Thông tư 18/2013/TT-BGDĐT về Chương trình đào tạo kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Số hiệu: | 18/2013/TT-BGDĐT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Người ký: | Bùi Văn Ga |
Ngày ban hành: | 14/05/2013 | Ngày hiệu lực: | 28/06/2013 |
Ngày công báo: | 03/06/2013 | Số công báo: | Từ số 295 đến số 296 |
Lĩnh vực: | Giáo dục | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
25/11/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Kiểm định viên chất lượng giáo dục phải có bằng thạc sĩ
Ngày 14/05/2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 18/2013/TT-BGDĐT quy định Chương trình đào tạo kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp.
Theo đó, chương trình đào tạo kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp được áp dụng đối với những người có nguyện vọng trở thành kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục và đáp ứng đủ các yêu cầu sau: Có bằng thạc sĩ trở lên; là giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục hoặc đã từng là giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, có thời gian giảng dạy hoặc làm công tác quản lý giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp từ 10 năm trở lên; có chứng chỉ Tin học trình độ B trở lên; có trình độ ngoại ngữ tương đương cấp độ B1 hoặc bậc 3/6 trở lên theo Khung tham chiếu chung Châu Âu về ngoại ngữ.
Chương trình đào tạo áp dụng theo tín chỉ và tổng khối lượng kiến thức tối thiểu là 6 tín chỉ, trong đó, kiến thức chung về đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng chất lượng giáo dục là 2 tín chỉ; kiểm định chất lượng giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp là 3 tín chỉ; bài thực hành cuối khóa là 1 tín chỉ.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/06/2013.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 18/2013/TT-BGDĐT |
Hà Nội, ngày 14 tháng 5 năm 2013 |
THÔNG TƯ
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KIỂM ĐỊNH VIÊN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP
Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009; Luật giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục; Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục;
Căn cứ Biên bản ngày 15 tháng 3 năm 2013 của Hội đồng thẩm định Chương trình đào tạo kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục;
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành Chương trình đào tạo kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Chương trình đào tạo kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28 tháng 6 năm 2013.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo; Giám đốc các Đại học Quốc gia, Đại học vùng; Giám đốc các học viện; Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp; Giám đốc các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
CHƯƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO KIỂM ĐỊNH VIÊN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 18 /2013/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Chương trình đào tạo kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp nhằm trang bị cho người học kiến thức, kỹ năng và thái độ để thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của người làm công tác kiểm định chất lượng giáo dục đại học (GDĐH) và trung cấp chuyên nghiệp (TCCN).
2. Mục tiêu cụ thể
a) Về kiến thức
Người học được trang bị:
- Những kiến thức cơ bản về đảm bảo chất lượng (ĐBCL) và kiểm định chất lượng (KĐCL) giáo dục;
- Những hiểu biết về tổ chức và hoạt động ĐBCL và KĐCL GDĐH và TCCN của Việt Nam, của các tổ chức quốc tế và khu vực;
- Những hiểu biết về hệ thống tiêu chuẩn và quy trình đánh giá chất lượng GDĐH và TCCN của Việt Nam;
- Các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam liên quan đến ĐBCL và KĐCL GDĐH và TCCN.
b) Về kỹ năng
Người học được cung cấp:
- Kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá báo cáo tự đánh giá của cơ sở giáo dục hoặc chương trình đào tạo và các tư liệu liên quan;
- Kỹ năng phỏng vấn, quan sát, thu thập và xử lý thông tin trong quá trình đánh giá ngoài;
- Kỹ năng làm việc độc lập, tư duy phản biện;
- Kỹ năng xây dựng và triển khai kế hoạch đánh giá ngoài;
- Kỹ năng làm việc nhóm và lãnh đạo nhóm; tổ chức, điều hành, phối hợp các hoạt động đánh giá ngoài;
- Kỹ năng phân tích, đánh giá, so sánh đối chiếu các mặt hoạt động của cơ sở giáo dục hoặc chương trình đào tạo theo các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục; viết báo cáo đánh giá ngoài theo các tiêu chí được phân công và hoàn thiện toàn bộ báo cáo đánh giá ngoài.
c) Về thái độ
Giúp người học có điều kiện để phát triển đạo đức, tinh thần trách nhiệm, tác phong nghề nghiệp của người làm công tác kiểm định chất lượng GDĐH và TCCN.
II. ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO
Đối tượng tham gia học tại các khóa đào tạo kiểm định viên KĐCL GDĐH và TCCN là những người có nguyện vọng trở thành kiểm định viên KĐCL giáo dục; đồng thời, đáp ứng các yêu cầu quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3, khoản 6 và khoản 7 Điều 4 Thông tư số 60/2012/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về kiểm định viên KĐCL giáo dục. Cụ thể như sau:
1. Có bằng thạc sĩ trở lên;
2. Là giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục hoặc đã từng là giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, có thời gian giảng dạy hoặc làm công tác quản lý GDĐH và TCCN từ 10 năm trở lên;
3. Có chứng chỉ Tin học trình độ B trở lên;
4. Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ tương đương cấp độ B1 hoặc bậc 3/6 trở lên theo Khung tham chiếu chung Châu Âu về ngoại ngữ.
III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
1. Đơn vị đo khối lượng kiến thức
Chương trình đào tạo áp dụng theo tín chỉ. Đơn vị được sử dụng để đo khối lượng học tập là tiết và tín chỉ. Mỗi tiết được quy định bằng 50 phút học lý thuyết hoặc tương đương. Mỗi tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; hoặc 30 - 45 tiết thực hành, tự nghiên cứu, thảo luận; hoặc 45 - 60 giờ làm bài tập.
2. Khối lượng kiến thức tối thiểu
Tổng khối lượng kiến thức tối thiểu gồm 6 tín chỉ, trong đó:
- Kiến thức chung về ĐBCL và KĐCL giáo dục: 2 tín chỉ;
- Kiểm định chất lượng GDĐH và TCCN: 3 tín chỉ;
- Bài thực hành cuối khóa: 1 tín chỉ.
3. Nội dung khối kiến thức tối thiểu
STT |
Chủ đề |
Số tín chỉ |
Số tiết |
|
Lý thuyết |
Thảo luận, thực hành, tự học, tự nghiên cứu |
|||
Mô-đun A: Kiến thức chung về đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục |
2 |
15 |
30-45 |
|
I |
Tổng quan về đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục |
|
12 |
24-36 |
1 |
Các khái niệm về chất lượng giáo dục và các mô hình quản lý chất lượng |
|
3 |
6-9 |
2 |
Hệ thống ĐBCL và KĐCL giáo dục trên thế giới |
|
2 |
6-9 |
3 |
Mô hình và các thành tố của hệ thống ĐBCL giáo dục |
|
2 |
2-3 |
4 |
ĐBCL bên trong và tự đánh giá |
|
2 |
2-3 |
5 |
ĐBCL bên ngoài và đánh giá đồng cấp |
|
3 |
8-12 |
II |
Hệ thống đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục ở Việt Nam |
|
3 |
6-9 |
1 |
Chủ trương, chính sách, hoạt động ĐBCL và KĐCL giáo dục của Việt Nam và định hướng phát triển |
|
1 |
2-3 |
2 |
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam về ĐBCL và KĐCL giáo dục |
|
1 |
2-3 |
3 |
Kết quả xây dựng và phát triển hệ thống ĐBCL và KĐCL giáo dục của Việt Nam |
|
1 |
2-3 |
Mô-đun B: Kiểm định chất lượng giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp |
3 |
16 |
58-87 |
|
III |
Quy trình, chu kỳ, tiêu chuẩn đánh giá và hướng dẫn thực hiện |
|
8 |
14-21 |
1 |
Quy trình, chu kỳ KĐCL GDĐH và TCCN |
|
1 |
2-3 |
2 |
Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng GDĐH và TCCN |
|
2 |
4-6 |
3 |
Hướng dẫn sử dụng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng GDĐH và TCCN |
|
3 |
4-6 |
4 |
Hướng dẫn tự đánh giá |
|
1 |
2-3 |
5 |
Hướng dẫn đánh giá ngoài |
|
1 |
2-3 |
IV |
Các phương pháp khảo sát, phân tích, đánh giá và viết báo cáo đánh giá ngoài |
|
8 |
44-66 |
1 |
Các kỹ năng cần có để tiến hành khảo sát, phân tích, đánh giá và viết báo cáo đánh giá ngoài |
|
3 |
12-18 |
2 |
Bài tập 1: Phân tích báo cáo tự đánh giá |
|
2 |
10-15 |
3 |
Bài tập 2: Lập kế hoạch đánh giá ngoài |
|
1 |
6-9 |
4 |
Bài tập 3: Đóng vai đoàn đánh giá ngoài tiến hành khảo sát cơ sở giáo dục/ chương trình đào tạo, viết báo cáo đánh giá ngoài |
|
2 |
16-24 |
Mô-đun C: Bài thực hành cuối khóa |
1 |
0 |
45-60 |
|
Cộng |
6 |
31 |
133-192 |
IV. MÔ TẢ NỘI DUNG CÁC MÔ-ĐUN
MÔ-ĐUN A: KIẾN THỨC CHUNG VỀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
I. Tổng quan về đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục
1. Các khái niệm về chất lượng giáo dục và các mô hình quản lý chất lượng (6 tiết)
a) Mục tiêu:
Giúp người học nắm được những khái niệm cơ bản về chất lượng giáo dục, các mô hình quản lý chất lượng giáo dục; có khả năng phân loại, giải thích, phân biệt sự khác nhau giữa các mô hình quản lý chất lượng giáo dục và biết vận dụng những hiểu biết của mình vào quá trình tham gia hoạt động KĐCL giáo dục.
b) Nội dung:
- Bối cảnh về GDĐH và TCCN (giáo dục sau phổ thông trung học);
- Các quan niệm về chất lượng giáo dục;
- Yêu cầu về quản lý chất lượng giáo dục;
- Các mô hình quản lý chất lượng: kiểm soát chất lượng, ĐBCL và quản lý chất lượng tổng thể;
- ĐBCL bên trong, bên ngoài; mối liên hệ và những thách thức; các dạng thức ĐBCL bên ngoài (đánh giá chất lượng, kiểm toán chất lượng và KĐCL giáo dục);
- Vai trò của các bên liên quan trong việc triển khai các hoạt động ĐBCL giáo dục (nhà nước, nhà trường, người học, nhà sử dụng lao động, ...).
2. Hệ thống đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục trên thế giới (5 tiết)
a) Mục tiêu:
Giúp người học nắm được những nội dung cơ bản về hệ thống ĐBCL và KĐCL giáo dục, các xu hướng phát triển về ĐBCL và KĐCL giáo dục trên thế giới theo các vùng địa lý hoặc theo các tổ chức, mạng lưới ĐBCL khu vực, quốc tế đã thành lập; có khả năng vận dụng những kiến thức đó trong quá trình tham gia các hoạt động KĐCL giáo dục.
b) Nội dung:
- Các mạng lưới tổ chức ĐBCL và KĐCL giáo dục quốc tế, khu vực:
+ Mạng lưới quốc tế các tổ chức ĐBCL giáo dục đại học (International Network for Quality Assurance Agencies in Higher Education –INQAAHE);
+ Mạng lưới chất lượng Châu Á – Thái Bình Dương (Asia-Pacific Quality Network -APQN);
+ Mạng lưới các trường đại học ASEAN (ASEAN University Network (AUN);
+ Mạng lưới các tổ chức ĐBCL của các nước ASEAN (AQAN);
+ Các tổ chức ĐBCL giáo dục khác.
- Hoạt động ĐBCL và KĐCL giáo dục của một số nước, khu vực trên thế giới:
+ ĐBCL và KĐCL giáo dục của Hoa Kỳ và Bắc Mỹ: Sơ lược về quá trình phát triển các hoạt động ĐBCL và KĐCL giáo dục tại Hoa Kỳ; Hệ thống các tổ chức KĐCL trường và chương trình đào tạo của Hoa Kỳ; KĐCL chương trình đào tạo của tổ chức ABET, AACSB, TEAC,…
+ ĐBCL và KĐCL giáo dục của Châu Âu: Quá trình phát triển các hoạt động ĐBCL và KĐCL giáo dục tại Châu Âu; Hiệp định Bologna và những tác động đến hoạt động ĐBCL và KĐCL giáo dục Châu Âu; Bộ tiêu chuẩn hướng dẫn hoạt động ĐBCL và KĐCL giáo dục của Châu Âu,...
+ ĐBCL và KĐCL giáo dục của các nước khu vực Châu Á – Thái Bình Dương: Các hoạt động ĐBCL và KĐCL cấp trường, cấp chương trình đào tạo tại một số quốc gia thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương như Ôxtrâylia, Philippin, Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, các nước Đông Nam Á,…
3. Mô hình và các thành tố của hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục (3 tiết)
a) Mục tiêu:
Giúp người học nắm được những khái niệm cơ bản của các mô hình và các thành tố của hệ thống ĐBCL giáo dục; có khả năng phân tích và đưa ra các quyết định lựa chọn những mô hình thích hợp để xây dựng và phát triển hệ thống ĐBCL giáo dục, biết vận dụng những hiểu biết của mình vào quá trình tham gia các hoạt động ĐBCL và KĐCL giáo dục.
b) Nội dung:
- Các mô hình đảm bảo chất lượng giáo dục;
- Vai trò của người sử dụng lao động và các đối tượng liên quan khác;
- Các chuẩn mực ĐBCL;
- Các khái niệm về tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số/ chỉ báo và mốc đối sánh;
- Đo lường chất lượng;
- Các thực tiễn ĐBCL;
- Các quy trình ĐBCL và các thành tố của hệ thống ĐBCL giáo dục.
4. Đảm bảo chất lượng bên trong và tự đánh giá (3 tiết)
a) Mục tiêu:
Giúp người học nắm được mục đích, nội dung cơ bản và các hoạt động cụ thể của ĐBCL bên trong, tự đánh giá cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo; trình bày được quy trình thực hiện tự đánh giá và cải tiến chất lượng; có khả năng vận dụng những kiến thức đó trong quá trình tham gia các hoạt động ĐBCL và KĐCL giáo dục; có khả năng nghiên cứu, phân tích báo cáo tự đánh giá, tổng hợp và đưa ra các quyết định cụ thể.
b) Nội dung:
- Mục đích của ĐBCL bên trong và việc tự đánh giá;
- Mô hình chất lượng trong giáo dục;
- Mô hình các hoạt động chất lượng trong giáo dục;
- Quá trình chất lượng trong giáo dục;
- ĐBCL bên trong và quá trình tự đánh giá;
- Chuẩn bị báo cáo tự đánh giá;
- Tác động của tự đánh giá đến các hoạt động cải tiến chất lượng của nhà trường;
- Tính nhất quán của ĐBCL giáo dục.
5. Đảm bảo chất lượng bên ngoài và đánh giá đồng cấp (7 tiết)
a) Mục tiêu:
Giúp người học nắm được tầm quan trọng của ĐBCL bên ngoài và đánh giá đồng cấp; có khả năng vận dụng các nguyên tắc cơ bản về ĐBCL bên ngoài và đánh giá đồng cấp vào quá trình hoạt động ĐBCL và KĐCL giáo dục; trình bày được những nội dung cơ bản của khảo sát thực địa, có khả năng phân tích, tổng hợp, đưa ra các quyết định và viết báo cáo khảo sát; có khả năng vận dụng những kỹ năng cần thiết của khảo sát thực địa và viết báo cáo để hoàn thành nhiệm vụ đánh giá đồng cấp.
b) Nội dung:
- Tầm quan trọng của ĐBCL bên ngoài và đánh giá đồng cấp;
- Quản lý các kiểm định viên;
- Việc đào tạo, bồi dưỡng kiểm định viên;
- Vai trò, trách nhiệm và kỹ năng của kiểm định viên;
- Tiêu chí tuyển chọn kiểm định viên;
- Mục đích của việc khảo sát thực địa;
- Lập kế hoạch khảo sát;
- Khảo sát sơ bộ và khảo sát chính thức;
- Kỹ năng nghiên cứu tài liệu, phỏng vấn, quan sát;
- Những điểm cần lưu ý trong quá trình khảo sát và khi kết thúc khảo sát;
- Viết báo cáo đánh giá ngoài;
- Những điểm cần lưu ý khi viết báo cáo đánh giá ngoài.
II. Hệ thống đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục ở Việt Nam
1. Chủ trương, chính sách, hoạt động ĐBCL và KĐCL giáo dục của Việt Nam và định hướng phát triển (2 tiết)
a) Mục tiêu:
Giúp người học nắm được những nội dung cơ bản về các hoạt động ĐBCL và KĐCL giáo dục đã và đang diễn ra ở Việt Nam những năm qua; trình bày được kinh nghiệm tổ chức đánh giá ngoài, đánh giá đồng cấp ở một số trường, chương trình đào tạo và định hướng phát triển các hoạt động ĐBCL và KĐCL giáo dục của Việt Nam trong tương lai.
b) Nội dung:
- Quá trình phát triển của hệ thống ĐBCL và KĐCL giáo dục tại Việt Nam;
- Tổng hợp kinh nghiệm hoạt động ĐBCL và KĐCL giáo dục của Việt Nam;
- Báo cáo kinh nghiệm của một số đoàn đánh giá ngoài;
- Định hướng phát triển ĐBCL và KĐCL giáo dục của Việt Nam.
2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam về ĐBCL và KĐCL giáo dục (2 tiết)
a) Mục tiêu:
Giúp người học nắm được những vấn đề cơ bản của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam liên quan đến các hoạt động ĐBCL và KĐCL giáo dục; biết vận dụng những kiến thức đó trong quá trình tham gia hoạt động KĐCL giáo dục.
b) Nội dung:
- Các yêu cầu về hoạt động ĐBCL và KĐCL giáo dục từ Luật giáo dục (2005), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục (2009), Luật giáo dục đại học (2012) và Chiến lược phát triển giáo dục (2012);
- Các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động ĐBCL và KĐCL GDĐH và TCCN của Việt Nam.
3. Kết quả xây dựng và phát triển hệ thống ĐBCL và KĐCL giáo dục của Việt Nam (2 tiết)
a) Mục tiêu:
Giúp người học nắm được quá trình xây dựng và định hướng phát triển hệ thống ĐBCL và KĐCL giáo dục của Việt Nam; biết vận dụng những kiến thức đó trong quá trình tham gia hoạt động KĐCL giáo dục.
b) Nội dung:
- Quá trình xây dựng và phát triển hệ thống ĐBCL và KĐCL giáo dục của Việt Nam;
- Những kết quả chính đã đạt được, những mặt còn tồn tại và những thách thức của công tác ĐBCL và KĐCL giáo dục của Việt Nam.
MÔ-ĐUN B: KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP
III. Quy trình, chu kỳ, tiêu chuẩn đánh giá và hướng dẫn thực hiện
1. Quy trình, chu kỳ KĐCL GDĐH và TCCN (2 tiết)
a) Mục tiêu:
Giúp người học nắm được các bước trong quy trình KĐCL giáo dục, những hoạt động ĐBCL và KĐCL mà cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo cần thực hiện trong một chu kỳ KĐCL giáo dục; biết vận dụng những kiến thức đó trong quá trình tham gia hoạt động KĐCL giáo dục.
b) Nội dung:
- Quy trình và chu kỳ KĐCL GDĐH và TCCN;
- Các bước tiến hành và những lưu ý trong quy trình KĐCL GDĐH và TCCN.
2. Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng GDĐH và TCCN (4 tiết)
a) Mục tiêu:
Giúp người học nắm được những yêu cầu cơ bản của các bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo, quá trình và nguyên tắc xây dựng bộ tiêu chuẩn, các văn bản quy định về tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; biết vận dụng những kiến thức đó trong quá trình tham gia các hoạt động KĐCL giáo dục.
b) Nội dung:
- Các bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở GDĐH và TCCN;
- Các bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng các chương trình đào tạo đại học, cao đẳng.
3. Hướng dẫn sử dụng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng GDĐH và TCCN (5 tiết)
a) Mục tiêu:
Giúp người học nắm được nội hàm của các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục, có khả năng phân tích được nội dung, có khả năng tìm thông tin, minh chứng cho các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; biết vận dụng những kiến thức đó trong quá trình tham gia hoạt động KĐCL giáo dục.
b) Nội dung:
- Nội hàm của từng tiêu chí trong các bộ tiêu chuẩn;
- Tìm thông tin, minh chứng cho các tiêu chí trong các bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục.
4. Hướng dẫn tự đánh giá (2 tiết)
a) Mục tiêu:
Giúp người học tiếp cận với việc xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch tự đánh giá theo bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; biết vận dụng trong việc dự thảo và hoàn thiện báo cáo tiêu chí và báo cáo tự đánh giá; có khả năng tư vấn về tự đánh giá cho các cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo.
b) Nội dung:
- Hướng dẫn tự đánh giá cơ sở GDĐH và TCCN;
- Hướng dẫn tự đánh giá chương trình đào tạo GDĐH;
- Những bài học kinh nghiệm, những vấn đề cần lưu ý trong quá trình triển khai tự đánh giá.
5. Hướng dẫn đánh giá ngoài (2 tiết)
a) Mục tiêu:
Giúp người học tiếp cận với việc xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch đánh giá ngoài theo các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; biết vận dụng những kiến thức và kỹ năng về đánh giá ngoài vào quá trình tham gia hoạt động KĐCL giáo dục.
b) Nội dung:
- Hướng dẫn đánh giá ngoài của Việt Nam;
- Hướng dẫn đánh giá ngoài của một số tổ chức đánh giá ngoài trên thế giới;
- Vai trò của mỗi thành viên trong đoàn đánh giá ngoài;
Các quy định và yêu cầu về đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp đối với kiểm định viên KĐCL giáo dục.
IV. Các phương pháp khảo sát, phân tích, đánh giá và viết báo cáo đánh giá ngoài
1. Các kỹ năng cần có để tiến hành khảo sát, phân tích, đánh giá và viết báo cáo đánh giá ngoài (9 tiết)
a) Mục tiêu:
Giúp người học tiếp cận với các kỹ năng cần có để tiến hành khảo sát, phân tích, đánh giá và viết báo cáo đánh giá ngoài; biết cách sử dụng những kỹ năng khảo sát, phân tích, đánh giá và viết báo cáo trong quá trình tham gia hoạt động KĐCL giáo dục.
b) Nội dung:
- Các kỹ năng phân tích, nhận xét báo cáo tự đánh giá của cơ sở giáo dục;
- Kỹ năng phỏng vấn, quan sát, thu thập và xử lý thông tin định lượng và định tính;
- Kỹ năng làm việc nhóm và ra quyết định;
- Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn;
- Kỹ năng lãnh đạo đoàn đánh giá ngoài;
- Kỹ năng lập kế hoạch và điều phối các hoạt động đánh giá ngoài;
- Kỹ năng viết báo cáo đánh giá ngoài.
2. Bài tập 1: Phân tích báo cáo tự đánh giá (7 tiết)
a) Mục tiêu:
Giúp người học củng cố các kiến thức và kỹ năng được học thông qua việc phân tích báo cáo tự đánh giá; biết vận dụng trong quá trình tham gia hoạt động KĐCL giáo dục.
b) Nội dung:
- Các kỹ năng chuyên sâu về đánh giá tổng thể báo cáo tự đánh giá;
- Các kỹ năng phân tích sâu các tiêu chí đánh giá;
- Kỹ năng làm việc nhóm để phân tích báo cáo tự đánh giá;
- Kỹ năng viết báo cáo phân tích báo cáo tự đánh giá.
3. Bài tập 2: Lập kế hoạch đánh giá ngoài (4 tiết)
a) Mục tiêu:
Giúp người học củng cố các kiến thức và kỹ năng được học thông qua việc lập kế hoạch đánh giá ngoài một cơ sở giáo dục hoặc chương trình đào tạo; biết vận dụng trong quá trình tham gia hoạt động KĐCL giáo dục.
b) Nội dung:
- Các kỹ năng chuyên sâu về lập và triển khai kế hoạch khảo sát sơ bộ, khảo sát chính thức của hoạt động đánh giá ngoài;
- Thực hành theo nhóm về lập và triển khai kế hoạch khảo sát sơ bộ;
- Thực hành theo nhóm về lập và triển khai kế hoạch khảo sát chính thức.
4. Bài tập 3: Đóng vai đoàn đánh giá ngoài tiến hành khảo sát cơ sở giáo dục/ chương trình đào tạo, viết báo cáo đánh giá ngoài (8 tiết)
a) Mục tiêu:
Giúp người học củng cố các kiến thức và kỹ năng được học thông qua việc đóng vai đảm nhiệm các vị trí khác nhau trong đoàn đánh giá ngoài khi tiến hành khảo sát cơ sở giáo dục hoặc chương trình đào tạo; vận dụng được trong quá trình tham gia các hoạt động KĐCL giáo dục.
b) Nội dung:
- Các kỹ năng nhận xét, đánh giá báo cáo tự đánh giá của cơ sở giáo dục, chương trình đào tạo, thống nhất nhận định và viết báo cáo đánh giá ngoài;
- Thực hành theo nhóm nhận xét, đánh giá, thống nhất nhận định thực trạng của cơ sở giáo dục hoặc chương trình đào tạo căn cứ vào báo cáo tự đánh giá của cơ sở giáo dục và kết quả khảo sát chính thức;
- Thực hành theo nhóm về việc viết báo cáo đánh giá ngoài (báo cáo tiêu chí, tiêu chuẩn và báo cáo tổng thể).
MÔ-ĐUN C: BÀI THỰC HÀNH CUỐI KHÓA HỌC
1. Mục tiêu
Giúp người học củng cố các kiến thức và kỹ năng được học thông qua việc vận dụng những kiến thức và kỹ năng cần thiết về ĐBCL và KĐCL GDĐH và TCCN vào việc viết một báo cáo hoặc một phần báo cáo đánh giá ngoài một cơ sở giáo dục hoặc một chương trình đào tạo.
2. Nội dung
Viết báo cáo đánh giá ngoài một cơ sở giáo dục hay một chương trình đào tạo theo một số tiêu chuẩn, tiêu chí được phân công.
V. HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Cơ sở đào tạo
Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và các cơ sở đào tạo khác được giao nhiệm vụ đào tạo kiểm định viên KĐCL GDĐH và TCCN khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có ít nhất 5 giảng viên (trong đó có 3 giảng viên cơ hữu) có trình độ từ thạc sĩ trở lên, đã từng tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng về ĐBCL và KĐCL giáo dục do các tổ chức quốc tế có uy tín tổ chức và cấp chứng chỉ, chứng nhận hoàn thành khóa học;
b) Có đủ các nguồn lực về cơ sở vật chất, thiết bị (phòng học, thư viện, trang thông tin điện tử…) để thực hiện Chương trình đào tạo kiểm định viên;
c) Có kinh nghiệm tổ chức tập huấn và triển khai các hoạt động tự đánh giá, đánh giá ngoài hoặc đánh giá đồng nghiệp, tham gia đánh giá các cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo;
d) Có chương trình đào tạo chi tiết với khối lượng kiến thức không ít hơn khối lượng tối thiểu theo quy định của Chương trình này; có đề cương chi tiết cho từng chủ đề, trong đó quy định các điều kiện tiên quyết, nội dung, tài liệu đọc bắt buộc và tài liệu tham khảo, tương tác giữa người dạy và người học, phương pháp kiểm tra, đánh giá của từng chủ đề; có các tài liệu phù hợp để tổ chức đào tạo. Chương trình đào tạo chi tiết, đề cương chi tiết cho từng chủ đề và các tài liệu tham khảo phải được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt trên cơ sở ý kiến thẩm định của chuyên gia.
2. Tổ chức đào tạo
a) Hằng năm, cơ sở đào tạo rà soát, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn có liên quan, các tài liệu tham khảo thích hợp và đưa vào chương trình đào tạo chi tiết.
b) Cơ sở đào tạo có kế hoạch mở lớp, các quy định về hồ sơ nhập học, lệ phí, học phí và thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo và các phương tiện truyền thông khác; có kế hoạch đào tạo cụ thể cho từng khóa học; có nội quy khóa học.
Nội quy khóa học bao gồm những yêu cầu đối với những người tham gia tổ chức khóa học, giảng viên, người học; tổ chức kiểm tra, thi, chấm thi và phúc khảo; điều kiện và quy trình cấp, thu hồi chứng chỉ hoàn thành khóa học.
Nội quy khóa học và kế hoạch đào tạo cụ thể cho từng khóa học được công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo và được thông báo cho người học trước ngày khai giảng.
c) Kết hợp các hình thức tổ chức đào tạo giữa tự học có hướng dẫn (đào tạo qua mạng) và học tập trung tại cơ sở đào tạo, sử dụng các biện pháp ĐBCL và nâng cao hiệu quả đào tạo; Mô-đun A do người học tự học có hướng dẫn, Mô-đun B tổ chức học tập trung và Mô-đun C do người học tự thực hiện có hướng dẫn. Cơ sở đào tạo phân công người hướng dẫn người học làm bài thực hành cuối khóa.
d) Đối với Mô-đun A kết hợp giữa học lý thuyết với tự học có hướng dẫn: Cơ sở đào tạo bố trí hợp lý giữa việc giảng lý thuyết với việc người học tự học dưới sự hướng dẫn của giảng viên phụ trách. Giảng viên có trách nhiệm giải đáp các thắc mắc của người học trong quá trình tự học.
đ) Đối với Mô-đun B học tập trung: kết hợp giữa thuyết trình của giảng viên với việc tổ chức các hoạt động nhóm cho người học; giảng viên có trách nhiệm hướng dẫn người học tham gia các hoạt động nhóm, mỗi nhóm không quá 07 người.
e) Tài liệu giảng dạy (điện tử) phải được gửi đến người học sau khi đăng ký nhập học và trước ngày khai giảng.
3. Kiểm tra, đánh giá
a) Mô-đun A: Kiến thức chung về ĐBCL và KĐCL giáo dục
- Các bài tập (dạng tự luận) được thiết kế cho từng chủ đề, đòi hỏi người học thể hiện được những hiểu biết của mình sau khi nghiên cứu từng chủ đề. Người học có trách nhiệm hoàn thành các bài tập và gửi cho giảng viên. Giảng viên chấm bài, gửi kết quả và thông tin phản hồi cho người học theo đúng kế hoạch của khóa học.
- Người học làm bài thi kết thúc Mô-đun A theo hình thức thi tập trung tại cơ sở đào tạo trước khi vào học Mô-đun B.
- Điều kiện để dự thi kết thúc Mô-đun A: Người học hoàn thành đầy đủ các bài tập tự luận và có kết quả trung bình từ 60 điểm trở lên (thang điểm 100) đối với các bài tập này.
- Điều kiện đánh giá mức “Đạt” của Mô-đun A: Có kết quả thi kết thúc Mô-đun A đạt từ 60 điểm trở lên (thang điểm 100).
- Chỉ những người đạt ở Mô-đun A mới được tiếp tục tham gia học Mô-đun B.
b) Mô-đun B: Kiểm định chất lượng GDĐH và TCCN
- Người học thực hiện 3 bài tập theo nhóm gồm:
+ Bài tập 1: Phân tích báo cáo tự đánh giá;
+ Bài tập 2: Lập kế hoạch đánh giá ngoài;
+ Bài tập 3: Đóng vai đoàn đánh giá ngoài tiến hành khảo sát cơ sở giáo dục/ chương trình đào tạo.
- Điều kiện để đánh giá mức “Đạt” Mô-đun B: Người học tham dự tối thiểu 80% số giờ lên lớp và hoàn thành đầy đủ cả 3 bài tập.
- Chỉ những người đạt ở Mô-đun B mới được giao làm bài tập cuối khóa học theo Mô-đun C.
c) Mô-đun C: Bài thực hành cuối khóa
- Yêu cầu: Viết báo cáo đánh giá ngoài một cơ sở giáo dục hay một chương trình đào tạo theo một số tiêu chuẩn, tiêu chí được phân công, có sự hướng dẫn của cơ sở đào tạo.
- Thời gian làm bài thực hành cuối khóa: tối đa là 15 ngày.
- Cơ sở đào tạo tổ chức chấm bài thực hành cuối khóa. Mỗi bài có ít nhất 2 người chấm (thang điểm 100).
- Điều kiện để đánh giá mức “Đạt” của Mô-đun C: Có điểm bài thực hành cuối khóa đạt từ 50 điểm trở lên (thang điểm 100).
d) Bảo lưu điểm các mô-đun
Những người không đạt mô-đun nào phải học lại mô-đun đó. Những người không đạt Mô-đun C được phép bảo lưu các kết quả đạt Mô-đun A và Mô-đun B trong vòng 1 năm kể từ ngày bắt đầu khoá đào tạo đã tham gia.
4. Cấp chứng chỉ hoàn thành chương trình đào tạo kiểm định viên
a) Điều kiện để được cấp chứng chỉ: đảm bảo được đánh giá mức “Đạt” ở cả 3 mô-đun.
b) Kết quả đánh giá, điểm của Mô-đun A (Kiến thức chung), Mô-đun B (Kiểm định chất lượng GDĐH và TCCN) và Mô-đun C (Bài thực hành cuối khóa) được ghi vào bảng điểm, cấp kèm theo chứng chỉ hoàn thành chương trình đào tạo kiểm định viên.
c) Thủ trưởng cơ sở đào tạo cấp chứng chỉ hoàn thành chương trình đào tạo kiểm định viên cho người hoàn thành khóa học. Mẫu chứng chỉ theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo về mẫu chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân, dùng cho các chương trình đào tạo, bồi dưỡng có quy định cấp chứng chỉ./.
MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: 18/2013/TT-BGDDT |
Hanoi, May 14, 2013 |
CIRCULAR
PROMULGATION OF TRAINING PROGRAM FOR HIGHER EDUCATION AND VOCATIONAL TRAINING ACCREDITORS
Pursuant to Decree No.36/2012/ND-CP dated April 18, 2012 of the Government providing for functions, missions, rights and the organizational structure of the Ministry and ministerial agencies;
Pursuant to Decree No.32/2008/ND-CP dated March 19, 2008 of the Government providing for functions, missions, rights and the organizational structure of the Ministry of Education and Training.;
Pursuant to the Law on Education dated June 14, 2005; amendment to some articles of the above-mentioned law dated November 25, 2009 and Tertiary Education dated June 18, 2012;
Pursuant to Decree No.75/2006/NDCP dated August 02, 2006 of the Government providing for details and guidelines for some articles of the Law on Education; Decree No.31/2011/ND-CP dated May 11, 2011 of the Government on the amendment to some articles of the former Decree; Decree No.07/2013/ND-CP dated January 09, 2013 of the Government to the amendment to point b of clause 13 in Article 1 of the of the latter Decree.
Pursuant to the Minutes dated March 15, 2013 of the Appraisal Council of the Training program for higher education and vocational training accreditors;
At the request of the Director of Department of Education Testing and Accreditation;
The Minister of Education and Training promulgates the Circular on promulgating the training program for higher education and vocational training accreditors.
Article 1. The training program for higher education and vocational training accreditors is issued together with this Circular.
Article 2. This circular comes into force from June 28, 2013.
Article 3. The chief office, Director of Department of Education Testing and Accreditation, relevant entities affiliated with the Ministry of Education and Training; Chairperson of People's Committees of centrally-affiliated provinces and cities; Director of department of education and training; national and regional universities, institution; Rector of universities, colleges and vocational colleges and Director of education accreditation organizations shall take responsibility to implement this Circular./.
|
PP. MINISTER |
PROGRAM
TRAINING HIGHER EDUCATION AND VOCATIONAL TRAINING ACCREDITORS
(Issued together with Circular No.18 /2013/TT-BGDDT dated May 14, 2013 of the Minister of Education and Training)
I. OBJECTIVES
General objective
The training program for higher education and vocational training accreditors aims at providing learners with knowledge, skills and attitude to perfectly carry out the responsibility and mission of higher education and vocational training accreditors.
2. Particular objectives
a) In terms of knowledge
Learners shall be provided with:
- General knowledge of education quality assurance and accreditation;
- The understanding of organizational structure and operation of higher education and vocational training quality assurance and accreditation by Vietnamese, international and regional organizations;
- The understanding of the standard system and procedure for the evaluation of higher education and vocational training quality assurance and accreditation;
- Regulations in force of Vietnam laws concerning higher education and vocational training quality assurance and accreditation.
b) In terms of skills
Learners shall be provided with the following skills:
- Analysis, consolidation, evaluation of self-assessment report by educational facilities or training programs and relevant documents;
- Interview, observation, information collection and processing during the process of peer-assessment;
- Self-motivation and critical thinking;
- Design and implementation of plans for peer-assessment;
- Teamwork and leadership; organization, operation and combination among peer-assessment activities;
- Analysis, evaluation, comparison of all parts of educational facilities’ activities or training programs complying with standards and criteria for evaluation of education quality; preparation of peer-assessment report according to allocated criteria and completion of the entire peer-assessment report.
c) In terms of attitude
Offer learners opportunities for the development of moral, spiritual responsibility and job performance of higher education and vocational training accreditors.
II. ELIGIBLE LEARNERS
Eligible learners are those who wish to be the education accreditor and meet requirements as prescribed at point b of clause 2 and point b of clause 3, 6 and 7 in Article 4 of Circular No.60/2012/TT-BGDDT. To be specific, an eligible learner must:
1. have at least a master degree;
2. have worked as a teacher, lecturer, and educational manager of a higher education institution or vocational college for at least 10 years;
3. at least obtain an IT Certificate Level B;
4. at least achieve a Foreign Language Certificate Level B1 or 3 in the six-point scale in accordance with the Common European Framework of Foreign Language
III. CONTENTS OF THE PROGRAM
1. Unit of measurement of learning volume
The training program applies the academic credit system. The period and credit are used as the measurement unit of learning volume. Each period is claimed to last for 50 minutes of a theory class or equivalent. Each credit shall be earned through 15 periods of a theory class, 30 - 45 periods of practice, self-research, discussion or 45 - 60 hours of exercises.
2. Minimum volume of learning
Total minimum volume of learning consists of 6 credits, in particular:
- General knowledge of education accreditation and quality assurance: 2 credits
- Higher education and vocational training accreditation: 3 credits
- Practice at the end of the course: 1 credit
3. Contents and minimum volume of learning
No. |
Topic |
Number of credit |
Number of period |
||
Theory class |
Discussion, practice, self-studying |
|
|||
Module A: General knowledge of education accreditation and quality assurance |
2 |
15 |
30-45 |
|
|
I |
Overview of education accreditation and quality assurance |
|
12 |
24-36 |
|
1 |
Notions of education quality and models of quality management. |
|
3 |
6-9 |
|
2 |
The system of education quality assurance and accreditation in the world. |
|
2 |
6-9 |
|
3 |
The model and elements of the system of education quality assurance |
|
2 |
2-3 |
|
4 |
The internal quality assurance and self-assessment |
|
2 |
2-3 |
|
5 |
The external quality assurance and peer- assessment |
|
3 |
8-12 |
|
II. |
The system of education quality assurance and accreditation in Vietnam |
|
3 |
6-9 |
|
1 |
The policy on education quality assurance and accreditation in Vietnam and development orientation |
|
1 |
2-3 |
|
2 |
Vietnam’s system of legislative documents on education quality assurance and accreditation |
|
1 |
2-3 |
|
3 |
The results of creation and development of education quality assurance and accreditation system of Vietnam |
|
1 |
2-3 |
|
Module B: Higher education and vocational training accreditation |
3 |
16 |
58-87 |
|
|
III. |
The procedure, cycle, evaluation standard and guidelines for implementation |
|
8 |
14-21 |
|
1 |
The procedure, cycle of higher education and vocational training quality assurance and accreditation |
|
1 |
2-3 |
|
2 |
Standards for evaluation of quality of higher education and vocational training |
|
2 |
4-6 |
|
3 |
Guidelines for applying standards for evaluation of quality of higher education and vocational training |
|
3 |
4-6 |
|
4 |
Guidelines for self- assessment |
|
1 |
2-3 |
|
5 |
Guidelines for peer-assessment |
|
1 |
2-3 |
|
IV |
Methods of survey, analysis, evaluation and peer-assessment report making |
|
8 |
44-66 |
|
1 |
Required skills for survey, analysis, evaluation and peer-assessment report making |
|
3 |
12-18 |
|
2 |
Exercise 1: Analyzing self-assessment report |
|
2 |
10-15 |
|
3 |
Exercise 2: Making plan for peer- assessment |
|
1 |
6-9 |
|
4 |
Exercise 3: Playing the role of peer-assessment delegation for the purpose of surveying educational facilities or training programs and making the peer-assessment report |
|
2 |
16-24 |
|
Module C: Practice at the end of the course |
1 |
0 |
45-60 |
|
|
Total |
6 |
31 |
133-192 |
|
IV. DISCRIPTION OF MODULE CONTENTS
MODULE A: GENERAL KNOWLEDGE OF EDUCATION QUALITY ASSURANCE AND ACCREDITATION
I. Overview of education accreditation and quality assurance
1. Notions of education quality and models of quality management (6 periods)
a) Objectives
Make sure learners understand general notions of education quality and management models of education quality; be able to classify, explain, illustrate the difference among the educational models of quality management and apply that knowledge in the process of involving in education accreditation.
b) Contents
- The context of higher education and vocational training (hereinafter referred to as post secondary education);
- Notions of education quality;
- Requirements for education quality management;
- Models of quality management: quality control, assurance and overall quality management;
- The internal and external quality assurance; connections and challenges; forms of external quality assurance such as quality evaluation and audit and education accreditation;
- The roles of parties concerning education quality assurance (e.g. The Government, schools, learners, employers and etc)
2. The system of education quality assurance and accreditation in the world (5 periods)
a) Objectives
Make sure learners understand basic contents of the system, development trends of education quality assurance and accreditation in the world depending on geographical areas, organizations, regional and international networks; be able to apply that knowledge in the process of involving in the education accreditation.
b) Contents
- Regional and international networks for organizations of education quality assurance and accreditation:
+ International Network for Quality Assurance Agencies in Higher Education –INQAAHE;
+Asia-Pacific Quality Network –APQN;
ASEAN University Network (AUN;
+ASEAN Quality Assurance Network (AQAN);
+ Other education quality assurance agencies;
- Education quality assurance and accreditation of some countries and areas in the world:
+ The education quality assurance and accreditation of The United State and North America: Overview of process of development of education quality assurance and accreditation in the United State; The system of School Accreditation Agencies and the training program of the United State; The accreditation of training programs of ABET, AACSB, TEAC agencies and so forth
+ The education quality assurance and accreditation of Europe: The process of development of education quality assurance and accreditation in Europe; the Bologna Agreement and impacts on education quality assurance and accreditation in Europe; The standard code of guidelines for education quality assurance and accreditation in Europe and so on.
+ The education quality assurance and accreditation of Asian-Pacific Oceanian countries: Quality assurance and accreditation in schools and training programs in some Asian-Pacific Oceanian countries such as Australia, the Philippines, Japan, India, China, Southeast Asian countries and so forth.
3. The model and elements of the system of education quality assurance (3 periods)
a) Objectives
Make sure learners understand fundamental notions of models and elements of the system of education quality assurance; be able to analyze and select appropriate models in pursuit of designing and developing the system of education quality assurance and apply that knowledge in the process of involving in education accreditation.
b) Contents
- Models of education quality assurance;
- Roles of the employer and other relevant entities;
- Standards of quality assurance;
- Notions of standards, criteria, index and benchmarks;
- Quality measurement;
- Quality Assurance in reality;
- Procedures for quality assurance and elements of the system of the education quality assurance
4. The internal quality assurance and self-assessment (3 periods)
a) Objectives
Make sure learners understand objectives, general information and particular activities of the internal quality assurance, self-assessment of education facilities and training programs; be able to present the procedure for self-assessment and quality improvement, apply that knowledge in the process of involving in education quality assurance and accreditation, conduct a research, analyze the self-assessment report, consolidate and make specific decision.
b) Contents
- The purpose of internal quality assurance and self-assessment;
- The model of education quality;
- The model of education quality;
- The process of education quality;
- Internal quality assurance and self-assessment process;
- Preparation of self-assessment report;
- Impacts of self-assessment on quality improvement of the schools;
- The consistency of education quality assurance.
5. The external quality assurance and peer-assessment (7 periods)
a) Objectives
Make sure learners understand the importance of external quality assurance and peer-assessment; be able to apply fundamental rules of the external quality assurance and peer-assessment in the process of education quality assurance and accreditation; present basic contents of field research, analyze, consolidate, come to decisions, make research report, apply necessary skills for field research and prepare the report to accomplish the mission of peer- assessment.
b) Contents
- The importance of external quality assurance and peer assessment;
- Accreditor management;
- Accreditor Training;
- Roles, responsibilities and skills of accreditors;
- Criteria for accreditor selection;
- The purpose of field research;
- Making plans for research;
- Preliminary and official research;
- Document research, interview and observation skills;
- Notes during the process and end of research;
- Preparation of peer-assessment report;
- Notes when making the peer- assessment report
II. The system of education quality assurance and accreditation in Vietnam
1. The policy on education quality assurance and accreditation in Vietnam and development orientation (2 periods)
a) Objectives
Make sure learners understand fundamental contents of education quality assurance and accreditation which have been done so far in Vietnam over the years; present experiences of peer-assessment organizations in some schools, training programs and development trends of education quality assurance and accreditation of Vietnam in the future.
b) Contents
- The process of development of education quality assurance and accreditation system in Vietnam;
- Accumulation of experiences in education quality assurance and accreditation inVietnam;
- The experience report of some peer-assessment delegations;
- Development trends of education quality assurance and accreditation in Vietnam;
2. Vietnam’s system of legislative documents on education quality assurance and accreditation (2 periods)
a) Objectives
Make sure learners understand fundamental issues of Vietnam’s system of legislative document concerning education quality assurance and accreditation and be able to apply that knowledge in the process of involving in the education accreditation.
b) Contents
- Requirements for education quality assurance and accreditation prescribed in the Law on Education (2005), amendments to some articles of the Education Law (2009), Tertiary Education (2012) and Education Development Strategy (2010);
- Legislative documents concerning higher education and vocational training quality assurance and accreditation in Vietnam
3. The results of creation and development of education quality assurance and accreditation system in Vietnam (2 periods)
a) Objectives
Make sure learners understand the creation process and development orientation of education quality assurance and accreditation system in Vietnam and be able to apply that knowledge in the process of involving in the education accreditation.
b) Contents
- The process of creation and development of education quality assurance and accreditation system in Vietnam;
- Main outcomes, unsettled issues and challenges of education quality assurance and accreditation in Vietnam
MODULE B: HIGHER EDUCATION AND VOCATIONAL TRAINING ACCREDITATION
III. The procedure, cycle, evaluation standard and guidelines for implementation
1. The procedure, cycle of higher education and vocational training accreditation (2 periods)
a) Objectives
Make sure learners understand steps in the procedure for education accreditation, quality assurance and accreditation which are required to be carried out in education facilities and training programs in a cycle of education accreditation and apply that knowledge in the process of involving in the education accreditation.
b) Contents
- The procedure, cycle of higher education and vocational training accreditation
- Steps and notes in the procedure for the higher education and vocational training accreditation
2. Standards for evaluation of quality of higher education and vocational training (4 periods)
a) Objectives
Make sure learners understand fundamental requirements of the standard code for evaluation of quality of education facilities and training programs, the procedure and rules for establishing the standard code, documents regulating standards, criteria for evaluation of quality of education facilities and training programs promulgated by the Ministry of Education and Training and apply that knowledge in the process of involving in the education accreditation.
b) Contents
- Standard codes for evaluation of quality of higher education and vocational training
- Standard codes for evaluation of quality of training programs at tertiary level
3. Guidelines for applying standards for evaluation of quality of higher education and vocational training (5 periods)
a) Objectives
Make sure learners understand the description of standards, criteria for quality evaluation, be able to analyze the content, search information and evidences for standards, criteria for evaluation of quality of education facilities and training programs promulgated by the Ministry of Education and Training and apply that knowledge in the process of involving in the education accreditation.
b) Contents
- Description of each criterion in the standard code;
- Searching information and evidences for the criteria in standard code for education quality evaluation
4. Guidelines for self-assessment (2 periods)
a) Objectives
Make sure learners get access to the design and launch of the plan for self-assessment in accordance with the standard code for education quality evaluation promulgated by the Ministry of Education and Training; apply the knowledge in drafting and completing the criteria and self-assessment report; be able to give educational facilities and training programs advice about self-assessment
b) Contents
- Guidelines for self-assessment of higher education institutions and vocational colleges;
- Guidelines for self-assessment of training programs in higher education;
- Experiences and notes during the process of carrying out self-assessment
5. Guidelines for peer-assessment (2 periods)
a) Objectives
Make sure learners get access to the design and launch of the plan for peer-assessment in accordance with the standard code for education quality evaluation promulgated by the Ministry of Education and Training; apply the knowledge and skills for peer-assessment in the process of involving in the education accreditation.
b) Contents
- Guidelines for peer-assessment by Vietnamese
- Guidelines for peer-assessment by some international peer-assessment organizations;
- The role of each member in peer- assessment;
Regulations and requirements regarding occupational moral and responsibility of education accreditors
IV. Methods of survey, analysis, evaluation and peer-assessment report making
1. a) Objectives
Make sure learners get access to required skills for survey, analysis, evaluation and peer assessment report making; know how to apply these skills in the process of involving in education accreditation.
b) Contents
- Analysis and judgment skills for self-assessment in educational facilities;
- Skills for interview, observation, collecting and processing qualitative and quantitative information;
- Teamwork and decision-making skills;
- Problem solving skills;
- Leadership skills for peer-assessment delegations;
- Plan-making and coordination of peer-assessment skills;
- Peer-assessment report making skills
2. Exercise 1: Analyzing self- assessment report (7 periods)
a) Objectives
Make sure learners broaden their knowledge and skills through the analysis of self-assessment report and apply them in the process of involving in education accreditation.
b) Contents
- Special skills for overall evaluation of self-assessment report;
- In-depth analysis of evaluation criteria skills;
- Teamwork skill for analyzing self-assessment report;
- Skills for making evaluation report of self-assessment report
3. Exercise 2: Making plan for peer-assessment (4 periods)
a) Objectives
Make sure learners broaden their knowledge and skills through designing the plan for peer-assessment of educational facilities or training programs and apply them in the process of involving in education accreditation.
b) Contents
- Special skills for designing and launching the plan for preliminary and official survey of peer-assessment;
- Practice in group in preparing and launching the plan for preliminary survey;
- Practice in group in preparing and launching the plan for official survey;
4. Exercise 3: Playing the role of peer-assessment delegation for the purpose of surveying educational facilities or training programs and making the peer-assessment report (8 periods)
a) Objectives
Make sure learners broaden their knowledge and skills through playing different roles in the peer-assessment delegation when conducting the survey in educational facilities or training programs and apply them in the process of involving in education accreditation.
b) Contents
- Skills for judgment and evaluation of self-assessment report of educational facilities or training programs, reaching a consensus on comments and making peer-assessment report;
- Practice in group in judging, evaluating, reaching a consensus on practical comments on educational facilities or training programs according to the self-assessment report of educational facilities and the official survey results.
- Practice in group in preparing the peer-assessment report including criteria, standard and overall reports.
MODULE C: PRACTICE AT THE END OF THE COURSE
1. Objectives
Make sure learners broaden their knowledge and skills through applying required skills and knowledge of higher education and vocational training quality assurance and accreditation in making a report or a part of the report of peer-assessment of an educational facility or a training program
2. Contents
Prepare a peer-assessment report of an educational facility or a training program in compliance with assigned standards or criteria.
V. GUIDELINES FOR IMPLEMENTATION
1. Training facilities
The National University of Hanoi and Ho Chi Minh and other educational facilities are eligible to undertake the mission of training higher education and vocational training accreditors if they:
a) have at least 5 lecturers including 3 full-time lecturers who gained a master degree and used to enroll on training courses in education quality assurance and accreditation run by accredited international organizations and received the certificate of accreditor training.
b) have adequate resources of infrastructure, equipments (e.g. learning rooms, the library, website, etc) to implement the training program for accreditors;
c) have experiences in providing training and launching activities of self-or peer-assessment and involve in the evaluation of educational facilities and training programs;
d) have detailed training programs with learning volume not less than the minimum one in accordance with regulations of this Program; in-depth outlines for each topic which specify vital conditions, contents, compulsory reading document and references, the interaction between trainers and trainees, testing and evaluating methods of each topic; appropriate documents for the organization of training. The detailed training program and outline for each topic as well as references must be approved by the Ministry of Education and Training in consideration of inspection of experts.
2. Organization of training
a) Training facilities shall review and amend relevant legislative and guiding documents, appropriate references and put them into the detailed program each year.
b) Training facilities shall develop the plan for class-holding, regulations on admission dossier, fees and tuition fee and make them publicly available on the website of training facilities and other media, have specific training program for each course and introduce the course regulation.
The course regulation shall include requirements for people who involve in the organization of the course, lecturers, learners; organization of examination, marking and processing of examination appeals; conditions and procedures for issuance and revocation of the certificate of training.
The course regulation and detailed training program for each course shall be made publicly available on the website of training facilities and informed learners in prior to the starting date.
c) Combine training models between self-studying with guidance (online correspondence course) and full-time courses in training facilities, employ methods of quality assurance and improve the training efficiency; Module A is presented by learners’ self-studying with guidance while Module B provides full-time courses and Module C means learners’ self-actualization with guidance. Training facilities shall allocate the guides to advise learners on the practice at the end of the course.
d) For Module A which is combined by the theory class and self-studying with guidance: Training facilities shall reasonably arrange the time for the theory class and self-studying of learners under the guidance of the lecturer in charge. Lecturers shall take responsibility to answer all questions of learners during the self-studying process.
d) For Module B which provides full-time courses: combine the presentation of lecturers and the organization of activities for learners; lecturers shall shoulder responsibility to advise learners on participating in group activities and there is no more than 07 members in a group.
e) Teaching materials (online) shall be sent to learners after they enroll for the course and before the starting date.
3. Examination and evaluation
a) Module A: General knowledge of education quality assurance and accreditation
- Exercises (constructed response assignment) shall be prepared depending on each topic which requires learners to show their understanding after studying each topic. Learners shall take responsibility to finish all the exercises and hand them in to the lecturer. The lecturer shall mark the exercises and send the results as well as feedbacks to learners on schedule.
- Learners shall seat an exam after finishing Module A at the training facility before starting Module B.
- Learners are eligible to take the final exam of Module A if they complete all constructed response exercises and earn an average results of at least 60 points on a scale from 0 to 100 for these exercises
- Learners are eligible to pass Module A if they gain the results of at least 60 points on a scale from 0 to 100 for the final exam of Module A.
- Only people who pass Module A are allowed to enroll on the Module B.
b) Module B: Higher education and vocational training accreditation
- Learners shall take 3 exercises in group including:
Exercise 1: Analyzing the self-assessment report
Exercise 2: Making plans for peer-assessment
Exercise3: Playing the role of peer-assessment delegation for the purpose of surveying educational facilities or training programs.
- Learners are eligible to pass Module B if they earn 80% of class hours and complete all 3 exercises.
- Only people who pass Module B are eligible to do the practice at the end of the course according to Module C.
c) Model C: Practice at the end of the course
- Requirement: Prepare a peer-assessment report of an educational facility or a training program complying with assigned standards or criteria under the guidance of the training facility.
- Time for completing the practice: no more than 15 days
- Training facilities shall give mark to the practice at the end of the course. There are at least 2 examiners for each practice (the mark is given on a scale from 0 to 100)
- Learners are eligible to pass Module C if they earn at least 50 points on a scale from 0 to 100 for the practice.
d) Retention of Module records
Learners are required to re-take the Module that they failed. Learners who fail Module C may be entitled to have their academic records of Module A and B retained for one year from the day starting the course.
4. Issuance of the certificate of accreditor training
a) Learners are eligible to receive the certificate if they pass all 3 Modules.
b) The evaluation results and mark of Module A (General knowledge), B (Higher education and vocational training accreditation) and C (Practice at the end of the course) shall be written in the mark statement and issued together with the certificate of accreditor training.
c) The Director of the training facility shall issue the certificate of accreditor training to people who finish the course. The certificate template shall comply with regulations in force of the Ministry of Education and Training on the certificate template of the national education system used for training programs with printable certificate.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực