Chương II: Thông tư 35/2021/TT-BGDĐT Biên soạn, thẩm định giáo trình
Số hiệu: | 35/2021/TT-BGDĐT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Người ký: | Hoàng Minh Sơn |
Ngày ban hành: | 06/12/2021 | Ngày hiệu lực: | 21/01/2022 |
Ngày công báo: | 19/01/2022 | Số công báo: | Từ số 109 đến số 110 |
Lĩnh vực: | Giáo dục | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Giáo trình Đại học phải đáp ứng từ 70% nội dung kiến thức học phần
Ngày 06/12/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 35/2021/TT-BGDĐT về quy định việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng tài liệu giảng dạy, giáo trình giáo dục đại học.
Theo đó, giáo trình phải đáp ứng các yêu cầu: là tài liệu chính được sử dụng cho một cơ sở đào tạo dùng cho giảng viên và người học trong giảng dạy, học tập, nghiên cứu của một học phần truong chương trình đào tạo. Giáo trình phải được xuất bản dưới dạng sách và tên đặt cho giáo trình phải không dẫn đến hiểu nhầm là giáo trình sử dụng chung trong các cơ sở đào tạo; Nội dung phải phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, bảo đảm chuẩn kiến thức, kỹ năng, đáp ứng chuẩn đầu ra của học phần;…
Ngoài ra, đối với đào tạo trình độ đại học, cơ sở đào tạo phải bảo đảm mỗi học phần có ít nhất một giáo trình là tài liệu chính dùng cho giảng viên và người học trong giảng dạy và học tập, nghiên cứu học phần, trong đó nội dung của giáo trình phải đáp ứng tối thiểu 70% nội dung kiến thức của học phần giảng dạy.
Bên cạnh đó, thành viên của hội đồng thẩm định giáo trình là các nhà khoa học trong và ngoài cơ sở đào tạo, có trình độ chuyên môn cao, phù hợp với nội dung giáo trình, có uy tín và kinh nghiệm giảng dạy, có trình độ đào tạo từ thạc sĩ trở lên đối với thẩm định giáo trình đại học.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 21/01/2022.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Hiệu trưởng cơ sở đào tạo tổ chức xác định danh mục các giáo trình cần thiết phải có để sử dụng làm tài liệu giảng dạy, học tập, nghiên cứu chính thức của cơ sở đào tạo đối với từng học phần của chương trình đào tạo, ngành đào tạo và trình độ đào tạo, bao gồm các giáo trình đã có, các giáo trình cần biên soạn và lựa chọn bổ sung cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của cơ sở đào tạo và công khai các giáo trình sẽ biên soạn và lựa chọn.
2. Cơ sở đào tạo quy định cụ thể về các yêu cầu, quy trình xác định các giáo trình cần sử dụng, các giáo trình sẽ tổ chức biên soạn hoặc tổ chức lựa chọn và kế hoạch biên soạn, lựa chọn cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của cơ sở đào tạo.
1. Hiệu trưởng cơ sở đào tạo tổ chức việc biên soạn các giáo trình đã xác định cần biên soạn theo quy định tại Điều 10 của Thông tư này theo các hình thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu đối với các đơn vị, cá nhân ở trong và ngoài cơ sở đào tạo, đảm bảo theo các quy định của cơ sở đào tạo và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Chủ biên hoặc đồng chủ biên, người biên soạn nhận nhiệm vụ biên soạn giáo trình theo đề cương chi tiết của giáo trình và chịu trách nhiệm trước cơ sở đào tạo, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về chuyên môn của giáo trình và có trách nhiệm giải trình khi được yêu cầu.
3. Giáo trình biên soạn phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại Điều 3, Điều 4 Thông tư này và các yêu cầu khác theo quy định của cơ sở đào tạo.
4. Cơ sở đào tạo quy định cụ thể về các yêu cầu, tiêu chuẩn, tiêu chí của giáo trình được biên soạn và quy trình biên soạn giáo trình; quy định về tiêu chuẩn, thành phần, số lượng các thành viên tham gia biên soạn giáo trình; quy định quyền hạn và trách nhiệm của cơ sở đào tạo, của tác giả, người biên soạn, chủ biên hoặc đồng chủ biên và các bên có liên quan trong việc biên soạn giáo trình của cơ sở đào tạo.
1. Hiệu trưởng cơ sở đào tạo thành lập hội đồng thẩm định để thẩm định bản thảo giáo trình đã tổ chức biên soạn theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.
2. Thành viên hội đồng thẩm định là các nhà khoa học trong và ngoài cơ sở đào tạo, có trình độ chuyên môn cao, phù hợp với nội dung giáo trình, có uy tín và kinh nghiệm giảng dạy, có trình độ đào tạo từ thạc sĩ trở lên đối với thẩm định giáo trình đại học; có trình độ đào tạo tiến sĩ hoặc có chức danh từ phó giáo sư trở lên đối với thẩm định giáo trình thạc sĩ và giáo trình tiến sĩ. Thành viên đã tham gia biên soạn giáo trình không tham gia hội đồng thẩm định giáo trình đã biên soạn.
3. Hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định bản thảo giáo trình theo quy định của cơ sở đào tạo và các quy định của pháp luật có liên quan. Trong quá trình thẩm định hội đồng thẩm định có thể mời thêm một số đại biểu không phải là thành viên hội đồng thẩm định tham dự các phiên họp thẩm định nếu thấy cần thiết. Ý kiến các thành viên ngoài hội đồng thẩm định chỉ mang tính tham khảo và các thành viên này không tham gia biểu quyết hoặc quyết định các vấn đề thuộc chức năng nhiệm vụ của hội đồng thẩm định.
4. Hội đồng thẩm định đánh giá và kết luận cụ thể các mức độ đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Điều 3 và Điều 4 Thông tư này cùng các yêu cầu khác theo quy định của cơ sở đào tạo và được cụ thể hóa thành yêu cầu đối với giáo trình được thẩm định và đề xuất hiệu trưởng cơ sở đào tạo tổ chức xuất bản giáo trình. Hội đồng thẩm định chịu trách nhiệm trước cơ sở đào tạo, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sự phù hợp về chuyên môn của giáo trình đã thẩm định và có trách nhiệm giải trình khi được yêu cầu.
5. Căn cứ kết quả thẩm định và đề xuất của hội đồng thẩm định theo quy định tại khoản 4 Điều này, hiệu trưởng cơ sở đào tạo tổ chức hoàn thiện bản thảo giáo trình và tổ chức xuất bản thành sách để có thể sử dụng làm giáo trình phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu học phần trong chương trình đào tạo tại cơ sở đào tạo.
6. Cơ sở đào tạo phải quy định cụ thể cơ cấu, thành phần, số lượng, tiêu chuẩn của các thành viên tham gia hội đồng thẩm định giáo trình, bao gồm cả các thành viên hội đồng là người ngoài cơ sở đào tạo; quy định về tổ chức, hoạt động, quy trình thẩm định, nguyên tắc làm việc, kết quả thẩm định, trách nhiệm và quyền hạn của hội đồng thẩm định, các thành viên hội đồng thẩm định và các bên có liên quan.
1. Căn cứ đề xuất của các bộ phận chuyên môn và đề xuất của giảng viên, hiệu trưởng cơ sở đào tạo thành lập hội đồng thẩm định và tổ chức thẩm định đối với sách do tập thể hoặc cá nhân ở trong nước hoặc nước ngoài biên soạn đã được xuất bản, phù hợp với mục đích và yêu cầu sử dụng của cơ sở đào tạo để lựa chọn làm giáo trình phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu học phần trong chương trình đào tạo của cơ sở đào tạo. Việc thẩm định sách đã xuất bản để lựa chọn làm giáo trình được áp dụng thực hiện như quy định đối với thẩm định bản thảo giáo trình đã biên soạn theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 6 Điều 12 Thông tư này.
2. Căn cứ kết quả thẩm định và đề xuất của hội đồng thẩm định theo quy định tại khoản 1 Điều này, hiệu trưởng cơ sở đào tạo quyết định lựa chọn sách đã xuất bản để sử dụng làm giáo trình phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu học phần trong chương trình đào tạo của cơ sở đào tạo.
3. Cơ sở đào tạo quy định cụ thể và công khai các yêu cầu, tiêu chí, điều kiện, quy trình lựa chọn giáo trình; trách nhiệm, quyền hạn của cơ sở đào tạo và các bên liên quan trong việc lựa chọn giáo trình.
1. Hiệu trưởng cơ sở đào tạo xem xét, quyết định phê duyệt đưa giáo trình đã biên soạn, thẩm định và xuất bản theo quy định tại Điều 12 Thông tư này hoặc sách đã thẩm định và lựa chọn theo quy định tại Điều 13 Thông tư này vào sử dụng làm giáo trình cho giảng viên và người học trong giảng dạy, học tập, nghiên cứu học phần trong chương trình đào tạo của cơ sở đào tạo.
2. Cơ sở đào tạo quy định cụ thể các yêu cầu và quy trình phê duyệt đưa giáo trình đã biên soạn, thẩm định và xuất bản hoặc sách đã thẩm định và lựa chọn vào sử dụng làm giáo trình tại cơ sở đào tạo; quy định về quyền hạn và trách nhiệm của người có thẩm quyền phê duyệt và các bên liên quan trong việc phê duyệt và đưa giáo trình vào sử dụng bảo đảm tuân thủ theo quy định của cơ sở đào tạo và các quy định của pháp luật có liên quan.
