cơ sở đào tạo và các quy định của pháp luật có liên quan. Trong quá trình thẩm định hội đồng thẩm định có thể mời thêm một số đại biểu không phải là thành viên hội đồng thẩm định tham dự các phiên họp thẩm định nếu thấy cần thiết. Ý kiến các thành viên ngoài hội đồng thẩm định chỉ mang tính tham khảo và các thành viên này không tham gia biểu quyết hoặc quyết định các vấn đề thuộc chức năng nhiệm vụ của hội đồng thẩm định.
4. Hội đồng thẩm định đánh giá và kết luận cụ thể các mức độ đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Điều 3 và Điều 4 Thông tư này cùng các yêu cầu khác theo quy định của cơ sở đào tạo và được cụ thể hóa thành yêu cầu đối với giáo trình được thẩm định và đề xuất hiệu trưởng cơ sở đào tạo tổ chức xuất bản giáo trình. Hội đồng thẩm định chịu trách nhiệm trước cơ sở đào tạo, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sự phù hợp về chuyên môn của giáo trình đã thẩm định và có trách nhiệm giải trình khi được yêu cầu.
5. Căn cứ kết quả thẩm định và đề xuất của hội đồng thẩm định theo quy định tại khoản 4 Điều này, hiệu trưởng cơ sở đào tạo tổ chức hoàn thiện bản thảo giáo trình và tổ chức xuất bản thành sách để có thể sử dụng làm giáo trình phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu học phần trong chương trình đào tạo tại cơ sở đào tạo.
6. Cơ sở đào tạo phải quy định cụ thể cơ cấu, thành phần, số lượng, tiêu chuẩn của các thành viên tham gia hội đồng thẩm định giáo trình, bao gồm cả các thành viên hội đồng là người ngoài cơ sở đào tạo; quy định về tổ chức, hoạt động, quy trình thẩm định, nguyên tắc làm việc, kết quả thẩm định, trách nhiệm và quyền hạn của hội đồng thẩm định, các thành viên hội đồng thẩm định và các bên có liên quan.
1. Căn cứ đề xuất của các bộ phận chuyên môn và đề xuất của giảng viên, hiệu trưởng cơ sở đào tạo thành lập hội đồng thẩm định và tổ chức thẩm định đối với sách do tập thể hoặc cá nhân ở trong nước hoặc nước ngoài biên soạn đã được xuất bản, phù hợp với mục đích và yêu cầu sử dụng của cơ sở đào tạo để lựa chọn làm giáo trình phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu học phần trong chương trình đào tạo của cơ sở đào tạo. Việc thẩm định sách đã xuất bản để lựa chọn làm giáo trình được áp dụng thực hiện như quy định đối với thẩm định bản thảo giáo trình đã biên soạn theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 6 Điều 12 Thông tư này.
2. Căn cứ kết quả thẩm định và đề xuất của hội đồng thẩm định theo quy định tại khoản 1 Điều này, hiệu trưởng cơ sở đào tạo quyết định lựa chọn sách đã xuất bản để sử dụng làm giáo trình phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu học phần trong chương trình đào tạo của cơ sở đào tạo.
3. Cơ sở đào tạo quy định cụ thể và công khai các yêu cầu, tiêu chí, điều kiện, quy trình lựa chọn giáo trình; trách nhiệm, quyền hạn của cơ sở đào tạo và các bên liên quan trong việc lựa chọn giáo trình.
1. Hiệu trưởng cơ sở đào tạo xem xét, quyết định phê duyệt đưa giáo trình đã biên soạn, thẩm định và xuất bản theo quy định tại Điều 12 Thông tư này hoặc sách đã thẩm định và lựa chọn theo quy định tại Điều 13 Thông tư này vào sử dụng làm giáo trình cho giảng viên và người học trong giảng dạy, học tập, nghiên cứu học phần trong chương trình đào tạo của cơ sở đào tạo.
2. Cơ sở đào tạo quy định cụ thể các yêu cầu và quy trình phê duyệt đưa giáo trình đã biên soạn, thẩm định và xuất bản hoặc sách đã thẩm định và lựa chọn vào sử dụng làm giáo trình tại cơ sở đào tạo; quy định về quyền hạn và trách nhiệm của người có thẩm quyền phê duyệt và các bên liên quan trong việc phê duyệt và đưa giáo trình vào sử dụng bảo đảm tuân thủ theo quy định của cơ sở đào tạo và các quy định của pháp luật có liên quan.
Căn cứ Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan, hiệu trưởng cơ sở đào tạo có trách nhiệm:
1. Chỉ đạo xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện quy định nội bộ về việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, phê duyệt và sử dụng giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo đối với các trình độ của giáo dục đại học, bao gồm cả chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài tại Việt Nam để cấp văn bằng giáo dục đại học trên cơ sở tư vấn của hội đồng khoa học và đào tạo và các quy định quản lý nội bộ khác có liên quan của cơ sở đào tạo; cụ thể hóa và có thể yêu cầu cao hơn nhưng không trái với các quy định tại Thông tư này, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất và phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật, trong đó những nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo đối với các trình độ của giáo dục đại học phải được quy định và thực hiện đảm bảo tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ, Luật xuất bản và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Tổ chức phổ biến, hướng dẫn cho giảng viên, người học và các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan về quy định của cơ sở đào tạo và các quy định của pháp luật có liên quan đến việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, phê duyệt và sử dụng giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo đối với các trình độ của giáo dục đại học; phổ biến hướng dẫn người học về quyền và trách nhiệm được tiếp cận và sử dụng giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo ngay từ đầu khóa học.
3. Tổ chức kiểm tra, thanh tra nội bộ việc thực hiện kế hoạch, quy định của cơ sở đào tạo và các nhiệm vụ khác liên quan đến việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, phê duyệt và sử dụng giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo của cơ sở đào tạo đối với từng học phần của chương trình đào tạo, ngành đào tạo và trình độ đào tạo; chịu sự kiểm tra, thanh tra, giám sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo các quy định của pháp luật.
1. Cơ sở đào tạo công khai quy định của cơ sở đào tạo và các quy định khác có liên quan đến việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, phê duyệt và sử dụng giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo trong giáo dục đại học trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo chậm nhất là 30 ngày trước khi tổ chức áp dụng thực hiện. Công khai danh mục giáo trình, tài liệu tham khảo trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo.
2. Cơ sở đào tạo có trách nhiệm lưu trữ, bảo quản an toàn các tài liệu có liên quan tới công tác biên soạn, lựa chọn, thẩm định, phê duyệt và sử dụng giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo trong cơ sở đào tạo đối với các trình độ của giáo dục đại học theo các quy định của pháp luật.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21 tháng 01 năm 2022 và thay thế các nội dung quy định về việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình đối với các trình độ của giáo dục đại học tại Thông tư số 04/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 01 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình giáo dục đại học.
2. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; giám đốc, viện trưởng, hiệu trưởng các cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 35/2021/TT-BGDDT |
Hanoi, December 6, 2021 |
CIRCULAR
ON COMPILATION, SELECTION, APPRAISAL, APPROVAL, AND USE OF TEACHING MATERIALS, TEXTBOOKS FOR HIGHER EDUCATION
Pursuant to the Law on Education dated June 14, 2019;
Pursuant to the Law on Higher Education dated June 18, 2012; the Law on Amendments to a number of articles of the Law on Education dated November 19, 2018;
Pursuant to Decree No. 69/2017/ND-CP dated May 25, 2017 of the Government on functions, duties, entitlements, and organizational structure of the Ministry of Education and Training;
Pursuant to Decree No. 99/2019/ND-CP dated December 30, 2019 of the Government on elaborating and providing guidelines for a number of articles of the Law on Amendments to a number of articles of the Law on Higher Education;
At the request of the Director of the Department of Higher Education;
The Minister of Education and Training promulgates the Circular on compilation, selection, appraisal, approval, and use of teaching materials, textbooks for higher education.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope and regulated entities
1. This Circular provides for the compilation, selection, appraisal, approval, and use of teaching materials, textbooks for higher education.
2. This Circular applies to higher education institutions, other institutions that are permitted to train higher-education levels; academies, academies founded by the Prime Minister in accordance with the Law on Science and Technology which are permitted to train doctoral levels (hereinafter referred to as “training institutions”), and related organizations, individuals.
3. The Ministry of Education and Training shall organize the compilation of the general textbooks for subjects of political theory and defense - security for higher education institutions.
Article 2. Interpretation of terms
For the purpose of this Circular, the following terms shall be construed as follows:
1. Teaching materials include textbooks, lectures of lecturers, and reference materials
2. Textbook means the main material for teaching, learning, researching of a course, compiled, selected, appraised, approved, and used by a training institution in accordance with regulations of this Circular and other relevant laws.
3. Lecture means the material compiled by a lecturer for teaching for an assigned course, based on the detailed syllabus, official textbooks, output standards of the course, and training programs.
4. Reference material means reference books, monographs, translation books, manuals, exercise books, and other materials that have been published; articles, scientific works, and materials announced domestically and internationally, also including digital materials used by lecturers and students during their process of teaching, learning, or scientific researching; materials that help lecturers and students learn and improve their knowledge or learn about each section or the entire course in the training program.
Article 3. General requirements
1. The compilation, selection, appraisal, approval, and use of teaching materials, textbooks for higher education shall comply with regulations of the Law on Intellectual Property, Publishing Law, and other relevant laws.
2. Teaching materials are published for lecturers and students to use in teaching, learning, and researching a course of the training program in a training institution. Such materials shall not have names that cause confusion in their uses.
Article 4. Textbook requirements
1. A textbook is the main teaching material of lecturers and students of a training institution in teaching, learning, and researching a course in the training program. Such textbooks shall be published in writing with names that do not cause confusion for the general textbooks in training institutions.
2. A textbook shall concretize the requirements for knowledge, skills, and attitudes prescribed in each course of the training program, field, and level; satisfy the requirements for the innovation of teaching method, examination, evaluation of learning outcomes, and training quality assurance.
3. The content of a textbook shall be consistent with the target and content of the training program, ensuring the standard of knowledge, skills and satisfying the output standard of the course.
4. The knowledge in a textbook shall be presented in a manner of science and logic, ensuring the balance between the theory and practice; be appropriate with the reality; be updated with new knowledge in terms of science, technology, and socio-economic development that is certified and approved.
5. The content cited from reference materials for the compilation of textbooks shall have its origins and notes specified. Such content shall be consistent and meet the requirements for the targets of textbooks, ensuring compliance with regulations of relevant laws.
6. The language used to compile the textbooks is Vietnamese or a foreign language. Such a language shall be consistent with the teaching language of the course.
7. A training institution shall stipulate the content, structure, form, and specific requirements for its textbooks, ensuring the uniformity and consistency in accordance with regulations of relevant laws.
Article 5. Lecture requirements
1. A lecture shall have content that is appropriate and consistent with the content prescribed in the detailed syllabus of the course and the official textbook, satisfying the output standard of the course and requirements of the training program.
2. A lecture shall have specific content, lists of references, examples, learning questions, discussion orientations, and practical exercises; be regularly updated with new knowledge to ensure it is more scientific, modern, and highly practical, satisfying the training requirements. Lecturers shall compile their lectures in the teaching language of the course and take responsibility for the professional content of the lectures.
3. A training institution shall stipulate the content, form, and specific requirements for lectures of each course of the training program, field, and level; stipulate the entitlements and responsibilities of its own and its lecturers, ensuring the uniformity and consistency in accordance with regulations of relevant laws.
Article 6. Reference requirements
1. Reference materials shall specify full names of the authors, publishers, publishing years, specific origin notes, and content consistent with the training field and program; and be regularly supplemented with new materials, helping lecturers and students learn and improve their knowledge or learn about each section or the entire related courses in the training program.
2. The language of the reference materials shall be suitable for lecturers and students to conveniently use in teaching, learning, and researching.
3. A training institution shall stipulate the specific requirements for reference materials of each course of the training program, field, and level, ensuring uniformity and consistency in accordance with regulations of relevant laws.
Article 7. Use of textbooks and materials for teaching
1. With regard to published textbooks, training institutions may provide, distribute, gift, lease, trade, lend, use them as general textbooks, or contribute them to open educational resources in order to bring published products to users. Such processes shall comply with regulations of relevant laws.
2. Approved textbooks of training institutions shall be used as the main materials for lecturers and students in teaching, learning, and researching the courses. A textbook may be used for many courses with suitable or similar content.
3. With regard to higher education training, training institutions shall ensure each course has at least one textbook used as the main material for lecturers and students to use in teaching, learning, researching the course. The content of such a textbook shall satisfy at least 70% of the knowledge content of the course.
4. With regard to master’s degree training, training institutions shall have textbooks as the main materials for lecturers and students to use in teaching, learning, and researching each course of the training program; If a course does not have its textbooks, training institutions shall have teaching materials used as replacements for the textbooks. The content of such replacements shall satisfy at least 70% of the knowledge content of the course.
5. With regard to doctoral education training, training institutions shall have textbooks or materials (as replacements for textbooks) for students and lecturers to use in teaching, learning, and researching of each content or major of the training program. Such textbooks or materials shall include announced monographs, scientific works related to the content, major of teaching, learning, and researching of lecturers and students, satisfying the requirements of the training program; ensuring conformity with the target and content of the training program, knowledge standard, skills; and ensuring the output standard of the training program.
6. Textbooks used in training institutions shall be compiled, selected, appraised, and approved in accordance with this Circular and other relevant laws. Materials (as replacements for textbooks) for teaching, learning, and researching for lecturers and students used in training institutions shall be approved in accordance with regulations of the department of training, ensuring conformity with regulations of relevant laws.
7. Training institutions shall rely on their target, teaching content, output standard of the training program, and field of teaching to disclose their textbooks, materials for teaching, learning, researching for each content, major, and course in the training program, arranged in order of preference in use.
8. A training institution shall stipulate the entitlements and responsibilities of its affiliates, lecturers, and students in using textbooks and materials for the teaching of each content, major, course of the training program, field, and level.
Article 8. Use of lectures and reference materials
1. Lectures of lecturers shall be provided for students before, during, or after teaching hours in order to serve their purposes of learning and researching. Directors or principals of training institutions (hereinafter referred to as “principals of training institutions”) shall stipulate the content, form of lectures, and provision of lectures for students.
2. Reference materials shall be made public on their names, publishing years, places of publication, or addresses to access data sources on the internet; be regularly updated with new materials for lecturers and students to know and use in their process of teaching, learning. Such materials shall be easily and conveniently accessed and used by lecturers and students.
3. Training institutions shall specifically stipulate the process of incorporating lectures, reference materials into teaching and learning; stipulate the use, supervision, entitlements, responsibilities of lecturers, students, and related parties in providing and approaching lectures compiled by lecturers, reference materials for each course of the training program, field, and level; stipulate the publicity and degree of publicity of lectures of lecturers.
Article 9. Cost of compilation, selection, appraisal, approval, and use of teaching materials, textbooks
1. Training institutions shall be responsible for allocating legal sources of income, sponsorship, and aid to pay the cost of the organization of compilation, selection, appraisal, approval, and use of teaching materials and textbooks.
2. Specific expenditures and expenditure rates for organizing the compilation, selection, appraisal, approval, and use of teaching materials, textbooks shall be in accordance with regulations of the current law and specified in the regulations of training institutions.
Chapter II
COMPILATION AND APPRAISAL OF TEXTBOOKS
Article 10. Determination of textbooks for compilation and selection
1. Principals of training institutions shall determine the list of textbooks that is necessary to use as official materials of their training institutions for teaching, learning, and researching for each course of the training program, field, and level. Such a list includes existing textbooks or textbooks that need to be additionally compiled and selected suitable for the demand of training institutions; and disclose those textbooks that will be compiled and selected.
2. Training institutions shall specifically stipulate the requirement and process of determining necessary textbooks, textbooks that will be compiled or selected; develop plans for compilation and selection suitable for the demand of training institutions.
Article 11. Compilation of textbooks
1. Principals of training institutions shall organize the compilation of necessary textbooks in accordance with regulations prescribed in Article 10 of this Circular in the forms of tasks assignment, ordering, or bidding for units, individuals inside and outside their institutions, ensuring compliance with regulations of the department of training and regulations of relevant laws.
2. The lead author or co-author, compiler shall compile textbooks according to its detailed outline and be responsible for the specialization of the textbooks and responsible for answering upon request by the training institution or competent state agencies.
3. The compiled textbooks shall satisfy the requirements in accordance with regulations prescribed in Article 3, Article 4 of this Circular and other requirements in accordance with regulations of the training institution.
4. Training institutions shall stipulate the requirement, standard, criteria of compiled textbooks and the process of compiling them; stipulate the standard, composition, and number of members participating in the compiling process; stipulate the entitlements and responsibilities of their own, authors, compilers, lead authors or co-authors, and related parties engaged in their compilation of textbooks.
Article 12. Appraisal and publication of textbooks
1. Principals of training institutions shall establish their appraisal boards to appraise the drafts of compiled textbooks in accordance with regulations prescribed in Article 11 of this Circular.
2. Members of the appraisal board are scientists inside or outside the training institution who have high qualifications suitable for the content of textbooks; have reputations and teaching experiences; have doctoral degrees or the title of associate professor in appraising master textbooks and doctoral textbooks. Members who have participated in compiling the textbooks shall not participate in the appraisal of those textbooks.
3. The appraisal board shall appraise the drafts of textbooks in accordance with regulations of the training institution and other regulations of relevant laws. During the process of appraising, the appraisal board may invite delegates who are not its members to attend appraisal meetings if necessary. Opinions of members outside the appraisal board are only for references, these members shall not participate in voting or deciding issues within the function of the appraisal board.
4. The appraisal board shall evaluate and conclude specific levels of meeting the requirements in accordance with regulations prescribed in Article 3 and Article 4 of this Circular and other requirements in accordance with regulations of the training institution. Such levels shall be concretized as requirements for appraised textbooks. The board shall propose the principal of the training institution for publication of the appraised textbooks. The appraisal board shall be responsible for the specialization of the textbooks and responsible for answering upon request by the training institution or competent state agencies.
5. The principal of the training institution shall rely on the appraisal result and proposal of the appraisal board in accordance with regulations prescribed in Clause 4 of this Article to complete the drafts of textbooks and organize their publication for teaching, learning, and researching course in the training program of the institution.
6. Training institutions shall stipulate the specific structure, composition, and standard of members who participate in appraisal boards including people outside their institutions; stipulate the organization, operation, appraisal process, work rules, appraisal result, responsibilities, and entitlements of appraisal boards, their members, and related parties.
Article 13. Appraisal and selection of published books to use as textbooks
1. The principal of the training institution shall rely on the proposal of specialized departments and lecturers to establish the appraisal board; organize the appraisal for published books compiled by domestic or foreign collectives or individuals suitable for the target and demand of the training institution in order to use them as textbooks for teaching, learning, and researching courses in the training program of the institution. The appraisal process of compiled drafts of textbooks applies to the appraisal of published books to use as textbooks in accordance with regulations prescribed in Clauses 1, 2, 3, 4, and 6 Article 12 of this Circular.
2. The principal of the training institution shall rely on the appraisal result and proposal of the appraisal board in accordance with regulations prescribed in Clause 1 of this Article to select published books and use them as textbooks for teaching, learning, and researching courses in the training program of the institution.
3. Training institutions shall stipulate specific and public requirements, criteria, conditions, selection process of textbooks; responsibilities, entitlements of their own, and related parties in selecting textbooks.
Article 14. Approval of textbooks
1. The principal of the training institution shall consider issuing decisions on the approval of compiled, appraised, or published textbooks in accordance with regulations prescribed in Article 12 of this Circular; or appraised, selected books in accordance with regulations prescribed in Article 13 of this Circular to use as textbooks for lecturers and students in teaching, learning, and researching courses in the training program of the institution.
2. Training institutions shall stipulate the specific requirement and approval process to incorporate into the compiled, appraised, and published textbooks or appraised and selected books to use as their textbooks; stipulate the duties and entitlements of people competent to appraise and related parties in appraising and incorporating textbooks into use in accordance with their regulations and regulations of relevant laws.
Chapter III
IMPLEMENTATION
Article 15. Develop and perform regulations of training institutions
Pursuant to this Circular and other regulations of relevant laws, the principal of the training institution shall:
1. Direct the development, issuance, and organization of the implementation of internal regulations on the compilation, selection, appraisal, approval, and use of textbooks, lectures, reference materials for higher education including foreign joint training programs in Vietnam for issuance of bachelor's degrees based on the advice of the board of science and training and other related internal regulations of the training institution; concretize and may have higher requirements but shall not contrary to regulations of this Circular, ensuring uniformity and consistency with regulations of the current law. The prohibited content and acts in compiling, selecting, appraising, approving, and using textbooks, lectures, and reference materials for higher education shall be regulated and performed in accordance with the Law on Intellectual Property, Publishing Law, and regulations of relevant laws.
2. Disseminate and provide guidelines for lecturers, students and related units, organizations, and individuals on regulations of the training institution and regulations of relevant laws on the compilation, selection, appraisal, approval, and use of textbooks, lectures, reference materials for higher education; at the start of the semester, disseminate guidelines for students on rights and responsibilities for approaching and using textbooks, lectures, and reference materials.
3. Organize the internal inspection on the implementation of plans, regulations of the institution, and other duties related to the compilation, selection, appraisal, approval, and use of textbooks, lectures, and reference materials of the institution for each course of the training program, field, and level; be inspected and supervised by the Ministry of Education and Training and competent state agencies in accordance with regulations of the law.
Article 16. Disclosure and storage
1. Training facilities shall disclose their regulations and other regulations related to the compilation, selection, appraisal, approval, and use of textbooks, lectures, and reference materials for higher education on their website at least 30 days before implementation. Disclose the list of textbooks, reference materials on their website.
2. Training institutions shall store and preserve documents related to the compilation, selection, appraisal, approval, and use of textbooks, lectures, and reference materials for higher education in their institutions in accordance with regulations of the law.
Article 17. Entry into force
1. This Circular comes into force as of January 21, 2022 and replaces the content of regulations on the compilation, selection, appraisal, approval, and use of textbooks for higher education in Circular No. 04/2011/TT-BGDDT dated January 28, 2011 of the Ministry of Education and Training on compilation, selection, appraisal, approval, and use of textbooks for higher education.
2. Chief of the Office, Director of the Department of Higher Education, directors of affiliates of the Ministry of Education and Training; directors and principals of training institutions shall implement this Circular.
|
PP. MINISTER |