Chapter II
COMPILATION AND APPRAISAL OF TEXTBOOKS
Article 10. Determination of textbooks for compilation and selection
1. Principals of training institutions shall determine the list of textbooks that is necessary to use as official materials of their training institutions for teaching, learning, and researching for each course of the training program, field, and level. Such a list includes existing textbooks or textbooks that need to be additionally compiled and selected suitable for the demand of training institutions; and disclose those textbooks that will be compiled and selected.
2. Training institutions shall specifically stipulate the requirement and process of determining necessary textbooks, textbooks that will be compiled or selected; develop plans for compilation and selection suitable for the demand of training institutions.
Article 11. Compilation of textbooks
1. Principals of training institutions shall organize the compilation of necessary textbooks in accordance with regulations prescribed in Article 10 of this Circular in the forms of tasks assignment, ordering, or bidding for units, individuals inside and outside their institutions, ensuring compliance with regulations of the department of training and regulations of relevant laws.
2. The lead author or co-author, compiler shall compile textbooks according to its detailed outline and be responsible for the specialization of the textbooks and responsible for answering upon request by the training institution or competent state agencies.
3. The compiled textbooks shall satisfy the requirements in accordance with regulations prescribed in Article 3, Article 4 of this Circular and other requirements in accordance with regulations of the training institution.
4. Training institutions shall stipulate the requirement, standard, criteria of compiled textbooks and the process of compiling them; stipulate the standard, composition, and number of members participating in the compiling process; stipulate the entitlements and responsibilities of their own, authors, compilers, lead authors or co-authors, and related parties engaged in their compilation of textbooks.
Article 12. Appraisal and publication of textbooks
1. Principals of training institutions shall establish their appraisal boards to appraise the drafts of compiled textbooks in accordance with regulations prescribed in Article 11 of this Circular.
2. Members of the appraisal board are scientists inside or outside the training institution who have high qualifications suitable for the content of textbooks; have reputations and teaching experiences; have doctoral degrees or the title of associate professor in appraising master textbooks and doctoral textbooks. Members who have participated in compiling the textbooks shall not participate in the appraisal of those textbooks.
3. The appraisal board shall appraise the drafts of textbooks in accordance with regulations of the training institution and other regulations of relevant laws. During the process of appraising, the appraisal board may invite delegates who are not its members to attend appraisal meetings if necessary. Opinions of members outside the appraisal board are only for references, these members shall not participate in voting or deciding issues within the function of the appraisal board.
4. The appraisal board shall evaluate and conclude specific levels of meeting the requirements in accordance with regulations prescribed in Article 3 and Article 4 of this Circular and other requirements in accordance with regulations of the training institution. Such levels shall be concretized as requirements for appraised textbooks. The board shall propose the principal of the training institution for publication of the appraised textbooks. The appraisal board shall be responsible for the specialization of the textbooks and responsible for answering upon request by the training institution or competent state agencies.
5. The principal of the training institution shall rely on the appraisal result and proposal of the appraisal board in accordance with regulations prescribed in Clause 4 of this Article to complete the drafts of textbooks and organize their publication for teaching, learning, and researching course in the training program of the institution.
6. Training institutions shall stipulate the specific structure, composition, and standard of members who participate in appraisal boards including people outside their institutions; stipulate the organization, operation, appraisal process, work rules, appraisal result, responsibilities, and entitlements of appraisal boards, their members, and related parties.
Article 13. Appraisal and selection of published books to use as textbooks
1. The principal of the training institution shall rely on the proposal of specialized departments and lecturers to establish the appraisal board; organize the appraisal for published books compiled by domestic or foreign collectives or individuals suitable for the target and demand of the training institution in order to use them as textbooks for teaching, learning, and researching courses in the training program of the institution. The appraisal process of compiled drafts of textbooks applies to the appraisal of published books to use as textbooks in accordance with regulations prescribed in Clauses 1, 2, 3, 4, and 6 Article 12 of this Circular.
2. The principal of the training institution shall rely on the appraisal result and proposal of the appraisal board in accordance with regulations prescribed in Clause 1 of this Article to select published books and use them as textbooks for teaching, learning, and researching courses in the training program of the institution.
3. Training institutions shall stipulate specific and public requirements, criteria, conditions, selection process of textbooks; responsibilities, entitlements of their own, and related parties in selecting textbooks.
Article 14. Approval of textbooks
1. The principal of the training institution shall consider issuing decisions on the approval of compiled, appraised, or published textbooks in accordance with regulations prescribed in Article 12 of this Circular; or appraised, selected books in accordance with regulations prescribed in Article 13 of this Circular to use as textbooks for lecturers and students in teaching, learning, and researching courses in the training program of the institution.
2. Training institutions shall stipulate the specific requirement and approval process to incorporate into the compiled, appraised, and published textbooks or appraised and selected books to use as their textbooks; stipulate the duties and entitlements of people competent to appraise and related parties in appraising and incorporating textbooks into use in accordance with their regulations and regulations of relevant laws.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực